Cùng nằm trong khu vực Á Đông nhưng văn hóa và tập tục của đất nước Tây Tạng lại có nhiều điểm khác biệt với tục thiên táng, những buổi tụng kinh cầu nguyện với hàng ngàn người tham dự hay các trang phục truyền thống lạ mắt.
Do nằm ở phía đông bắc Ấn Độ với địa hình chính là cao nguyên mà khí hậu quanh năm của Tây Tạng thường khá khắc nghiệt với những cơn gió rét buốt thấu xương. Ngoài ra, đa số dân cư ở đây đều theo Phật giáo và tôn kền kền làm một loài vật thiêng liêng. Bởi lẽ đó, phong tục cũng như văn hóa Tây Tạng cũng có nhiều điểm khá kì lạ so với những quốc gia khác trong khu vực.
Thay vì hình thức chôn cất hay hỏa táng thông thường thì ở Tây Tạng, họ thường chọn điểu táng hay còn gọi là thiên táng để tiễn đưa người chết. Về cơ bản, đây là nghi thức chia thi thể ra làm nhiều phần nhỏ rồi để làm mồi cho kền kền.
O
Có 2 hình thức thiên táng là cơ bản và long trọng. Hình thức cơ bản chỉ đơn giản là đưa xác người lên núi cho kền kền tự tìm đến. Tuy nhiên thiên táng long trọng lại có phần phức tạp hơn chút.
Theo đó, người chết sẽ được dựng theo tư thế ngồi trong 24h và sẽ được các Lạt Ma thắp hương và cầu nguyện, sau đó sẽ được gột rửa sạch sẽ rồi phần xương cột sống sẽ bị phá vỡ. Tiếp theo, người thân sẽ cuốn thi thể vào một tấm vải trắng rồi đem lên núi.
Hành trình thiên táng sẽ bắt đầu từ sáng sớm với sự tham gia của thân nhân và các Lạt Ma. Người thân trong gia đình sẽ được quyền cầu nguyện và chơi nhạc đám ma nhưng không được tiếp xúc quá gần với thi thể.
Để hoàn tất quá trình, các rogyapa sẽ bóc tách các bộ phận của thi thể rồi đốt cây bách xù để dụ đám kền kền tới. Không chỉ các thành viên trong gia đình mà những người dân địa phương cũng được khuyến khích chứng kiến hết nghi lễ thiên táng.
Do tôn kền kền làm loài vật linh thiêng nên người dân địa phương luôn quan niệm rằng để loài chim này tha xác lên trời xanh sẽ giúp linh hồn người đã khuất sớm đến với kiếp sống mới.
Do hầu hết mọi người đều theo đạo Phật nên ở Tây Tạng, người ta đã xây dựng nên Học Viện Phật Giáo Larung. Ngoài hình ảnh các vị phật thánh, phía bên trong học viện còn treo bức ảnh về vị Lạt Ma vĩ đại Khenpo Jigme Phuntsok.
Bên ngoài học viện treo đầy ảnh của những người dân Tây Tạng bị mất tích.
Theo thông lệ, hằng năm, học viện Phật Giáo này thường tổ chức buổi tụng kinh với sự tham gia của hàng ngàn nhà sư, ni cô và người dân địa phương. Được biết, vật dụng hay được các sư dùng gọi là bánh xe cầu nguyện.
Đoàn người hành hương đông nghịt tiến về cao nguyên Tây Tạng lộng gió.
Hàng ngàn người từ các dân tộc sinh sống trên đất Tây Tạng đã tụ họp về đây để được nghe các nhà sư giảng kinh Phật.
Dù là trẻ nhỏ hay người già, đàn ông lẫn đàn bà đều tích cực tham gia sự kiện tín ngưỡng truyền thống này dù cho thời tiết có xu hướng giảm mạnh nơi cao nguyên lạnh giá.
Bất ngờ trước sự tham gia đông đảo của nhiều người, một vị sư đã lấy điện thoại ra để lưu lại những khoảnh khắc này.
Ai bảo ở cái vùng heo hút như Tây Tạng không có gậy tự sướng? Nhầm to.
Nơi này có những nhà bếp khổng lồ chỉ để nấu trà phục vụ người dân đi nghe giảng kinh Phật.
Do sự khắc nghiệt của khí hậu lạnh giá trên cao nguyên nhiều tình nguyện viên đã phải thay nhau đun trà nóng để phân phát cho người dân tới nghe buổi giảng kinh phật.
Các nhà sư thường sống trong những khu ký túc xá cheo leo hiểm trở.
Thung lũng đỏ rực này là "Làng phật giáo" nổi tiếng Tây Tạng
Ngoài nét đặc trưng về tôn giáo và tín ngưỡng, trang phục truyền thống của người dân nơi đây cũng khá đặc biệt. Phụ nữ thường đeo những phụ kiện được làm từ nhiều loại đá khác nhau.
Ngoài ra, mái tóc thường được tết thành nhiều lọn nhỏ và được tô điểm bởi một vài món trang sức khác nhau.
Các loại phụ kiện vòng cổ làm từ đá cũng thường được đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, khi phải hành lễ thì người dân ở đây thường sẽ tháo bỏ thắt lưng cũng như mũ nón.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét