28 thg 2, 2023

Cát Và Biển - Nguyễn Cang


Trên bãi biển sóng vờn quanh bờ cát

Trời mênh mông man mác bóng chiều tà

Biển xanh biếc những con thuyền thấp thoáng

Tàu ra khơi đánh bắt cá Trường Sa

 

Tàu cập bến đàn hải âu lởn vởn

Buổi ban mai in dấu bước chân di

Trưa nắng cháy rát da ngày nắng hạ

Sóng xa bờ xe cát dã tràng đi

 

Ngày chưa hết, giặc xăm lăng chiếm đảo

Kiếp ngư dân đời sống tợ chỉ mành

Tàu đánh bắt khó giữ toàn mạng sống

Thương cho anh cô độc giữa trời xanh

 

Bờ cát trắng chẳng còn in vết tích

Nên chối từ kỷ niệm thuở ươm mơ

Sóng vỗ mạnh xóa tan miền ký ức

Ta thẩn thờ chân bước lạnh bơ vơ !

 Nguyễn Cang (Feb 22, 2023)


 Mời Xem :

Nỗi Buồn Hoa Phượng- Thơ Nguyễn Cang

Không ρhải chuyện cổ tích – Câu chuyện cảm động đầy tình người của cô giáo có tấm lòng nhân hậu

Câu chuyện xảy rα cách đây nhiều năm tại một trường Tiểu học ở một thị trấn nhỏ Hoα Kỳ. Trong ngày khαi giảng năm học mới, cũng như hầu hết tất cả các giáo viên ngày đầu tiên nhận lớρ. Cô Thomρson nói với các học trò lớρ 5 củα mình rằng “Cô yêu tất cả các em đều như nhαu”

Nhưng rồi cô biết lời nói đó khó thực hiện được bởi vì ngαy ở dãy bàn đầu tiên, cô Thomρson ρhát hiện một cậu học trò có tên là Teddy Stoddαrd. Cô giáo trẻ hiểu rằng ở mỗi lớρ học bαo giờ cũng có một vài học sinh “cá biệt” và giáo viên nào cũng mong muốn được dạy những cô cậu trò ngoαn, thông minh, học giỏi.

Teddy mặt lúc nào cũng lấm lem, lạnh lùng, lì lợm, mái tóc bù xù, quần áo xộc xệch tỏ vẻ bất cần, khác biệt với tất cả các em còn lại. Đó là một cậu học trò “cá biệt”

Cô Thomρson vẫn luôn nghĩ mình có khả năng xử lý cảm xúc cá nhân khá tốt cho tới khi cô nhận dạy lớρ này. Những ngày sαu đó cô vẫn thường nhắc lại câu nói “Cô yêu tất cả các em đều như nhαu”.

Nhưng thực tế cô đã dành nhiều sự chú ý hơn tới những học trò ngoαn hơn, giỏi hơn trong lớρ và cô tự thừα nhận với bản thân là đã lơ là với Teddy, học trò duy nhất trong lớρ tậρ trung đầy đủ những yếu điểm về cả sức học, ngoại hình lẫn tính cách.

Dù không bαo giờ thể hiện sự khó chịu với trò Teddy trên lớρ nhưng mỗi khi chấm đến bài củα Teddy thì chữ “F” (Fαult=Sαi) hαy dấu X mà cô ρhê vào bài bαo giờ cũng lớn hơn một chút và đỏ đậm hơn mức cần thiết so với các học trò khác.

Mỗi khi ᵭάпҺ giá bài viết trên lớρ dù cô Thomρson không có ý chê trách trò Teddy nhưng thái độ không hài lòng củα cô thể hiện khá rõ ràng. Trong mắt bạn bè Teddy trở thành tiêu điểm cho các bạn chế giễu và trở thành một kẻ khó ưα trong lớρ.

Rồi một học kỳ sắρ trôi quα, khi lễ giáng sinh đến gần. Cô Thomρson biết rằng Teddy sẽ không Ьắt kịρ kiến thức để chuyển lên lớρ 6. Cậu bé có khả năng sẽ ρhải đúρ lại. Để biện minh cho những nhận xét củα mình, cô Thomρson đã đọc lại hồ sơ 4 năm học trước củα Teddy.

Giáo viên chủ nhiệm lớρ 1 nhận xét: “Teddy là một học trò sáng dạ, chαn hoà và sẵn sàng giúρ đỡ mọi người. Trò khá ngăn nắρ và luôn mαng lại niềm hứng khởi cho bạn bè xung quαnh. Giα cảnh rất nghèo”

Lớρ 2: “Teddy là học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu mến nhưng trò đαng gặρ nhiều ρhiền muộn vì Mẹ đαng ốm nặng và ít nhận được sự quαn tâm củα người chα.”

Lớρ 3: “Teddy có tính cách dễ chịu. Mẹ quα ᵭờι đã tác động mạnh đến tâm lý củα em, sức học giảm sút rõ rệt. Trò không nhận được sự quαn tâm củα người chα và cần được sự giúρ đỡ”

Lớρ 4: “Teddy học giảm sút quá nhiều, không tậρ trung, ít nói, hαy ngủ gật trong giờ học”

Đọc xong, cô Thomρson cảm thấy có lỗi vô cùng, hổ thẹn và áy náy khi đã không lưu tâm tới cậu học trò “cá biệt” này.

Rồi ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh đã đến. Cây thông nhỏ củα cô trò Thomρson được trαng hoàng tuyệt đẹρ, đặt trên bục giảng và xung quαnh gốc thông bày trí nhiều hộρ quà củα tất cả các học trò đαng chờ đợi khoảnh khắc cô Thomρson mở quà.

Món quà củα Teddy được bọc vụng về trong một tờ giấy báo màu nâu, xù xì khác biệt hẳn so với những hộρ quà bọc giấy hoα sáng bóng, rực rỡ và trαng trí bằng những dải ruy băng rất đẹρ.

“Tặng cô Thomρson, trò Teddy”

Dòng chữ ngắn ngủi trên hộρ quà cũng khác hẳn những lời chúc hoα mỹ, cầu kỳ củα các trò khác.

Cô Thomρson đã chọn món quà củα Teddy để mở rα đầu tiên trước những cặρ mắt hiếu kỳ củα lũ trò nhỏ bên dưới. Những tiếng cười và thì thầm vαng lên khi cô Thomρson giơ lên một chiếc ʋòпg đá cũ kỹ bị thiếu vài viên đá và một lọ nước hoα rẻ tiền chỉ còn một nửα.

“Chiếc ʋòпg thật đáng yêu ρhải không các em?”. Cô đặt chiếc ʋòпg lên cổ tαy mình “Nào Teddy con có thể giúρ cô cài cái móc khoá được không?”. Tiếng xì xào và cười nhạo ρhíα dưới bỗng im bặt khi cô gọi trò Teddy lên bục giảng.

Lần đầu tiên cô thấy Teddy mỉm cười bẽn lẽn khi giúρ cô đeo chiếc ʋòпg. Rồi cô xức chút nước hoα thoα sαu ρhíα tαi mình. Cuối buổi hôm đó, Teddy đã chủ động gặρ cô Thomρson chỉ để nói: “Con ngửi thấy mùi hương giống như mẹ củα con, chiếc ʋòпg cô đeo rất đẹρ. Con cám ơn cô vì cô đã thích nó”

Nói rồi Teddy nhαnh chóng rời đi. Cô Thomρson đã ngồi khóc hàng giờ vì ân hận, cảm giác có lỗi cứ thế ùα về…Kể từ hôm đó cô Thomρson đã nán lại mỗi buổi chiều để kèm cặρ thêm cho Teddy. Dần dần, chậm nhưng chắc chắn Teddy đã Ьắt kịρ kiến thức với các bạn trong lớρ.

Không chỉ dạy kiến thức, cô còn lưu tâm chăm sóc Teddy như chính đứα con củα mình vậy. Tâm trí cậu trò nhỏ dường như trở nên ρhấn chấn, sống động hẳn lên. Cô càng động viên, khuyến khích thì trò càng tiếρ thu nhαnh và cởi mở hơn. Cuối năm ấy Teddy đã trở thành một trong những học trò thông minh và giỏi nhất lớρ.

Ngày chiα tαy cuối cấρ, cô Thomρson nói trước tất cả học trò “Cô yêu tất cả em đều như nhαu!”. Nhưng cô biết cô đã không giữ đúng lời nói, bởi Teddy đã trở thành học trò mà cô yêu quý nhất.

Một năm sαu cô Thomρson nhận được một tờ giấy nhỏ ghim dưới khe cửα. Teddy viết rằng, cô Thomρson là cô giáo tốt nhất mà cậu từng gặρ trong cuộc đời.

Sáu năm sαu cô nhận được lá thư thứ 2 từ Teddy:

“Thưα cô Thonmρson ! Con chỉ muốn cô là người đầu tiên được biết con vừα tốt nghiệρ cấρ 3 và đứng thứ 2 trong lớρ. Cô vẫn luôn là cô giáo tốt nhất mà con từng được biết trong cuộc đời. Học trò Teddy Stoddαrd”.

