31 thg 8, 2017

Phong trào kháng thuế ở Bình Định năm 1908 và tổng đốc Tôn Thất Đạm

Mời Đọc :

https://nghiencuulichsu.com/2017/08/21/phong-trao-khang-thue-o-binh-dinh-nam-1908-va-tong-doc-ton-that-dam/

Vượt qua 500 ‘runner’, cô gái bộ lạc Tarahumara dành chiến thắng xuất sắc chỉ bằng… một đôi dép cao su




Câu chuyện về cô gái María, bộ lạc Tarahumara sẽ khiến bạn tin bản năng phi thường của con người vượt xa những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng.

Bạn nghĩ rằng chạy bộ là một môn thể thao ít rườm rà, ít phụ kiện cho vận động viên nhất? Thực tế không phải vậy, các Runner chuyên nghiệp cho biết để chuẩn bị cho chặng đường dài, họ phải cần tới 3-4 đôi giày chạy khác nhau, Gel năng lượng, điện giải, ba lô đựng nước, thắt lưng chạy bộ, vớ chạy bộ, vân vân… Và nếu bạn chạy địa hình, thì các loại phụ kiện sẽ phức tạp hơn nhiều.

Tuy nhiên, bằng sức mạnh phi thường của bản năng con người, María Lorena Ramírez thuộc bộ lạc Tarahumara đến từ Mexico đã xuất sắc giành chiến thắng giải Ultra Trail 50K và điều đặc biệt đó chính là phụ kiện của María chỉ là… một đôi dép cao su.

Cô gái María, bộ lạc Tarahumara

Thổ dân thuộc bộ lạc Tarahumara thực sự là những người có khả năng đi bộ rất dẻo dai. Bởi từ nhiều đời nay, họ chỉ dùng đôi chân làm phương tiện đi lại qua các con đường mòn nhỏ hẹp nối liền các hẻm núi với nhau. “Rarámuri” có nghĩa là “người chạy bộ” hay “người giỏi đi bộ” và họ thường được nhắc đến nhiều hơn với biệt tài “siêu đi bộ”. Một điều rất thú vị đó là, các “Rarámuri” luôn là những người chiến thắng trong các cuộc thi chạy bộ chỉ bằng đôi dép cao su đơn giản.

Chứng minh sức mạnh đáng kinh ngạc của bộ lạc này, María Lorena Ramírez đã vượt qua 500 người chạy nữ khác, giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi chạy bộ ở cự ly 50 km Ultra Trail mà không cần dùng đến bất kì món phụ kiện xa xỉ nào.

Không trang phục chuyên nghiệp, không phụ kiện đặc biệt, María chỉ mặc chiếc áo thun, váy và đi đôi giày cao su như bao ngày bình thường khác để tham dự cuộc đua và cô đã xuất sắc giành chiến thắng với thành tích 7 giờ 3 phút tại giải Ultra Trail Cerro Rojo được tổ chức ở miền Trung Mexcio. Điều đó, khiến cho tất cả mọi người đều vô cùng ngỡ ngàng.

María chỉ mặc chiếc áo thun, váy và đi đôi giày cao su như bao ngày bình thường khác để tham dự cuộc đua và cô đã xuất sắc giành chiến thắng

Mặc dù, chưa từng trải qua chương trình huấn luyện đặc biệt nào, nhưng cô gái của bộ lạc Tarahumara đã gây ấn tượng bất ngờ cho những ai tham dự cuộc đua. Tuy nhiên, chắc hẳn thành tích ấy không có gì là lạ đối với người dân thuộc bộ lạc này.

Từ xưa đến này, người Tarahumara vốn nổi tiếng là những vận động viên chạy bộ xuất sắc. Tuy nhiên, điều gì đã hình thành nên một người có sức mạnh bền bỉ như vậy, chúng ta có thể tham khảo thêm một số thông tin về bộ lạc này:

  • Sống trong các bản làng cách xa nhau hàng trăm km, di chuyển, đi săn bằng cách chạy bộ.
  • Chạy bộ theo nhóm, hỗ trợ lẫn nhau và hướng dẫn những người trẻ cách điều chỉnh tốc độ.
  • Xem chạy bộ là một nghệ thuật, là một phần trong văn hoá tín ngưỡng. Đồng thời chạy bộ còn là một trò chơi, thử thách mà đàn ông, phụ nữ và trẻ em thích tham gia thi đấu.
  • Tiêu thụ một lượng lớn sữa bắp, giàu hàm lượng carbohydrates, để giải khát.
  • Chạy bộ bằng các đôi dép sandal tự chế gọi là huaraches hoặc chạy chân trần.

Cận cảnh đôi sandal leo núi, băng rừng Pù Luông

Tất cả những gì mà bộ lạc này đang làm trong cuộc sống hàng ngày là “thuận theo tự nhiên”, không cần phải dùng đến những phương pháp kỹ thuật hay khoa học cao siêu. Họ sử dụng bản năng vốn có của con người được trời đất ban tặng, và điều đó đã giúp họ có một sức mạnh phi thường để dành chiến thắng trong các cuộc chơi.

Nguồn ảnh: Facebook

Gia Viên

25 đặc sản kinh dị nhất thế giới hiếm người dám thử, biết cách chế biến món #23 bạn muốn… xỉu

Món ăn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho người. Song những món ăn sau đây sẽ khiến bạn kinh hãi ngay khi vừa mới nhìn thấy dù chưa nếm thử.
Món ăn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho người. Song những món ăn sau đây sẽ khiến bạn kinh hãi ngay khi vừa mới nhìn thấy dù chưa nếm thử.
1. Hakarl (Thịt cá mập phơi khô và để lên men) – Iceland


Trong khi các mập là mối đe dọa của nhiều người dân trên thế giới thì những ngư dân ở Iceland lại thường đánh bắt cá mập vì thịt của loài cá này là món ăn khoái khẩu ở đây. Cá mập sau khi bị bắt sẽ được làm sạch, mọi hết ruột gan, chỉ giữ lại phần thịt được phơi khô tự nhiên để ăn.
2. Não khỉ tươi – châu Á và châu Phi

Người Trung Quốc thường hay ăn món ăn kinh dị này nhằm tăng cường sinh lực ở phái nam. Những chú khỉ còn sống sẽ bị bổ đầu để lấy não ra. Não phải được ăn sống thì mới đúng kiểu của món này. Nhiều người đã từng ăn cho biết món này có mùi vị cực kì kinh khủng, nó bao gồm vị tanh của máu và vị của xác thịt thối. Trái với lời đồn đoán sẽ làm tăng sinh lí cho nam giới nhiều trường hợp ghi nhận đã chết khi ăn món này vì não khỉ chứa nhiều vi khuẩn.
3. Sannakji (Bạch tuộc sống) – Hàn Quốc

Những xúc tu bạch tuộc còn ngọ nguậy được bỏ ngay vào miệng. Người ăn sẽ có cảm giác như ăn một con vật còn sống. Món ăn này rất tươi ngon nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể bị ngạt thở đến chết vì những chiếc xúc tu bám dính lấy cổ họng của bạn ngay khi bạn cố gắng nuốt xuống.
4. Rượu chuột con – Trung Quốc và Hàn Quốc

Chuột con còn trong bụng mẹ hoặc mới sinh ra sẽ được lấy để ngâm thuốc. Họ cho rằng những sinh vật nhỏ bé đang trong giai đoạn bào thai là bổ dưỡng nhất. Vì vậy những loại rượu này được bày bán với giá rất đắt đỏ tại thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc.
5. Bánh quy ong vò vẽ – Nhật Bản

Nhìn thì những chiếc bánh quy này sẽ thật sự đáng sợ vì trộn lẫn những chú ong nhưng mùi vị của nó được đánh giá là không tệ chút nào. Bánh rất ngon và những chú ong thì rất thơm và giòn.
6. Akutaq (kem Eskimo) – Alaska

Món kem này là một trong những món ăn nằm trong thực đơn có giá đắt nhất tại các nhà hàng ở Alaska. Thành phần chính bao gồm mỡ tuần lộc, dầu hải cẩu, tuyết, trái dâu dại và cá.
7. Beondegi (Nhộng tằm luộc) – Hàn Quốc

Người Việt Nam hẳn cũng sẽ không lạ gì với món ăn này. Nhộng được luộc hoặc xào là món ăn bổ dưỡng. Dù hình dạng có hơi kinh dị nhưng chúng có vị bùi bùi, béo béo.
8. Nhện Tarantula chiên – Campuchia

Những chú nhện lông lá lại là ẩm thực độc đáo của người Campuchia. Chúng thường được chiên lên và mùi vị cũng rất thơm ngon.
9. Escargots (Ốc sên nấu chín) – Pháp

10. Súp dơi nấu với hoa quả – châu Á

Súp dơi được xem là đặc sản của Đài Loan. Cả một con dơi sẽ được bỏ trọn vào tô súp bổ dưỡng. Chúng được sơ chế kĩ từ trước để loại bỏ mùi tanh sau đó mới được tẩm ướp cùng các loại gia vị rau quả để “lên mâm” cho thực khách
11. Mắt cá ngừ – Nhật Bản

Mắt cá ngừ là một món ăn khoái khẩu của người Nhật Bản. Mắt cá được lọc hết máu để khử mùi tanh sau đó được ăn kèm với một chút muối và mù tạc.
12. Sâu Mopane – châu Phi

13. Mối (có thể ăn sống hoặc chiên) – Kenya

14. Tiết canh – Việt Nam

Tiết canh là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng đối với bạn bè thế giới đó là một món ăn kinh dị. Máu của gà, vịt được để đông lại tự nhiên. Người ta thường ăn món này kèm với một chút đậu phộng hoặc mè rang.
15. Bọ hôi – châu Phi

16. Rượu rắn – châu Á

Không chỉ có ở Việt Nam rượu rắn còn xuất hiện ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác. Rượu ngâm càng lâu thì càng quý. Mỗi chai rượu có giá dao động từ vài trăm đến vài triệu.
17. Rết nướng – Trung Quốc

18. Bọ phân (loài bọ chuyên đẻ trứng vào phân động vật) – Ấn Độ

19. Trứng muỗi rang – Mexico

20. Haggis – Scotland

Thành phần chính của món ăn này bao gồm bao tử cừu nhồi tim, gan, phổi cừu, bột yến mạch, hành hương và gia vị.
21. Chuồn chuồn chiên – Indonesia và Trung Quốc

22. Đậu lên men (natto)

Món ăn truyền thống của người Nhật này được làm từ đậu nành lên men, bên trên bao phủ một lớp dày những sợi nhớt như mạng nhện. Mùi vị của chúng rất kinh khủng, giống mùi tất thối khiến mọi người phải vừa ăn vừa bịt mũi.
23. Sinh tố ếch

Đây là một món ăn phổ biến tại Peru. Những con ếch được lột da, xay nhuyễn cùng một số loại thảo mộc và uống sống như sinh tố. Chưa nói đến mùi vị, chỉ nhìn cách chế biến cũng đã khiến nhiều người phải khóc thét.
24. Phô mai giòi (casu marzu)

Đây là một loại phô mai sữa cừu của Ý, được cố tình để hở cho ấu trùng phát triển bên trong, khiến phô mai mềm và béo hơn. Khi cắt mở miếng phô mai, hàng nghìn con giòi bò lúc nhúc bên trong khiến nhiều thực khách khóc thét và không dám thử.
25. Đậu phụ thối

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, món ăn này làm từ đậu phụ lên men và vô cùng nặng mùi. Mọi người thường tả chúng có mùi như bắp cải thối, hoặc mùi cống rãnh. Đậu phụ thối có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nhưng mùi đặc trưng của chúng không thể thay đổi

Nhất Tâm T/H (daikynguyen.com).

Thơ Hồ thị Đậm:Cây Thông và Tuyết Trắng,Cảnh Nghèo Khó



                             Cây thông và tuyết trắng

                       Đứng thẳng nhìn trời ngắm tuyết rơi,

                      Chìa cành hứng nhẹ tuyết chơi-vơi,

                      Cành xanh, tuyết trắng như hoa nở,

                      In bóng hồ trong, đẹp tuyệt vời.

