20 thg 12, 2015

3 huyền thoại phổ biến về những thành phố hiện đại ngày nay

Những toà nhà chọc trời tại thành phố New York (Joshua Jackson/Unsplash.com/Public Domain)
Đô thị hóa thường được chào mời như một giải pháp cho những căn bệnh khác nhau của thế giới. Nó được ca ngợi là phương tiện giải quyết các vấn đề như nghèo đói, di cư hàng loạt, và biến đổi khí hậu. Chúng ta được bảo rằng, các thành phố sẽ làm cho xã hội của chúng ta lành mạnh và hiệu quả hơn, các thành phố sẽ mang lại hạnh phúc cho chúng ta, các thành phố là tương lai tất yếu – hoặc thế này thế khác.

Trong khi các thành phố có thể đem đến sự cải thiện rất lớn trong cách sống của chúng ta, và có rất nhiều ý tưởng quan trọng trong số những ý tưởng nêu trên, nhưng có một số điều đã được cường điệu quá mức. Những lời tuyên bố như: đang có một “sự thay đổi toàn cầu” theo hướng thành thị hoá, hay nền kinh tế thành thị mang đến cho mọi người vô số những lợi ích về năng suất, hay các đô thị sẽ không ngừng tăng trưởng và phát triển thịnh vượng, tất cả đều sai lầm. Bằng cách mổ xẻ một số những huyền thoại này, chúng ta có thể hiểu và đương đầu với những ưu và khuyết điểm thực sự của các thành phố, và vai trò của chúng đối với tương lai của chúng ta.

  1. Chúng ta đang bước vào thời đại đô thị

Năm 2008, Liên Hợp Quốc đã thông báo rằng, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, 50% dân số thế giới sống ở các thành thị. Kể từ đó, con số này không ngừng được trích dẫn như là bằng chứng cho một sự thay đổi toàn cầu theo hướng đô thị hóa – bình minh của một “thời đại đô thị”. Nhưng những tuyên bố này làm ngơ trước nhiều xu hướng đa dạng và khác nhau giữa các vùng miền khác nhau trên thế giới.
Nhiều người vẫn đang sống cuộc sống thôn quê. (Steve Slater / Flickr, CC BY)
Nhiều người vẫn đang sống cuộc sống thôn quê. (Steve Slater / Flickr, CC BY)
Hơn 40% các nước trên thế giới vẫn còn nhiều vùng nông thôn hơn thành thị, và 18% các nước có số lượng dân thành thị ít hơn, so với năm 2000. Trong cả hai khu vực các nước đang phát triển và các nước phát triển trên thế giới, các thành phố đã phát triển lớn hơn về quy mô, nhưng mật độ cũng trở nên ít đông đúc hơn. Thực tế này cho thấy, ở những nơi phát triển đô thị đang diễn ra, các thành phố không chỉ mở rộng – chúng còn biến đổi.
 Các thành phố có năng suất lớn hơn
Cũng có một điều khác được nhiều người mặc nhiên cho là đúng, đó là sự công nhận rằng nền kinh tế của thành phố có hiệu quả cao hơn và mang lại cho chúng ta cuộc sống tốt hơn về mặt kinh tế. Rõ ràng là các trung tâm đô thị có hiệu suất cao hơn về tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP) như trường hợp của thành phố London, sự chênh lệch này vào khoảng 15%, so với mức trung bình của toàn Vương quốc Anh.
Vấn đề là, chúng ta đang so sánh không trên cùng một đơn vị. Các doanh nghiệp ở đô thị không chỉ tốt hơn và hiệu suất cao hơn so với các phiên bản ở nông thôn. Trên thực tế, mô hình cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt, có giá trị cao chỉ khả thi ở những nơi có đông dân số. Vì vậy, nền kinh tế đô thị có một cấu trúc khác cơ bản so với nông thôn. Ra ngoài thành phố, nhiều doanh nghiệp thành thị sẽ không chỉ đơn giản là kém năng suất hơn mà họ sẽ bị loại ra khỏi hoạt động kinh doanh.
Ví dụ, các luật sư thuế doanh nghiệp cần một số lượng lớn các doanh nghiệp địa phương để tạo ra đủ việc làm trong lĩnh vực cụ thể của họ. Các cơ sở kinh doanh những mặt hàng cho giới nhà giàu – tôi dám nói rằng các quán cà phê ngũ cốc – chỉ tồn tại trong những thị trường lớn với một số lượng lớn các khách hàng tiềm năng.
Và không phải tất cả các lĩnh vực đều được hưởng lợi như nhau từ sự đô thị hoá. Các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ cấp cứu, và bán lẻ không thể chuyên nghiệp theo cách mà các lĩnh vực kinh doanh chất xám có thể làm. Kết quả là, người lao động trong những lĩnh vực quan trọng này không thấy thêm được nhiều giá trị được cho là đi kèm với nền kinh tế đô thị.

  1. Các thành phố lớn đã tồn tại từ lâu và đã trở thành điều quen thuộc

Lịch sử cho thấy rằng các thành phố không phải là những hệ thống ổn định. Các thành phố có nhiều khả năng phải trải qua một chu kỳ “bùng nổ và phá sản” hơn là sự ổn định lâu dài, khi họ phải đấu tranh để thích ứng với những tác động của suy thoái kinh tế và xung đột. Một ví dụ nổi bật đến từ Bắc Mỹ: trong 10 thành phố lớn nhất nước Mỹ vào năm 1950, thì 8 thành phố đã mất ít nhất 20% dân số của họ vào năm 2010, sau khi họ đã thất bại trong việc thích nghi với những thay đổi về kinh tế và chính trị.
Ngay cả những thành phố được xem là thành công cũng thường xuyên gặp phải các vấn đề. Một vài thành phố “dễ sống” nhất trên thế giới như Sydney, Vancouver, và Auckland – đang phải vật lộn với thị trường bất động sản quá nóng, khi bất động sản đô thị trở thành nguồn đầu tư tài chính hấp dẫn.
Cảnh đường phố của London, Anh. (David Marcus / Unsplash.com / Public Domain)
Cảnh đường phố tại London, Anh quốc. (David Marcus / Unsplash.com / Public Domain)
Một trong những thách thức khó  khăn nhất mà các chính phủ và người dân thành phố phải đối mặt ngày nay là khả năng phục hồi đối với sự sụt giảm kinh tế, thay đổi chính trị, và các công nghệ mới. An ninh, thịnh vượng chỉ có thể được đảm bảo nếu có sự đầu tư và lập kế hoạch một cách thận trọng, cùng với cộng đồng vững chắc và nền kinh tế mạnh mẽ.
Dẹp đi những huyền thoại xung quanh đô thị hóa là rất cần thiết nếu chúng ta muốn tìm hiểu những yếu tố nhiều sắc thái hơn đang định hướng sự phát triển của đô thị và muốn định hình tương lai của các thành phố của chúng ta tốt hơn. Hãy kinh doanh với sự nhiệt tình tâm huyết với một tầm nhìn rõ ràng hơn về sự thay đổi của thế giới của chúng ta và về những gì mà các chính phủ và công dân có thể làm để tạo nên một tương lai đô thị phù hợp với tất cả chúng ta.
Jenny McCarthy là nghiên cứu sinh tiến sĩ về đầu tư hạ tầng và kinh tế đô thị của Đại học Tổng Hợp London.NBai2 viết bầy đã được đăng lên tờ The Conversation

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét