20 thg 4, 2024

SỐNG

 

Mẹ tôi có bốn người con, ba gái và một trai, tôi là con gái út trong nhà và cũng là người mà bà cưng chiều nhất. Cách đây 10 năm, bố tôi ra đi trong một tai nạn giao thông thảm khốc. Ngày đưa tiễn ông, mẹ tôi khóc hết nước mắt. Sau này, tôi phải mất rất nhiều công sức mới thuyết phục được mẹ chuyển đến sống với tôi. Lúc ấy, tôi 40 tuổi và mẹ đã 70 tuổi rồi…
Ngày mẹ chuyển đến ở với tôi, mẹ khăng khăng đòi mang theo hai túi bột mới xay. Tôi hỏi lý do, mẹ chỉ lấp liếm: “Vì mẹ thích ăn loại bột này”. Sau này tôi mới biết, hóa ra bà đã giấu 5 triệu đồng trong túi bột đó. Bà bảo bà dành dụm số tiền đó để mua cho con trai chúng tôi một chiếc ô tô… Tôi rưng rưng nhìn bà và không thể hiểu được bằng cách nào bà tiết kiệm được số tiền ấy. Nhưng tôi biết rằng tình yêu thương vô điều kiện của bà dành cho chúng tôi chưa bao giờ thay đổi.
Từ khi mẹ về, ngôi nhà của chúng tôi như được thổi một luồng sinh khí mới bởi những vật dụng bà tự tay làm và cả không khí ấm cúng mà bà tạo ra. Một ngày, mẹ bảo chồng tôi mời bạn bè đồng nghiệp của anh tới nhà, mặc dù vào thời gian đó, mọi người thường tổ chức tụ tập tại nhà hàng do cuộc sống bận rộn khiến việc chuẩn bị một bữa ăn ở nhà trở nên “xa xỉ”. Chồng tôi chiều theo ý mẹ, và thế là, mẹ tôi tất bật cả hai ngày trời để chuẩn bị đồ ăn, bánh trái và những món ăn khác cho buổi tụ tập.
Tất cả khách đến nhà đều yêu thích đồ ăn mẹ tôi nấu, nhiều người nói rằng đã rất lâu rồi họ không được thưởng thức đồ ăn có hương vị thân thuộc mà thơm ngon như thế. Tối hôm đó, chúng tôi chỉ uống rất ít và đã có cơ hội để thảo luận về rất nhiều vấn đề vốn thường không được bàn luận nơi công cộng hoặc tại nhà hàng. Ai cũng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Mẹ tôi cũng mời tất cả mọi người lần sau lại ghé chơi.
Từ đó trở đi, căn nhà của chúng tôi trở thành nơi tụ họp nhộn nhịp. Mẹ tôi đã rất hài lòng và nói rằng: “Đây mới là cuộc sống đích thực, ai cũng cần xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết với người khác”. Nghe những lời ấy, tôi mới hiểu điều mẹ muốn tôi học được qua việc mẹ đã làm.
 
Những người hàng xóm xa lạ
Một ngày, tôi nghe có tiếng chuông cửa khi đang nấu nướng. Sau khi mở cửa tôi có chút ngạc nhiên khi thấy người hàng xóm sống ở bên kia đường đang ôm trong tay một đĩa quả cherry tươi. Tôi sống ở nơi này vài năm rồi nhưng chưa bao giờ nói chuyện với cô ấy.
Rồi cô ấy ngập ngừng bảo: “Tôi đã mua một ít trái cây cho mẹ cô, hy vọng bà sẽ thích”. Trong khi tôi vẫn chưa hết cảm thấy kỳ lạ thì cô ấy nói tiếp rằng: “Lũ trẻ nhà tôi rất thích những món ăn mà mẹ cô nấu”. Hóa ra, mẹ tôi vẫn thường sang nhà cô ấy chơi trong khi vợ chồng tôi mải miết với công việc trên cơ quan, vậy mà tôi không hề biết gì. Sau đó, tôi hỏi mẹ tôi có phải bà cảm thấy cô đơn quá nên muốn có người bầu bạn không. Bà chỉ mỉm cười: “Mẹ thấy đó là việc nên làm để chia sẻ cuộc sống của chúng ta với người xung quanh.”
Từ buổi gặp gỡ hôm đó, tôi và cô hàng xóm đã trở thành bạn bè thân thiết. Bọn trẻ của cô ấy cũng thường xuyên qua nhà tôi chơi và coi mẹ tôi giống như bà của chúng vậy.
Không chỉ riêng hàng xóm bên kia đường, mẹ tôi còn quan tâm đến những người khác trong khu phố. Bà còn trở nên thân thiết với cả bố mẹ của bạn tôi, và giúp họ trông coi đứa cháu nhỏ khi họ bận việc. Tôi chợt nhận ra rằng mẹ của tôi đang làm những điều dường như rất nhỏ nhưng đã giúp chúng tôi tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm, đó là điều mà chúng tôi dường như không còn thời gian để mà nghĩ đến.
Khi mẹ tôi biết con trai của một đồng nghiệp cùng làm với chồng tôi mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết, bà nài nỉ chúng tôi mang tiền giúp đỡ họ. Mặc dù anh ta không thân với chồng tôi, nhưng mẹ tôi rất cương quyết về việc tặng số tiền đó.
Bà nói rằng: “Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta nên làm gì đó để giúp họ. Chúng ta cần phải học cách cho đi trước khi chúng ta có thể nhận lại”.
Vài tháng sau, chồng tôi được thăng chức. Các bạn đồng nghiệp đã đề cử và bỏ phiếu bầu công khai cho anh ấy không chỉ bởi năng lực của anh mà còn vì tấm lòng gia đình tôi dành cho họ. Chồng tôi vô cùng biết ơn mà nói rằng: “Chính mẹ của tôi đã đem về những lá phiếu bầu đó cho tôi”. Lúc ấy, chúng tôi vô cùng cảm kích trước những mối quan hệ thân thiết với người xung quanh mà mẹ tôi lặng lẽ giúp chúng tôi gây dựng nên.
Mẹ tôi chỉ là một người phụ nữ không biết chữ từ làng quê ra, nhưng tấm lòng rộng mở, sẵng sàng cho đi của bà đã chiếm trọn tình cảm của mọi người. Đó là điều mà bao năm qua chúng tôi không để tâm tới.
Sau này, tôi luôn ghi nhớ câu mà bà thường nói:
“Con phải tốt với người khác trước khi con mong muốn họ đối xử tốt với mình”.
Đạo lý mẹ nói là điều rất đơn giản nhưng cuộc sống bề bộn đã cuốn chúng tôi đi mất, khiến chúng tôi lãng quên sự chân thành và tin tưởng vào sự chia sẻ, đồng cảm. Mẹ đã giúp chúng tôi tìm lại những giá trị tốt đẹp bên trong mình…
 
Những phút giây cuối đời của mẹ
Sau khi sống với chúng tôi được ba năm, bà bị phát hiện mắc bệnh ung thư phổi. Những người bạn làm bác sỹ của chúng tôi khuyên rằng ở cái tuổi vốn đã gần đất xa trời của mẹ tôi, bà nên tránh sự can thiệp của phẫu thuật, để khối u tiến triển theo tự nhiên, điều quan trọng nhất là có một tâm lý thoải mái và sống vui vẻ nốt quãng đời còn lại.
Chồng tôi và tôi đã nói chuyện với nhau rất lâu, nhưng cuối cùng cũng thấy rằng đó là phương án tốt nhất cho bà. Chúng tôi đã rất khó khăn để nói với bà sự thật, tôi sợ bà sẽ không chịu nổi. Nhưng ngược với suy đoán của tôi, bà chấp nhận điều này một cách rất bình thản và bảo rằng: “Các con đã làm đúng. Đó là phương án tốt nhất rồi”.
Rồi bà nói rằng bà có nguyện vọng được trở về làng quê.
Tôi đã ở cùng chăm sóc mẹ trong suốt khoảng thời gian cuối đời của bà. Khi tỉnh táo, bà luôn luôn cười nói vui vẻ và không nhắc đến bệnh tật, chỉ những lúc bị hành hạ bởi những cơn đau, bà mới dùng đến thuốc rồi chìm vào những giấc ngủ mê mệt.
Tôi thường đưa bà ra ngoài vài lần mỗi ngày để bà tận hưởng không khí trong lành mỗi khi mặt trời mọc, để nhớ hương thơm của những cánh đồng lúa xanh rì rào vào những buổi chiều mát rượi và để ghi lại những khuôn mặt hàng xóm thân quen mà khi đôi mắt mờ đi bà không có cơ hội nhìn thấy nữa. Rồi một ngày bỗng nhiên bà nói với tôi rằng bà nhớ nhất là tiếng ve kêu mùa hè. Ngày xưa, bà ghét cái âm thanh ồn ào này lắm, nhưng nếu không có nó, có lẽ bà đã không cưới cha tôi…
Khi gặp nhau lần đầu tiên, ông đã nói với mẹ tôi: “Cái tiếng kêu râm ran này nhiều khi khiến người ta khó chịu, nhưng nếu không có nó, những ngày hè sẽ thật tẻ nhạt và không có gì đáng nhớ. Giống như cuộc đời, nếu không có những phút giây khó khăn, gục ngã, chúng ta sẽ không bao giờ biết quý trọng hạnh phúc và những ngày yên bình.”
Chính những lời chân thành sâu sắc đấy đã khiến bà chọn bố tôi làm người san sẻ buồn vui trong suốt quãng đời còn lại…
Đêm hôm đó mưa rơi nặng hạt, mẹ nhìn vào đôi mắt sâu thẳm của tôi bảo rằng bố tôi đang chờ bà…và bà phải đi thôi. Tôi nắm lấy bàn tay gầy guộc của mẹ nức nở nói rằng tôi không thể sống nếu thiếu bà. Nhưng bà nhìn tôi mỉm cười hiền hậu: “Con phải để mẹ đi… Đã đến lúc rồi…”
Trái tim tôi vỡ òa khi bàn tay mẹ rơi khỏi tay tôi…
 
Đám tang của mẹ
Ngày tiễn mẹ tôi trở về với cát bụi, những người trong làng, bạn bè và hàng xóm khu phố tôi sống xếp thành một hàng dài, lặng lẽ theo sau chiếc xe tang chở mẹ tôi đi…
Chứng kiến cảnh tượng ấy, rất nhiều người qua đường vô cùng tò mò và thắc mắc liệu đây có phải là lễ tang của một cán bộ cấp cao hay là bố mẹ của một quan chức không?
Không… mẹ tôi không phải là một người được học hành đầy đủ hay người có địa vị cao sang. Bà chỉ là người nông dân đơn thuần, chân chất với trái tim bao dung, quảng đại và một lối sống đẹp… nhưng ai cũng muốn dành một chút thời gian quý báu của họ để tưởng nhớ và tiễn bà sang thế giới bên kia… Tôi cảm phục bà vì điều đó!
Khi chiếc quan tài từ từ hạ xuống, tôi hình dung ra nụ cười thanh thản của bà trước lúc nhắm mắt. Trong cuộc đời này, bà không giữ lại gì cả, tất cả những gì bà làm là cho đi với một trái tim nhân hậu, nhưng những điều bà để lại trong lòng mọi người là mãi mãi, không của cải nào sánh bằng… Tôi nhận thấy trong khóe mắt của đoàn người tiễn đưa đều rưng rưng những giọt nước mắt… Họ đều thấy tiếc nuối cho một tấm lòng cao đẹp đã từ giã cõi đời.
Đôi khi, chúng ta không cần phải sống một cuộc đời oanh liệt để chiếm một vị trí trong trái tim mọi người. Chính những điều giản dị, sự quan tâm chân thành mà chúng ta trao tặng mới để lại dấu ấn trong lòng họ. Tôi chợt nhớ có ai đó từng nói rằng: “Hãy sống một cuộc đời để khi chúng ta chết đi mọi người khóc còn ta mỉm cười.” Mẹ tôi đã dạy tôi những bài học vô giá về tình yêu, sự sẻ chia và thái độ sống tích cực mà mãi cho đến năm 43 tuổi tôi mới hiểu được hết… Tôi cảm thấy tự hào và biết ơn vì một người mẹ vĩ đại như thế. Những bài học sâu sắc mẹ dạy tôi sẽ luôn khắc ghi trong lòng…
Ở một nơi nào đó, mẹ tôi chắc chắn sẽ rất an vui…
 
Theo Visiontimes
Diệu Linh
Nguồn : fb Thiện Trí
....


 Xem Thêm : 

1./9 điều cha mẹ cần "khắc cốt ghi tâm" để rèn con (vietnamnet)

2./Bí quyết nuôi dạy những trẻ em hạnh phúc nhất thế giới của người Hà Lan  

19 thg 4, 2024

Gặp Lại Người Xưa, 2 Dòng Sông Gặp Nhau - Thơ Quách Như Nguyệt


 Gặp Lại Người Xưa

Gặp lại anh một buổi chiều rực nắng
Nắng mùa hè nắng nóng bỏng, chói chang
Lòng bồi hồi, xúc động cố nhân ơi!
Nhận ra nhau, tình lãng mạn một thời


Không hiểu sao em cố tình hờ hững
Làm mặt lạnh như không hề quen biết
Anh đây mà, anh không phải trong mơ
Anh đây mà.... người một thời tha thiết!


Hai chúng ta nhìn nhau khá ngỡ ngàng
Không ngờ gặp, tình võ vàng buồn quá!
Chốn đông người sao chỉ thấy mình anh?
Anh đứng đó, vẫn nụ cười thuở đó


Anh mừng rỡ còn em thì bỡ ngỡ
Muốn làm lơ, sao anh vẫn đến chào?
Mùi cologne rất quen thuộc thuở nào
Người một thời làm tim óc lao đao!


Gặp làm chi để lòng em sóng nổi?
Rồi chúng mình cũng phải cách xa thôi
Em có người khác và anh cũng thế
Đành chia tay, vài câu nói vụng về!


Chia tay nhé, anh về yên vui nhé
Hai chúng ta hai ngã rẻ cuộc đời
Tình ngày xưa là tình mộng vẽ vời
Thà đừng gặp để em đừng tiếc nuối

Gặp làm gì, bâng khuâng... cố nhân ơi! 

Như Nguyệt
August 28th, 2023

2./ Hai Dòng Sông Gặp Nhau

Em đã nhìn tận mắt

nơi hai dòng sông gặp nhau

Dòng sông đen xanh; dòng sông nâu

Dòng sông trong, dòng sông đục ngầu

 

Cũng là sông nhưng rất khác xa nhau

Tuy khác nhau nhưng lại rất hài hòa

Những dòng sông mang theo phù xa

Những dòng sông nước biếc bao la

Băng qua rừng già, băng qua vùng băng giá

Sông là nguồn nước ngọt dồi dào

nuôi sống người vật cỏ cây, hữu ích biết bao

Sông thơ mộng lấp lánh ánh trăng sao

Sông chóa mắt lập lòe đầy ánh nắng

 

Cuối cùng… sông sẽ đổ về nguồn,

chẩy về hồ lớn, biển cả, đại dương

Em nhìn sông êm đềm, nhớ người thương

Nhìn ngắm sông, cảm thấy mình hạnh phúc!

 

Có những khúc sông phẩn nộ cuồn cuộn sóng*

Có những khúc sông nhìn chẳng thấy bến bờ

Những con sông hẹp, những con sông khúc khuỷu

Những con sông thẳng tắp,
những con sông uốn lượn quanh co

Cảm ơn nhiều tình yêu của anh cho,

Dẫu tình ảo nhưng là tình đẹp lắm!

 

Hai dòng sông gặp nhau

Như một ngày nào đó… mình sẽ gặp …
Như Nguyệt

May 2021

*a rapid in a river


 
Mời Xem :

Tình Vẫn Còn Đây / thơ Như Nguyệt. Love Is Still Here (Ngô Khoa Bá dich qua tiếng Anh)

Phố Chiều Theo Em Về - Nguyễn Đạm Luân



 

 

 

 Mời Xem :

Mùa Thu Chết - Nguyễn Đạm Luân  


SÀI GÒN CÓ NHIỀU "XÓM"

 

Xóm là một danh từ thuần Việt. Chữ “Xóm tui” nghe thật thân thương gần gũi, một danh xưng xuất phát tự đáy lòng của Dân Nam Kỳ lục tỉnh. Ngày xưa, chòm xóm là một tập hợp những “người bỏ xứ” vô Nam khai phá lập nghiệp trên miền đất mới, họ ở kế bên nhau, nương tựa giúp đỡ nhau lúc ốm đau, tối lửa tắt đèn. Xóm là những mái nhà quây quần sống gần nhau có chung cái giếng, cây cầu. Họ chia sẻ buồn vui khi nhà hàng xóm hữu sự. Xóm là một cộng đồng không thể thiếu trong văn hóa đời sống Việt!
Đây xóm nghèo quê tôi khi nắng lên
Sài Gòn Gia Định có khoảng 60 xóm, Riêng Gò Vấp đã có hơn 10 cái.
Xóm Thuốc ngày nay còn cái nhà thờ giáo xứ Xóm Thuốc đuợc thành lập năm 1954 trên đường Quang Trung. Nhà thờ của Dân Bắc Kỳ 54 mới đây. Xóm Thuốc là nơi trồng cây thuốc lá, để mấy ông già quấn vô giấy quyến hút kêu là thuốc rê Gò Vấp:
Thuốc Gò Vấp ngon lắm anh ơi Giấy quyến rộng khổ, anh bỏ tôi sao đành?
Sau này Xóm Thuốc gia công trồng thuốc lá cho hãng Bastos, Mélia của Pháp. Ngày nay do đô thị hóa, Xóm Thuốc ko còn trồng thuốc lá nữa.
Xóm Mới nổi tiếng nhứt ở Gò Vấp, tỉnh Gia Định vì là nơi của Dân di cư chỗ ở “mới” thành lập vào năm 1954.
Xóm Gà ở góc Nguyễn Văn Đậu Lê Quang Định, hẻm chùa Dược Sư. Xóm này nuôi gà đá cho trường gà của Tả quân Lê văn Duyệt trên lộ làng 15.
Xóm Thơm là nơi trồng trái thơm, có cái ga xe lửa cùng tên (ga Gò Vấp) trên đường Lê Lai.
Xóm Lư là xóm làm lư đồng ở làng An Hội ở khúc Quang Trung, Phan Huy Ích.
Mé quận 4, thủ đô “giang hồ” có cái xóm nổi tiếng dữ lắm, đó là Xóm Chiếu. Xứ này của thôn Khánh Hội và Bình Ý nằm gần mé kinh Bến Nghé và sông Sài Gòn. Đất cù lao, nước lên xuống toàn bưng sình, mọc đầy cây bàng và cỏ lác. Làng nghề Xóm Chiếu và chợ Xóm Chiếu ra đời ở đây.
Mé Q.5 có Xóm Cải từ Nguyễn Trãi tới Mạc Thiên Tích. Xóm Cải của đất Chợ Lớn xưa, là nơi đất gò, nơi cư ngụ của những người chuyên nghề trồng rau cải để bán.
Xế cầu Chà Và có Xóm Chỉ ở đường Tản Đà, dân vùng này chuyên làm nghề kéo chỉ. Có cái cầu sắt nhìn ốm nhách khẳng khiu tên cầu Xóm Chỉ .
Xóm Vôi đất Chợ Lớn là nơi dân chuyên chở đá vôi từ vùng Hà Tiên lên để… ăn trầu và sơn tường.
Xóm Củi xưa kia là vùng đất hoang, sình lầy, là bến lên củi và vựa chứa củi từ ghe thuyền miền Tây lên. Xóm Củi xưa là đất trũng, nước lên xuống hầu như không có người ở.
Mé quận 3 có cái cầu Kiệu được Trương Vĩnh Ký ghi cầu Xóm Kiệu, xưa chuyên trồng củ kiệu.
Xóm Lách là con hẻm nối Yên Đỗ với Công Lý ra kinh Nhiêu Lộc xưa trồng xà lách bán cho Tây.
Xóm Cối Xay ở chợ Cây Da Thằng Mọi khúc dinh Gia Long. Trong bài Gia Định phú có câu: “Xóm Cối Xay làm tở mở, chồng sửa họng vợ đục tai.”
Xóm Vườn Mít ở đường Công Lý khúc Tòa án.
Xóm Bột từ bệnh viện Chợ Quán tới bệnh viện Nguyễn Trãi chuyên sản xuất các loại bột, trong bài Phú Gia Định có câu: “Ngoài Xóm Bột phơi phong trắng dã, nhiều bột mì, bột đậu, bột lọc, bột khoai”.
Đối diện với Bến Ngự (Cột cờ Thủ ngữ) phía Thủ Thiêm, gọi là xóm Thủy tặc hoặc xóm Tàu Ô. Có nhiều tay trộm chuyên leo lên tàu nước ngoài khoắng đồ như Tàu Ô.
Xóm than Thủ thiêm là kho than của Pháp xây đựng chất đốt cho Tàu Xe thời đó.
Xóm Bình Khang là tên hoa mỹ dành cho nhà chứa, nơi các kỹ nữ ở . 平康 Bình Khang thực ra là tên một làng ở ngoại ô thành Trường An đời Đường, nơi cư ngụ của các các kỹ nữ. Ở Sài Gòn vào năm 1953 – 1954, xóm Bình Khang Cây Điệp nằm trên đường Vĩnh Viễn-Petrus Ký.
Trong thư tịch cổ ở Chợ Lớn xưa có Xóm Huê Nương (Xóm Lồng Đèn) ở khu vực KS Đồng Khánh, không phải Xóm Lồng Đèn ở xóm đạo Phú Bình quận 11.
Có nhiều cái xóm đã biến mất tiêu trong thực tế, nay chỉ còn trên thư tịch.
Ai biết lịch sử Xóm nào ở Sài Gòn nữa… Xin chỉ giáo, cám ơn!
 
Theo Facebook Dansaigonxua
fb Lê Văn Thông
 
Xóm lồng đèn Phú Bình Q.11 (Ảnh của TC.Thương Hiệu và SP)
 

18 thg 4, 2024

Không Là Nắng Gò Dầu - Thuyên Huy


Ở đây bây giờ trời nắng hạ

Nhưng không là nắng hạ Gò Dầu

Nắng bên sông Vàm chiều bóng ngã

Tan trường qua cầu người bước mau

 

Tôi từ làng nghèo ra chợ quận

Tình cờ mình lại học chung trường

Chưa quen nhưng hồn ngơ hồn ngẩn

Đường theo sau về cứ vấn vương

 

Lối vào nhà người hoa phượng đỏ

Tiếng ve nức nở gọi hè về

Chia tay nắng hạ chiều hôm đó

Cuối đường mình bước ở bước đi

 

Tựu trường trở lại năm học cuối

Sân trường xao xác phượng muộn rơi

Lớp xưa đã không còn người cũ

Đường chiều về đơn độc mình tôi

 

Gò Dầu bây giờ còn nắng hạ

Sông Vàm còn chiều ngã bóng xưa

Tôi hơn nửa đời nơi xứ lạ

Hơn nửa đời người đã như mơ

Thuyên Huy

Ảnh  Từ Google :Gềnh Đa Dĩa Gia Lai


 Mời Xem :

Thư Cuối Cùng Cho Người - Thuyên Huy  


Kinh Hoàng Với 6 Thứ Đồ Trung Quốc ĐẦU ĐỘC CẢ VN, Cứ Dùng Là Phá Nát Gan Thận, Hại Cả Mất C.hết Oan


 H.Phi chuyển

Xem Thêm :

5 loại thực phẩm nhập từ TQ không nên ăn 

 

7 Thực Phẩm Trung Quốc Được Làm Từ Nhựa Và Hóa Chất Gây Ung Thư

17 thg 4, 2024

TUỔI HOA NIÊN VÀ TUỔI HẠC - Nguyễn Thị Châu

Đinh Cường

1./ TUỔI HOA NIÊN

Tuổi hoa niên đã đi vào dĩ vãng

Tuổi học trò tươi đẹp biết bao nhiêu

Áo trinh nguyên với dáng dấp yêu kiều

Còn đầu nửa những ngày thơ ngày mộng



Bức thư tình trao nhau trong giờ học

Em rục rè, e thẹn lén xem thư

Lời trong thư, chan chứa biết bao từ

Ru mật ngọt, tình thơ, ôi! Tha thiết



Rồi từ đó chúng ta vui hò hẹn

Góc phố buồn, công viên vắng không ai

Tay trong tay cho vơi bớt u hoài

Dòng nhật ký đã ghi vào trang giấy



Đã mấy mùa hoa Phượng thi nhau nở

Ta xa nhau vì đã hết năm rồi

Xa mái trường, xa khúc hát đầy vơi

Ôn kỷ niệm đã đi theo ngày tháng



Rời tay nhau, mỗi người đi mỗi ngã

Anh quân trường, tôi cô giáo miền xa

Không gặp nhau, trong mỗi buổi chiều tà

Rồi từ đó, ta xa nhau mãi mãi …!!!


10-4-2024 Nguyễn thị Châu


 
2./ TUỔI HẠC

Tuổi hạc cao rồi các bạn ơi!

Làm thơ gieo chữ gởi đôi lời

Phương xa kết nối tình bè bạn

Nối vòng tay lớn khắp nơi nơi

 

Dẩu xa ngàn dặm, nhưng gần gũi

Lời nói nàng thơ. Ôi! Rất hay

Gởi đến muôn nơi tình bằng hữu

Gợi nhớ, gợi thương, chuyện u hoài

 

Mái tóc pha sương, lắm bụi đường

Sao còn ngồi đó nói yêu đương

Ai nói tình yêu không có tuổi??

Tình không biên giới, tình vấn vương

 

Tuổi hạc càng cao, càng ray rức

Nhớ hoài nhớ mãi, chuyện xa xưa

Nhớ bao lưu luyến ân tình cũ

Nhớ ánh trăng thanh dưới bóng dừa…!!!

 10-4-2024

  Nguyễn thị Châu