30 thg 11, 2015

Triển Vọng Mới Cho Dòng Mê Kông?


Hiệp định Mê Kông 1995 dường như đã cho thấy rõ “sự bất lực” trong bảo vệ dòng Mê Kông, khi thực tế Lào vẫn đang tiếp tục tiến tới xây đập thủy thứ ba Pak Beng sau Don Sahong và Xayabury. Vậy Công ước Liên Hợp Quốc về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia vừa có hiệu lực vào tháng 8.2014 liệu có phải là một hi vọng cứu vãn và bảo vệ dòng sông này?

Tại hội thảo “Thủy điện Mê Kông: Khoa học, chính sách và tiếng nói cộng đồng” do tổ chức PanNature tổ chức tại An Giang ngày 10.11, TS Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ cho biết: đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay đã và đang phải đối mặt với một mùa khô kéo dài và mực nước thấp chỉ còn 65-70% so với năm 2013, 2014 vào mùa mưa.
Điều này kéo theo nhiều thiệt hại trong nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên và nuôi trồng, xâm nhập mặn vào sâu hơn. Ông nhận định, trong tình hình này, khi các đập trên dòng Mê Kông đi vào hoạt động, chắc chắn mực nước của ĐBSCL sẽ còn thấp hơn nhiều, có thể 30-50% nếu rơi vào mùa khô kéo dài như năm nay...
Sôi nổi xây thủy điện trên dòng Mê Kông
Theo các nhà khoa học, các dự án phát triển thủy điện, chuyển nước qua lưu vực khác, mở rộng các hệ thống thủy nông và khu công nghiệp dọc sông là mối đe dọa mất cân đối nguồn nước, suy giảm nguồn cá, phù sa và hệ sinh thái ĐBSCL. Tính toán, việc phát triển thủy điện thượng lưu sông Mê Kông, chỉ tính riêng đến tổn thất thủy sản tự nhiên với Việt Nam, đã mất khoảng 222-440 ngàn tấn/năm (chỉ riêng cá trắng, di cư theo mùa), tức khoảng 500-1000 triệu USD/năm. Chưa kể là mất lượng phù sa có vai trò kiến tạo đồng bằng, thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu kéo theo thay đổi môi trường lưu vực sông,...
Trong khi đó, ĐBSCL phụ thuộc 95% nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ lưu trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước.
Còn đối với Campuchia, việc phát triển thủy điện trên thượng nguồn còn là vấn đề an ninh quốc gia. Năm 2013, chính phủ nước này đã cảnh báo, nếu toàn bộ 11 con đập trên dòng chính sông Mê Kông được xây dựng, sản lượng cá tính theo đầu người đến năm 2030 của Campuchia sẽ giảm khoảng 50%, trong khi cá  hiện cung cấp tới 70% lượng protein trong chế độ dinh dưỡng của quốc gia này.
Trong khi đó, thực tế hàng loạt hoạt động kí kết, xây dựng thủy điện đã và đang diễn ra sôi nổi trên dòng sông Mê Kông. Cho tới nay Trung Quốc đã có 6 thủy điện hoạt động trên dòng chính thượng nguồn Mê Kông với tổng công suất là 15.300 MW (trong tổng 15 thủy điện dự kiến tại đây với tổng công suất là 22.860 MW – tức khai thác hết tiềm năng thủy điện). Còn trên dòng chính hạ nguồn Mê Kông, kế hoạch có 11 thủy điện được xây dựng, trong đó đã có Xayabury đang Lào được xây dựng, Don Sahong bắt đầu được xây dựng, và Pak Peng đang chuẩn bị tiến hành. Tất cả đều được thực hiện qua hợp tác song phương ngoài khuôn khổ hợp tác Mê Kông.
Chưa kể, với nguồn thủy điện dòng nhánh sông Mê Kông, Thái Lan đã khai thác gần như toàn bộ tiềm năng thủy điện thuộc Thái Lan; Lào đã và đang xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện lớn, trung bình thuộc lãnh thổ Lào; Việt Nam cũng đã đồng loạt khởi công một nhà máy thủy điện lớn trên song Sê San và Sêrêpôk (là sông nhánh thuộc lưu vực Mê Kông).   
bản đồ thủy điện trên dòng Mekong
bản đồ thủy điện trên dòng Mekong. Ảnh: TL
Triển vọng mới cho dòng Mê Kông?
Hiệp định Mê Kông 1995 được xem như là một cơ sở kiểm soát bảo vệ dòng Mê Kông, với chỉ có 4 nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam tham gia; Trung quốc và Myanmar đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên thực tế, Hiệp định này chỉ đặt ra tinh thần hợp tác dựa trên thiện chí chứ không có ràng buộc quốc gia, vai trò của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) bị hạn chế. Câu chuyện thất bại với Don Sahong là một ví dụ, khi dù Lào chấp thuận thực hiện Thủ tục Thông báo, Tham vấn và Thỏa thuận trước (PNPCA), nhưng dù kết quả không được các nước đồng thuận, thì Lào vẫn tiến hành xây dựng Don Sahong!
Khi tốc độ phát triển gia tăng, kinh tế phát triển, và sông Mê Kông bị khai thác thì nhu cầu có một cơ chế hợp tác rõ ràng và có ràng buộc pháp lý sẽ ngày càng lớn. Công ước Liên hợp quốc về sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thuỷ (gọi tắt là Công ước) được xem là một cơ hội và triển vọng. Mất 20 năm chuẩn bị bản thảo, đến năm 2007 Công ước này mới được Liên Hợp Quốc thông qua; và mãi đến tháng 8.2014 Công ước mới có hiệu lực, sau khi Việt Nam trở thành nước thứ 35 thông qua Công ước.
Công ước  này đã hệ thống hóa các thực tiễn kinh nghiệm hiệu quả trong luật tài nguyên nước quốc tế, được biên soạn đặc biệt nhằm bổ sung và hạn chế những bất cập trong các hiệp định lưu vực hiện có như Hiệp định Mê Kông.
Thực tế là, Công ước này có thể củng cố và cải thiện Hiệp định Mê Kông, tạo ra những cơ hội mới để loại bỏ và giảm thiểu những tác động bất lợi đáng kể từ việc phát triển đập. Trong vấn đề phát triển đập và các dự án tiềm ẩn tác động xuyên biên giới, không giống như Hiệp định Mê Kông, Công ước xác định rõ quyền và trách nhiệm của cả hai bên.
Theo đó, nếu sau 6 tháng các bên không đạt được thỏa thuận, Công ước sẽ yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra nhằm cung cấp các thông tin khách quan về dự án đề xuất. Nếu không thể đạt đến thỏa thuận, tranh chấp sẽ được chuyển tới Tòa án Công lý Quốc tế tại La Hay. Đồng thời, Công ước cũng đảm bảo rằng đơn vị đề xuất sẽ không khởi công xây dựng cho đến khi đạt được thỏa thuận. (Triển khai xây dựng trước khi hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường là thực trạng phổ biến tại khu vực Mê Kông.)
Công ước cũng áp dụng cho toàn bộ hệ thống sông, gồm cả dòng nhánh chứ không chỉ riêng dòng chính.
Một khác biệt quan trọng nữa là, trong khi Hiệp định Mê Kông đặt nghĩa vụ giải trình lên vai những người chịu thiệt hại, Công ước lại đặt nghĩa vụ này lên bên đề xuất dự án.
Tuy nhiên ông Trịnh Lê Nguyên, giám đốc PanNature cho biết, với thực tế chỉ mới có 35 quốc gia tham gia, Công ước cũng chỉ mới nằm trong phạm vi giải quyết vấn đề giữa 35 nước. Để Công ước trở thành luật quốc tế cho mọi quốc gia, kể cả những quốc gia không tham gia Công ước, chỉ khi có nhiều quốc gia tham gia hơn. Vì vậy, trong khu vực Mê Kông, với thực tế Trung Quốc, Lào, Campuchia, Mianmar, Thái Lan hiện đều chưa thông qua Công ước, nghiên cứu của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đề xuất, tất cả các quốc gia ở hạ lưu Mê Kông, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia cần thông qua Công ước, như Việt Nam đã làm vào năm 2014. (Và tương lai Trung Quốc và Mianmar cũng có thể làm theo).
Việc đồng ký kết thông qua này sẽ tạo ra một nền tảng pháp lý chung được quốc tế công nhận, và có các nguyên tắc và quy trình thủ tục ràng buộc theo luật tập tục quốc tế, đặc biệt các quốc gia ở hạ lưu Mê Kông, thông qua MRC có thể sử dụng các quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong đàm phán với các quốc gia ở Thượng nguồn Mê Kông!
Lê Quỳnh

