28 thg 8, 2014

Hỏi dược sĩ và trả lời...Thơ Trần Cẩn Trọng và Huỳnh trọng Tâm

Hỏi Dược Sĩ                                                           
 
Có ai chế thuốc để “quên” không?
 Xin chế cho tôi một liều hồng,
Uống vào nhung nhớ không còn nữa,
Hồn không giá lạnh cõi Thu Đông
Có ai chế thuốc uống “vui” không?
Uống cho quên hết những cơn buồn,
Mười lăm năm rồi thân viễn xứ!       
Gục đầu che dấu giọt lệ tuôn.            
Có ai chế thuốc giùm tôi nhỉ?
Để uống quên đời khóc tủi thân,
Tha hương lận đận người vong quốc
Quê nhà chừ nắng ấm đã sang Xuân?
Trần Cẩn Trọng.


Sẽ Có Một Ngày                                                       

 Bao năm làm bạn với cối chày,                                                                            
Quê người lê gót khắp đó đây;
Cầu mong kiếm được liều linh dược,
Trị hết hận thù, hết đắng cay.
Biết làm sao chế được thuốc “vui”
Cho kẻ tha hương khỏi ngậm ngùi;
Cho người ở lại quên sầu khổ,          
Đất nước reo vang vạn tiếng cười.     
Để cho có được thuốc “quên” đời,
Hỡi người bạn hữu khắp nơi nơi !
Văn hóa quê cha mau gìn giữ,
Mầm non đất mẹ sớm vun bồi.

DS Huỳnh Trọng Tâm  
          (từ vhp.havu.blogspot.com)                                                                 

                    

27 thg 8, 2014

Nhớ - Thơ Bích Hải

NHỚ 

Quê hương nắng chiếu rạng ngời
Nhớ vòng tay Mẹ một đời yêu thương
Đời vui tươi thắm phố phường
Giữa lòng phố xá vấn vương nụ cười

Mai vàng cho sắc xuân tươi
Má hồng cho ánh mắt người nhớ nhung
Nhớ tha thiết, nhớ mông lung
Nhớ chiều hạnh ngộ ngại ngùng chợt tan

Cây cao đứng lặng bàng hoàng
Nhớ bàn tay nắm dịu dàng hôm nao
Nhớ chiều buông gió rì rào
Nhớ vành môi khép khát khao đợi chờ

Đan se nghìn sợi nhung tơ
Mây chiều hư ảo bến bờ đam mê
Nhớ thương lạc mất lối về
Nhớ từ kiếp trước hẹn thề bên nhau

Biển yên dậy sóng khi nào
Xôn xao bờ cát tình trao nụ tình
Nguyện cầu giây phút hiển linh
Nhớ tràn nỗi nhớ bóng hình thân yêu

Khoan thai từng bước dắt dìu
Nhớ màn đêm phủ bóng chiều song đôi
Trăng treo khung cửa gọi mời
Nhớ lời khắc cốt một đời ghi tâm

Gió Biển
12-08-2014



5 câu chuyện ở đất Nhật (từ ngoisao.net)

Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Susan Nguyen
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày cho nên họ quý trọng, xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài. Họ thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác cũng như không dám trộm cắp, hại người để được nghiệp quả tốt.
Chuyện thứ nhất: Trung thực
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn: “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.
Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ "ăn cắp vặt" gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5-10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Chuyện thứ 2: Không ồn nơi công cộng
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để.
Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Chuyện thứ 3: Nhân bản
Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.
Chuyện thứ 4: Bình đẳng
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Mọi trẻ em Nhật Bản đều được khuyến khích đi bộ đến trường.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.
Chuyện thứ 5: Nội trợ là một nghề
Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, họ vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

26 thg 8, 2014

Những qui tắc của bố mẹ Nhật nuôi dạy con

Bạn mình mới gửi cho mình 1 danh sách những qui tắc của 
người Nhật nuôi dạy con, xin chia sẻ cho các mẹ nào muốn 
nuôi dạy con theo kiểu của người Nhật nhé! Bản thân mình 
thì cho con ăn dặm kiểu Nhật nhưng đôi khi cũng đá tí VN, 
cũng dậy dỗ con theo kiểu giải thích nhưng đôi khi cáu lên 
vẫn quát um sùm nhà cửa! Ặc ặc. Tự kiểm điểm bản thân 
cái! 

1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học 
giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân 
cách tốt. 

2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó 
có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình 
hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố 
có tệ nạn. 

3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. 
Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen 
xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ 
bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích 
cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi 
bằng một thói quen xấu rất khó bỏ. 

4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ. 

5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ 
năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra "ngoại 
giao", nói dối với người khác trước mặt con trẻ. 

6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè 
nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn. 

7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng. Con dưới 1 
tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Hơn 1 tuổi nên ăn 3 
bữa một ngày, thực phẩm phải cân bằng và phong phú. 

8. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không 
cần ép con ăn, lo con đói. 

9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi 
thì không ăn. 

10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. 
Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng 
thường xuyên là được. 

11. Cho trẻ mặt quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy 
khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi 
thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra. 

12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ. 

13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày. 

14. Khi trẻ có triệu chứng cảm lạnh như chảy nước 
mũi, chỉ cần liên tục nhỏ thuốc muối sinh lý. Không cần 
uống thuốc. Nếu con có virus cúm mới cần uống thuốc, không 
uống quá 14 ngày. 

15. Con sốt phải đưa đến bệnh viện khám, cố gắng 
yêu cầu xét nghiệm máu. 

16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một 
đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không 
cần quá hoang mang. 
17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn 
của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá 
can thiệp vào hành vi của con. 

18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã. 

19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không 
được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, 
xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với 
nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát. 

20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều 
càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé 
tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả 
thất bại. 

21. Dạy trẻ học cách chờ đợi. 

22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình. 

23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai 
chiều. Người nhận cũng phải biết ơn. 

24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo 
dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào 
thì đừng làm và đừng ép con. 

25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho 
con, chơi với con. 

26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một 
ngày để duy trì tâm trạng tốt. 

27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể 
không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp 
một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy 
sụp. 

28. Nguyên tắc cơ bản là không bao giờ được đánh 
bạn trước, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu 
hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét 
lên. 

29. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến 
con. 

30. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền 
và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần. 

Các mẹ có làm được 30 qui tắc này ko?

25 thg 8, 2014

Hình ảnh lịch sử ...về TX.TAX

 Những hình ảnh lịch sử không thể quên về Thương xá Tax

Sự tồn tại của tòa nhà Thương xá Tax sắp đi đến hồi kết khi trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax - một khu phức hợp 40 tầng sẽ được xây dựng trên vị trí của tòa nhà có lịch sử 130 năm. 
Thương xá Tax được xây dựng vào thập niên 1880 với tên gọi ban đầu là Les Grands Magazins Charner (GMC). Đây là một công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. Ảnh: Thương xá Tax trong bưu thiếp đầu thế kỷ 20.
Công trình này nằm ở nơi giao cắt giữa Đại lộ Bonard (đường Lê Lợi) và Đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), vị trí có thể coi là đắc địa bậc nhất trung tâm Sài Gòn . Ảnh: Thương xá Tax nhìn từ trên cao thập niên 1930.
Cùng với những công trình kiến trúc nổi tiếng của Sài Gòn như Chợ Bến Thành, Nhà hát lớn thành phố, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Dinh toàn quyền... Thương xá Tax được coi như một biểu tượng tạo nên bộ mặt của Sài Gòn thời đó. Ảnh: Thương xá Tax năm 1948.
Cảnh nhộn nhịp trên vỉa hè Thương xá Tax năm 1948, với bãi để xe đạp và rất nhiều khách bộ hành.
Sau này, để mở rộng công năng của tòa nhà, chủ đầu tư đã quyết định đập bỏ tháp đồng hồ của khu thương xá và xây thêm một tầng nữa. Ảnh: Thương xá Tax trong một hội chợ đêm trước thềm năm mới, 1955.
Đường Lê Lợi và Thương xá Tax ở bên trái, năm 1961.
Đầu những năm 1960, tòa nhà GMC được đổi tên thành Thương xá Tax, mặt bằng được chia nhỏ để cho thuê.
Mặt tiền tòa nhà bắt đầu xuất hiện bảng tên của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Vào thời kỳ này, Thương xá Tax đã trở thành một trong các trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất của Sài Gòn.
Thương xá Tax năm 1965.
Khung cảnh bên trong Thương xá Tax năm 1965.
Thương xá Tax năm 1966.
Thương xá Tax năm 1966.
Hình ảnh Thương xá Tax trên một tạp chí nước ngoài.
Hè phố Lê Lợi phía trước Thương xá Tax.
Khách đến với Thương xá Tax đa phần là giới trung lưu và thượng lưu của Sài Gòn thời đó.
Trong thời gian chiến tranh Việt Nam , Thương xá Tax cũng là điểm đến quen thuộc của các nhân viên quân sự Mỹ cùng gia đình tại Sài Gòn .
Những chiếc xích lô máy sơn nhiều màu sắc chờ khách trước khu thương xá.
Các cửa hàng dịch vụ ở tầng 1 của thương xá.
Thương xá Tax trong một dịp năm mới Dương lịch.
Thương xá Tax năm 1969.
Sau 1975, Thương xá Tax không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất như trước mà được dùng làm nơi trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của TP HCM sản xuất. Đến năm 1981, thương xá này trở thành Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố - một trong những bách hóa lớn nhất Việt Nam thời đó.
Năm 1998, dòng chữ Thương xá Tax được đặt trên nóc tòa nhà, đánh đấu sự trở lại của một cái tên nổi tiếng. Đến năm 2003, tòa nhà thương xá được đại tu để trở thành một trung tâm thương mại hiện đại.
Sự tồn tại của tòa nhà Thương xá Tax sắp đi đến hồi kết khi trung tâm Thương mại Dịch vụ Văn phòng Khách sạn tại Thương xá Tax - một khu phức hợp 40 tầng sẽ được xây dựng trên vị trí của tòa nhà có lịch sử 130 năm.

Ảnh: Huỳnh Ngọc Ánh.
(st và chuyển:H.Phi)

24 thg 8, 2014

Bốn mùa thương nhớ - Phượng ngày xưa

BỐN MÙA THƯƠNG NHỚ
 thơ phượng ngày xưa
                             ***
          Quen nhau mùa Lá rụng
          Thương nhau lúc Đông tàn
          Yêu đương say đắm ngút ngàn
          Bờ môi Xuân đọng, nắng Hè chói chang
          Cách chia đôi lứa dặm tràng
          Ái ân mộng ảo, lỡ làng tình thơ
          Ngày ngày vun quén ước mơ
        Đêm đêm dệt mộng duyên tơ mặn nồng
          Trăm năm dù có hay không
         Cũng đành một kiếp má hồng cho Ai!
          Tình xa vạn dặm kiếp này
        Nghìn trùng xa cách nhớ hoài người xưa
          Dẫu rằng trời nắng  hay mưa
          Tim yêu vẫn mãi Bốn Mùa Nhớ Thương
                             Saigon  18/8/2014

Quả thật một bài thơ hay, ...
Tâm hồn thổn thức, tim này đập rung. ... !
Nước non ngàn dặm mịt mùng,
Nghe sao êm ấm bão bùng lòng ta. ... !
Mới hay nhân hậu thật thà,
Bốn câu thơ mở... thiết tha mặn nồng... ...
Xuân Hè Thu lại sang Đông,
Mùa nào cũng thấy môi hồng thắm tươi. ...
Vẳng nghe trong mộng tiếng cười,
Thu về mật ngọt lịm người tình chung.
Trăm năm dám nghĩ mông lung... ...
Yêu đương rồi cũng nhớ nhung đợi chờ. ...
Nửa vòng trái đất mộng mơ...
Cội lành chim đậu bao giờ gặp nhau. ...
Sâm Thương cách biệt đã lâu,
Má hồng phận bạc qua cầu mới hay. ... !
Ơn trời mưa nắng tháng ngày, ...
Biết đâu hạnh ngộ cơ may thỏa lòng.
Ở đời gạn đục khơi trong,
Đầy thêm nỗi nhớ đợi mong sớm bù. ... !
Những trông hội ngộ mùa Thu,
Tay tiên xin  vén mây mù Sâm Thương... ... !

Mai Xuân Thanh  kính bút cảm tác :
Bài Thơ  " Bốn Mùa Nhớ Thương " của Phượng Ngày Xưa


         



21 thg 8, 2014

Chúc mừng SN phu quân Hồng Diệp

Ngày 21/8/2014  là SN phu quân Hồng Điệp.
Xin chúc mừng .Cầu mong hai bạn được "TRĂM NĂM ĐẦU BẠC "

Nhóm bạn SPSGk.2

20 thg 8, 2014

Vậy mà - Thơ Phượng ngày xưa



VẬY MÀ 
 thơ Phượng ngày xưa
          ***
*Ngày ngày thơ thẩn thẩn thơ
Đêm đêm hồn mộng dật dờ bay cao
Vậy mà… lòng vẫn nôn nao
Đợi chờ phôn đến ngọt ngào tiếng yêu…
*Mùa thu lá úa đìu hiu
Yêu người lữ thứ, lắm điều trái ngang
Vậy mà… cam chịu lỡ làng
Trãi bao sóng gió , mênh mang biển đời…
*”Người ta đi ở có đôi
Còn tôi sớm tối mồ côi một mình”
Vậy mà …cứ mãi lặng thinh
Không than trách chuyện chúng mình đắng cay…
*Tình thơ còn được bao ngày
Quay về quá khứ đắm say hương nồng?
Vậy mà… yêu cũng như không
Chỉ là mộng ảo, sao lòng nở hoa?
*Kim châm, muối xát xót xa
Tim yêu vụn vở, chan hòa lệ rơi
Vậy mà… cuối đất chân trời
Vẫn tìm cho hết một đời nhớ thương…
                             Saigon 16/8/2014


100 năm trước người Việt minh đã sống bằng nghề gì ?

Những hình ảnh hiếm về con người Việt Nam những năm 1900 đã được các nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại và lưu giữ tới hôm nay. Dù trong thời nào, lao động vẫn là những giá trị căn bản của cuộc sống.
Muôn kế sinh nhai của người Việt cách đây hơn một thế kỷ đã được khắc họa khá rõ nét và tập hợp trong bộ ảnh "Bắc Bộ 1900". Vào thời gian đó, bộ ảnh được triển lãm tại chính Paris để người Pháp có cái nhìn đầy đủ về đời sống người Việt. Cách đây không lâu, bộ ảnh lại một lần nữa được đăng tải trên một tạp chí Pháp. Bộ ảnh là tập hợp những ảnh của các nhiếp ảnh gia người Pháp trong các chuyến tham quan Bắc Bộ đầu thế kỉ 20.
Hãy cùng Depplus tìm hiểu, 114 năm về trước, người Việt sinh tồn bằng những nghề nghiệp gì.

Chiếc xe cút kít một bánh là công cụ kiếm sống của những người làm nghề cửu vạn.
Phút nghỉ ngơi của những người làm nghề cửu vạn bên các công cụ làm việc.
Xe kéo tay là nghề phổ biến của không kể đàn ông, phụ nữ, những người nghèo thời thuộc địa.
Quầy đồ gốm
Nghề lấy ráy tai dạo.
Sản xuất và bán dép cao su ngay tại xưởng.
Quầy chiếu cói bên vệ đường của một ông lão.
Thanh niên trẻ bên những thúng khoai chất cao.
Xe cút kít còn dùng chở lợn ra chợ bán.
Năm 1900, làm ô lọng thủ công vẫn còn là một nghề được trọng dụng.
Nghề khảm trai mỹ nghệ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ.
Một nghệ nhân thêu cờ phướng
Xưởng thuộc da trâu bò với những tấm da lớn được căng rộng.
Quầy nước kiêm quầy hàng gia dụng thủ công.
Một cô ả đào hút tẩu trong lúc rảnh rỗi.
Ngựa là phương tiện di chuyển và chuyên chở của một số người.
Một gánh tuồng thời bấy giờ.
Dạy nghề điêu khắc.
 (st và chuyển:H.Phi)