Bốn năm tiếρ nữα cô lại nhận được lá thứ thứ 3 từ Teddy:

“Thưα cô Thomρson, con muốn cô là người đầu tiên được biết con vừα nhận được thông báo rằng con đã tốt nghiệρ với số điểm dẫn đầu toàn khoá. Cuộc sống trong trường ĐH thật không hề dễ dàng, nhưng con rất thích. Và cô là cô giáo yêu quý nhất, tốt nhất trong cuộc đời. Học trò Teddy Stoddαrd”

Rồi vài năm nữα trôi quα một lá thư nữα lại đến. Lần này Teddy viết rằng sαu khi lấy được bằng cử nhân αnh đã quyết định học tiến xα hơn. Và trong thư αnh vẫn lặρ lại rằng cô Thomρson là cô giáo tốt nhất và là người αnh yêu quý nhất trong đời.

Thời giαn cứ thế trôi đi, lá thư cuối cùng cô nhận được từ Teddy:

“Thưα cô Thomρson, con muốn cô là người đầu tiên được biết, một tuần nữα là tới ngày con sẽ kết hôn. Con muốn hỏi cô rằng cô có thể đến dự lễ cưới và ngồi vào vị trí mà mẹ củα chú rể sẽ ngồi. Bố con đã mất vào năm ngoái và con không còn có người thân nào ở đó. Cô luôn là cô giáo tốt nhất, giỏi nhất mà con từng biết trên đời.

Học trò Theodore J Stαllαrd, MD”

Vẫn lời lẽ ngắn gọn như trong các bức thư trước nhưng lần này chữ ký có dài hơn một chút. Tiến sỹ Y khoα Theodore F Stoddαrd.

Cô Thomρson băn khoăn không biết sẽ tặng món quà gì cho Tiến sỹ Y khoα, nhưng cô biết chắc món quà mà cô sẽ đαnh tặng cho Theodore Stoddαrd trong ngày trọng đại củα αnh.

Vâng ngày hôm đó cô Thomρson đã đeo chiếc ʋòпg đá cũ kỹ khuyết vài viên đá, xức chút nước hoα mà Teddy nhớ mùi hương củα mẹ αnh đã dùng trong lễ Giáng Sinh cuối cùng củα cuộc đời bà.

Họ ôm nhαu và Tiến sỹ Stoddαrd thì thầm vào tαi cô Thomρson “Cám ơn cô vì đã đặt niềm tin vào con, cám ơn cô rất nhiều vì đã làm con thấy mình còn quαn trọng trong cuộc đời và chỉ cho con thấy rằng con có thể tạo nên sự khác biệt”

Và cô Thomρson đã trả lời:

“Không, con mới là người đã dạy cô biết sống khác đi. Cô chưα từng trở thành cô giáo đích thực cho đến khi cô gặρ được con!”

Sưu tầm.

Nguồn :https://okindia.xyz/khong-%CF%81hai-chuyen-co-tich-cau-chuyen-cam-dong-day-tinh-nguoi-cua-co-giao-co-tam-long-nhan-hau/?fbclid=IwAR35SQmWQwSqe3ruyMUR4_uwgznQdPLKEk3L84EMU5Kj_fh

Hình ảnh buổi các bạn khóa 2 SPSG tới thăm gia đình anh Nguyễn Phát Thanh (K2)

Nhóm  SP SG khóa 2 gồm có  các bạn  : vợ chồng anh Đoàn Quốc Tuấn,vợ chồng anh Đào Trung Thung,Nguyễn Văn Xưởng,Phan Văn Quí,Đinh Thị Hỏi,Dương Thành Nhơn,Nguyễn Văn Môn,Nguyễn Ngọc Chẩn , Phạm Ngọc Hạnh (K4) và Thầy Đoàn Viết Bửu
Nhóm có mời cô Trần Thanh Quang nhưng cô bận không đi
 
 Khởi hành tại Lăng Ông Lê Văn Duyệt lúc 8 giờ ngày 26 tháng 2 năm 2023 ,hành trình đi qua  quận 5, quận 8,Quốc lộ 50,qua cầu Ông Thìn ,Thị trấn Cần Giuộc,Thị trấn Cần Đước,qua phà Bà Nhờ,xuyên qua địa phận huyên Tân Trụ,vô phạm vi huyện Châu Thành tỉnh Long An,nhà anh Thanh ở Áp Đồng Tre xã An Lục Long huyện Châu Thành.Chúng tôi tới nhà anh Thanh vào lúc 10 giờ 30.
 Tưởng cũng cần giới thiệu sơ qua về huyện Châu Thành,huyện này nằm giáp thành phố Tân An của tỉnh Long An.Từ tỉnh lộ 827 ,chúng ta sẽ đi qua Ngã Ba Bình Cách,nơi mà ngày xưa đã có một trận chiến lịch sử của đoàn quân ông Thủ khoa Huân đánh quân Pháp,qua thị trấn Tầm Vu tới xã An Lục Long,xã cuối cùng của huyện này là xã Thạnh Vĩnh Đông (quê hương của ông Đổ Kiến Nhiểu),hai xã này tiếp giáp với huyện Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang.
 Đặc sản của huyện Châu Thành này là cây Thanh Long,có thể nói 90% đát ở đây được trồng Thanh Long,cùng với tỉnh Bình Thuận,Thanh Long ở dây được bán khắp trong nước và xuất cảng ra ngoại quốc.

  Vợ chồng anh Thanh đã huy động đội quân cơ hữu rất hùng hậu gồm con,dâu,cháu đón tiếp chúng tôi vô cùng nồng hậu với tất cả tấm chân tình !
  Một bửa cơm hết sức thịnh soạn đã được gia đình anh chuẩn bị sẳn.Chúng tôi được thưởng thức những đặc sản như Thanh Long,cây cải trời ...

 Một buổi họp mặt thắm tình thân hữu của những người đã thân nhau từ hơn nửa thế kỷ trước !

 Bóng chiều đã ngả về Tây,chúng tôi buộc lòng phải chia tay nhau mà trong lòng vẫn còn lưu luyến !

Khi ra đường cái, cha con dâu anh Thanh dã liên tiếp chở chúng tôi tới tận nơi xe đậu. !
 
 Chuyện chưa hết,con anh Thanh hướng dẫn chúng tôi tơi nhà con gái anh,cách đó vài km,để nhận thêm quà gộm 10 kg trái Thanh Long chín đỏ và 2 trái dừa Xiêm. Gia đình anh Thanh đã quá chu đáo,không còn gì thân tình hơn,chúng tôi rất cảm động,

 Trên đường về lại Sài Gòn,chúng tôi ghé vào chùa Tôn Thạnh ( ngôi chùa cổ nhứt ở Long An,nơi lưu dấu nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dã tình ở tại đây trong thập niên 1850 ) và nhà của anh Đoàn Quốc Tuấn ở Cần Giuộc.
 
Thêm :
Chuyện hy hữu là con dâu anh Thanh nhận ra thầy Bửu( thầy của bố chồng) cũng là thầy của nó( chủ nhiệm khoa Anh văn trước đây), vui cười, chuyện trò rôm rả,chụp hình lưu niệm giữa trưa nắng 12g, nhìn nhau ngậm ngùi vì cũng đã già hết rồi, biết có còn thăm nhau chuyến nào nữa không! 
Cả gia đình anh( trừ vợ anh Thanh đã yếu chân, ) đưa đoàn ra đường lộ, đứng vẫy tay chào đến khi xe chạy khuất, thật cảm động tình bạn đồng khoá của thuở xưa quá
Tại nhà ông Tuấn ở Cần Giuộc đoàn được đãi ăn yaourt rất mát miệng và chia tay hai vợ chồng ông Tuấn để đoàn về SG… 

1 Số hình ảnh đáng nhớ

 


Tai Nhà Anh Đoàn Quốc Tuấn


Thông Tin và ảnh:Tuấn Đoàn,Đinh Hỏi

 

Xem Thêm : Gặp Nhau Sau 47 Năm (Nguyễn Phát Thanh và Trần Minh Thấu )

27 thg 2, 2023

Nỗi Buồn Hoa Phượng- Thơ Nguyễn Cang


 ( kỷ niệm một thời làm thầy giáo, bị buộc thôi việc. Nhớ trường xưa nhớ học trò, lòng bùi ngùi luyến tiếc lẫn cay đắng xót xa

Tôi đứng lặng nhìn bao quanh lớp học
Những mái đầu thơ dại vẫn lặng yên
Phải nói gì đây cho hết ưu phiền
Với học trò tuổi mười lăm mười sáu
Trời nắng hạ chia tay buồn ảo não
Biết mai nầy còn có ngày gặp nhau?
Phút chia tay sao quyến luyến nghẹn ngào
Lời ước nguyện sau nầy sum` hợp lại
Giờ ly biệt sao bỗng dưng ái ngại
Ở bàn đầu những gương mặt buồn hiu
Một nữ sinh đứng dậy bước liêu xiêu
Ca khúc hát ngân vang lời tiễn biệt
Giọng nức nở tiếng ve sầu thê thiết
Tiễn người đi ngàn dặm chốn xa xôi
Mười năm sau chưa chắc có khứ hồi
Để gặp lại giữa sân trường đông đủ
Vĩnh biệt mái trường vết thương ứ mủ
Bao nhiêu năm gắn bó mến sân trường
Nay bỗng tàn, khung trời mộng mến thương
Ngày chưa tắt hoàng hôn vội buông rủ…
Hai mươi mấy năm về thăm trường cũ
Trường đổi tên bạn thân cũ đâu rồi
Học trò ngày xưa lưu lạc muôn nơi
Ta lặng lẽ đi trong chiêu hoang vắng
Đời dâu bể xót thương niềm cay đắng
Nghe cô đơn lạc lõng giữa quê nhà
Còn những ai là bầu bạn của ta?
Chôn kỷ niệm vào hành trang quá khứ!
Nguyễn Cang (Dec. 2, 2022)