                                         
                          Hồ thị Đậm





                          Cảnh nghèo khó

                      Nhà  tranh, vách đất, con nheo-nhóc,

                      Mẹ già còm-cõi, bệnh triền- miên.

                      Miếng ăn, chén thuốc, không còn cách,

                      Bán thận sang Trung, được mấy tiền?

                                            
                         Hồ thị Đậm

Xem thêm :http://news.zing.vn/gap-nguoi-dan-ong-sang-trung-quoc-ban-than-lay-70-trieu-post535949.html
 

Câu chuyện Thiền: Cái Quán Trọ

Có một vị đạo sư danh tiếng dừng chân trước cổng cung điện của nhà vua. Do danh tiếng của ông nên không có một người lính ngự lâm nào cản ông lại, mà họ còn hộ tống ông đến trước bệ rồng vua đang ngự.




Có một vị đạo sư danh tiếng dừng chân trước cổng cung điện của nhà vua. Do danh tiếng của ông nên không có một người lính ngự lâm nào cản ông lại, mà họ còn hộ tống ông đến trước bệ rồng vua đang ngự.

Nhà vua nhận ngay ra đây là vị đạo sư danh tiếng, bèn hỏi:
– Ông muốn gì?
Vị đạo sư trả lời:
– Tôi muốn một chỗ trong cái quán trọ này để ngả lưng đêm nay.
Vua ngạc nhiên:
– Nhưng đây là cung điện của trẫm, không phải là cái quán trọ.
Vị đạo sư mỉm cười:
– Xin bệ hạ cho biết ai là chủ nhân của nơi này trước bệ hạ?
Vua trả lời:
– Là phụ hoàng của trẫm, nhưng ngài đã băng hà.
Vị đạo sư lại hỏi:
– Tâu bệ hạ, thế trước phụ hoàng của ngài thì ai là chủ nơi này?
Vua đáp:
– Thì ông nội của trẫm, ngài cũng băng hà rồi.
Vị đạo sư hỏi lại: – Tâu bệ hạ, vậy thì đây là nơi người ta chỉ ở có một thời gian ngắn rồi ra đi, vậy có đúng là tôi đã nghe ngài nói rằng nó không phải là quán trọ không vậy?
Trích từ “Zen Stories To Tell Your Neighbors”
Soạn giả John Suler
Người dịch: ĐPK
http://khaiphong.net

Nhà máy Trung Quốc không một bóng người làm việc vì đội quân robot ‘độc chiếm’

Thay vì thuê con người, một công ty sản xuất đồ đông lạnh của Trung Quốc đã sử dụng lượng lớn robot làm các công việc nhào bột, nhồi nhân bánh cho tới đóng gói.
Đoạn video quay lại dây chuyền làm việc trong một nhà máy Trung Quốc, với “nhân công” toàn bộ là robot, được đăng trên trang Pear Video và thu hút sự chú ý của dư luận. Đây là nhà máy sản xuất hàng đông lạnh ở Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, theo SCMP.
Thay vì thuê công nhân, nhà máy này sử dụng “đội quân robot” làm các nhiệm vụ nhào bột, nhồi nhân bánh, đóng gói và cả đông lạnh sản phẩm. Bên trong nhà máy, robot được phân chia theo dây chuyền sản xuất riêng, đảm bảo quy trình sản xuất từ đầu tới cuối và đều vận hành tự động.
Phương pháp này được cho là giúp tiết kiệm chi phí so với thuê con người, đồng thời tăng hiệu suất làm việc và hạn chế các sai sót. Bên cạnh đó, các thiết bị tự động cũng có thể vận hành liên tục.
Đoạn video kéo theo phản ứng trái chiều của người dùng mạng Trung Quốc. Nhiều người tỏ ra lo ngại rằng với sự phát triển của công nghệ robot hiện nay, liệu con người có đứng trước nguy cơ mất việc làm hay không. Những bình luận như “nếu trong tương lai, mọi việc đều có thể tự động hoá, chúng ta có khi rất khó tìm được việc làm” xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn.
Trong khi đó, nhiều người cho rằng robot chỉ là máy móc, do đó các sản phẩm do chúng tạo ra sẽ không thể sánh bằng so với sản phẩm do con người tự tay làm.
“Liệu bánh bao do robot làm ra có con người món bánh con người tự tay làm hay không?”, một tài khoản Weibo đặt câu hỏi.
“Vị bánh do máy móc sản xuất sẽ không thể so sánh hay thay thế các sản phẩm từ bàn tay con người. Bây giờ là vậy và trong tương lai cũng sẽ như vậy. Tuy nhiên, ngành công nghiệp làm đồ ăn nhanh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều”, một người khác đánh giá.
Xu hướng các nhà máy và cơ sở sản xuất Trung Quốc sử dụng máy móc và robot để thay thế con người trở nên khá phổ biến những năm gần đây. Hồi tháng 4 năm nay, đoạn video cho thấy một công ty chuyển phát nhanh sử dụng robot để phân loại 200.000 kiện hàng mỗi ngày với chi phí thấp, cũng từng gây sốt trên mạng xã hội.
Một số công ty, trong đó có Foxconn – đối tác quan trọng của Apple trong việc lắp ráp iPhone, cũng đã cắt giảm hàng nghìn nhân công và thay thế bằng hệ thống robot tự động.
Năm 2016, sản lượng robot công nghiệp ở nước này tăng 30,4%. Trung Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất 100.000 robot công nghiệp mỗi năm
Hướng Dương
( VNM

GA TÂY CỦA BUDAPEST, KIỆT TÁC KIẾN TRÚC TRUNG ÂU THẾ KỶ 19

Một trăm bốn mươi năm nay, sừng sững bên Đại lộ Vòng cung Lớn, trung tâm Budapest, là Ga Tây (Nyugati), một kiệt tác kiến trúc và xây dựng không chỉ của Hungary, mà còn mang tính đại diện và biểu tượng cho cả khu vực Trung Âu thế kỷ 19. Với diện tích 6.150 m2, đó là nhà ga xe lửa quốc tế lớn nhất của Đế chế Áo – Hung vào thời điểm lúc bấy giờ, và nếu điểm qua đội ngũ kiến trúc sư đã tạo dựng ra nó, có thể nói không quá rằng, đây là nơi hội tụ của những anh tài.

Ga Tây - Budapest

Ga Tây – Budapest

Đặc biệt, Ga Tây gắn liền với Gustave Eiffel, tên tuổi lớn của nền kỹ nghệ Pháp, lừng danh với những giải pháp kỹ thuật tiên phong đương thời, 15 năm trước khi người kỹ sư này hoàn tất tác phẩm để đời: ngọn tháp mang tên ông tại Paris. Đáng ngạc nhiên là dầu vậy, nhiều tình tiết về hoàn cảnh ra đời kỳ thú, cũng như những con người xuất chúng đã gây dựng nên nhà ga, tới giờ vẫn không được biết đến nhiều ngay cả trong giới chuyên môn.
Khởi đầu từ Auguste de Serres
Năm 1877. Mười năm sau khi thành lập, nền “song quốc quân chủ” Áo – Hung ở vào thời kỳ cực thịnh của nó xét về mọi mặt. Đó là một liên minh tồn tại 51 năm, lãnh thổ trải dài bên dòng Danube với gồm Đế quốc Áo và Vương quốc Hungary. Cho đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914), đế chế này đứng thứ hai Châu Âu kể về diện tích, thứ ba về dân số, và là nơi tụ hội của 13 dân tộc, xứng đáng với danh hiệu tiền thân đầu tiên của Liên Âu.
Hơn nửa thế kỷ ấy của nền quân chủ Áo – Hung, về sau đi vào lịch sử và tâm thức người dân Hungary như những năm tháng hạnh phúc và hòa bình, sau nhiều thế kỷ chinh chiến liên miên. Đặc biệt, trong thời gian đó, Budapest được hợp nhất bởi ba phần thành phố nằm bên hai bờ sông Danube (năm 1873) đã trở nên một đô thị tầm cỡ ở Châu Âu, với những công trình lớn kế chân nhau ra đời, xứng đáng với tên gọi “Tiểu Paris ở Đông Âu”.


Đại lộ Vòng cung lớn và Ga Tây, thời Đế chế Áo - Hung - Ảnh tư liệu
Đại lộ Vòng cung lớn và Ga Tây, thời Đế chế Áo – Hung – Ảnh tư liệu
Liên tục, những đại lộ lớn với nhà cửa khang trang được thiết kế và thi công, tạo dựng diện mạo đô thị của Budapest, trong đó có Đại lộ Vòng cung Lớn được xây dựng trong vòng 24 năm (1872-1896), là tuyến đường chính yếu và quan trọng vào bậc nhất của thủ đô Hungary. Năm 1887, tuyến tàu điện đầu tiên tại Hungary đã được khởi động ở đây, và tới giờ nó vẫn là tuyến tàu điện sầm uất nhất Châu Âu với 200 ngàn lượt hành khách mỗi ngày.
Một trong những điểm thiết yếu về giao thông của đại lộ này, từ nửa đầu thế kỷ 19 đã là nơi tọa lạc của một ga tàu mang tên Ga Pest. Năm 1846, chuyến tàu đầu tiên trong lịch sử đường sắt Hungary khởi hành từ nhà ga này nối Budapest với thành phố Vác cách đó hơn 40km. Tuy nhiên, khi khởi xây đại lộ, các nhà thiết kế nhận thấy cần phải dỡ bỏ ga cũ, xây một ga mới bề thế và phù hợp hơn với cảnh quan và nhu cầu giao thông.
Chủ sở hữu nhà ga, Hãng Đường sắt Quốc gia Áo, giao công việc thiết kế ga mới cho kiến trúc sư, giám đốc xây dựng Auguste de Serres. Là một chuyên gia Pháp giàu kinh nghiệm, chính ông là người đã có sáng kiến vẫn giữ nguyên sảnh của ga cũ để đảm bảo giao thông trong thời gian xây dựng sảnh mới, rồi sau đó mới cho tháo dỡ. Đề án của ông được coi là mang nặng dấu ấn của nhà ga Vienna thời ấy, với hai cánh đối xứng và tráng lệ.


Ga Tây khai trương vào mùa thu năm 1877 được coi là vừa đáp ứng nhu cầu giao thông tăng vọt của Hungary thời bấy giờ, vừa làm gia tăng diện mạo hấp dẫn của Đại lộ Vòng cung Lớn và thủ đô Budapest - Ảnh tư liệu
Ga Tây khai trương vào mùa thu năm 1877 được coi là vừa đáp ứng nhu cầu giao thông tăng vọt của Hungary thời bấy giờ, vừa làm gia tăng diện mạo hấp dẫn của Đại lộ Vòng cung Lớn và thủ đô Budapest – Ảnh tư liệu
Đến sự dự phần của Gustave EiffelChỉ tới gần đây nhất, khi nhiều tư liệu đương thời được “bạch hóa”, giới nghiên cứu lịch sử kiến trúc mới xác định được một cách tương đối chuẩn xác, vậy Gustave Eiffel và các đồng sự có vai trò cụ thể gì trong việc xây dựng nhà ga gắn liền với tên tuổi ông? Bao nhiêu phần trăm là công lao của ông, và bao nhiêu thuộc về nhà thiết kế de Serres, đồng hương của ông, người được khắc tên chính thức tại nhà ga trên cương vị nhà thiết kế chính?Câu hỏi này vốn khó trả lời, vì các bản thiết kế gốc đặt tại Bảo tàng Giao thông Budapest đã biến mất sau Thế chiến thứ hai, và bản lẽ ra có thể còn lưu ở Paris, thì tới giờ cũng không ai tìm thấy. Chỉ biết, một cuộc đấu thầu để tìm nhà thầu chính cho việc xây dựng nhà ga theo mẫu của Auguste de Serres đã được tổ chức, và công ty Eiffel trúng thầu. Khả năng là chính de Serres cũng đã có liên hệ với Eiffel khi bắt tay vào công việc thiết kế. Tuy nhiên, không dừng lại ở chỗ đơn thuần chỉ thực hiện theo bản thiết kế cũ, công ty Eiffel còn có nhiệm vụ hoàn thiện hóa và phát triển nó để đưa ra giải pháp tối hậu. Ở đây, Eiffel và các kỹ sư của ông đã giữ lại những kiến trúc hoàn hảo và hoa mỹ của bản nguyên thủy, và tập trung vào những điểm mà họ rất sở trường, như kết cấu vòm sắt và kim loại, những họa tiết tân kỳ đòi hỏi kỹ thuật đúc thép ở tầm vóc lớn, hệ thống chịu lực, v.v…


Tuyến tàu điện đầu tiên của Hungary được khởi động vào mùa thu 1887 tại Đại lộ Vòng cung Lớn, trước Ga Tây, và nối nhà ga với Phố Vua (Király utca). Báo chí đương thời tường thuật rằng tàu bao giờ cũng đông nghịt: năm 1890, có tới 4,5 triệu khách đi trên tuyến này! - Ảnh tư liệu
Tuyến tàu điện đầu tiên của Hungary được khởi động vào mùa thu 1887 tại Đại lộ Vòng cung Lớn, trước Ga Tây, và nối nhà ga với Phố Vua (Király utca). Báo chí đương thời tường thuật rằng tàu bao giờ cũng đông nghịt: năm 1890, có tới 4,5 triệu khách đi trên tuyến này! – Ảnh tư liệu
Giới nghiên cứu cho rằng, không thể coi nhẹ những công lao to lớn của giám đốc de Serres (Eiffel cũng thừa nhận điều này trong một ấn bản do công ty ông in năm 1878, và nói rằng mái vòm chính là của phần người đồng nghiệp), nhưng vẫn có thể khẳng định được rằng Ga Tây chủ yếu là tác phẩm của văn phòng Eiffel, hơn thế nữa, là một trong những công trình thành công nhất. Đặc biệt, toàn bộ cấu trúc sắt của sảnh nhà ga được đúc tại Pháp.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Ga Tây may mắn được kiến tạo bởi sự hội ngộ của hai anh tài đương thời, để trở thành một trong những nhà ga nổi tiếng nhất Châu Âu thời bấy giờ. Bên cạnh đó, nó còn là một trong số ít những công trình còn lại tới giờ của Gustave Eiffel, mà vẫn giữ chức năng ban đầu, trong khi nhiều công trình khác hoặc đã bị dỡ hoặc tàn hại bởi thời gian, hoặc đã chuyển hẳn mục tiêu sử dụng.
Biểu tượng của một thời
Một trong những nhà ga tối tân nhất của hậu bán thế kỷ 19 được xây dựng trong vòng 3 năm (1874-1877), và khánh thành ngày 28-10-1877. Thoạt đầu, nó mang cái tên đơn giản Ga Budapest, nhưng rồi từ năm 1891 chuyển sang tên gọi quen thuộc bây giờ – Ga Tây. Không nhiều người biết, không phải vì nó nằm phía Tây hay là điểm xuất phát của các chuyến tàu đi về hướng Tây, mà đơn giản vì tên của hãng đầu tư xây dựng là như vậy.


Ga Tây, năm 1950 - Ảnh tư liệu
Ga Tây, năm 1950 – Ảnh tư liệu
Trong những thập niên sau đó, Ga Tây trở thành một tâm điểm của giao thông Budapest, và đi đầu trorng quá trình hiện đại hóa ngành đường sắt Hungary. Những con tàu chạy điện – phát minh của kỹ sư, nhà khoa học tên tuổi Kandó Kálmán khởi hành đầu tiên từ ga này, và cái tên Nyugati (Tây), trùng hợp thay, gợi nhớ Phương Tây trong nhiều năm Hungary dưới thể chế cộng sản, và quảng trường nhà ga thì bị đặt theo tên Karl Marx.
Cũng rất mang tính biểu tượng, khi đúng vào ngày Hungary gia nhập Liên Âu (1/5/2004), một buổi lễ lớn đã được tổ chức tại nhà ga này. Dưới nền nhạc của Dàn Giao hưởng Đường sắt Hungary, một con tàu mang tính tượng trưng khởi hành chở khách vào Châu Âu. Và, trong buổi lễ trọng thể ấy, có sự hiện diện của hai người chắt của Eiffel, cũng theo nghề kỹ sư, và đây là lần đầu tiên gia đình Eiffel tới thăm công trình của cha ông mình.
Với thời gian, sự hình thành của các nhà ga khác, cũng như việc tái cơ cấu giao thông đường sắt ở Budapest khiến lưu lượng hành khách quốc tế của Ga Tây sụt giảm, và hạn chế về mặt kinh phí trùng tu khiến nhà ga trở nên điêu tàn. Hơn 10 năm trước, từng có dự án “khai tử” ga để biến cả khu vực thành những văn phòng chính phủ, nhưng rồi kế hoạch bị đình chỉ, và Ga Tây vẫn tồn tại, đón du khách, chờ ngày được khoác lên mình bộ áo mới.


Phòng chờ, nơi có phòng làm việc riêng cho Hoàng đế Franz Joseph, một trong những vị quân vương được coi là có sức làm việc bền bỉ nhất trong lịch sử. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều buổi tiệc, lễ lạt sang trọng
Phòng chờ, nơi có phòng làm việc riêng cho Hoàng đế Franz Joseph, một trong những vị quân vương được coi là có sức làm việc bền bỉ nhất trong lịch sử. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều buổi tiệc, lễ lạt sang trọng
Những người hoài cổ đau xót khi thấy Phòng chờ Hoàng gia của nhà ga – vốn nổi tiếng với kiến trúc kiêu sa và tinh tế, nơi năm xưa dành riêng cho
Hoàng đế Franz Joseph
và Hoàng hậu Elizabeth, người phụ nữ đẹp nhất Châu Âu nửa cuối thế kỷ 19, giờ đóng cửa im ỉm vì không đủ tiền tu bổ. Nhà hàng lộng lẫy của Ga Tây, may thay được hãng McDonalds thuê lại, thì trở thành… tiệm bán đồ ăn nhanh đẹp nhất nhì thế giới theo các bình chọn…
Số phận của nhà ga cổ nhất ở thủ đô Budapest, nơi Eiffel đã thi thố những giải pháp kỹ thuật nổi trội đương thời, tới giờ vẫn chưa được định đoạt. Mới đây nhất, một đề án cải tạo cả khu vực ga trở thành công viên cây xanh, cơ sở văn hóa, thể thao, đường đi dạo… được đề xuất, và nhà ga phải đóng cửa để tu chỉnh trong vòng hai năm. Chưa biết sẽ ra sao, và liệu không biết “hồn xưa” có còn được bảo tồn với sự can thiệp của thời hiện đại?
(*) Bài viết đã đăng trên RFI.

Hoàng Nguyễn, từ Budapest

30 thg 8, 2017

HẸN VỀ NGƯỜI KHÔNG VỀ - Thơ Thuyên Huy






Người hẹn tôi sẽ về bên phố cũ

Mùa thu sang cùng nhặt lá vàng rơi

Trải đường xưa gối tay chờ chuông đổ

Nói nhau nghe chuyện từ buổi xa người



Hôm người đi hạ sang mùa đầu ngõ

Phượng đỏ rưng màu mắt ướt sân trường

Bến xe chiều tôi tiễn người ngày đó

Còn lại đây một chút thoáng dư hương



Mùa sang mùa người vẫn xa biền biệt

Ghế đá xưa tôi lặng lẽ một mình

Đêm bên đèn đọc hoài thư người viết

Nhớ từng giòng như thuộc đoạn thánh kinh



Rồi cũng một chiều thu vàng góc phố

Người không về cùng nhặt lá khô rơi

Thu bỏ đi mang theo ngày tháng cũ

Đứng chơ vơ hồn tôi chết nửa đời



Thuyên Huy

Trễ chuyến tàu chiều tháng ba về Mebourne 2016