Nơi Hoang Dã Nhất Hành Tinh

Tháng này ban sản xuất kênh truyền hình Discovery họp bàn đề tài, nhưng quanh đi quẩn lại cũng vẫn đỉnh Everest, vực Mariana, tam giác Bermuda, rừng nguyên sinh Amazone... Giám đốc sản xuất bực bội:

Một bức ảnh chế hài hước của cư dân mạng. Ảnh mang tính minh hoạ. Nguồn: Facebook
- Lại Everest với Amazone! Ngán muốn chết! Hành tinh này bao la lắm mà, động não đi chứ!
Sau khi tích cực động não, một nhà biên kịch giơ tay:
- Có rồi, nhưng không biết ai đủ can đảm vác máy vào đó, vì e rằng chỉ có đi mà không có về!
Môt nhà quay phim xì rõ to:
- Ăn nói cẩn thận, tôi từng dí ống kính vào mõm cá sấu châu Phi và cưỡi lưng cọp Ấn Độ rồi đấy nhá!
Một biên tập viên lại thắc mắc:
- Thế ở đó có cảnh đu dây qua sông hay nuốt dao kiếm? Phải có mấy cảnh đó mới hút người xem!
Nhà biên kịch ban nãy khoát tay:
-  Yên tâm, nơi này dù không còn thú hoang vì tất cả đã bị... ăn thịt, nhưng cảnh mạo hiểm kiểu gì cũng có: từ trẻ em đu dây qua sông đi học đến hàng triệu người ăn chất độc thay cơm mỗi ngày!
Ai nấy ồ lên hoan hỉ, riêng giám đốc ngờ ngợ:
- Này, có phải đó là nơi người ta có thể bị thiêu cháy chỉ vì ăn trộm một con chó? Có thể bị đánh tới chết chỉ vì một cái nhìn hay rửa bát mà còn bẩn?
- Vậy là sếp đã biết đúng phóc! OK nhé?
Sếp chưa trả lời thì một phóng viên e dè hỏi:
- Chẳng lẽ ở đó không có luật lệ gì hay sao?
- Có chứ, nhưng ngay cả luật sư mà chạy xe tung bụi cũng bị đánh sặc máu!
Cả phòng họp chìm vào im lặng. Giám đốc sản xuất gãi cằm hồi lâu rồi cất tiếng:
- Nghe cũng hấp dẫn, nhưng loạn đến mức đó thì... Thôi, tất cả cho ý kiến, để sau này có mệnh hệ gì người nhà kiện cáo mất công lắm! Nào, tháng tới chúng ta quay ở đâu?
Toàn ban đồng thanh:
- Rừng Amazone!
Người già chuyện.
(người Đưa Tin)

"NGU ThÌ CHẾT" và Người Việt Ăn Gì Để Sống?

