31 thg 10, 2016

Sắc màu rực rỡ, ma quái của lễ Halloween khắp thế giới

Bí ngô chạm khắc mặt người và các trang phục hóa trang mùa Halloween xuất hiện ở nhiều nước.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 1
Halloween diễn ra vào ngày 31/10 hàng năm, trước ngày Lễ Các Thánh của người Cơ đốc giáo. Ngày lễ vốn để tưởng nhớ những người đã chết của các tín đồ Cơ đốc giáo ở phương Tây nay đã trở thành lễ hội của người dân trên khắp thế giới. Trong ảnh, một trung tâm thương mại ở thành phố Thẩm Dương (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) được trang trí bằng bí ngô Halloween. Ảnh: AFP.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 2
Vào mỗi dịp Halloween, trẻ em sẽ hóa trang và đi thành từng nhóm đến nhà hàng xóm xin kẹo. Trong ảnh là lễ hội Halloween làng Nyack ở New York, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 3
Các truyền thuyết kể rằng đêm 31/10 là lúc âm dương hợp nhất, các linh hồn ở cõi bên kia sẽ tìm về trần gian và nhập vào người sống. Vì thế, vào đêm hôm ấy tất cả mọi người sẽ hóa trang thành ma quỷ để tránh bị phát hiện và "cướp" mất thân thể. Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 4
Một cách cắt nghĩa khác về truyền thống hóa trang của ngày Halloween là những hình ảnh ma quỷ, chết chóc sẽ nhắc người sống sự ngắn ngủi của đời người. Ảnh: Reuters
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 5
Người dân còn hóa trang cho thú cưng của mình trong Halloween. Trong ảnh là lễ hội Halloween thường niên dành cho chó ở công viên Tompkins Square (Manhattan, New York). Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 6
Một thí sinh trong cuộc thi lướt ván Halloween tổ chức tại Santa Monica (California, Mỹ). Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 7
Hề ác, hề quái dị là nỗi ám ảnh mỗi mùa Halloween tại nhiều nước. Những kẻ quái dị sẽ mang mặt nạ hề đi dọa dẫm trẻ em, gây hoang mang các cộng đồng dân cư. Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 8
Dù truyền thống của Halloween là hóa trang thành các nhân vật ma quỷ, người dân mọi nơi hiện nay "đóng vai" bất cứ ai họ thích. Trong ảnh là một người dự lễ hội Halloween gần Nhà Trắng hóa trang thành cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln và phu nhân Mary Todd Lincoln. Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 9
Một cậu bé hóa trang thành ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump. Halloween năm nay của người Mỹ đến cùng với kỳ bầu cử tổng thống. Ảnh: Reuters.
Sac mau ruc ro, ma quai cua le Halloween khap the gioi hinh anh 10
Vào dịp Halloween, các gia đình khắc mặt người lên một quả bí ngô rồi thắp nến bên trong. Đèn lồng bí ngô được treo trước thềm nhà, xua đuổi, không cho các linh hồn vất vưởng vào quấy nhiễu nhà người sống. Trong ảnh là một chú gấu trúc đỏ rúc đầu vào quả bí ngô trong sở thú Chester (Anh). Ảnh: Reuters

Phương Thảo

30 thg 10, 2016

Lễ hội Người chết tổ chức ở Mexico (ngày 1 và 2 của tháng 11)


Trước đây trong Ngày của Người chết không có lễ hội diễu hành

Thành phố Mexico City lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Người chết, với những chú rối bóng bay khổng lồ và hàng trăm vũ công, nghệ sĩ biểu diễn.
Các quan chức du lịch Mexco nói cảm hứng của lễ hội đến từ cảnh mở đầu trong tập phim James Bond năm ngoái tên “Spectre” được quay tại thành phố này.
Điệp viên James Bond đuổi theo một nhân vật phản diện giữa đám đông đang xem cuộc diễu hành với nhiều người mặc quần áo hình xương người.
Thành phố hi vọng lễ hội mới sẽ thu hút nhiều khách du lịch hơn.
Trong truyền thống của người Mexico, Ngày cho Người chết được tổ chức thường là một chuyến dã ngoại gia đình đến mộ họ hàng hoặc tổ chức trong nơi thờ tự được trang trí đẹp tại nhà.
Nhưng Lourdes Berho, Giám đốc điều hành Trung tâm Du lịch Mexico, nói bộ phim Spectre đã tạo ra “nhiều mong đợi chúng tôi sẽ có gì đó”.
“Chúng tôi biết điều này sẽ tạo ra thêm nhiều khao khát cho người ở đây, giữa những người Mexico và khách du lịch, cùng đến và tham gia lễ hội, trong một cuộc diễn hành lớn,” bà nói.
Ước tính có khoảng 135.000 người đến tham gia lễ hội.

Women dressed in costumes wait for start of Day of the Dead parade along Mexico City's main Reforma Avenue, Saturday, Oct 29 2016
Woman holds baby as she is helped into her costume for start of Day of the Dead parade along Mexico City's main Reforma Avenue, Saturday, Oct 29, 2016Image copyrightAP
Women in costumes wait for Day of the Dead parade to begin along Mexico City's main Reforma Avenue, Saturday, Oct 29, 2016Image copyrightAP
Man dressed and painted in pre-Columbian attire awaits start of Day of the Dead parade along Mexico City's main Reforma Avenue, Saturday, Oct 29, 2016Ảnh AP

Tình dục, danh dự, và tống tiền trong thế giới mạng

Một cuộc điều tra của BBC đã cho thấy hàng ngàn phụ nữ trong những xã hội bảo thủ ở Bắc Châu Phi, Trung Đông và Nam Á bị làm nhục bằng ảnh riêng tư và ảnh nóng. Tác giả Daniel Silas Adamson nhận thấy điện thoại thông minh và mạng xã hội đang đối đầu với quan niệm truyền thống về danh dự và nhân phẩm.
1
Vào năm 2009, một cô gái 18 tuổi người Ai Cập, Ghadeer Ahmed, gửi một đoạn video clip vào di động của bạn trai. Đoạn video cho thấy Ghadeer đang nhảy tại nhà của một người bạn gái. Không có gì quá mức trong đoạn clip, ngoài việc cô ấy đang mặc một chiếc váy gợi cảm và nhảy rất thoải mái.
3 năm sau đó, người bạn trai đăng đoạn video lên YouTube để trả thù vì mối quan hệ của họ đã kết thúc. Ghadeer hoảng sợ. Cô gái biết toàn bộ mọi chuyện – nhảy nhót, chiếc váy, bạn trai- sẽ không được ba mẹ, hàng xóm và xã hội của cô, nơi mà phụ nữ buộc phải che giấu đi thân thể của họ và cư xử ngoan hiền, chấp thuận
Nhưng trong những năm kể từ khi cô gửi đoạn video, Ghadeer cũng đã gia nhập vào cuộc cách mạng của người Ai Cập, cởi bỏ đi khan che mặt, và bắt đầu lên tiếng về quyền của phụ nữ. Bị tổn thương vì một ngươi đàn ông có ý định công khai làm nhục cô, cô đã có những hành động pháp lý. Mặc dù đã thành công làm cho anh ta bị kết án tội phỉ báng, đoạn video vẫn tồn tại trên YouTube, và Ghadeer bị tấn công trên mạng xã hội bởi những kẻ cố tình hủy hoại danh tiếng của cô bằng cách đăng những đường dẫn vào đoạn clip trên
Năm 2014, chán nản vì bị bắt nạt and mệt mỏi vì lo lắng người ta có thể tìm thấy đoạn clip đó, Ghadeer đã có một quyết định dũng cảm: cô đăng đoạn video trên trang Facebook của chính cô. Trong một bình luận, cô nói đã đến lúc nên dừng việc lấy thân thể của phụ nữ ra để móc nhiếc họ và làm cho họ phải chịu đựng trong im lặng. “Cứ xem đoạn clip đi”, cô nói. “Tôi nhảy đẹp. Tôi chẳng có lý do gì để thấy xấu hổ cả.”


Shame season logo
Dùng ảnh nhạy cảm để trả thù là một vấn nạn có ở mỗi quốc gia trên thế giới, tuy nhiên sức mạnh đe dọa của ảnh nhạy cảm xuất phát từ khả năng làm nhục phụ nữ. Và trong một số cộng đồng xã hội, danh dự nhân phẩm được xem trọng hơn hết thảy.
“Văn hóa ở phương Tây hoàn toàn khác biệt”, Inam al-Asha, một nhà tâm lý học và là một nhà hoạt động nữ quyền ở Amman, Jordan. “Một bức ảnh khỏa thân có thể chỉ làm bẽ mặt một cô gái, nhưng trong xã hội của chúng tôi, một bức ảnh khỏa thân có thể dẫn đến cái chết. Và thậm chí nếu cô ấy vẫn tồn tại, cuộc sống xã hội của cô ấy cũng kết thúc. Mọi người không giao lưu cùng cô ấy dẫn đến việc cô ấy bị tẩy chay và cô lập.”
Hầu hết các trường hợp của việc lạm dụng này không được báo cáo bởi vì những thế lực đã làm cho phụ nữ dễ bị tổn thương cũng sẽ bắt họ giữ im lặng. Tuy nhiên luật sư, cảnh sát và các nhà hoạt động trong hơn một chục nước đã báo với BBC rằng sự xuất hiện của điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội đã gây ra một đại dịch ẩn của việc tống tiền trực tuyến và bôi xấu người khác.


Smartphones
Zahra Sharabati, một luật sư người Jordan, đã nói với BBC rằng trong hai hoặc ba năm qua cô đã xử lý ít nhất 50 trường hợp liên quan đến việc sử dụng các hình ảnh kỹ thuật số hoặc phương tiện truyền thông xã hội để đe dọa hoặc làm nhục phụ nữ. “Nhưng trên cả nước Jordan,” cô nói, “Tôi nghĩ rằng con số này còn cao hơn nhiều. Không ít hơn 1.000 trường hợp liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội. Có đến hơn một cô gái, theo tôi nhớ, đã bị giết chết như là kết quả của việc này.”
Louay Zreiqat, một sĩ quan cảnh sát ở Bờ Tây, nói rằng năm ngoái các đơn vị cảnh sát tội phạm mạng ở Palestine đã xử lý 502 vụ, trong đó nhiều vụ liên quan đến hình ảnh riêng tư của phụ nữ. Đồng hương của ông Kamal Mahmoud, người điều hành một trang web chống tống tiền, nói rằng ông nhận được hơn 1.000 yêu cầu để được giúp đỡ mỗi năm từ phụ nữ trong khắp thế giới Ả Rập.
“Đôi khi các bức ảnh không hề gợi dục… một bức ảnh của một cô gái không mang khăn trùm đầu cũng có thể gây tai tiếng. Một người đàn ông có thể sử dụng hình ảnh này để gây áp lực cho các cô gái để họ gửi thêm hình ảnh chi tiết,” ông nói.
“Các nước vùng Vịnh đang phải đối mặt với việc tống tiền trên một quy mô rất lớn, đặc biệt là trẻ em gái ở Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, và Bahrain. Một số cô gái nói với chúng tôi, ‘Nếu những hình ảnh được công bố, tôi sẽ gặp nguy hiểm thực sự.'”
Tại Ả Rập Saudi, vấn đề nghiêm trọng đến nỗi cảnh sát tôn giáo đã thiết lập một đơn vị đặc biệt để theo đuổi những kẻ tống tiền và để giúp những người phụ nữ đang bị đe dọa. Trong năm 2014, người sau đó đã trở thành người đứng đầu cảnh sát tôn giáo, Tiến sĩ Abdul Latif al-Sheikh, nói với một tờ báo Ả Rập, “Chúng tôi nhận được hàng trăm cuộc gọi mỗi ngày từ những người phụ nữ đang bị tống tiền.”

Một cuộc điều tra của BBC
Image captionMột cuộc điều tra của BBC
Ở phía đông, Pavan Duggal, một luật sư Tòa án tối cao của Ấn Độ, đã nói về các trường hợp liên quan đến hình ảnh kỹ thuật số của phụ nữ. “Phỏng đoán của tôi là có thể chúng ta đang nhìn thấy hàng ngàn trường hợp như vậy [ở Ấn Độ] hàng ngày,” ông nói.
Còn ở Pakistan, Nighat Dad, người đứng đầu tổ chức NGO, tổ chức sáng lập ra để làm cho thế giới trực tuyến an toàn hơn cho phụ nữ, cho biết “hai hoặc ba cô gái hoặc phụ nữ mỗi ngày” – khoảng 900 mỗi năm – liên hệ với tổ chức của bà bởi vì họ đang bị đe dọa.
“Khi phụ nữ đang ở trong một mối quan hệ, họ chia sẻ hình ảnh hoặc video của họ,” bà nói. “Và nếu mối quan hệ kết thúc không êm đep, bên kia lợi dụng các dữ liệu và tống tiền họ- không chỉ để mối quan hệ tồn tại, mà còn để làm những chuyện quái dị khác.”
Tuy nhiên còn hơn cả tống tiền. Nighat Dad cũng bắt đầu thấy một liên kết đáng lo ngại giữa điện thoại thông minh và bạo lực tình dục.
“Bắt đầu từ những hình ảnh thân mật, nhưng bây giờ nó lại có một kết nối rất nghiêm trọng với hiếp dâm,” bà nói.
“Trước khi có công nghệ, thủ phạm hãm hiếp họ mà không biết làm thế nào để bịt miệng người phụ nữ … Bây giờ công nghệ mang lại một khía cạnh khác với việc hãm hiếp, đó là để bịt miệng phụ nữ bằng cách quay một video và sau đó đe dọa rằng nếu họ nói ra video sẽ được chia sẻ trực tuyến.”


Ghadeer Ahmed
Hậu quả của việc công bố hình ảnh càng hủy hoại bao nhiêu, sức ảnh hưởng của tên hãm hiếp lên nạn nhân càng lớn bấy nhiêu.
Một người phụ nữ trẻ từ nông thôn Tunisia nói với BBC câu chuyện của cô từ một nhà tù nữ trên bờ biển phía bắc của đất nước. Sự việc bắt đầu khi cô bị tấn công tình dục và chụp ảnh khỏa thân bởi một người bạn của cha cô. Những hình ảnh đã khiến cô phụ thuộc vào kẻ lạm dụng cô, người bạo lực tình dục cô hàng tháng , đồng thời cũng tống tiền cô. Amal không chịu nổi nữa khi người đàn ông đe dọa hiếp dâm em gái của cô. Cô mời hắn đến nhà cô và giết chết hắn với một dao chặt thịt. Cô hiện đang thụ án tù 25 năm.
Một người phụ nữ trẻ khác, nạn nhân 16 tuổi của một vụ hiếp dâm tập thể ở Morocco, đã tự hỏa thiêu vào tháng Bảy năm nay, sau khi những kẻ hãm hiếp cô đe dọa sẽ chia sẻ hình ảnh của vụ hiếp dâm lên mạng. Tám bị cáo đã đe dọa để gia đình của cô gái thôi các cáo buộc chống lại họ, nhưng thay vào đó đã khiến cô gái tự tử. Cô bị bỏng cấp độ ba và chết trong bệnh viện.
Tuy nhiên, ở Ấn Độ và Pakistan, dường như việc sử dụng điện thoại di động để ghi lại các cuộc tấn công tình dục là phổ biến nhất.
Vào tháng Tám năm 2016, tờ Times của Ấn Độ cho thấy hàng trăm – có lẽ hàng ngàn – các video clip của các vụ hiếp dâm đã được bán trong các cửa hàng trên khắp các bang phía bắc của bang Uttar Pradesh mỗi ngày. Một chủ cửa hàng ở Agra nói với báo giới: “Băng khiêu dâm đã lỗi thời, những vụ người thật việc thật mới đang là trào lưu.”
Một người khác, cũng theo báo cáo trên, đã tình cờ nghe được một số khách hàng nói rằng họ thậm chí có thể có quen biết cô gái trong video “mới nhất, nóng nhất”.
Trong một ví dụ điều tra của BBC, một nhân viên y tế 40 tuổi đã tự sát sau khi đoạn video cô bị một băng nhóm hãm hiếp đã lưu hành tại ngôi làng của cô qua WhatsApp. Người phụ nữ kêu gọi già làng giúp đỡ nhưng theo một đồng nghiệp, cô không chỉ không nhận được sự hỗ trợ nào mà còn bị bôi nhọ và đổ lỗi.
Tuy nhiên sức mạnh của những hình ảnh này trong các xã hội bảo thủ có thể chia ra làm hai mặt
Một số phụ nữ đã hiểu rằng nếu như chúng có thể được sử dụng làm vũ khí để làm nhục phụ nữ, thì chúng cũng có thể được sử dụng làm vũ khí để tấn công hoặc thách thức văn hóa cổ hủ lạc hâu
Khi Ghadeer Ahmed đăng video nhảy nhót lên Facebook, cô không chỉ phá đi những người đang tìm cách làm nhục cô, mà còn xóa bỏ định kiến video clip đó là nỗi nguồn của sự xấu hổ.

Tôi từ chối việc bị làm nhục vì có cơ thể phụ nữ

Năm 2011, một phụ nữ trẻ đến từ Bắc Phi, Amina Sboui, thậm chí còn đi xa hơn: cô đăng một bức ảnh ngực trần của mình trên Facebook. Trên khắp thân thể của mình, cô đã viết, “Cơ thể của tôi thuộc về tôi – nó không phải là nguồn gốc danh dự của bất kỳ ai.” Những bức ảnh đã bắt đầu cho một cơn bão lửa gây tranh cãi ở Tunisia.
Gần đây nhất, Qandeel Baloch, người đến từ một ngôi làng ở vùng Punjab của Pakistan, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để được nổi tiếng bằng cách gửi ảnh tự chụp khiêu khích lên mạng. Được biết đến như Kim Kardashian của Pakistan, cô thách thức các chuẩn mực xã hội Pakistan bằng cách chấp nhận văn hóa đồi trụy internet – cho đến khi cô bị bóp cổ bởi chính anh trai của mình tháng Bảy năm nay vì đã mang lại sự xấu hổ cho gia đình.
Sức mạnh của điện thoại thông minh và mạng xã hội đã khiến cho các nhà chức trách ở Ả Rập Saudi phải tích cực truy đuổi những người đàn ông lạm dụng hình ảnh của phụ nữ, đồng thời chạy chiến dịch giáo dục các cô gái trẻ về sự nguy hiểm của việc chia sẻ hình ảnh lên mạng. Ở một mức độ nào đó, đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ phụ nữ Ả Rập, nhưng sự phản ứng khẩn cấp cũng có thể phản ánh một sự thừa nhận rằng công nghệ có sức mạnh thay đổi mô hình của hành vi và lối suy nghĩ – và nó đã mở ra một mặt trận mới trong trận chiến về việc những gì phụ nữ có thể và không thể làm với cơ thể của họ.
Theo BBC.

Xem thêm :Vùng đất “chat sex’ tống tiền lớn nhất thế giới!

Vợ ca sĩ nhạc rock Pháp Johnny Hallyday xây trường ở Việt Nam


mediaLaeticia Hallyday đặt viên gạch đầu tiên cho ngôi trường mới ở tỉnh Đăk Nông, Việt Nam, ngày 06/10/2016.© Instagram, Laeticia Hallyday

Laeticia Hallyday, vợ của danh ca nhạc rock Johnny Hallyday, đã đến Việt Nam để tiếp tục chương trình xóa nạn mù chữ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Theo website Purepeople ngày 07/10/2016, cựu người mẫu nổi tiếng của Pháp đặt viên gạch đầu tiên, ngày 06/10, để xây ngôi trường mới do Quỹ « Ngôi sao may mắn » (La Bonne Etoile) của bà tài trợ.
Mùa Xuân năm 2016, Laeticia Hallyday và người bạn Hélène Darroze (một trong nữ đầu bếp nổi tiếng của Pháp), cả hai cùng nhận con nuôi người Việt Nam, đã kêu gọi quyên tiền trên trang Ulule để thực hiện dự án trên. Theo giải thích của hai nhà đỡ đầu dự án trên Ulule, Quỹ « Ngôi sao may mắn » muốn xây một ngôi trường mới ở « tỉnh Đăk Nông, chính xác hơn là ở huyện Krông Nô. Đây là trung tâm xã hội đầu tiên tại tỉnh này. Đăk Nông là một trong những tỉnh nghèo nhất ở Việt Nam, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và họ không có bất kỳ một cơ tổ chức xã hội nào để giúp đỡ người dân địa phương ».
Công trình này nằm trong loạt dự án đã được Quỹ « Ngôi sao may mắn » hợp tác với « Ngôi nhà may mắn » (Maison chance), một hiệp hội tiếp nhận và đỡ đầu trẻ mồ côi, tàn tật, trẻ bị nhiễm HIV và không được đi học.
Mục tiêu ban đầu của dự án là xây 5 lớp tiểu học, rộng 289,8 m2 với trị giá 43.810 euro. Thế nhưng, với sự ủng hộ của một số người nổi tiếng, như Amanda Sthers và diễn viên Léa Seydoux và sự đóng góp nhiệt tình của cộng đồng mạng, dự án đã thu về được hơn 155.000 euro.
Trên các mạng xã hội của mình, cựu người mẫu 41 tuổi cho biết « vô cùng xúc động vì dự án đã thành hiện thực » và đăng một số hình ảnh đang đặt viên gạch đầu tiên cho ngôi trường mới, nơi tiếp nhận những đứa trẻ bị bỏ quên, trẻ mồ côi, trẻ tàn tật và trẻ gặp khó khăn ở tỉnh Đăk Nông.
Trước đó, vào tháng 12/2015, Quỹ « Ngôi sao may mắn » của Laeticia Hallyday đã khánh thành và tặng một ngôi trường cho trung tâm trẻ mồ côi Ba Vì, ngoại thành Hà Nội.
Laeaticia Hallyday và Việt Nam có mối quan hệ thân thiết. Việt Nam đã tặng cho bà niềm hạnh phúc được làm mẹ. Cùng với người chồng, ca sĩ Johnny Halliday, bà đã nhận hai cô con gái nuôi, Jade năm nay 12 tuổi và Joy 8 tuổi. Đáng lẽ ra một cậu bé Việt Nam đã gia nhập đại gia đình Hallyday nếu như cậu không bị bệnh nặng vào cuối năm 2009.
Theo RFI

12 thứ tưởng bỏ đi, cuối cùng thành đồ vật thật đẹp và hữu ích

Ngày cuối tuần thảnh thơi bạn đã lên kế hoạch làm gì chưa? Nếu chưa có, hãy tham khảo những cách tận dụng những đồ tưởng chừng như bỏ đi thành những món đồ vô cùng hữu dụng dưới đây nhé. Nào! xắn tay áo lên và làm thôi, ngày cuối tuần của bạn sẽ trở nên rất thú vị và hữu ích đấy!

1. Kệ từ dây nịt bỏ đi

Kệ truyền thống thì bình thường quá rồi. Hãy tận dụng dây nịt bỏ đi để làm thành một chiếc kệ trang trí độc đáo nhé.

2. Các hình khối trang trí

Bạn có tin là các hình khối trang trí này được làm từ ống hút nhựa bỏ đi không? Thật tuyệt đúng không nào! Chúng trông giống hệt một món đồ trang trí cao cấp đấy. Chỉ cần một số ống hút, dây và một bình sơn xịt màu kim loại. Bắt tay vào làm ngay thôi nào!

3. Thảm chùi chân

Hãy làm mới chiếc thảm chùi chân vào cuối tuần này với một chút sơn. Dùng băng keo che sơn dán thành các hình thù ngộ nghĩnh rồi sơn các màu sắc khác nhau vào, bạn đã có ngay một tấm thảm chùi chân “mới” rồi đấy!

4. Đế lót ly từ quần Jean

Vừa dọn gọn tủ vừa làm được những vật dụng hữu ích! Hãy cắt chiếc quần jean cũ và làm thành những tấm lót ly xinh xắn nhé!

5. Những quả tua dễ thương

Nếu muốn thêm chút màu sắc cho phòng ngủ mà bạn lại không có việc gì để làm vào cuối tuần thì hãy bắt tay vào làm ngay những quả tua dễ thương như thế này để trang trí chiếc gường ngủ nhé!

6. Gương soi tuyệt đẹp từ những chiếc muỗng nhựa

Nếu thường xuyên ăn cơm hộp, bạn hãy giữ lại những chiếc muỗng nhựa. Rồi một ngày cuối tuần rảnh rỗi, bạn hãy cắt những chiếc muỗng và dùng súng bắn kéo dán quanh một tấm bìa như thế này, sau đó dán một chiếc gương nhỏ ở giữa, thế là bạn đã có ngay một chiếc gương soi vừa độc đáo vừa làm vật trang trí dễ thương cho căn phòng của mình luôn rồi đấy!

7. Lọ hoa độc đáo

Một chiếc lọ thủy tinh cũ, một chút sơn móng tay cùng với một chút khéo léo, bạn sẽ có ngay một bình hoa mới tinh và độc đáo, không đụng hàng với ai.

8. Đĩa đựng đồ trang sức

Cũng tương tự như cách trên, nào cùng hô biến chiếc đĩa cũ thành một món đồ mới xinh xắn để đựng các vật dụng nho nhỏ nhé!


9. Hộp đựng khăn giấy hình mảnh ghép lego

Mùa đông sắp đến rồi, có thể chúng ta sẽ phải cần dùng nhiều khăn giấy hơn. Nếu cuối tuần rảnh rỗi, hãy thử làm một chiếc hộp đựng khăn giấy hình mảnh ghép logo như thế này nhé. Nếu nhà có trẻ con, chắc chắn bọn trẻ sẽ rất thích đấy!

10. Mũi tên để sơn

Hãy làm những mũi tên để sơn theo ý tưởng này. Cách làm rất đơn giản và rẻ tiền nhưng kết quả trang trí sẽ không hề “rẻ tiền” chút nào đâu.

11. Trang trí nắp hộp thủy tinh

Những chiếc lọ thủy tinh của bạn sẽ trở nên cực dễ thương nếu bạn làm theo ý tưởng này đấy!

12. Vòng hoa từ những tờ giấy lọc cà phê

Cách làm này không khó, nhưng hơi tốn thời gian. Nếu bạn có thời gian vào cuối tuần, hãy thử làm một chiếc vòng hoa sang trọng như thế này để trang trí cho tổ ấm của mình thêm phần xinh xắn nhé!

Liên Hoa

HỎI THĂM - Đào Anh Dũng


Sau bao năm ông mới gặp lại bạn trên Facebook. Được biết hai vợ chồng bạn đã nghỉ hưu, ở với gia đình người con trai út phụ giúp trông nom mấy đứa cháu, đứa lớn nhất mới có sáu tuổi, ông mừng cho bạn có cơ hội sống vui tuổi già. Bạn ở một tiểu bang xa nên bạn cho ông số điện thoại, hẹn cuối tuần gọi nhau, có nhiều thời giờ hàn huyên thoả thích.
Sáng sớm thứ bảy, ông hí hửng gọi bạn, nghe giọng nói của một bé trai, chắc là cháu của bạn:
"Hi, good morning!"
"Good morning!"
Ông trả lời rồi chợt nhớ đến đứa cháu của mình chỉ lặp bặp được có mấy chữ "ông/bà nội", bèn hỏi thử cháu của bạn bằng tiếng mẹ đẻ:
"Chào cháu, cháu nói tiếng Việt mình được không?"
"Dạ được, thưa ông."
Nghe cháu trả lời thật suông sẻ, lại pha chút giọng Huế quen thuộc của bạn, ông rất đỗi ngạc nhiên nên thích thú hỏi tiếp:
"Cháu giỏi quá! Ông nội cháu khoẻ không?"
"Dạ, cháu cảm ơn ông. Ông nội của cháu khoẻ. Rứa ông nội của ông có khoẻ không?"

Ôi, tiếng nói trẻ thơ, nghe sao dễ thương chi lạ!

đàoanhdũng
10/2016
Viết theo lời kể của một người bạn

TỰ BẠCH - Thơ Lê Hà Thăng


Một bài thơ nghiền ngẫm những thăng trầm
Xin đúc kết sẻ chia cùng bè bạn.
TỰ BẠCH
Nửa thầy nửa thợ
Dở dở ương ương
Nửa quê nửa chợ
Như chuột cùng đường.

Một vợ ba con
Vừa tròn nội ngoại
Bỏ chốn vàng son
Về vườn tịnh độ

Khi ông khi thằng
Lúc no lúc đói
Muốn hỏi chị Hằng
Cung trăng còn chỗ.

Thương quá vợ hiền
Vì đâu tất bật
Nâng chén rượu suông
Chia cùng cơ cực

Nên quí tấm thân
Mẹ Thầy nâng đỡ
Yêu quá trần gian
Chưa đành lìa bỏ.

23h20 29-10-2916

ĐỌAN CUỐI MỘT ĐỜi CHÓ

Truyện

Lê Hữu Nam
Nhà bà Tư có con Lằng hay sủa đêm, Lằng là chú chó bec-gê phối giống, nom bệ vệ nhưng không dữ dằn cho lắm. Lằng có một thói quen định sẵn, cách năm bảy đêm, đến chừng mười hai giờ khuya, tiếng sủa như sấm rền của nó như muốn đánh thức cái xóm với nhân khẩu chừng trăm người, nhưng Lằng chỉ sủa chừng vài tiếng rồi lại nằm cụp mõm ngủ một mạch đến sáng nên xóm giềng chẳng ai nỡ mắng vốn nhà bà Tư. Mà dường như từ khi bà Tư đem con Lằng về nuôi, gia đình bà phất lên hẳn. Đầu tiên là chuyện anh con trai đầu của bà Tư đang làm công nhân thì đột nhiên có một suất đi lao động Hàn Quốc, từ đó hàng tháng anh ta gửi về cả chục triệu đồng cho bà Tư sắm sửa rình rang, và gần đây anh này con gửi một lần đến cả trăm triệu để bà tu sửa căn nhà khang trang hơn. Người con gái xưa nay nổi tiếng lêu lổng lại may mắn vớ được anh chàng trí thức làm ở một tập đoàn xây dựng, không lâu sau hai vợ chồng dựng lên một công ty tư vấn có mánh lới ngon lành. Lạ lùng nhất là căn bệnh đau viêm khớp tưởng mãn tính của bà Tư bẵng thời gian không thuốc thang chữa trị cũng tự nhiên lành luôn. Giờ bà đi như chạy một cách ngon lành.
Chuyện con Lằng nhà bà Tư mang lại vận may vượt rừng cỏ lau, băng qua mấy con sông, đồn đến tận thành phố lớn, có vậy mới xuất hiện mấy ông bự đi xe con đến tận nhà hỏi mua con Lằng. Phần mấy ổng thấy con Lằng đẹp mã, hiền lành, quấn chủ, phần sau khi mục sở thị thì ông nào ông nấy phải công nhận chuyện con chó khôn này mang đến vận may là đích xác. Nhưng mà các vị khách có trả bao nhiên tiền, uốn lưỡi năn nỉ bao nhiêu lần hay chắp tay vái bao nhiêu lạy, bà Tư dứt khoát không bán là không bán. Bà Tư nói không phải vì con Lằng đem đến vận may như đồn thổi mà bà không bán, chỉ vì bà nuôi nó đã lâu nên xem như con cháu trong nhà. Vắng nó mấy ngày là bà buồn sinh bệnh, còn chuyện hên xui thì do trời cho mà thôi, bà Tư nói như xối nước lạnh vô mặt mấy ổng.
Con Lằng trở nên nổi tiếng, người ta mới moi ra tiểu sử của nó, mà cái tiểu sử cũng chẳng kém phần ly kỳ. Lằng sinh ra trong một trang trại chó nuôi, được vài tuần tuổi thì một gia đình khá giả đến hỏi mua. Về nhà mới, Lằng được đối đãi tốt, nhất là ông chủ nhà. Sáng chủ nhật nào cũng vậy, ông dắt chú chó cưng của mình đi câu ở mấy con lạch vùng ngoại ô, câu được con nào là ông cho Lằng ăn bằng hết. Vào mỗi tối Lằng lựa một chỗ êm ái trên chiếc đi văng cạnh bên chủ của mình, khi ông đang ngồi đọc sách nó thường dúi mõm vào người ông, được chủ vuốt ve, nó ngủ say trên người ông.
Thời gian con Lằng lớn như thổi cũng là lúc gia đình này bất ngờ tán gia bại sản, mọi người trong nhà lần lượt đổ bệnh nan y. Cái hiện tượng lạ lùng ấy khiến người ta phải phát sợ. Túng quẫn, ông chủ nhà thắt cổ tự tử trên gốc mận sau nhà, người đầu tiên phát hiện ra thi thể ông trên cây là con Lằng chứ không ai khác.
Lúc bấy giờ, nửa đêm người ta nghe tiếng sủa thảm thiết của nó, không phải, đó là tiếng tru thì đúng hơn, và âm thanh đó làm cả khu phố phải choàng tỉnh, họ lũ lượt kéo nhau đến chỗ nó. Sau hôm đó, có người kháo rằng đã nhìn thấy con Lằng nhỏ lệ – nó khóc vì sự ra đi đột ngột của người chủ, hay là giọt nước mắt ăn năn của loài vật gì đó, đại loại người ta bàn tán như vậy.
Vài ngày sau, người trong nhà trừng phạt con Lằng một cách man rợ, đủ các màn đánh đập, hành hạ trút lên lưng con thú trung thành tội nghiệp. Bà Tư rùng mình khi được người ta kể cho nghe chuyện con chó gieo vận rủi lên gia đình chủ của nó, nhưng khi tận mắt nhìn thấy con vật bà lại không hề do dự xin nó về nuôi.
Chuyện một người đàn bà xa lạ đến xin con vật xui xẻo về nuôi là câu chuyện quanh mâm cơm, bên xe bánh mì, tràn ra khu phố. Có lúc người ta tự bàn thảo về lòng từ bi, có lúc lại như ám chỉ trên đời sao có người dở hơi. Cao hứng hơn, người ta chẳng hề ngượng miệng cho rằng người đàn bà ấy xin con chó về để làm bảy món thịt cầy. Rất nhiều điều được thêm thắt, thổi phồng trong sự kiện này.
Là một chú chó lai bec-gê trưởng thành nhưng Lằng chỉ xấp xỉ ba mươi ký và lúc nào cũng tìm chỗ xó xỉnh, tối tăm rồi khoanh tròn cái cơ thể trơ xương như tìm nơi an toàn nhất cho mình. Bà Tư bằng mọi cách vẫn không làm sao lại gần được nó. Lằng là cái tên do bà Tư đặt, là do lần đầu tiên gặp nó, bà Tư kinh hãi nhìn thấy trên mình con chó đầy những vết lằn, vết xước, máu tươm khắp nơi trên da thịt.
“Mày ráng ăn, nhà tao nghèo nhưng coi chó cũng như người, không để mày đói đâu. Rồi mày sẽ bình an thôi”. Bà Tư trở thành điểm tựa cho con Lằng bằng cách rất giản dị, bằng lòng yêu thương loài vật và tin rằng chúng cũng biết yêu thương, nhớ nhung, sợ hãi như con người. Dần dà, con thú tội nghiệp cũng đã quen sự âu yếm, vỗ về mà tin cậy chấp nhận hơi chủ mới.
Sau thời gian được bà Tư chăm sóc, con Lằng lấy lại được trọng lượng cũ, trở nên vui vẻ thanh thoát. Tấm nệm cũ bà Tư cố ý đặt ở sân nơi nó thường nằm để phơi nắng. Biết nó thích ăn cá sống nên thi thoảng bà Tư đạp xe về dưới miệt quê xách lên cho nó mấy cân cá rô phi, con nào con nấy ú nú, nhảy lóc phóc làm con chó mừng phớn.
Dù vậy Lằng không vồ ngay lấy thức ăn như những con chó khác mà ý tứ chờ đợi bà Tư ra hiệu. Trước khi ăn, Lằng muốn được bà Tư vò vò hai tai, xoa xoa cái đầu.
Lằng ăn cũng từ từ, mõm gặm cái đầu cá rất ư gọn gàng, nhai nhè nhẹ và không để nước tanh chảy xuống sàn.
Mặc dù đã quen với người chủ mới, nhưng nó vẫn cứ sủa một cách lạ kỳ vào đêm, nhất là những đêm u tịch. Tiếng sủa của nó có chút gì đó thê lương, đáng thương chứ không hù dọa, gầm gừ, gần như là một tiếng tru buồn thảm. “Nó sủa theo thói quen ấy mà”, bà Tư vẫn giải thích cho hàng xóm. Con chó nhìn người chủ, chừng hiểu và cảm kích, nó dúi mõm vào tay bà Tư, hít hà cái làn hơi quen thuộc của bà.
***
“Bà Tư đâu? Coi con Lằng nhà bà nè”. Giữa trưa nắng đổ lửa, tiếng bà Sáu Vía oang oang cả xóm nhỏ.
Bà Tư lật đật chạy ra. Một cảnh tượng hiện ra. Bà há hốc mồm kinh hãi. Là con Lằng ư? Bà không thể tin nỗi, con vật ngoan ngoãn, nhút nhát của bà giờ không khác một con thú hoang, hàm răng nhọn hoắc của nó vừa cắn chết con gà mái mẹ, cái mõm dài ngoằng táo tợn đang ngấu nghiến con mồi. Mỡ và máu con gà chảy loang cả thềm sân nhà bà Sáu. Đàn gà con gần đó kêu gào trong hỗn loạn.
Dù biết bà Tư đang tức giận đùng đùng nhưng nó vẫn thản nhiên nhai nuốt con mồi một cách không thương tiếc. Trước đó, nó cũng đã bị thằng con trai bà Sáu dúi cho mấy gậy tàn khốc. Bà Tư nhìn thấy đám lông bị cháy sém, lộ lớp da còn xì xèo khói, là dấu vết của cây cời than được hơ nóng ấn vào mình nó.
Bị làm đau như vậy nhưng nó vẫn thực hiện cho bằng được hành vi hoang dã của mình thì phải có gì đó dữ dằn lắm đang diễn ra trong nó. Trong lòng bà Tư cảm giác thương xót bỗng mạnh hẳn lên so với sự tức giận.
Tối đó con Lằng đã không về nhà.
Sáng mai bà Tư dậy sớm đi chợ mua đồ làm đám giỗ chồng. Vẫn chưa thấy con Lằng quay về khiến bà đâm lo. Khi ra tới chợ, bà thấy con Lằng của mình đang bị một nhóm người vây bủa đánh đập. Con chó gào rống những âm thanh tuyệt vọng cho đến khi người chủ hom hem của nó chạy nhào vô, gạt xô đám đông đang sôi máu ra.
Nhìn con Lằng trong bộ dạng thảm thương, bà Tư hết sức xót xa. Bà ôm con Lằng vào lòng, cố gắng xoa dịu nó nhưng con vật tìm mọi cách thoát khỏi vòng tay bà.
Mình mẩy con Lằng giờ chỉ là một cái xác rách te tua đầy máu me, ướt đẫm cả bộ lông đen, cổ chỉ còn trơ ra thịt và gân.
Nó chỉ có thể thở bằng mõm và bò bằng đầu gối. Nỡ lòng nào người ta đối xử với nó như vầy? Bà Tư cố gắng không khóc. Bà quyết đuổi theo nó, mặc kệ hàng chục đôi mắt ghét bỏ đang ném về phía mình và con chó.
***
Đám giỗ ông Tư, mấy đứa con với họ hàng thân tín đằng bà Tư góp mặt đông đủ, cả người con trai lớn ở Hàn Quốc cũng về. Mặc dù ông Tư mất cách đây cũng hơn chục năm, nhưng cứ mỗi lần giỗ ông là mọi người tề tựu cùng nhau, nói cười râm ran, nhắc lại chuyện ông ngày còn sống.
Nhưng đám giỗ năm nay chẳng giống mọi năm. Nếu trước đây họ quây quần bên mâm cơm thì hôm nay họ đang ngồi quanh con chó đang hấp hối.
“Đưa nó đi bệnh viện đi má. Nó mà chết là nhà mình khó làm ăn nên nổi”. Con gái bà Tư thảng thốt.
“Nó mà chết là có khi là hết sạch luôn hổng chừng”. Anh chồng cô bồi vô, giọng nghiêm trọng.
“Hay làm thịt nó đi”. Thằng Út phát ngôn một câu hết sức trêu gan. .
“Bậy!”. Em gái bà Tư nạt ngang.
“Ăn thịt nó trời đánh chết sao mày, tán gia bại sạn chớ chẳng chơi. Trời đang cho nhà mình vận may, mà vận may là từ nó. Đúng là thằng ngu”. Anh chàng Việt kiều chửi thằng em.
Bà Tư hiểu tâm trạng của mọi người nhưng với bà, sự sống của con Lằng có một cái gì đó còn vượt ra khỏi những gì ích kỷ, vụ lợi. “Thôi, để nó nằm đây đi. Số con người do trời định hết, con vật cũng vậy thôi”. Bà Tư kiên quyết, giọng bà nghèn nghẹn.
***
Người đàn ông có cái đầu hói, trán bóng lưỡng, mặt chữ điền hiền hiền, sở hữu một cái bụng tròn nhưng chưa đến nổi phệ bước xuống xe. Theo sau ông là con vật bốn cẳng quen thuộc. Nó có cái đuôi to, mõm hơi dài, hai tai vểnh, bộ lông xám và đen mượt. Tay người đàn ông xách một cặp da hiệu Bally, con chó luôn đi sát chủ tiến vào ngôi nhà xưởng, chung quanh đầy cỏ, vương vãi miểng chai.
Trong nhà xưởng, máy móc từ lâu ngưng hoạt động, đã han gỉ hết. Chính giữa là cái bàn dài chừng bốn thước, có sáu người ngồi đợi. Ba người tướng tá rất sang, ba người còn lại thuộc hạng không xoàng, đeo kính đen, dây chuyền vàng cũng cả cây, quần áo bận ra dáng xã hội đen, trực chiến.
Cảnh thương lượng bắt đầu. Người đàn ông không ngồi, đặt chiếc cặp lên bàn vẻ dò dẫm rồi nói, “Tất cả ở trong đây”. Sáu cặp mắt dán chặt vào người đàn ông và cái cặp da bằng cái nhìn thiêu đốt. Con chó đánh hơi thấy hắc khí từ đó hắt ra nên không rời mắt khỏi bọn người này.
Bọn chúng chắc chắn sẽ có toan tính.
Ông điềm tĩnh: “Sao? Các ông muốn có nó đúng không? Tiền đâu?”.
“Tiền ư?”. Một gã bặm môi hỏi ngược, nhưng không ngờ đó là một ác lệnh. Người đàn ông lùi vội ra sau.
Ba tên côn đồ được phen phô diễn, chúng lao thẳng đến chỗ người đàn ông, nhưng bất thần dừng lại khi con chó lai giống bec-gê đứng chắn ngang trước mặt. Con chó nhe hàm răng nhọn hoắc hù dọa.
“Bà mẹ mày!!!”. Tay côn đồ khác phang một gậy trúng huyệt mạch con chó, con vật rống lớn cho hả cơn đau rồi lao thẳng đến, vật hắn ra sàn nhà. Hắn kháng cự bằng thể võ mà hắn đã học được từ trong rừng, để đấu với thú dữ. Những thằng còn lại lao đến chỗ người đàn ông nhằm chiếm đoạt cái cặp da. Cảnh giằng co diễn ra không lâu vì số đông dã tâm chiếm ưu thế.
Cái cặp rơi vào tay bọn “đối tác”. Gã sếp sòng giật lấy, mở cặp ra. Người đàn ông chồm đến toan giật lại liền bị đánh ngã xuống sàn.
Chúng quay sang thanh toán con chó. Người đàn ông nằm trên sàn đau đớn chứng kiến con chó của mình bị lũ người hung ác tấn công. Tất cả sáu tên bủa vây và khiến con vật nhừ tử bằng tất cả vũ khí chúng có: xà beng, ông tuýp và những cái đá đạp dã man, cho đến lúc nó gục xuống chỉ còn rên ăng ẳng như con cún chết đuối.
Xong việc, chúng tẩu thoát, để lại người đàn ông bầm dập tơi tả và con chó quằn quại chỉ có thể thở bằng mõm. Cả hai đúng là nạn nhân của một màn hành xác man rợ nhất.
Sau khi chữa lành vết thương da thịt, người đàn ông vẫn tiếp tục ở trong trạng thái cực kỳ đau đớn về tinh thần. Trong chiếc cặp da chứa một tài liệu quan trọng của công ty ông, ông đã định dùng nó để đổi lấy số tiền rất lớn. Ông đã bán linh hồn cho quỷ dữ, đã đánh đổi sự liêm khiết của mình để đổi lấy số tiền ấy. Nhưng trời đã kịp phán xử.
Song, chẳng ai biết ông làm vậy để cứu mạng sống của con. Mới tháng trước, ông chết lặng cầm trên tay kết quả chấn đoán của bác sĩ. Thằng bé mắc bệnh ung thư máu. Sau đó người ta lại thông báo thằng bé có thể được cứu sống nhờ chính tủy của ông.
Nhưng, chi phí cho ca đại phẫu có thể kiếm đâu ra?
Sau cuộc họp bàn về chiến lược kinh doanh, ông đã được giao toàn bộ tài liệu của công ty để chuẩn bị cho buổi công bố. Tài liệu này không chỉ là một kết quả mỹ mãn của công ty ông mà còn là niềm mơ ước của những đối thủ cạnh tranh. Và thế là cuộc chiến diễn ra, là lúc một nhóm người hẹn gặp ông tại một nhà xưởng bỏ hoang. Ông đã mang theo chú chó lai trung thành đi cùng đề phòng họ chiếm đoạt tài liệu. Tất cả được ông đánh đồng với sự sống chết của con mình.
Một tuần sau ông thấy con trai mình đã không thể rời khỏi giường. Tiếng rên siết của thằng bé càng lúc càng thê lương, hơi thở có lúc dài thượt có lúc đứt quãng. Sự thống khổ và khánh kiệt dằn nặng lên bờ vai ông. Ông thấy cái trác bắt giam đang hiền hiện trước mặt. Ông có thể tự kết liễu đời mình, nhưng vẫn còn một trở ngại, đó chính là con chó của ông, ngày đó nó còn được ông đặt tên là Trẫm.
Sau cái ngày khủng khiếp đó, con Trẫm luôn ở sát cạnh ông một cách tận tụy. Ông biết điều đó nên một tối ông cho nó ăn thịt bò tái có tẩm ê-te. Ông bảo vợ tiêm morphine cho con trai, rồi tựa mình trên tràng kỷ, ông ngắm hai giấc ngủ thân thương cùng một lúc.
Đèn tắt, ông lẳng lặng ra sau vườn cùng dải vải màu trắng. Ông cẩn thận bắc chiếc ghế đẩu rồi trèo lên, tròng mảnh vải qua cành cây rồi nhẹ nhàng quấn dải khăn mềm mại qua cổ. Ông nhìn mọi vật xung quanh, màn đêm ủ lạnh, cây côi đang ngủ, gió lay nhẹ chòm tóc hoa râm của ông. Ngôi nhà thân thương của ông ẩn trong màn đêm, ở đó có thể sẽ có sự oán thán…
Ông mỉm cười chua chát, đá chiếc ghế bật khỏi chân, toàn thân ông lắc lẩy.
Con Trẫm phát ra mấy hồi tru thảm thiết.
Trong đám tang của người đàn ông, có một đứa bé đang hấp hối, một con chó bị khất bữa.
Cuộc đời của chú chó lai bắt đầu chuyển biến.
***
Con Lằng vẫn chưa thể tự ăn, vết thương trên da thịt vẫn chưa có vẻ bình phục dù bà Tư đã tiêm mấy cữ Spectinomycin. Bà chủ già buồn rầu nhìn con chó đang dần rơi vào tình trạng hôn mê. May mà anh con trai từ Hàn Quốc đã gửi về một gói thuốc kèm theo lời dặn “Thuốc này quý lắm. Má đừng để con Lằng chết. Nó sống con mới yên tâm làm ăn”.
Y như rằng hai hôm sau, con Lằng đã có thể ngốn hết thố cơm nóng và hai cái đùi gà tổ chảng, rồi lại hì hục chạy theo lũ chó bạn trong buổi sớm mai.
Nhưng sau lần hồi phục này, con Lằng biệt không sủa đêm nữa. Đó là tin vui cho cả nhà. Một tuần sau, nó theo vợ chồng con gái bà Tư đi đổi gió ở Vũng Tàu. Trong chuyến đi, nó đã trở thành người hùng vì đã cứu một đứa bé khỏi chết đuối.
Cô con gái hí hửng kể: “Cả đám đàn ông trố mắt nhìn con Lằng nhà mình bơi ra giữa biển. Đúng là “thiên quyển” mà. Rồi nó thơm con Lằng chụt chụt.
Nghe vậy, bà Tư cũng mát dạ. Thế nhưng mười ngày sau, anh con rể ủa bà lái xe gây tai nạn chết người, lo ma chay cúng điếu cho nhà người ta hết hơn trăm triệu. Một tháng sa, con gái của bà sẩy thai khi vấp phải chính con Lằng nằm thù lù dưới chân.
“Tại nó, tại con chó. Hu hu…”. Con gái bà Tư khóc lu loa.
“Chắc đến lúc vận rủi ồi đó má”. Anh rể quay sang nhìn con chó đầy căm phẫn.
“Thịt! Nói chi nhiều!”. thằng Út vừa nói xong thì con Lằng nhảy bổ vào người hắn, vật hắn ra giữa nhà rồi bỏ đi khiến cả nhà một phen sửng sốt.
“Tao phải giết mày mới được”. Thằng Út đằng đằng sát khí.
Dù Bà Tư rất đau lòng với bao nhiêu chuyện rủi của con cái, nhưng chì chiết đổ lỗi cho con chó không phải là cách bà đồng lòng.
“Nó chỉ là con vật, mắc mớ gì đổ tội cho nó. Đòi ăn thịt no, nó hổng cắn cho là may”.
“Lần này con sẽ túm nó về cho nó một trận”.
“Tại nó mà nhà mình gặp bao nhiêu xui xẻo một lúc”.
“Chẳng lẽ họa phúc gì tụi mày cũng đều đổ con chó? Miệng chó sao mọc được ngà voi?”. Nói xong bà Tư đùng đùng bỏ đi.
Mấy tuần sau, một cuộc điện thoại từ nước ngoài gọi về, nhưng không phải giọng nói quen thuộc của anh con trai. Nghe xong, bà Tư xuội lơ, hai dòng nước mắt chực tràn trề… Thêm một mất mát lớn nữa kể từ ngày ông Tư giã biệt cuộc đời…
Đúng lúc đó, con Lằng lửng thửng chạy từ ngoài vào, dúi mõm vào chân bà như cố xin bà bình tâm. Bà thẫm thờ đưa tay xoa đầu nó. Con vật nhìn người chủ với đôi mắt biết ơn.
“Không lẽ như vậy thật? Chẳng lẽ là tại mày?”.
Bà Tư không muốn nghĩ thêm. Chắc chắn không phải vậy, bà không thể tin điều đó. Nó luôn là một con vật rất mực trung thành…
Nhưng khi nhớ về tất cả mọi chuyện đang xảy ra, bà không thể không nảy ra một ý nghĩ…
Ngày hôm đó, bà cho con Lằng ăn năm ký cá rô phi, một nồi cơm nóng. Đến tối bà gọi riêng thằng Út để nói chuyện. Sau khi nghe mẹ nói, hắn trả lời đầy vẻ đắc ý.
“Dạ, để con làm ngay”.
“Nhớ chôn nó tử tế nghe con”. Bà Tư bật khóc.
Đêm u tịch, gã thanh niên mang xác con chó đã bị đánh bả ném đại vào bãi đất hoang rồi cười hả hê, quay về.
***
“Cứu Tinh, đi theo tao!”. Thằng bé bụi đời gọi chú chó cưng của mình, con vật đã cứu mạng nó trong một ngày mưa bão. Cứu Tinh chạy nhanh đến bên ông chủ nhỏ. Nó dúi mõm vào người cậu bé một cách hồn nhiên rồi cả hai bước đi về mặt trời.
Không ai biết, Cứu Tinh cũng có cả một cuộc đời oanh liệt phía sau.

3 loại thuốc mọi nhà cần chuẩn bị sẵn để sơ cứu kiến ba khoang cắn

Theo bác sĩ Nguyên, để phòng ngừa bị kiến ba khoang và các loại côn trùng khác đốt, trong nhà nên chuẩn bị sẵn 3 loại thuốc: Cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem phenergan.

Cần làm gì khi bị kiến tấn công?
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), gần đây kiến ba khoang thường xuất hiện ở các khu dân cư khắp cả nước, nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, tức dịp thu hoạch lúa.
Theo ghi nhận của PV, nhiều ngày qua, các hộ dân khu tái định cư Dịch Vọng, Cầu Giấy (Hà Nội) thường xuyên phát hiện kiến ba khoang trong nhà. Điều đáng nói, có gia đình 5 người thì đến 4 người bị kiến ba khoang cắn, thậm chí bị biến chứng nguy hiểm.
Trước thực trạng kiến ba khoang hoành hành, các bác sĩ khuyến cáo, độc chất từ kiến ba khoang gây viêm da nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ xâm nhập qua da.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: “Ban đầu người bệnh cảm thấy hơi ngứa rát, căng da, đỏ một vùng da. Sau 6-12 giờ đỏ cộm thành vệt, nổi những mụn nước to nhỏ không đều kích thước 1-5 mm. 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này người bệnh cảm giác đau rát càng tăng, có thể kèm theo sốt, khó chịu...”.
Nọc kiến ba khoang độc hơn nọc rắn (Ảnh minh họa).
Theo bác sĩ Nguyên, nếu sơ cứu đúng cách, những tổn thương trên da sẽ dịu đi nhiều. “Để phòng ngừa bị kiến ba khoang và các loại côn trùng khác đốt, trong nhà nên chuẩn bị sẵn 3 loại thuốc: Cồn 70 độ, mỡ corticoid và kem   bác sĩ Nguyên nói.
Khi bị kiến ba khoang hay các côn trùng cắn, người bệnh cần dùng cồn rửa sạch vùng da bị thương tổn. Vết thương do kiến ba khoang, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này.
Sau đó bôi mỡ corticoid 4-6 lần một ngày; bôi kem 8-10 lần một ngày. Khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn. Cồn giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da.
Sản phẩm “đuổi” kiến đắt khách
Liên quan đến nạn kiến ba khoang hoành hành, trên mạng xã hội được dịp rao bán các sản phẩm được quảng cáo chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên có công dụng xua đuổi côn trùng, thanh lọc không khí cho không gian sống của gia đình thêm sạch sẽ.
Theo chị Vũ- chuyên bán hàng trên mạng, các loại thảo dược này giúp rất tốt cho sức khỏe người dùng còn côn trùng thì lại rất sợ mùi đó. Khi đốt tinh dầu hoặc cho tinh dầu vào bình xịt vào chỗ kiến ba khoang hay trú ngụ kiến sẽ bỏ đi.
“Đặc biệt, khi bị muỗi, kiến côn trùng cắn có thể sử dụng tinh dầu oải hương để bôi lên vết côn trùng cắn sẽ làm giảm sưng tấy,diệt khuẩn mà lại an toàn cho sức khỏe. Giá tinh dầu sả chanh 85.000 đồng/lọ 10ml, 255.000 đồng/lọ 50ml; tinh dầu oải hương: 150.000 đồng/lọ 10ml, 450.000 đồng/lọ 50ml”.
Các loại tinh dầu thiên nhiên diệt kiến đắt khách (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo việc dùng tinh dầu “lợi bất cập hại”. Vì tin tưởng vào công dụng của người bán mà nhiều người chủ quan, không chủ động phòng kiến ba khoang. Hơn nữa, khi bị kiến ba khoang cắn, nếu không xử trí kịp thời, đảm bảo vệ sinh sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa kiến ba khoang đốt, người dân không nên tìm cách tiêu diệt kiến ba khoang mà hãy tìm cách xua đuổi chúng ra khỏi môi trường sống của mình như: Đóng kín cửa để kiến không chui vào nhà được; Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang; Làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ, lỗ thông khí; Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, cần đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót, không nên tiếp xúc trực tiếp…
N.G

Nạn săn bắn động vật hoang dã của con người đã chạm ngưỡng

Số lượng động vật hoang dã giảm 58% kể từ năm 1970 tới nay và có thể đạt mức 67% vào cuối thập kỷ này nếu không có các biện pháp giải quyết kịp thời.

nan-san-ban-dong-vat-hoang-da-cua-con-nguoi-da-cham-nguong
Số lượng động vật hoang dã giảm 58% kể từ năm 1970. Ảnh: Scott Dickerson.
"Báo cáo hành tinh sống" của Hiệp hội Động vật học London (ZSL) và Quỹ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết số lượng động vật hoang dã trên thế giới giảm 58% kể từ năm 1970 đến nay, BBC hôm nay đưa tin.
Bản báo cáo được công bố hai năm một lần với mục đích cung cấp đánh giá về tình trạng động vật hoang dã trên thế giới. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ 3.700 loài chim, cá, động vật có vú, động vật lưỡng cư và bò sát, chiếm khoảng 6% trong tổng số động vật có xương sống trên thế giới. Từ đó, họ bắt đầu phân tích sự thay đổi của số lượng động vật hoang dã từ năm 1970. 
Báo cáo gần đây nhất ước tính số lượng động vật hoang dã trên thế giới sụt giảm một nửa trong 40 năm qua và cho rằng xu hướng này đang tiếp tục. Tiến sỹ Mike Barrett, giám đốc Trung tâm Khoa học và Chính sách thuộc WWF, cho biết một số loài động vật ở trong tình trạng tồi tệ hơn các loài khác.
"Chúng tôi nhận thấy sự suy giảm mạnh của các loài sống trong môi trường nước ngọt với mức sụt giảm 81% kể từ năm 1970. Tình trạng này liên quan tới cách con người sử dụng nước, cũng như sự chia cắt các hệ thống nước ngọt do hoạt động xây đập", tiến sỹ Barrett nhận xét.
nan-san-ban-dong-vat-hoang-da-cua-con-nguoi-da-cham-nguong-1
Số lượng voi châu Phi giảm mạnh trong những năm gần đây do hoạt động săn bắn. Ảnh: WWF.
Bản báo cáo cũng nhắc đến các loài động vật khác, ví dụ như số lượng voi châu Phi giảm mạnh trong những năm gần đây do hoạt động săn bắn gia tăng hay cá mập đang bị đe dọa bởi việc đánh bắt quá mức.
Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận số lượng động vật có xương sống đang giảm xuống với mức trung bình 2% mỗi năm. Họ cảnh báo nếu không có các biện pháp giải quyết, số lượng động vật hoang dã có thể giảm 67% vào cuối thập kỷ này.
"Trong trường hợp sức ép tới từ các hoạt động khai thác quá mức, buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tăng lên, xu hướng này có thể trở nên tồi tệ hơn", tiến sỹ Robin Freeman, giám đốc Bộ phận Đánh giá và Cảnh báo thuộc ZSL, cho biết.
"Tôi nghĩ chúng ta đã chạm tới giới hạn, không còn lý do nào để tình trạng này tiếp tục diễn ra. Chúng ta biết nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của con người lên môi trường tự nhiên và động vật hoang dã. Vì thế, bây giờ là lúc chúng ta hành động", tiến sỹ Barrett nhấn mạnh.

Hiền Anh

28 thg 10, 2016

VÒNG TAY XA - Thơ Hồ Nguyễn


Anh nghĩ v em ch th dài,
Gi em đã trn thuc v ai.
Có bun có trách anh cam chu,
Nhưng hãy vui cho cuc sng này.
 
Dư hương ngày y mãi trong anh,
Nếu được k bên anh d dành.
Gi ch ngn ngơ trong ni nh,
Lá vàng bao ph lá tươi xanh.
 
Anh nh ngày xưa ca chúng mình,
Dù tình cách tr vn còn xinh.
Anh thy bt giãng em trò nh,
Đôi mt trao nhau cũng vn tình.
 
Chiu nay ph phc ánh chiu rơi,
Vàng úa thu sang ph dáng đi.
Ngi nghĩ vn vơ tình mt thu,
Lòng nghe se tht nh muôn nơi.
 
Anh ôm khoãng trng mt nhìn xa,
C tưởng đang ôm dáng ngc ngà.
Phương y mong sao em thy m!
Tình anh trn gi chiếc hôn xa!
HỒ NGUYỄN (27-10-16)
 
* Sáng tác theo chuyện ngắn "Tình thầy trò".
  Thân tặng các bạn yêu thơ.

TIẾNG GÁY GÀ - Chuyên Ngắn của Nguyên Yên


 Truyên  ngắn cuả Nguyên Yên

Người đàn ông ngồi nhìn theo bóng vợ và con trai khuất sau cánh cửa đóng chặt, căn nhà thoáng chốc chìm vào im ắng. Gã mở email lặng nhìn vào hộp thư. Hệt như mọi ngày, hộp thư gọn gàng chỉ vài cái email còn sót lại từ những năm tháng cũ. Hộp thư sạch sẽ, ngay ngắn, đơn điệu như đời sống tẻ nhạt hàng ngày của chính gã. Gã nhìn vào đó đăm chiêu, đợi chờ, như thể cuộc đời gã tuỳ thuộc vào sự sống còn của cái hộp thư ấy. Ánh mắt gã trở nên xa xăm bất thần, tâm thân vô hướng như rơi chìm vào một khoảng không mù mờ, vô định.
Từ bao giờ, mọi ngày của gã đều như thế. Kim đồng hồ trên tường chỉ mới hơn 7 giờ sáng, gã uể oải đứng dậy bước về phía phòng ngủ. Bên khung cửa sổ, từng vạt nắng sớm quệt dài những vệt sáng loang lỗ trên bệ tường. Bên ngoài, tiếng xe cộ rình rang của thế giới thường nhật vừa thức giấc, hối hả tất bật vào ngày.
Ðưa tay kéo sập tấm màn chắn cửa xuống, gã ngã tấm thân mỏi mệt nặng trĩu xuống giường. Nằm yên trong cái mền đen dày cui trùm kín đầu, gã bắt đầu cuộc chiến tách rời thân xác khỏi cái thế giới tạm bợ nơi vợ con gã cùng với 7,3 tỷ người trên trái đất đang hăm hở chen chân. Chẳng bao lâu sau, cơn động kinh của ngày sẽ không còn tác động đến gã nữa; những mưu sinh, bận rộn của cuộc đời sẽ tạm thời gác lại. Trong cơn mê của giấc ngủ ngày, linh hồn gã sẽ thức tỉnh; trái tim gã sẽ vực dậy, sống lại nhịp đập của những tháng ngày còn ước mơ.
Bao giờ cũng vậy, giấc mơ xưa nay luôn bắt đầu từ một tiếng gáy gà. Chàng trai thức dậy trên cánh đồng thênh thang, nơi chàng mơ thấy mình thành chim sải cánh trên bầu trời. Ước ao tự do từ thuở ấu thời vẫn không ngừng thôi thúc. Chỉ để khi lớn khôn người ta mới nhận ra con người từ khi sinh ra đã được ném vào cái nhà tù cuộc đời, loay hoay mở hết cánh cửa này sang cánh cửa khác, rốt cuộc nhận ra ảo mộng thoát ly cũng hệt như niềm tin ngây thơ vào một đấng giải thoát tối cao.
Gã vẫn bay lượn trên bầu trời, những cánh đồng ngút ngàn biến thành những cột cầu thép đen hun hút đan nối chiếc cầu treo dẫn vào thành phố. Mùi lúa mạ bốc hơi chuyển sang mùi muối mặn. Gã bay cao theo cơn gió, là là qua các khung cửa sổ, nhìn vào những căn phòng, thấy chính mình sống lại một ngày mùa xuân ở thành phố sương mù này.
Buổi trưa hôm ấy, từ căn phòng tràn ngập ánh sáng trên dốc núi này, gã đã một lần thoát ly. Lần đầu tiên bỏ mặc vòng quay cuộc đời, bỏ lại đằng sau cơn bão tuyết và cái lạnh kinh niên đóng băng từ bên trong, gả nhẹ hẫng xách túi đến con phố nắng vàng gặp nàng. Chính từ không gian này, đúng giây phút thân xác gã tự do hòa quyện, tâm hồn gã bay cao. Ngắn ngủi nhưng bất tận, như giấc mơ hằng đêm vẫn đưa gã trở về. Tình yêu. Một lần có thật, có khuôn mặt, bằng da bằng thịt. Thật như cái đầu đã một lần thoát hèn. Như trái tim có khúc tự do. Như đôi cánh đêm của gã đang dang rộng trên bầu trời. Trong cơn mớ ngày, gã tự cấu vào da thịt xem mình đang tỉnh hay mơ.
Ai đó đã nói, chỉ trong giấc mơ người ta mới dám sống không sợ bị phán xét.
***
Mùa xuân năm Ất Tỵ 1965, trong không khí chan hòa ngày Tết tại một làng quê thôn dã miền Trung, đôi vợ chồng son trẻ thắp nhang vái tạ tổ tiên đã ban cho họ đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh, đặt tên nó là Văn Hưng, như một lời cầu mong chinh chiến chóng tàn cho quê hương sớm có ngày văn hưng khí thịnh. Chiến tranh leo thang, hàng ngàn thanh niên trai tráng tử trận, thằng bé lớn khôn đã mồ côi cha, vẫn sống còn trong những tháng ngày làng quê tan tác.
Hơn hai mươi mùa xuân sau, từ biệt Mẹ và tuổi thơ, chàng trai trẻ lên tàu vượt biển mang theo ưu tư và hoài vọng thanh xuân. Con tàu nổi trôi chở theo vận mệnh của mấy trăm con người phó thác mạng sống mình cho trời đất. Trong những ngày tháng tuyệt vọng trôi dạt trên biển, người thanh niên luôn khấn nguyện, thề sẽ sống cho ra sống nếu có cơ may sống sót.
Bản năng sinh tồn của con người vượt trên tất cả. Như hàng triệu người Việt ra đi, gã cũng may mắn vẫn sống sót. Những ngày đầu đặt chân đến đất Mỹ, gã học tiếng Anh, học nghề, rồi đâm đầu đi làm ngày làm đêm kiếm tiền gởi về nhà. Có lẽ khi không còn tin chắc vào bản thân, người ta sẽ dựa vào những thứ có thể cân đo đong đếm để xác định giá trị bản thân. Ở vùng đất xa lạ cách quê hương nửa vòng trái đất, cái cây bị bứng rễ không được uống nước từ gốc, không phát triển từ trong ra ngoài, mà nảy nở sinh sôi từ ảnh hưởng môi trường.
Ở Mỹ đầu thập niên 90, gã thấy mình lạc lõng, sinh sau đẻ muộn. Phần đông người Việt đi trước đã an cư lạc nghiệp. Dạo ấy gã như con ngựa non háu đá, hùng hục chứng tỏ khả năng “có” của mình qua công ăn việc làm, nhà cửa, xe cộ… Như cái ngày gã quyết định có vợ và sinh con đẻ cái, cũng chỉ để lấp đầy cái khoảng trống ngày càng loang lổ; hay trần trụi hơn, chỉ để thực hiện bản năng gieo giống của gã đàn ông.
Ngày cưới vợ, gã gặp lại một người bạn cũ khá thân thiết từ những ngày đầu mới xa quê hương. Nàng có cặp mắt đen láy sâu thẳm như mặt nước con sông quê gã vào những đêm sáng trời. Lần gặp nhau sau cùng, nàng trở lại trường học theo đuổi giấc mộng làm y sĩ trong khi gã bỏ mộng chữ nghĩa đi học nghề để kiếm tiền. Lần đầu tiên sau chục năm miệt mài theo đuổi giấc mơ Mỹ, trong thoáng chốc, gã mơ hồ nhận ra chiếc bóng của sự mất mát.
Cuộc đời là những cuộc thỏa hiệp. Người đàn bà bước vào cuộc hôn nhân cũng giống như gã, cả hai cùng thực hiện một cuộc đổi trao kiếm chác. Nàng gái quê tìm visa đi Mỹ. Gã Việt kiều về quê tậu mái ấm. Mùa đông đầu tiên lấy vợ, gã ôm thân thể người vợ tròn trịa ấm áp trong tay, hiểu ra mình đang ôm một nỗi cô đơn tổ chảng vào lòng. Đây cũng là mùa đông đầu tiên gã thấy cơn bão tuyết xứ sở này lạnh đến mức không thể chịu nỗi.
***
Chiếc giường gỗ không ngừng cọt kẹt. Người đàn ông lăn qua lăn lại như cố gắng tìm một tư thế dễ chịu hơn. Bên ngoài tiếng còi hú ầm vang, chiếc xe cứu hỏa chạy ngang nhà đánh thức gã dậy giữa ngày. Nhìn đồng hồ, đã gần 2 giờ chiều. Gã đưa tay tắt chiếc đồng hồ báo thức. Ngày nào gã cũng để đồng hồ, nhưng bao giờ cũng bị đánh thức bởi những tiếng động inh ỏi từ đường phố. Căn nhà nằm ngay mặt tiền, ngoài những tiếng ồn ào còn biết bao nhiêu phiền nhiễu khác. Đã bao nhiêu lần gã định bán nhà dọn đi nơi khác, nhưng cũng như nhiều thứ khác trong cuộc sống, gã thấy mình như cá mắc cạn, càng vùng vẫy lại càng lún sâu.
Gã đưa tay kéo tấm màn nhìn ra ngoài, bầu trời quang đãng không một gợn mây. Từ ngày đổi ca làm việc, đối với gã ngày cũng như đêm. Gã thấy mình không còn có khả năng phân biệt sáng tối. Khi gã về đến nhà, vợ gã đã ngủ say. Khi vợ về đến nhà, đã đến giờ gã đi làm. Như mặt trăng mặt trời, vợ chồng gã cùng hít thở một bầu không khí nhưng chẳng mấy khi chạm mặt nhau. Như vậy có lẽ tốt hơn cho cả hai. Con người khi đã một lần bằng lòng thỏa hiệp, sẽ tiếp tục đi từ dàn xếp này sang dàn xếp khác, cho đến khi người ta không còn băn khoăn mình đang sống hay đang dần mòn thối rữa trong guồng máy.
Gã bật dậy chuẩn bị đi đón con tan học. Trường học cách nhà chỉ vài góc đường, nhưng gã tập thói quen đi đón con về rồi ăn uống, trò chuyện với chúng mỗi ngày. Con cái thời đại này không dễ dạy dỗ. Hai thằng con trai mỗi thằng mỗi tính. Thằng lớn chậm rãi mơ mộng chừng nào thì thằng nhỏ ranh ma nhanh nhẩu chừng đó. Cả hai đều nhìn y khuôn vợ gã, với khuôn mặt trái soan tròn trịa, môi dày, mắt đen, ngược với khuôn mặt cả dòng họ nhà gã góc cạnh, gò má cao, môi mỏng, mắt nâu. Có lẽ nào khi vợ chồng ăn ở thiếu gắn bó, con cái sinh ra không mang diện mạo hòa hợp của cả hai, còn tìm cách giải thích một cách khoa học hơn thì gã hoàn toàn không nghĩ đến.
Đón con về đến nhà, gã vào bếp hâm nóng thức ăn. Ngày nào cũng vậy. Ba cha con. Ba cái bánh pizza nướng. Hôm nay mở tủ lạnh, thấy có tô thịt kho trứng, cái bao tử của gã reo hò. Có vậy thôi mà bỗng dưng cảm động. Đã từ lâu lắm rồi, bếp núc trong nhà lạnh tanh. Người vợ lâu nay chẳng còn ngó ngàng gì đến chuyện ăn ở của chồng con. Bỗng dưng gã nhớ đến những ngày đói khát sau 75. Ban đầu khi mới đói, người ta nhớ và hiểu mình mất mát cái gì, vì ai, cho đến khi được xếp hàng đi mua gạo ở hợp tác xã, người ta chỉ biết vui mừng cảm ơn cách mạng đã ban cho họ bát cơm đầy sạn. Con người thật ra dễ huấn luyện hơn con vật. Lấy đi tất cả rồi cho lại chút xíu, trái tim người ta đã lại sướt mướt.
Hai thằng con trai hôm nay thấy gã tươi tỉnh cũng thích thú ra mặt. Ba cha con ăn xong, chúng lấy sách vở ra học bài xong dụ gã cho chúng xem phim. Gã ngồi vào máy, những hình ảnh xưa nay như bộ phim quay đi quay lại. Vài năm gần đây, gã bắt đầu viết trở lại. Cũng chẳng để làm gì, nhưng khi viết, gã thấy mình như cầm lại chiếc gương soi vào cuộc đời. Đâu đó trong mỗi câu chuyện, gã đặt vào đấy những mảng mộng. Nếu cuộc sống thực tại của gã không có lối thoát, thế giới giả tưởng này may ra có thể cưu mang gã. Ít ra thì gã cũng không thấy điều này là một cuộc thỏa hiệp bi đát.
Gả chìm vào những ý tưởng. Gã ngấu nghiến gõ, như sợ những hình ảnh trong đầu giống như ký ức rồi cũng sẽ bỏ gã đi mất. Hôm nay gã không muốn đi làm, gã muốn ở nhà viết về một cảm xúc, về mùa xuân trong lòng. Từ lâu lắm, gã mới sống và nhớ lại. Hình ảnh tình yêu trong giấc mơ hiện rõ hơn bao giờ hết. Gã nhớ rõ một khuôn mặt. Cái cảm xúc ngắn ngủi nhưng bất biến. Nhớ lời thề sống cho ra sống nếu còn được sống sót trên chiếc thuyền sắp đắm ngày nào…
***
Trời chuyển sáng. Dưới mái nhà trú ẩn hai linh hồn dị mộng. Người đàn ông nằm cạnh tiếng ngáy đều đặn của vợ bỗng nghe trong lòng mình một tiếng gáy gà. Ngoài kia, đàn chim trốn tuyết đã bay về thành phố. Tia nắng đầu ngày quét ngang chiếu sáng một góc phòng, rồi nhanh chóng trả không gian lại cho bóng tối.
Như mùa xuân đã bao nhiêu lần tạt ngang qua đây, nhưng chưa một lần đủ hơi ấm ở lại.
Gả bật dậy mở email bần thần nhìn vào hộp thơ.
Một ngày mới cũ rích lại bắt đầu.