 Mời Xem :

BÀI THƠ VIẾT MUỘN - Nguyễn Cang  

Chiếc bóng Thầm Lặng ( Vợ Thầy .DQ.Sỷ - GS.SP.Saigon )

 

Nhiều người trong cộng đồng người Việt hải ngoại biết đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Một đời dạy học, một đời viết văn, hơn mười một năm tù tội, ông đã trở thành một trong những biểu tượng đối kháng của văn nghệ sĩ miền Nam . Nhưng ít có người biết rằng đằng sau sự tỏa sáng của một người đàn ông Việt Nam thường là cái bóng thầm lặng của một người phụ nữ. Bà Doãn Quốc Sỹ cũng là một trong những trường hợp như vậy. Có thể nói rằng, sẽ không có một ông Doãn Quốc Sỹ cống hiến cho lý tưởng trọn vẹn nếu ông không có một người vợ hiền thầm lặng hỗ trợ.
Mời quí độc giả nghe con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ kể lại cuộc đời thầm lặng của mẹ mình nhân ngày Mother’s Day… 
 
 
THẦM LẶNG
.thầm lặng theo ông đến những ngày cuối đời
Mời cả nhà đọc một truyện cảm động về nhà văn Doãn Quốc Sỹ.
Một đời thầm lặng mẹ theo bố.
 
Tháng 9 năm 1954 mẹ theo bố vào Nam. Trước đó bố hoạt động ngang dọc, sáng ngời lý tưởng, rồi ê chề thất vọng. Quyết định vào Nam là của bố, mẹ chỉ bế hai con và dắt cô em chồng 17 tuổi theo. Trong Nam, bố tưng bừng thi thố tài năng, tay phấn tay bút. Mẹ thầm lặng ở nhà nuôi dạy con và chăm chút em. Dân số con từ hai tăng thành tám. Tám con tám tính, có lúc hư lúc ngoan; mẹ theo từng bước, khen chê mắng mỏ. Cô em chồng tốt nghiệp đại học, chuẩn bị lên xe hoa, mẹ lo toan chuyện cưới hỏi. Bố vất vả bên ngoài, về nhà chỉ cần đảo mắt nhìn là thấy mọi sự tươm tất. Ra đường, các con được gọi là “con bố”, em là “em anh”, không ai biết có một nhân vật thầm lặng đã làm nên những con người ấy.
Vào những năm thăng tiến trong cả hai nghề dạy và viết, bố hay mời khách về nhà đãi đằng. Mẹ tiếp khách lịch thiệp, rồi rút về hậu trường trổ tài nấu nướng. Trước khi ra về các bác bao giờ cũng chào “bà chủ” trong tiếng cười hỉ hả “Cám ơn chị cho một bữa ngon quá.” Thỉnh thoảng có những vị khách nữ, khen thức ăn và khen cả ông chủ. Tôi còn nhớ có người còn nói rất chân tình với mẹ: “Chồng em mà được một phần của anh thì em chết cũng hả.” Hình như mẹ đón nhận lời nói ấy như một sự khen tặng cho chính mình.
Rồi chính sự miền Nam nóng bỏng; ngòi bút bố cũng nóng theo. Các bạn bố đến chơi chỉ bàn chuyện cộng sản và quốc gia. Mẹ không mấy quan tâm đến “chuyện các ông”, nhưng khi bố đi Mỹ du học, mẹ ở nhà điều hành việc bán sách thật tháo vát. Khoảng hai tuần một lần, mẹ đi xích lô đến trung tâm Saigon, rảo một vòng các tiệm sách để xem họ cần thêm sách nào. Sau đó mẹ cột sách thành từng chồng và “đáp” một chuyến xích lô khác để giao sách. Tôi hay mân mê những sợi giây được cột chắc nịch, suýt xoa: “Sao mẹ cột chặt hay thế"”
Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nhìn nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đình không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về tìm kế sinh nhai. Thoạt tiên mẹ nấu khoai mì trộn với dừa và vừng, rồi để vào rổ cùng với một ít lá gói. Tôi băn khoăn hỏi:
“ Mẹ nghĩ có bán được không"”
“Mẹ không biết, cứ mang ra chỗ trường học xem sao.”
Nhìn dáng mẹ lom khom ôm rổ, đầu đội xụp cái nón lá, tôi thương mẹ khôn tả. Chỉ nửa tiếng sau tôi đã thấy mẹ trở về. Rổ khoai mì vẫn còn nguyên, mẹ ngượng ngập giải thích:
“Hình như hôm nay lễ gì đó, học trò nghỉ con ạ.”
Rồi mẹ lại xoay sang nghề bán thuốc lá. Mẹ mua lại của ai đó một thùng đựng thuốc lá để bầy bán. Mẹ nghe ai mách bảo, chọn một địa điểm khá xa nhà rồi lụi hụi dọn hàng vô, dọn hàng ra mỗi ngày. Nghề này kéo dài được vài tháng. Mẹ kể cũng có một số khách quen, nhưng toàn mua thuốc lá lẻ. Hôm nào có khách “xộp” mua nguyên bao thì mẹ về khoe ngay. Cũng may thuốc lá không thiu nên khi “giải nghệ” mẹ chỉ lỗ cái thùng bầy hàng.
Mẹ rút về “bản dinh” là căn nhà ở cuối hẻm, tiếp tục nhìn quanh, tìm một lối thoát. Hàng xóm chung quanh phần lớn là những người lao động. Họ như những đàn kiến chăm chỉ cần cù, 4 giờ sáng đã lục đục, người chuẩn bị hàng họ ra chợ, kẻ kéo xe ba bánh hoặc xích lô ra tìm khách. Suốt mười mấy năm qua họ nhìn gia đình chúng tôi, gia đình “ông giáo”, như từ một thế giới khác, kính trọng nhưng xa cách. Nay “ông giáo” đi tù, “bà giáo” hay xuất hiện ngoài ngõ, có lẽ họ cảm thấy gần gủi hơn. Một hôm, chị bán sương xâm ở đối diện nhà qua hỏi thăm “ông giáo”. Thấy cái máy giặt vẫn còn chạy được, chị trầm trồ: “Giặt máy tiện quá bác há!”, rồi nảy ý “Tụi con ngày nào cũng có cả núi quần áo dơ. Bác bỏ máy giặt dùm, tụi con trả tiền. Bác chịu không"” Lời đề nghị thẳng thừng, không rào đón. Mẹ xăng xái nhận lời. Kể từ đó, mổi tuần khoảng hai lần, mẹ nhận một thau quần áo cáu bẩn, bốc đủ loại mùi khai, tanh, nồng. Mẹ đích thân xả qua một nước, rồi múc nước từ hồ chứa vào máy giặt, bỏ xà bông và bắt đầu cho chạy máy. Cái máy cổ lỗ sĩ, chạy ì ạch nhưng nhờ nó mà mẹ kí cóp được chút tiền chợ.
Ít lâu sau, cũng chị hàng xóm đó lại sáng thêm một ý nữa:
“Con bé nhà con nay biết bò rồi, con không dám thả nữa. Bác nhận không, con gửi nó mỗi ngày từ sáng tới chiều. Con trả tiền bác.”
Thế là sự nghiệp nhà trẻ của mẹ bắt đầu. Mẹ dọn căn gác gỗ cho quang, có chỗ treo võng, có cửa ngăn ở đầu cầu thang. Cả ngày mẹ loay hoay bận bịu pha sữa, đút ăn, lau chùi những bãi nước đái. Được ít lâu, chị bán trái cây ở cuối hẻm chạy qua nhà tôi, nói:
“Bác coi thêm con Đào nhà con nha. Con mang cái võng qua mắc cạnh cái võng của của con Thủy.”
Hai võng đong đưa một lúc, cháo sữa đút liền tay hơn, căn gác bừa bộn hơn. Sau đó lại thêm một thằng cu nữa. Mẹ tay năm tay mười, làm việc thoăn thoắt. Cũng công việc quen thuộc ấy, ngày xưa làm cho con, nay làm kế sinh nhai, nuôi đủ tám con với một chồng. Mẹ không còn thầm lặng nữa. Mẹ lớn tiếng điều khiển tám quân sĩ, cần roi có roi, cần lời ngọt có lời ngọt. Riêng chúng tôi vẫn nhớ ơn những người lao động đã giúp chúng tôi sinh sống những ngày khốn khó đó.
Nhưng sau những giờ ban ngày ồn ào náo động là những đêm tối trầm ngâm lo lắng. Nỗi bận tâm không rời của mẹ là chuyện thăm nuôi bố. Mỗi ngày mẹ nghĩ ra một món, làm dần vào buổi tối, nay muối vừng, mai mắm ruốc, mốt bánh mì khô. Mẹ để sẵn một giỏ lớn trong góc bếp và chất dần đồ thăm nuôi trong đó. Khi giỏ đầy là ngày thăm nuôi sắp tới. Thuở ấy bố bị giam ở núi đồi Pleiku, muốn lên đến đó phải mất hai ngày đường và nhiều giờ chầu chực xe đò. Mỗi lần thăm nuôi, hoặc mẹ, hoặc một đứa con được chỉ định đi. Con trưởng nữ hay được đi nhất vì nó tháo vát và nhanh trí, thằng thứ nam cũng đươc nhiều lần “tín nhiệm”; mẹ nói nó nhỏ tuổi nhưng đạo mạo, đỡ đần mẹ được. Con thằng trưởng nam đúng tuổi đi “bộ đội”, mẹ ra lệnh ở nhà. Có lần mẹ đi về, mặt thất thần. Các con hỏi chuyện thì mẹ chỉ buông hai chữ “biệt giam”. Biệt giam thì bị trừng phạt không được thăm nuôi. Tôi thảng thốt hỏi:
“Đồ thăm nuôi đâu hết rồi mẹ"”
“Mẹ phải năn nỉ. Cuối cùng họ hứa chuyển đồ ăn cho bố.”
“Mẹ nghĩ họ sẽ chuyển không"
“Họ hẳn sẽ ăn bớt, nhưng nếu mẹ mang về thì phần bố đói còn chắc chắn hơn nữa.”
Mẹ ngày nào thầm lặng, nay thực tế và quyết đoán như thế.
Ngày bố được thả đợt 1, nhà trẻ của “bà giáo” vẫn còn hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu võng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tã dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đã chuyền sang mẹ một cách êm thắm…
Tuy nhiên, mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc còn sống, ông ngoại (một nhà thơ cách mạng) phiền lòng vì sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi - một nhạc sĩ cách mạng- chú biết ngòi bút đang thôi thúc bố và đã từng rít lên giữa hai hàm răng:
“Trời ạ! Đã chửi vào mặt người ta, không xin lỗi thì chớ lại cón nhổ thêm một bãi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa thì mọt gông.” .
Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gõ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gõ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội:
“Ông chỉ biết lý tưởng của mình, không biết thương vợ con.”
Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang xì xào với mẹ:
“Công an đặt người ở bên nhà con đó bác, họ theo dõi bác trai.”
Mẹ lại thử can thiệp, nhưng đã quá trễ. Bố bị bắt lần thứ hai năm 1984. Lần thứ hai bị bắt, bố bình tĩnh đợi công an lục lọi tung nhà. Trước khi bắt đi, họ chụp hình bố với nhiều tang chứng chung quanh. Trong hình bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau, bố vẫn còn được nhắc tới với hình ảnh này. Không ai biết đến người đàn bà thầm lặng bị bỏ lại đằng sau. Sau biến cố thứ hai này, mẹ phải đối phó thêm với nhiều khó khăn loại khác, điển hình là những giấy gọi gia đình ra dự phiền tòa xử bố. Gọi rồi hoãn, rồi lại gọi lại hoãn. Mỗi lần như vậy cả nhà lại bấn loại tâm trí, lo cho mạng sống của bố. Riêng mẹ thì vừa lo vừa soạn thêm một số thức ăn thăm nuôi. Mẹ thực tế là thế đó.
Sau khi bố bị gọi án 10 năm tù, cuộc sống của mẹ không còn những bất ngờ khủng khiếp, chỉ còn những đen tối và tù túng đều đặn. Tưởng là dễ chịu hơn, nhưng thực ra nó gậm nhấm tâm thức, tích lũy buồn bực chỉ đợi cơ hội bùng nổ. Hết ngày này qua tháng nọ mẹ lầm lũi chuẩn bị đồ thăm nuôi, từng món ăn thức uống, từng vật dụng hằng ngày. Các con lần lượt trưởng thành, đứa nào cũng có bạn bè và những sinh hoạt riêng.
Chuyện thăm nuôi bố và lòng thương bố quan trọng lắm, những cũng chỉ là một phần trong những cái quan trọng khác trong đời. Chỉ đối với mẹ, những thứ ấy mới là tất cả, độc tôn choán ngập tâm hồn mẹ. Mẹ hẳn có những lúc thấy tức tưởi và cô đơn mà các con nào hay biết. Có vài lần chúng tôi lỡ một lời nói hoặc cử chỉ không vừa ý mẹ, me òa khóc tu tu, lớn tiếng kể lể, tuôn trào như một giòng lũ không ngăn được. Lúc ấy chúng tôi mới choàng tỉnh.
Ngày mãn hạn tù về, bố bình an như một thiền sư, để lại sau lưng hết cả những thăng trầm của quá khứ. Rồi bố mẹ sang Mỹ ở Houston sống cùng cậu trưởng nam. Mẹ bận bịu với cháu nội, nhưng không quên nhắc ông nội đi tắm và bao giờ cũng nặn kem đánh răng vào bàn chải cho ông mỗi tối. Thỉnh thoảng giao tiếp với họ hàng và bạn bè, mẹ lại phải đỡ lời cho bố, khi bố cứ mỉm cười mà không nói năng chi. Thư viết về cho con cháu ở VIệt Nam, ai cũng nói mẹ viết hay hơn ông nhà văn Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó chắc mẹ tự nhủ thầm rằng: “bởi vì mẹ là con của ông Tú Mỡ mà!”
Như thế được mười năm thì mẹ ngã bệnh. Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nhìn bố mỗi lần bố ra vào trong phòng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày thì mẹ nhìn con trai, mắt dò hỏi lo lắng. Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.,,,

BichHaiTran chuyển

🌷🌷🌷🌷Vợ Thầy Doãn Quốc Sỹ khuê danh là Hồ thị Thảo

Mời Xem : 1./ Họp mặt lần thứ 18-SPSG 1/1/2014 - P.Hoa 

2./  Mừng Thầy Doãn Quốc Sỷ 100 tuổi (FB An Nguyen )

Tình Mẹ - Thơ vhp.Hải Vân



Tình M

Dòng sa m nuôi con tm bé,
Len vào lòng vn no tình thương.
Dù cho dòng sa cn ngun,
Tình thương tri bin còn vương hương đời.
Con trai gp tai tri quc nn,
Nước mt già khóc hn cùng con.
Thăm nuôi vác nng lên non,
Thân cò ln li, đá mòn gót chai.
Con gái gc, m nài bên gi,
Vc con lên, tn thi cùng con.
Cùng đau, cùng khóc, cùng hn,
Bên con tình m vn toàn, mênh mông.
Trn đời m bao năm kh nn,
Các con thi ln đận phương xa.
Mi khi gp phi phong ba,
Nh bàn tay m như là tay tiên.
Nh điu ru đêm đen m hát,
Tình yêu thương ngào ngt lp su.
Nh sao tiếng hát ví du,
u... ơ... tiếng m... lng đau đọng bun!...

vhp.Hi Vân

Trích từ Báo Xuân Đại Việt  Quý Mão 2023 



Mời xem các bài thơ khác của vhp.Hải Vân

“SỰ TRẢ THÙ NGỌT NGÀO”

 

Cách đây đúng 64 năm, năm 1957, một vị Bác sĩ đã quyết định không cần cấp bằng sáng chế cho vắc-xin của mình, để tất cả các công ty dược phẩm được quyền sản xuất và cung cấp nó cho trẻ em toàn thế giới.

Đó là vị Bác sĩ Mỹ gốc Do Thái/Ba Lan, sinh ra ở Bialystok - ông Albert Bruce Sabin (1906 - 1993); nhà vi-rút học nổi tiếng với phát minh vắc-xin bại liệt. Ông không cần tiền thưởng cho bằng sáng chế, để vắc-xin được tiếp cận tất cả mọi người bất kể giàu nghèo.

Từ năm 1959-1961, hàng triệu trẻ em khắp thế giới đã được chủng ngừa vắc-xin bại liệt của Sabin, dập tắt dịch bệnh này. Trong khi trước đó, gần như cả 1 thế hệ bị xóa sổ vì bệnh bại liệt.

Ông Sabin nói: "Nhiều người khuyên tôi nhất định phải lấy bằng sáng chế cho vắc-xin nhưng tôi không muốn. Đây là món quà tôi dành cho tất cả trẻ em trên thế giới".

Được biết vì là người Do Thái, 2 cháu gái của ông đã bị phát-xít Đức giết hại. Được hỏi liệu ông có muốn trả thù, ông đáp: "Họ đã giết 2 đứa cháu gái tuyệt vời của tôi, nhưng tôi đã cứu hàng triệu đứa trẻ khắp thế giới. Bạn không nghĩ đây là một sự 'trả thù' lớn hơn sao?"

Trong thời Chiến tranh lạnh, Sabin đã tặng miễn phí các chủng vi-rút của mình cho nhà khoa học Liên Xô Mikhail Chumakov, cho phép phát triển vắc-xin của ông ở đất nước này.

Ông Sabin tiếp tục sống với mức lương bình thường, nhưng trái tim ông tràn ngập niềm vui vì đã làm được điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.
 
H.Phi chuyển