Tết Dương lịch khởi đầu từ thời kỳ Cổ La Mã chỉ gồm có 10 tháng: Martius (March), Aprilis (April), Maius (May), Janius (June), Quintilis (July), Sextilis (August), September (September), October (October) và December (December). Có lẽ có hai tháng không có tên gọi vào mùa đông xảy ra không có nguồn thu lợi về những vụ mùa nông nghiệp. Do đó, một năm khởi đầu bằng tháng Martius (March).
Vào năm 700 BC,
vua thứ hai của Đế chế La Mã là Numa Pompilius, đã thêm hai tháng Januarius
(January) và Februarius (Februay) và thêm số ngày vào một số tháng để lấy con
số hên. Lịch Tây lúc đó tên gọi là Intercalaris.
Sau đó, vào năm
46 BC (TCN), Julius Caesar sửa đổi Lịch Tây lại thành tên gọi Julian calendar
và bỏ tên gọi Intercalaris.
JANUARY (Tháng Giêng):
Người La Mã cổ đại dường như có ý đặt tên các vị thần cho mọi thứ, cho nên
chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu biết rằng họ có một vị thần gác cửa tên là
Janus; vị thần này có hai mặt để có thể cùng lúc canh gác hai mặt nghịch chiều
nhau của một lối ra vào. Vì thế, lễ kỷ niệm vị thần này diễn ra vào đầu năm,
khi người ta nhìn lại năm cũ và hướng về năm mới. Do vậy, tên vị thần này gắn
với tháng đầu tiên trong năm, trong tiếng La tinh, “tháng Giêng” là Januarius
mensis (“tháng của Janus”). Cụm từ này du nhập vào tiếng Anh dưới dạng Genever
vào khoảng trước thế kỷ 14. Đến khoảng năm 1391, danh từ tiếng Anh để chỉ tháng
Giêng là Januarie. Tình cờ Janus cũng là nguồn gốc của từ janitor (với nghĩa
ban đầu là “người gác cửa”). January theo tiếng Anh còn Januarius theo tiếng La
tinh. Theo thần thoại La Mã cổ đại thì Janus là vị thần của thời gian. Tháng 1
là tháng đầu tiên của một năm mới dương lịch, nên nó được mang tên vị thần thời
gian. Vị thần thời gian phản ánh cả quá khứ lẫn tương lai. Lúc đầu tháng Giêng
Tây có 29 ngày, đến khi thay đổi tên Jalius thì có 31 ngày cho đến nay.
FEBRUARY
(Tháng Hai): Tháng của thần Februa gọi là tháng Foebruarius
mensis chỉ có 28 ngày. Lúc đầu chỉ có 23 hay 24 ngày nhằm chỉ vụ mùa nông
nghiệp thứ nhì, sau cứ 4 năm đổi thành 29 ngày. Tên gọi của tháng February có
lẽ bắt nguồn từ Sabine.
Du nhập vào
tiếng Anh trong thế kỷ 13, xuất phát từ từ tiếng Pháp cổ là feverier (bản thân
từ này có gốc từ tiếng La tinh là februarius). Danh từ này được tiếng La tinh
vay mượn từ gốc februum của người Sabine, một dân tộc cổ của Ý. Người La Mã
dùng từ februa để chỉ lễ rửa tội tổ chức vào giữa tháng 2 hàng năm. Dạng từ
tiếng Anh vào đầu thế kỷ 13 là feoverrer, và đến năm 1225 nó trở thành
feoverel. Vào khoảng năm 1373, tiếng Anh hiệu chỉnh từ này cho giống lối chính
tả La tinh hơn, và thế là biến thành februare. Dần dà theo thời gian, những
biến đổi về cách phát âm và chính tả đã đưa đến dạng từ hiện nay là February.
Theo tiếng Anh
tháng 2 là February còn tiếng La tinh là Februarius có nghĩa là thanh trừ.
Trong phong tục của La mã thì thường thường các phạm nhân đều bị hành quyết vào
tháng 2 nên người ta lấy luôn ngôn từ này để đặt cho tháng. Ngoài ngôn từ này
còn có hàm ý nhắc loài người hãy sống lương thiện hơn và nên tránh mọi tội lỗi.
Đây là tháng chết chóc nên số ngày của nó chỉ có 28 ngày ít hơn so với các
tháng khác.
MARCH (Tháng Ba):
Vị thần chiến tranh có tên tiếng La tinh là Mars, là gốc gác
của danh từ chỉ tháng Ba trong tiếng Anh (March). Danh từ này xuất phát từ dạng
tiếng Pháp cổ là marz (bản thân gốc này lấy từ tiếng La tinh Martius mensis,
nghĩa là “tháng của Mars”. Nó du nhập vào tiếng Anh vào khoảng đầu thế kỷ 13. Trong
thần thoại La Mã cổ đại thì Mars là vị thần của chiến tranh. Mars cũng được xem
là cha của Ro – myl và Rem. Theo truyền thuyết đó là hai người đã xây dựng nên
thành phố Rim cổ đại (nay gọi là Roma).
APRIL
(Tháng Tư): Tháng Tư Tây (April) từ chữ Latin Aprilis, Hy Lạp
là Aphro lúc đầu có 29 ngày, sau đó đến thời Julius thì trở thành 30 ngày.
Là tháng đầu xuân hoa
nở, có gốc là động từ apere trong tiếng La tinh (= to open). Tháng Tư trong
tiếng La tinh là Aprilis, và biến thành Avrill trong tiếng Pháp cổ. Trong thế
kỷ 13, từ tiếng Anh là Averil, nhưng đến khoảng năm 1375, tiếng Anh vay mượn
lại dạng từ có vẻ La tinh hơn: đó là April. Ở một số nước, tháng Tư được xem là
tháng đầu tiên trong năm, và truyền thống “ngày cá tháng Tư” (April Fools’ Day)
là di sản của những lễ hội ăn mừng năm mới. theo tiếng Anh ; Aprilis LA tinh.
Trong một năm chu kỳ thời tiết (năm hồi quy) thì đây là thời kỳ mà cỏ cây hoa
lá đâm tròi nảy lộc. Theo tiếng La tinh danh từ April này có nghã là nảy mầm
nên người ta đã lấy từ đó đặt tên cho tháng 4. Tên tháng này đã được nêu lên
đặc điểm của thời điểm theo chu kỳ thời tiết.
MAY (Tháng Năm): May
(tiếng Anh), Maius (La tinh ) là thắng Năm. Có thể theo thần thoại nước Ý,
tháng 5 này được đặt theo tên của thần đất. Còn theo thần thoại khác thì có thể
gọi là thần phồn vinh. Tháng Năm (May) là tháng của nữ thần La Mã Maia. có
nghĩa là Tuyệt vời để chỉ Nàng tiên Italic, con gái của Faunus, và là vợ của
Vulcan. Cái tên Maia có thể có cùng nguồn gốc với từ La tinh magnus (=
“large”), có thể có nghĩa là “tăng trưởng/lớn lên”. Từ La tinh để chỉ tháng 5
là Maius. Từ May du nhập vào tiếng Anh trong thế kỷ 12, từ có gốc là từ Mai trong
tiếng Pháp cổ. May luôn có 31 ngày.
JUNE (Tháng Sáu):
Du nhập vào tiếng Anh lần đầu trong thế kỷ 11 dưới dạng Junius, June được vay
mượn từ gốc La tinh Junius, một biến thể của Junonius (từ mà người La Mã dùng
để chỉ tháng Sáu), theo tên của Juno, nữ thần đại diện cho phụ nữ và hôn nhân. Tháng
Sáu là tháng của Juno theo Latin, lúc đầu có 30 ngày, đến thời Luma còn 29
ngày, cuối cùng theo Julius trở lại 30 ngày.
JULY (Tháng Bảy):
July đơn giản chỉ là đặt theo tên của Gaius Julius Caesar, vị Hoàng đế La Mã
sinh ra trong tháng thứ bảy của năm năm 46 trước công nguyên, ông đã có công
rất lớn trong việc cải cách dương lịch. Tuy lấy tên mình đặt cho một tháng
trong năm, Caesar cũng đã có công lớn trong việc cải cách lịch La Mã.
Ngoài ra,
Caesar còn tự phong mình là một vị thần, và dựng nhiều đền thờ cho chính mình.
Một khi đã có tiền lệ như thế, nếu các vị vua khác đều hùa nhau lấy tên mình
đặt cho một tháng trong năm, thì chắc hẳn sẽ loạn cả lên (cũng may một năm chỉ
có chừng đó tháng). Nhưng chí ít cũng có một người khác bắt chước như thế. July
là tiếng Anh còn Julius là tiếng La tinh.
AUGUST (Tháng Tám):
Augustus Caesar, cháu nuôi của Julius, lấy tên mình đặt cho
tháng thứ tám (August). Cũng như Julius, Augustus tự phong mình là một vị thần,
nhưng ông chỉ yêu cầu thần dân của các nước chư hầu thờ phượng ông, còn dân La
Mã được miễn. Những ai có thú làm vườn có lẽ cũng nên biết rằng từ trong tiếng
Anh cổ để chỉ tháng Tám là Weodmonath (“tháng của cỏ dại”). Do Julius và
Augustus đưa tên riêng của mình vào lịch, những tháng sau đó phải lùi vài bước.
August (tiếng Anh); Augustur (La mã) . Tháng này được đặt theo
tên vị Hoàng đế La mã Augus. Ông có công sữa sai xót trong việc ban hành lịch
chủ tế lúc bấy giờ. Để kỷ niệm và tưởng nhở ông người ta không chỉ đặt tên mà
còn thêm một ngày trong tháng này (bù cho tháng 2) và có 31 ngày.
SEPTEMBER (Tháng
Chín): September (từ gốc La tinh septem, nghĩa là “bảy”) trở thành
tháng thứ 9, tháng này được gọi theo nghĩa từ của tiếng la tinh septem-số 7.
Trong nhà nước La Mã cổ đại thì đây là tháng thứ 7 đầu tiên của một năm lịch.
OCTOBER (Tháng 10):
October, theo Latin là october mensis "eighth month", (từ gốc
La tinh octo, nghĩa là “tám”) trở thành tháng thứ 10. Tháng này đại diện cho sự
no đủ, hạnh phúc. Tháng 10 luôn luôn có
31 ngày.
NOVEMBER (Tháng 11): November
(từ gốc La tinh novem, nghĩa là “chín”) trở thành tháng thứ 11.
Lúc đầu có 30 ngày, sau lên 29 thời Numa và cuối cùng đến
thời Julius thì trở thành 30 ngày.
DECEMBER (Tháng 12):
December (từ gốc La tinh decem, nghĩa là “mười”) trở thành tháng thứ 12.
Trong sách
không nói nhiều về tháng này nhưng chúng tôi nghĩ hai tháng này (11 và 12) là
đại diện cho sự mới mẻ, đạt được những kết quả trước đó và những người sinh vào
tháng này là những người mới cũng như tháng vậy. Lúc đầu, December
có 30 ngày, đến thời Numa có 29 ngày, và đến Julius thì tăng lên 31 ngày dài
cho phù hợp số tháng trong năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét