31 thg 5, 2016

Hành trình trên cung đường nguy hiểm nhất Ấn Độ

Những Kỳ Quan Sa Mạc Đẹp Nhất Thế Giới

Nói đến sa mạc là người ta tưởng tượng đến sự cằn cỗi, nhưng nhiều khi sa mạc lại tạo ra những cảnh tượng rất hùng vĩ.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, sa mạc có thể tạo  nên những cảnh tượng tuyệt đẹp, nhiều màu sắc như thế này.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, sa mạc có thể tạo 
nên những cảnh tượng tuyệt đẹp, nhiều màu sắc như thế này.
Thung lũng
Thung lũng "chết" Karnasai, cộng hòa Chad.
Sa mạc Arab Saudi vẫn rất xanh tươi.
Sa mạc Arab Saudi vẫn rất xanh tươi.
Sa mạc trên dãy Alpes.
Sa mạc trên dãy Alpes.
Những đụn cát kéo dài vô tận.
Những đụn cát kéo dài vô tận.
Khung cảnh hoang tàn, khô hạn thường thấy ở các sa mạc.
Khung cảnh hoang tàn, khô hạn thường thấy ở các sa mạc.
Sa mạc Ramlat Fasad, Amman.

30 thg 5, 2016

Giây phút tương phùng - Ghim Ho (từ blog ngân triều)

Mời đọc 1 bài viết của 1 cựu giáo sinh Sư Phạm Saigon.


Mấy mươi năm bôn ba nơi thành phố, Gia Long và Sư phạm SG là hai niềm mơ ước luôn canh cánh bên lòng. Trong những ngày tháng đó, hình bóng của bạn bè là những nổi nhớ khôn nguôi. Trong những lúc đoạn trường của cuộc đời, tôi thèm ghê gớm một khuôn mặt thân quen của ngày xưa ấy. Bạn tôi đã đi đâu, đã biến mất trên cỏi đời này hay tôi đã lạc loài nơi hành tinh khác. Tại sao tôi không gặp ai hết.
Một lần khi vừa mới bị đuổi khỏi hợp tác xã, tôi đã gặp Nghiêm Hữu Cương của Nhất 8- SPSG. Tình cờ gặp trên đường khi anh chạy xích lô đạp, được biết anh vừa dạy học vừa đạp xich lô kiếm sống. Gặp tôi anh mừng quá – Chị vẫn ở thành phố sao không ai gặp hết ?
Khi nghe tôi bày tỏ ý định muốn về quê lại vì ở đây sống lang thang vô định quá, không có nghề nghiệp ổn định. Anh can ngăn, khuyên nên cố ở lại. Sau đó tôi lại lang thang ra Duyên Hải và mất tin nhau.
Bạn Gia Long tôi chỉ liên lạc được với Sang. Những lúc khó khăn, Sang có giúp tôi lấy đá cục về chợ bỏ cho bạn hàng bán chè. Mỗi sáng,tôi đạp xe lên nhà Sang mua đá cục mang về bán- nhà Sang có tủ to để đá bán. Thời gian sau Sang cùng chồng con đi Mỹ tôi cũng không còn liên lạc được ai. Một lần gặp Liên – GL thất 3 ở Sóng Thần vô cùng mừng rở, nhưng bị chuyển đi Bình Điền lại thêm bóng chim tăm cá. Sau này gặp lại,Tuyết Mai – GL 12B1 có nói gặp tôi bán gà ở Vũng Tàu nhưng sao mình lại không nhớ gì hết. Có lẽ trong lúc quá đau buồn khi phải rời xa tất cả để sống đời lưu lạc, bộ não mình ngưng làm việc đôi lúc hay sao.
Bạn thân nhất là Châm ở cùng xóm cũng đã đi Mỹ từ lúc nào. Lâu lâu nhận được lá thơ là mừng hết lớn.
Không bao giờ tôi nghĩ về già tôi lại gặp được tất cả tình thân như ngày nay.
Nhắc đến điều này, tôi phải biết ơn Gia Nghi vô cùng. Nếu không nhờ anh ấy tìm gặp, làm sao tôi đến được cùng Sư phạm với các bạn ngày nay ! Còn nhớ một ngày về hưu kế toán, khi tôi còn đang bôn ba kiếm sống với nghề dạy rong thì điều kỳ diệu đã đến.
Một xế chiều, nghe tiếng ai gọi lớn trước nhà – Chị Ghim ơi, chị Ghim....
Cứ tưởng người hàng xóm nào ! Nhìn ra một khuôn mặt lạ lẫm nhưng tươi tắn và kêu to rất thân thiện. Tôi bỡ ngỡ mời đôi vợ chồng khách lạ vào nhà. Ký ức dần trở lại, Gia Nghi- trưỡng ban báo chí của ngày xưa. Anh chàng nhỏ người, khó chịu, ít nói đây sao ! Những nét quen thuộc từ từ rỏ nét cùng với niềm xúc động không nguôi. Tôi mừng đến không sao tả xiết, không biết phải nói cái gì trước, cái gì sau. Bao nhiêu tình cảm, bao nhiêu hình ảnh đổ về -Sao anh biết tôi ở đây mà tìm sau gần 40 năm xa cách.
Gia Nghi cười hóm hĩnh, vẫn cách nói ởm ờ của ngày nào – Tôi đến Ủy ban phường hỏi Đảng Ủy là biết chị ngay....
Trong lúc đang vui quá tôi cũng không bắt bẻ anh ta làm gì. Anh ta cười cười tiếp- Chị nổi tiếng lúc đó cả trường đều biết. Chỉ có mình chị đòi đi kinh tế mới xa xôi.
Dần dần câu chuyện nổ như bắp rang những tin tức của Nhất 8. Niềm vui gặp bạn chưa trọn thì phải đón nhận những tin buồn – Xí Được, trưỡng ban văn nghệ đã không còn nữa - con người vui tính mà tôi thương mến vô cùng, cứ mong có ngày gặp lại để nghe anh ta hát. Những lúc buồn gì, gặp anh ta là thấy vui. Cười rất có duyên và cứ gặp tôi là lại hát – Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường.... Lúc đó đồng phục áo dài của bọn tôi là màu xanh. Mỗi lần nghe vậy là tôi cảm động lắm. Ngày gần chia tay bọn tôi có đi xe đạp, đón xe lữa xuống nhà xí Được ở cù lao Phố chơi thật vui. Còn nhớ lúc xe lữa dừng, xuống không kịp mấy mươi chiếcxe đạp nên phải xuống tiếp ở ga sau.
Mong ngày gặp lại, không ngờ bạn đã đi khỏi cỏi đời này – lòng nghe chua xót quá. Nguyễn văn Cương- nhà thơ Nguyễn Bình Dương, anh chàng mĩa mai tôi về chiếc hộp tình thương cũng đã đi. Kẻ còn, người mất – dù sao cũng còn lại những tình thân.
Tôi còn nhớ Gia Nghi nói một câu làm tôi rất cảm động – Con gái chị đâu cho tôi xem để nhớ lại bóng dáng của chị năm nào.
Thì ra trong lòng của mỗi người đều còn khắc ghi hình bóng của những thâm tình xưa cũ. Một chút vui mà cũng một chút nghẹn lòng.
Tối hôm ấy tôi không ngủ được, lòng cứ bồi hồi rung động với những hình ảnh xưa đổ về như dòng nước thuỷ triều. Hạnh phúc đến lúc cuối đời, lúc mà tôi không ngờ nhất. Khi mà những buổi văn nghệ, buổi sinh hoạt cùng nhảy múa chung quanh vòng của lớp Nhất 8, buổi đi thăm trẻ mồ côi, đi chơi ngoài trời.... tưởng chỉ nằm sâu trong tâm tưởng. Bây giờ mọi thứ đều trở lại cùng với những giọt nước mắt sung sướng.
Tôi không ngủ được, lấy giấy ra viết một bức thư dài cho Gia Nghi. Lúc này tôi thấy Gia Nghi đẹp thật. Cái đẹp mà trước kia tôi không thấy.
Một lần nữa cám ơn đời và cám ơn anh nhé.

Bán Tình Yêu Giữa Chợ Đời - Thuyên Huy





Tôi bán tình tôi giữa chợ đời

Khách qua kẻ lại hỏi làm vui

Mối tình của những lần hò hẹn

Chờ ở cuối đường chỉ có tôi



Người lạ hỏi mua đoạn cuối cùng

Hôm em khăn áo bước sang sông

Cũng con đò cũ ngày xưa đó

Sóng xót xa đưa xác pháo hồng



Tôi đứng lẻ loi giữa nắng chiều

Chợ thưa phố xá chạnh buồn theo

Nghiêng vành nón lá che bóng ngã

Người cũng một đời hiu quạnh hiu



Tôi xếp tình đau chôn đáy sầu

Để đêm thôi còn những đêm thâu

Thương ai người giấu dòng lệ nghẹn

Muộn màng mình vừa chợt biết nhau



Chắp tay làm dấu tạ ơn người

Cho tôi còn được thoáng đời  vui

Chút tình riêng mình người giữ lại

Giữ để mai kia khỏi ngậm ngùi



Lặng lẽ người đi chợ đã tàn

Hồn đau nặng trĩu chít khăn tang.
Đêm nay cuối góc vườn năm cũ

Tôi tiễn tình tôi xuống mộ hoang

Thuyên Huy
Ngày mưa dầm chờ đò qua Lake Boga tháng năm 2015

 

Chỉ với 3 ngón tay bạn có thể tự kiểm tra ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng do virus EBV (loại virus chính gây ung thư ở tai, mũi, họng) gây ra. Theo các chuyên gia sức khỏe thì virus EBV có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây tác động nào.

Một cách khá đơn giản và bạn có thể áp dụng thường xuyên, dùng 3 ngón tay: trỏ, giữa, áp út để kiểm tra xem mình có các dấu hiệu của ung thư vòm họng không.
Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ác tính, có tốc độ phát triển nhanh và rất nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Ung thư vòm họng do virus EBV (loại virus chính gây ung thư ở tai, mũi, họng) gây ra. Theo các chuyên gia sức khỏe thì virus EBV có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây tác động nào.


Ung thư vòm họng là một bệnh ung thư ác tính.

Dấu hiệu để có thể theo dõi và dễ dàng nhận biết của căn bệnh ung thư vòm họng đó chính là các hạch bạch huyết nằm dưới phần xương quai hàm. Các hạch này thường mềm, có kích thước bằng hạt đậu. Khi chúng có dấu hiệu sưng lên, gây cảm giác đau thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng.

Hãy áp sát 3 ngón tay: trỏ, giữa, áp út vào nhau, sau đó sờ theo phần cơ chéo nối từ tai xuống phần xương quai hàm. Bạn sẽ nhận thấy có khối hạch, nếu không sưng đau thì bình thường.


Áp sát 3 ngón tay: trỏ, giữa, áp út vào nhau, sau đó sờ theo phần cơ chéo nối từ tai xuống phần xương quai hàm.

Nhưng trong trường hợp hạch sưng to một đốt mắt tay, có cảm giác đau khi chạm vào và không có dấu hiệu thuyên giảm trong nhiều ngày thì hãy nhanh chóng đi khám, vì rất có thể bạn đã có nguy cơ bị ung thư vòm họng.
Bạn có thể thường xuyên áp dụng phương pháp kiểm tra đơn giản này sau mỗi lần bị đau, viêm họng, đặc biệt nếu có dấu hiệu sốt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe!

Theo SKDS

Người bán kem lâu năm nhất nước Anh

Dù đã bán kem suốt 54 năm qua tại Anh, ông Sandro Foldi vẫn muốn tiếp tục làm công việc này cho đến khi 99 tuổi.




Ông Sandro Foldi bên chiếc xe bán kem. Ảnh: Albanpix.


Theo Mirror, Foldi quyết định bán kem năm 1962 sau khi đọc được tờ quảng cáo khiến ông tin rằng mình có thể kiếm nhiều tiền hơn cả huyền thoại bóng đá người Anh Bobby Moore.

"Tôi bắt đầu bán kem sau khi đọc được tấm áp phích đó và cứ thế bán kem từ đó đến nay. Tôi yêu công việc này, xem nó như một nghề vậy. Cảm giác được nhìn tụi nhỏ hớn hở với những que kem thật tuyệt vời. Tôi cũng rất thích trò chuyện với mọi người", ông Foldi nói.

Trong suốt 54 năm qua, người đàn ông sống ở Bury St Edmunds, Suffolk nay 86 tuổi đã bán được hơn 1.350.000 que kem và trở thành người bán kem lâu năm nhất nước Anh.

"Đây là một công việc mang tính xã hội rất cao. Tôi được phục vụ các du khách từ khắp nơi trên thế giới. Tuần trước, một phụ nữ - người di cư sang Mỹ vào những năm 1980 đã tới và nói với tôi rằng: 'Đã 35 năm rồi tôi không gặp anh nhỉ'", ông Foldi cười nói.

"Tôi rất tự hào vì là người bán kem lâu nhất ở nước Anh. Tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn qua từng năm, đến cả số lượng và chủng loại kẹo cũng tăng lên", ông nói.

Cùng vợ là bà Diane Foldi, 71 tuổi, và cậu con trai, ông Foldi ước tính bán được khoảng 25 nghìn que kem và chiếc kẹo mỗi năm.

"Mọi người quanh đây ai cũng biết tôi đấy. Tôi sẽ tiếp tục công việc này cho đến năm 99 tuổi", Foldi nói.

Sinh ra ở Hungary, ông Foldi di cư sang Anh khi còn là một chàng thanh niên trẻ và làm việc tại một rạp xiếc ở London. Ông thậm chí đã được gặp Nữ hoàng Anh trong trang phục hóa trang của một chú hề tại một buổi biểu diễn ở thành phố.

Trước đó, ông Paul Salamone, 75 tuổi sống tại Watford, được biết đến là người bán kem lâu nhất nước Anh với tổng thời gian 49 năm.


Kim Dung
'

Khi con người lãng quên con người


         Tranh của Pawel Kuczynski

Cuộc sống này tồn tại những thứ đối lập, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra điều đó mà không cần phải đợi đến khi đủ khôn lớn: vui – buồn, sướng – khổ, yêu thương – oán hận, chiến tranh – hòa bình... Những mặt đối lập của cuộc sống cứ tồn tại song song với nhau để nhờ điều này mà ta nhớ đến điều kia. Những cơn buồn gợi nhắc những ngày vui, khi đau khổ chúng ta mang trong mình khát khao được hạnh phúc. Cứ như thế cuộc sống xoay vần trong cả sự sung khắc lẫn giao hoà của những mặt đối lập. Tuy rằng chúng ta thấy rõ cái tốt và xấu trong từng cặp đối lập nhưng bạn hãy thừa nhận một điều rằng không có một thứ nào giữa chúng là không đáng tồn tại. Bạn cần nỗi buồn để nhìn sâu vào tâm hồn mình, cần niềm vui để tạo năng lượng sống, nỗi khổ là để tôi luyện con người và được tưởng thưởng bằng sự sung sướng…
Nhìn vào xã hội Việt Nam mà chúng ta đang sống hôm nay sau từng ấy năm hòa bình được lặp lại hay nói chính xác hơn là chiến tranh đã chấm dứt. Vì sao tôi phải nói như vậy? Là vì để chúng ta có một cái nhìn sâu xa hơn về thứ hòa bình mà chúng ta đang thụ hưởng ngày hôm nay. Có phải đơn giản là kết thúc chiến tranh thì sẽ có được hòa bình hay không? Tư duy một chiều là thứ đã khiến con người Việt Nam bao nhiêu năm qua đặc biệt là những thế hệ sau này ngày một mất đi sự sâu sắc trong lối sống, suy nghĩ nông cạn, đánh rơi dần cảm xúc và thờ ơ hơn với cộng đồng. Con người tìm kiếm niềm vui trong những thú chơi vô bổ, ước ao được sung sướng bản thân mà không phải lao nhọc vô tình mở ra cánh cửa dẫn đến tội ác.
Và trong những ngày qua, một sự bất ổn không đáng có diễn ra trên đất nước chúng ta là hậu quả của việc nhà cầm quyền buộc người dân phải tin vào một thứ bình yên giả tạo từ đó lãng quên đi việc đấu tranh để đẩy lùi bất công. Mỗi chúng ta khi lớn khôn đã được dạy rằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong những quy luật của sự phát triển, là một bước để đẩy lùi cái lạc hậu ra khỏi xã hội. Như vậy, việc dập tắt tiếng nói phản kháng và ngăn cản đấu tranh phải chăng là một việc gián tiếp làm kiềm hãm sự phát triển. Đến đây chúng ta hẳn đã có thể trả lời đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam là đất nước không chịu phát triển trong nhiều năm qua hầu như về mọi lĩnh vực.
Trở lại với hòa bình, hãy đặt ra một câu hỏi. Người ta giống với cái gì khi chấp nhận sống yên ổn mà không cần đến sự tiến bộ? Đó có phải là cách sống của con người, giống loài được Thượng đế ưu ái cho làm chủ trái đất hay không? Con người hơn loài vật là ở suy nghĩ và có linh hồn vì nếu chỉ xét về thể chất, chúng ta là một giống loài yếu đuối. Chỉ có hiểu biết mới làm người ta tiến bộ, nhưng bạn có công nhận rằng trong hành trình khôn lớn của con người, rõ ràng nhất là ở giữa xã hội Việt Nam, càng hiểu biết nhiều bao nhiêu, càng đau khổ bấy nhiêu. Và như vậy vì người ta sợ đau khổ, sợ biết nhiều thì nặng đầu, nặng lòng và nặng nhiều thứ khác nên không muốn hiểu biết vô hình trung khước từ sự tiến bộ. Và vì chỉ nghĩ cho bản thân nên người ta cho rằng như thế là khôn ngoan. Hòa bình mà vẫn không thể phát triển, phải chăng là vì chúng ta quá ngu dốt. Người Việt Nam đang hạnh phúc với sự ngu dốt để mong cho thân xác được no lành.
Tư duy ấy, cái tư duy rất chi hẹp hòi ấy đang khiến chúng ta, những kẻ sống với hình hài của một con người lại lãng quên đi tầm vóc của một giống loài được gọi là con người, vứt bỏ đi món quà mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng. Chúng ta đang tự hạ thấp mình mà cứ mãi nghĩ rằng đó là đang sống cho bản thân mình, là tự yêu thương lấy mình, góp vào đó là sự ru ngủ của chính quyền về một thứ hòa bình đen tối, một sự phát triển đầy phù phiếm, hư ảo. Ngăn tủ lạnh càng rộng thì ngăn con tim càng hẹp cũng như ngoài kia những kẻ đang vươn cao những tượng đài, nối dài những quảng trường thì cũng đang hạ thấp lương tri và cắt đi sợi dây rung cảm của tình người.
Liệu những cảnh người đánh người ngay giữa một đất nước “hòa bình” mà chúng ta nhìn thấy ngoài kia có làm chúng ta cảm thấy ớn lạnh về một thực trạng xã hội đang mục nát từ sâu bên trong lương tâm mỗi con người là sản phẩm của bộ máy tuyên truyền nhồi sọ. Và những con người với thứ nhân phẩm đang mục nát ấy liệu có cấu thành một xã hội tươi đẹp hay không? Hãy nhớ rằng trong tất cả những điều mà chúng ta phải lo liệu cho chính mình và cuộc sống của con cháu mình sau này có cả việc phải kiến tạo một xã hội tươi đẹp để từ đó mỗi con người được cung cấp những thứ dưỡng chất trong lành cho tâm hồn của mình.
Những chua xót mà người Việt cảm nhận được hôm nay không phải chỉ mang đến những đớn đau trong nhất thời mà để dẫn dắt chúng ta đến với sự tỉnh thức. Từ sự tỉnh thức ấy, hãy nhớ lại chúng ta đã bỏ quên bản chất con người của mình từ lúc nào, hãy đi tìm lại nó và giúp những người anh em của mình tìm lại nó để cùng nhau xây dựng lại ngôi nhà dân tộc từ trong cội rễ là tâm tính của mỗi con người chứ không phải xây dựng bằng những công trình mà rồi đây sẽ hư nát vì lương tâm con người cũng đã trở nên hư nát.

Nguyen Tai.
(Triết Học Đường Phố)

29 thg 5, 2016

Đột phá mới cho phép ghép thận từ người hiến bất kỳ

Đối các bệnh nhân suy thận, tìm được một quả thận phù hợp để cấy ghép là một quá trình dài đầy chông gai vì thông thường hệ miễn dịch sẽ đào thải hầu hết tất cả những bộ phận ngoại lai được cấy ghép, ngay cả khi hai người cho-nhận có cùng huyết thống.Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia đã khám phá ra một phương pháp để giải quyết vấn đề này cho những người đang trong tình trạng khẩn cấp.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y học New England, các bác sỹ đã khám phá ra cách để tùy biến hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, giúp nó có thể tương thích với thận của bất kì người hiến tạng nào. Trên thực tế, tỉ lệ bệnh nhân có thể sống sót khi sử dụng phương pháp mới này là rất cao, có bệnh nhân đã tiếp tục sống tốt sau 8 năm được cấy ghép thay vì tiếp tục phải chờ đợi hoặc nhận thận ghép từ một người đã mất theo phương pháp cấy ghép cũ.
Theo Thời báo New York, Tiến sỹ Jeffery Berns – một chuyên gia về thận tại Đại học Y khoa Perelman thuộc Đại học tổng hợp Pennsylvania, cũng là chủ tịch Hiệp hội Thận quốc gia cho biết thủ thuật y khoa mới này được biết với tên gọi: “desensitization”, tạm dịch là “khử độ mẫn cảm”.
Phương pháp mới này sẽ giúp giảm thời gian chờ đợi của hàng ngàn bệnh nhân và đặc biệt với một số người nó mang lại sự thay đổi to lớn. Thời báo New York đã đăng câu chuyện của anh Clint Smith – một luật sư 56 tuổi sống tại thành phố New Orleans. Anh cho biết, “nó đã thay đổi cuộc đời tôi” vì anh đã có thể nhận được một quả thận để cấy ghép thay vì dành phần đời còn lại bên máy chạy thận nhân tạo.






Ông Clint Smith – người đã được điều trị sử dụng thủ thuật “khử độ mẫn cảm” tại ngôi nhà của mình ở thành phố New Orlean  (Ảnh: William Widmer)

Tiến sỹ Dorry Segev – tác giả chính của đề án y khoa này và cũng là một bác sỹ phẫu thuật cấy ghép tạng tại Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết, rất nhiều người đã từ bỏ hy vọng và nguyện rút tên khỏi danh sách chờ khi được biết về sự thật đau lòng là cơ thể họ sẽ đào thải hầu hết tất cả các nội tạng ngoại lai.Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, khoảng 100.000 người tại Mỹ đang nằm trong danh sách chờ ghép thận nhưng đã được xác định có kháng thể sẽ tấn công cơ quan được cấy ghép. Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là khoảng 20% bệnh nhân có cơ thể đặc biệt mẫn cảm khiến việc tìm kiếm một quả thận phù hợp là điều bất khả thi. Chính vì vậy, phần lớn các bệnh nhân đã buộc phải lựa chọn phương án chạy thận nhân tạo – một giải pháp khá nhọc nhằn bởi vì nó là một quá trình lặp đi lặp lại và lấy đi rất nhiều thời gian của bệnh nhân.
Thủ thuật “khử độ mẫn cảm” có thể được tóm tắt như sau. Đầu tiên, các kháng thể được lọc khỏi máu bệnh nhân và sau đó, họ được truyền các kháng thể khác để bảo vệ bản thân và cùng lúc, hệ thống miễn dịch cũng tái tạo các kháng thể mới. Tiến sỹ Segev giải thích thêm, vì một lý do chưa thể xác định, các kháng thể mới được tái tạo sẽ ít có khả năng tấn công nội tạng mới ghép trên cơ thể. Trong trường hợp các kháng thể mới được tái tạo vẫn không hoạt động như mong muốn, bệnh nhân sẽ được điều trị sử dụng một loại dược phẩm để phá hủy các tế bào bạch cầu có khả năng tạo ra các kháng thể tấn công nội tạng mới ghép.
Dẫu mang lại những kết quả khả quan nhưng phương pháp điều trị này cũng không hề rẻ và nó yêu cầu sử dụng dược phẩm chưa được phê duyệt. Cụ thể là, một ca cấy ghép thận sử dụng thủ thuật mới này sẽ có tổng giá thành lên đến 130.000 đôla Mỹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá là nó vẫn khá rẻ khi so sánh với phương án thay thế là chạy thận khi phải tiêu tốn tới 70.000 đôla Mỹ mỗi năm.
Tại thời điểm hiện tại, kỹ thuật “khử độ mẫn cảm” có phạm vi ứng dụng lớn nhất ở lĩnh vực ghép thận. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tự tin là nó cũng có thể thích hợp với những ca ghép gan và phổi. Tiến sỹ Segev diễn giải như sau: “Gan là bộ phận ít nhạy cảm với kháng thể nên nhu cầu về thủ thuật này sẽ ít hơn, nhưng trong trường hợp gan được hiến không tương thích với cơ thể, thủ thuật này hoàn toàn có thể được áp dụng. Với phổi, tôi chưa từng biết trường hợp nào sử dụng phương pháp này, nhưng trên lý thuyết thì nó có thể được thực hiện thành công”.
Tiến sỹ Segev bổ sung thêm, “Thường thì lúc trước các bệnh nhân sẽ nhận được câu trả lời là nội tạng của người tình nguyện hiến tặng không phù hợp với cơ thể và họ chỉ có thể đợi để cấy ghép khi một người hiến tạng phù hợp trong danh sách chết”. Để đối phó với tình trạng này, một phương án tạm thời đã được áp dụng những năm qua, được gọi là: trao đổi người hiến tạng. Những bệnh nhân không có nội tạng phù hợp để cấy ghép có thể trao đổi người tình nguyện hiến tạng với một bệnh nhân khác có người hiến tạng phù hợp với cơ thể họ. Với nhiều chuỗi các cặp ‘bệnh nhân và người hiến tạng’, điều này đã giúp ích phần nào trong công cuộc tìm kiếm người cấy ghép phù hợp.
Theo đánh giá của tiến sỹ Krista L. Lentine – giám đốc y tế của chương trình hiến tạng tình nguyện tại Trung tâm cấy ghép nội tạng Saint Louis, mặc dù quá trình trao đổi người hiện tạng có những thành công nhất định, nhưng các kháng thể sẽ vẫn tấn công hầu hết các quả thận được cấy ghép, vì vậy thủ thuật ‘khử độ mẫn cảm’ là sự lựa chọn tối ưu.
Ông Smith, một bệnh nhân đến từ thành phố New Orleans trước đây phải chống đỡ với căn bệnh thận mãn tính và nó đã tiến triển xấu khiến thận của ông ngừng hoạt động vào năm 2004. Người em dâu đã cứu sống ông bằng cách hiến tặng quả thận của mình, nhưng sau khoảng 6 năm rưỡi, nó đã bị đào thải. Ông buộc phải tiếp tục hành trình chiến đấu với bệnh tật cùng máy chạy thận. Phương pháp trị liệu này khiến cuộc sống của ông đảo lộn hoàn toàn, ông cho biết dù nó giúp ông sống tiếp nhưng giờ đây mọi thứ thật vô nghĩa khi ông phải ‘ôm’ máy chạy thận hàng tiếng đồng hồ, 4 ngày trong tuần.
Và rồi may mắn đã mỉm cười với ông khi một y tá gợi ý ông liên hệ trường đại học Johns Hopkins để hỏi về nghiên cứu “khử độ mẫn cảm”. Ông chia sẻ: “Tôi sẵn sàng làm tất cả mọi thứ”. Sau khi tìm hiểu, ông được biết mình đáp ứng đủ điều kiện để tham gia công trình nghiên cứu và giờ đây ông chỉ còn thiếu một người tình nguyện hiến thận.
Một ngày nọ, sau khi vợ ông Smith chia sẻ tình trạng hiện tại của chồng mình với một người bạn thân (bà Watkins) sống tại thành phố Augusta. Bà Watkins đã cảm thông với khó khăn mà gia đình bà Smith đang phải đối mặt và quyết định trao đổi vấn đề này nghiêm túc với chồng mình. Chồng bà và ông Smith cũng là hai người bạn thân từ lúc họ còn học Cao đẳng với nhau. Bà chia sẻ, “Chúng tôi cùng nhau bàn bạc, tìm hiểu và cầu chúa giúp chúng tôi đưa ra quyết định sáng suốt”. Cuối cùng, vợ chồng bà Watkins đã tán thành ý kiến: “Ít nhất thì về mặt đạo đức, chúng ta phải có trách nhiệm kiểm tra xem mình có đủ tiêu chuẩn tham gia ca cấy ghép không” và ông Watkins quyết định mình sẽ đăng ký kiểm tra sức khỏe trước, trong trường hợp ông không đạt tiêu chuẩn thì vợ ông sẽ thử vận may.
Ông Smith đã rất lo lắng cho người bạn già của mình và cảnh báo ông về việc hiến tặng một quả thận thực sự là một mất mát to lớn. Tuy nhiên, ông Watkins đã quả quyết nói rằng, “Tôi có thứ bạn cần, và không có gì to tát cả”. Dĩ nhiên, thật khó để tìm được nhiều điều to tát và cao cả như hành động của ông Watkins. Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng, nhưng ông vẫn mất đến 6 tháng để hoàn toàn hồi phục sau ca phẫu thuật. 4 năm sau, quả thận mà ông Smith nhận được từ người bạn tốt bụng vẫn hoạt động bình thường và ông đã quay lại với cuộc sống thường ngày.
Ông Smith chia sẻ, “Mỗi tối tôi đều cầu nguyện cùng vợ mình để cảm ơn Chúa đã gửi ông bà Watkins tới giúp đỡ tôi và mang món quà cuộc sống tới bên tôi”. Ông vô cùng biết ơn ông bạn già tốt bụng, vì “Nếu không ông Watkins không tặng tôi món quà này, chắc chắn giờ đây tôi đang ngồi trên ghế chạy thận”.
Theo The New York TimesBình An