1. Khi người tiêu dùng thông thái khóc
Mấy hôm trước, một nữ điều dưỡng Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã bị cách chức tổ trưởng vì lỡ mắng bệnh nhân ngu.
Khi biết cô gái này tự ý đi hút thai thêm một lần nữa tại cơ sở khác mà không gọi điện thoại đến hỏi bác sĩ, bà tổ trưởng đã mắng: “Ngu thì chết chứ bệnh tật gì”.
Tôi đã được nghe tận tai lời mắng y hệt như thế từ một vị giáo sư già, khi ông lắc đầu chê người dân không biết cách “trở thành những người tiêu dùng thông thái”.
“Ngu thì chết chứ bệnh tật gì. Đọc báo đài biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn nhắm mắt, lao đầu vào mua. Nói mãi rồi, không nghe, chết lại bảo tại số” – vị GS nói.
Sự thật, có nhiều người rất cẩu thả trong ăn uống, nhưng cách nhìn ấy của vị GS là quá tàn nhẫn đối với đại bộ phận cần lao.
Hàng triệu người chỉ mong có cái đưa vào mồm ba bữa, túi tiền bé mọn đâu cho phép họ mơ giấc mơ thực phẩm sạch.
Hàng triệu người khác cũng đã cố cựa quậy bằng mọi cách để con đường đi qua dạ dày không trở thành con đường ra nghĩa địa.
Đó là những chuyến về quê dày hơn để khi trở ra phố thị tay xách nách mang nào gạo đỗ lạc khoai sắn, nào gà vịt ngan ngỗng.
Đó là một khoảng sân thượng, một góc ban công chung cư, một vạt đê, một dẻo đất giữa dải phân cách đường phố… đều có thể trở thành mảnh vườn trồng rau sạch của người thành thị.
Nhưng số người có nguồn cung cấp thực phẩm ở quê, những người chiếm được khoảnh đất ở phố thị, chỉ bé bằng móng tay khi so với cả chục triệu người không thể cựa quậy.
Ngay cả những người có tiền, thì cũng không dễ trở thành người tiêu dùng thông thái, bởi bẫy thực phẩm bẩn giăng mắc khắp nơi.
Đầu năm 2015, nhiều thượng đế thông minh đã ngã bổ chửng khi hàng loạt siêu thị lớn như Metro, BigC, Lottemart đột ngột ngừng bán “rau an toàn” thương hiệu Rau Ba Chữ.
Công ty TNHH Sản xuất và chế biến rau an toàn Ba Chữ, đã tạo ra một lượng không nhỏ rau an toàn bằng cách đến… chợ Minh Khai, gom rau trôi nổi và đóng dấu an toàn.
Điều đáng nói là cú bê bối ấy không được phát hiện bởi hệ thống kiểm định chất lượng được coi là hùng hậu của các siêu thị lớn.
Nó cũng không được khui ra bởi các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó được hé lộ nhờ một nhóm phóng viên bí mật điều tra.
Nếu không có những phóng viên ấy, rau “an toàn” Ba Chữ vẫn áp đảo trên các kệ rau sạch và thượng đế vẫn tin tưởng mua rau “an toàn”  với một cái giá cắt cổ – giá được trả bằng sức khỏe, tuổi thọ.
Đóng mác sạch, bày trên kệ sạch, trong siêu thị sạch sẽ uy tín, mà còn bẩn, thì người tiêu dùng có thông thái đến mấy cũng phải khóc chào thua.
Những vụ thực phẩm bẩn dán nhãn chất lượng cao này, khiến người ta nhớ đến câu nói của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong một hội nghị về vệ sinh an toàn thực phẩm:
“Tôi không biết uống rượu nên không phân biệt được, nhưng bạn tôi nói rượu càng đắt thì rượu giả càng nhiều. Nhiều người khuyên giờ đi đâu uống rượu thì uống rượu rẻ tiền thôi”.
2. “Thế là cháu sống ở trên đời được 2 năm, 6 tháng, 12 ngày”
Hơn chục năm trước, mẹ tôi mất vì ung thư phổi khi bà 68 tuổi. Trong đám tang, mọi người đều xót xa vì mẹ tôi qua đời khi còn trẻ, con cái chưa báo đáp được nhiều.
Hơn chục năm sau, xung quanh tôi, những người chết vì ung thư ở độ tuổi 40, 50 nhiều đến nỗi không còn là chuyện gây xôn xao.
Chị gái tôi ở cạnh nhà một đôi vợ chồng trẻ. Đứa bé con của đôi vợ chồng ấy mới 2 tuổi, có cặp mắt xanh như đại dương.
Chiều nào chị tôi cũng sang bế nó, hôn hít thật lâu lên đôi má phấn hồng căng mọng và nhìn sâu vào cái hai “cái mảnh đại dương” tuyệt đẹp ấy.
Một ngày, chị tôi thấy một bên mắt đứa bé, xuất hiện một màu xanh hơi đậm hơn bình thường. Qua vài ngày, màu xanh ấy trở nên dại hơn.
Gia đình đứa bé đưa con lên viện Nhi. Hai ngày sau, người mẹ ngã quỵ ở hành lang bệnh viện, khi nhận được tin con mình bị ung thư mắt (ung thư nhãn cầu).
Hai tuần sau, chị tôi vào thăm, bế nó lên, chị đã khóc nức nở khi chỉ còn nhìn thấy một bên đại dương xanh thẳm. Hố mắt bên kia đã trở thành “biển chết”. Bác sĩ đã khoét của nó con mắt bên phải để ngăn ung thư lan rộng.
Hai tháng sau, thì ngay cả đại dương xanh thẳm bên trái ấy, cũng bị khoét nốt. Hơn 2 tuổi nó đã trở thành người mù, tay đeo đầy băng gạc, rờ rẫm bước đi trong phòng bệnh.
6 tháng sau, thiên thần khốn khổ ấy đã trốn vĩnh viễn khỏi những cơn đau hành hạ, để đi về một thế giới xa lạ, không có bố mẹ ở bên.
Người mẹ đờ đẫn ngồi ngắm di ảnh đứa con, nói với chị tôi rằng: “Thế là cháu bác sống ở trên đời tròn 2 năm, 6 tháng, 12 ngày bác ạ”.
Khi đồng tổ chức mở Lớp học Hy Vọng (tại Bệnh viện Nhi TƯ) và Lớp học Nhân ái (tại Bệnh viện Huyết học và Truyền máu TƯ), chúng tôi đã thấy nhiều hoa hậu, ca sĩ, nhà báo đã bật khóc khi nhìn những cái đầu trẻ thơ trọc lóc vì xạ trị ung thư.
Lần ấy, lớp học tổ chức được 10 ngày, thì người phụ trách thấy thiếu một học viên. Hỏi ra mới biết bé gái 6 tuổi không đến lớp ấy rất muốn học thêm buổi học thứ 11,12,13… nhưng em đã phải trở về quê trên chiếc xe chở xác của bệnh viện.
Ngày học thứ 15, một phóng viên, đồng thời là thiện nguyện viên của chúng tôi, khi đang hát karaoke mừng sinh nhật bạn, đã khóc tu tu giữa phòng, khi nghe tin cậu bé 3 tuổi mà cô vẫn hay thăm hỏi ở lớp, vừa qua đời.
Cứ thế, buổi học thứ 20, 45, 47, 50…, lớp học Hy vọng ấy lại nhận thêm một thông tin tuyệt vọng: Nhiều học viên không bao giờ trở lại.
Mẹ tôi đã đi được 68 năm trên cuộc đời, nhưng bà ra đi khi vẫn còn quá nhiều thứ chưa trọn vẹn. Rất nhiều đứa trẻ hôm nay đã dừng cuộc chơi trần thế khi còn chưa kịp tới trường, chưa kịp học xong một nốt nhạc.
Tại sao bây giờ nhiều trẻ em bị ung thư đến như vậy? Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những cú đánh chí mạng nhất chính là vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Ai khử độc cho gạo?
Một câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là người Việt ăn gì cho khỏi chết?
Hãy cùng điểm lại những thứ mà người ta có thể làm giả, có thể đầu độc.
Gạo giả có không? Có. Chúng ta đã run lên khi xem clip quay quá trình làm gạo giả.
Mực giả có không? Có. Người ta đã đốt cháy con mực như đốt một tấm cao su.
Trứng giả có không? Có. Quả trứng giả khi luộc cứng như cao su.
Ruốc giả, thịt giả. Quá dễ. Khô bò giả làm từ măng hoặc thịt heo thối. Quá dễ. Gà vịt bơm phóc môn để thành gà leo đồi. Quá dễ. Cua gạch bơm phóc môn và bơm gạch giả. Không hề khó.
Ngay cả rau bắp cải mà người ta còn có thể làm giả từ bột, thì còn có cái gì không thể làm giả?
Trước khi viết bài này, tôi đã được biết một thông tin có thể khiến tất cả các bà nội trợ rùng mình.
Tôi có một cậu em cùng quê làm đại lý gạo, đỗ, ngô. Sau khi giải nghệ,  cậu em đã tiết lộ một sự thật kinh hoàng: Gạo, đỗ, lạc, ngô cũng đẫm hóa chất bảo quản.
Vì sao vậy?
Những đại lý ngũ cốc thường phải mua cùng lúc cả chục tấn, trăm tấn gạo, ngô, đỗ, lạc. Nếu bán ngay trong mùa thu hoạch, thì lời lãi không cao.
Vì vậy, nhiều đại lý chọn cách tích trữ một lượng lớn để bán trái mùa.
Gạo, ngô, đỗ, lạc là thứ rất dễ bị mốc (nhất là để lâu hoặc thời tiết nồm ẩm) và rất dễ bị mọt (tích trữ số lượng lớn).
Để ngũ cốc sạch bóng nấm mốc và mối mọt, chủ nhiều đại lý trải gạo, ngô, đỗ, lạc ra sàn nhà và phun lên đó một loại thuốc đến từ bên kia biên giới, rồi cho quạt hong khô.
Loại thuốc ấy độc đến nỗi, để ngũ cốc 5-8 tháng mà nấm mốc và mối mọt không dám bén mảng. Ruồi muỗi lỡ sa vào, cũng chỉ có nước lăn ra mà chết.
Hàng ngày, gạo mới là thứ được đưa vào cơ thể chúng ta nhiều nhất, nhưng người ta chỉ sục ozone cho thịt cá, rau quả, chứ có ai nghĩ đến phải khử độc cho gạo?
4. “Căn bệnh thế kỷ” đáng sợ nhất ở Việt Nam không còn là HIV
Ai đến Trung tâm nuôi trẻ mồ côi Kim Bảng, cũng đều xót xa khi biết chuyện của một cặp anh em, có bố và mẹ chết cách nhau 36 ngày vì căn bệnh thế kỷ HIV.
Tôi đã chứng kiến, bố mẹ của bạn mình, đã chết cách nhau đúng 13 ngày. Một nhà khác, khi bà mẹ cúng xong tuần thứ 3 cho đứa con trai của mình, thì nhận lệnh triệu tập của thần chết. Họ đều mắc ung thư.
Với hơn 220.000 người nhiễm HIV được báo cáo, Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng dù ở top 5 Châu á – Thái Bình Dương, thì so với ung thư ở Việt Nam, hậu quả do HIV gây ra không thấm vào đâu.
Mỗi năm căn bệnh thế kỷ HIV có hơn 2.200 người chết, còn ung thư là 75.000 người chết, trong số 150.000 người mắc mới.
Nhiễm HIV, nhiều người bệnh có thể cầm cự vài năm đến mười mấy năm, nhưng ung thư, nếu không phát hiện sớm, kết cục bi thảm hơn nhiều. Gần 100% bệnh nhân ung thư gan phải chết.
Trong số 22.000 người phát hiện ung thư gan năm 2012 thì có gần 21.000 người tử vong trong năm ấy. Thời gian sống của họ trung bình chỉ được một năm.
Và như vậy, ung thư, mới đáng được gọi là “căn bệnh thế kỷ” ở Việt Nam.
5. Bao giờ có máy đo sự độc ác của lòng người?
Mấy ngày trước, nhiều phụ huynh trường mầm non Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã phẫn nộ kéo đến trường khi biết người ta ăn bớt 7 kg thịt trong một bữa ăn của con em họ.
Bớt xén của trẻ con không chỉ là hành động vô đạo đức mà còn khó tha thứ vì nó đồng nghĩa với bớt xen tương lai.
Nhưng liệu có ai đặt thêm một câu hỏi: Nếu họ không bớt xén, mà dùng 7kg thịt heo nhiễm độc thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh để nấu cháo mỗi ngày cho các cháu, thì tương lai con em họ sẽ ra sao?
Câu hỏi ấy, có thể khiến hàng triệu bậc phụ huynh câm lặng.
Trong một nỗ lực kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của Chính phủ, tới đây, một số chợ đầu mối có thể có trạm thử nhanh phát hiện thực phẩm nhiễm bẩn.
Nhưng máy móc bao giờ cũng chỉ là thứ yếu, thậm chí phản tác dụng nếu người sử dụng nó thiếu tấm lòng hoặc tiêu cực.
Khi người ta còn tham lam, còn vô cảm, độc ác trước sức khỏe, tính mạng của đồng bào, thì thực phẩm bẩn sẽ vẫn còn, bất chấp việc có nhiều máy thử.
Bao giờ Việt Nam phát minh được máy thử độ độc ác của lòng người?
Theo Trí Thức trẻ

29 thg 11, 2015

Chuyện Tình Người Mang Theo Đó- Thuyên Huy




Người mang theo đó một chuyện tình
Bỏ đây ngày tháng cũ buồn tênh
Nhạt nhòa mưa nép bên hè vắng
Buông tiếng thở dài phố lặng thinh

Đường dốc mù mờ sương khói xưa
Bên nhau chờ đuổi gió giao mùa
Bâng khuâng hôn trộm lên tà áo
Hỏi nhỏ lòng nhau yêu đến chưa

Tôi đứng nhìn theo ở cuối đường
Xa mờ  xe  khuất bóng chiều buông
Nắng chia đôi ngả buồn đi vội
Bỏ hoàng hôn tím một trời thương

Tôi đốt tình tôi giữa chợ đời
Để còn có được những ngày vui
Đi về hai buổi con đường vắng
Chưa buồn nghe tiếng lá thu rơi

Tình đó người mang chắc cũng sầu
Tôi người ai nở phụ lòng nhau
Phương xa người khép đời định mệnh
Nơi này tôi mang trọn nổi đau

Thuyên Huy



















Những Ca Bệnh Bí Ẩn Gây Nhiều Tranh Cãi Nhất Thế Giới

Dân trí Nghe rõ tiếng động phát ra từ cơ thể, khóc ra đá, có khung xương của trẻ 10 tuổi nhưng lại chưa rụng răng sữa... là những căn bệnh kỳ lạ mà đến nay các bác sĩ, các nhà khoa học vẫn đau đầu không thể lý giải.

Người phụ nữ có thể nghe thấy cử động của mắt
Tám năm trước, Julie Redfern, sống ở Lancashire (Anh) đang chơi trò Tetris trên máy tính thì đột nhiên nghe thấy tiếng “chít chít” khá buồn cười. Cô gái không thể tìm ra nơi phát ra tiếng động này, cho mãi đến khi phát hiện thấy những âm thanh “bí hiểm” sẽ xuất hiện mỗi khi cô di chuyển mắt từ bên này sang bên kia. Julie đã nghe được tiếng động từ nhãn cầu của chính mình.
Trong những năm sau đó, Julie dần thấy rằng cô cũng có thể nghe thấy máu chảy trong huyết quản. Tiếng nhai thức ăn trở nên ồn ào khiến cô không nghe được những cuộc trò chuyện quanh bàn ăn. Có lẽ điều tồi tệ nhất xảy ra khi tình trạng bệnh trở nên xấu đến mức mắt cô sẽ lắc mạnh trong hốc mắt mỗi khi có chuông điện thoại ở văn phòng.
Julie được chẩn đoán bị Hội chứng nứt ống trên (superior canal dehiscence syndrome - SCDS). Đây là một tình trạng bệnh lý rất hiếm gặp khiến các xương ở tai trong bị giảm mật độ, dẫn đến thính giác cực kì nhạy cảm.
Các bác sĩ mới chỉ biết về tình trạng bệnh này vào những năm 90. Một phẫu thuật chưa có tiền lệ đã được thực hiện trên Julie . Bác sĩ của cô đã phục hồi thành công thính giác bình thường cho một bên tai, và đem lại hy vọng tai bên kia cũng có thể được chữa khỏi.
Bé gái bị liệt bí ẩn
Khoảng một tháng rưỡi trước Giáng sinh năm 2013, mẹ của cô bé Marysue Grivna, 9 tuổi, đưa con gái tới bệnh viện để tiêm phòng cúm. Lúc đó không ai có thể ngờ rằng cô bé sẽ phải đón lễ Giáng sinh trên xe lăn và không thể líu lo nói cười như những năm trước.
Chỉ 3 ngày sau khi tiêm phòng cúm, Marysue thức giấc vào buổi sáng và không thể nói được. Vô cùng hoảng hốt, cha mẹ vội vã đưa em đến bệnh viện. Họ đã bị sốc khi các bác sĩ chẩn đoán con gái họ bị viêm não chất trắng rải rác cấp tính. Được viết tắt là ADEM, bệnh bắt đầu khi hệ miễn dịch tấn công myelin, lớp vỏ bọc của các dây thần kinh ở não và tủy sống. Không có myelin, chất trắng trong não và tủy sống trở nên cực kì nhạy cảm. Một khi lớp vỏ này bị phá vỡ, bệnh nhân có thể bị liệt và mù.
Các bác sĩ không thể khẳng định hoặc phủ nhận cáo buộc của cha mẹ Marysue rằng mũi tiêm phòng cúm đã khiến con gái họ bị bệnh.Các chuyên gia y tế khẳng định rằng nguyên nhân chính xác của ADEM còn chưa rõ và kết quả của các xét nghiệm được tiến hành để xác định nguyên nhân mắc bệnh của cô bé đều không thể đưa ra kết luận.
Tương lai của Marysue chưa có gì sáng sủa, mặc dù các bác sĩ tin rằng có đôi chút khả năng các triệu chứng của em sẽ thuyên giảm. Cha em đã đưa con gái đi khắp mọi nơi nhưng không đâu có thể giúp gì được.
Những bé gái khóc ra đá
Đầu năm 2014, anh Mohammad Al Saleh Jaharani đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cô con gái tám tuổi Saadia của mình bắt đầu khóc ra những viên đá nhỏ thay vì nước mắt.
Saadia là một trong 12 người con của Mohammed với hai người vợ. Em là người duy nhất trong số các anh chị em bị chứng bệnh kỳ lạ này. Không ai có thể đưa ra chẩn đoán cho Saadia, các bác sĩ cũng không thể tìm thấy bất kì điều gì bất thường thường với đôi mắt của em.
Một bé gái khác cũng sống ở vùng này là trường hợp duy nhất nữa được xác nhận khóc ra đá. Nước mắt của cô bé mười lăm tuổi Saboura Hassan Al Fagiah  là những viên đá nhỏ. Mỗi lần như thế bụng bé gái sẽ chướng lên và cô bé sẽ bị mất ý thức trong vài giờ. Saboura đã được điều trị ở Jordan và dường như đã hồi phục.
Saadia không được may mắn như vậy. Tất cả các bác sĩ mà cô bé gặp đều không thể giúp được gì. Những người dân trong làng thì thào rằng cô bé có lẽ đã bị yểm bùa.
Cha của Saadia khẳng định trong một cuộc phỏng vấn là em cũng nhiều lần khóc ra nước mắt bình thường và những viên đá chủ yếu xuất hiện vào cuối buổi chiều và ban đêm. May mắn là em không thấy đau ngay cả khi có đến 100 viên đá nhỏ xuất hiện trong một ngày
12 thiếu nữ cùng bị những triệu chứng bí ẩn
Trong một vụ việc mà nhiều người sẽ chỉ coi là ca hysteria tập thể, 12 thiếu nữ của một trường trung học ở New York đã cùng xuất hiện những triệu chứng mà các bác sĩ đang đau đầu tìm kiếm lời giải thích .
Sau giấc ngủ trưa vào một ngày năm 2011, một trong các học sinh, Thera Sanchez, thức dậy trong tình trạng không thể điều khiển được tay chân và giọng nói. Trước đó em chưa bao giờ bị như vậy, nhất là những âm thanh kì dị phát ra khiến nạn nhân giống như đang bị hội chứng Tourette.
Kì lạ hơn nữa là 11 nữ sinh khác trong trường trung học của Sanchez cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự. Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh chẩn đoán tất cả các học sinh này bị rối loạn chuyển dạng. Nói cách khác, ông tin rằng vụ việc là một ca hysteria tập thể. Những bác sĩ khác thì cho rằng stress là yếu tố chính gây ra các triệu chứng khác thường này. Hai bà mẹ, trong đó có mẹ của Thera, đã tỏ ra không đồng ý với kết luận của các bác sĩ.
Mặc dù cơ quan chức y tế đã đảm bảo rằng không có gì ở trường học khiến các nữ sinh phát bệnh, hai bà mẹ vẫn không tin vào những cuộc điều tra do những cơ quan này tiến hành và không hài lòng với kết quả của chúng.
Nhiều tuần sau đó, Thera vẫn co giật, nói lắp, và bị những cơn phát âm không kiểm soát. Cho đến nay, chưa có lời giải thích thỏa đáng nào được đưa ra cho vụ việc này.
Bé gái không tuổi
Cho đến khi Brooke Greenberg qua đời ở tuổi 20, cô gái chưa từng biết nói và vẫn phải ngồi xe đẩy. Mặc dù tuổi nhiều lên, nhưng cơ thể của cô gái “nhất quyết” không già. Đến khi qua đời, Brooke vẫn chỉ có năng lực trí óc của một đứa trẻ lên hai và kích thước của một em bé.
Các nhà khoa học và các bác sĩ vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích cho chứng bệnh bí ẩn của Brooke. Bản thân em đã được xem là một em bé “kì diệu” từ khi sinh. Em đã bị nhiều lần loét dạ dày và một lần đột quị. Brooke cũng từng bị khối u não khiến em ngủ suốt 2 tuần. Cuối cùng khi thức dậy, khối u đã biến mất. Các bác sĩ hoàn toàn bối rối.
Sự phát triển của cơ thể Brooke qua năm tháng cũng rất kì lạ. Ở tuổi 16, cô gái vẫn chưa rụng răng sữa, nhưng xương phát triển ngang với một em bé 10 tuổi (tất nhiên là ngoại trừ kích thước). Tóc và móng chân tay của em tiếp tục mọc bình thường. Em có thể nhận ra anh chị em ruột và thể hiện sự vui vẻ.
Một chuyên gia y tế đã nghỉ hưu của trường Y Đại học Florida là Richard F. Walker đã dành cả cuộc đời để tìm hiểu nguyên nhân của bí ẩn y học có tên là Hội chứng X này. Ông cũng nghiên cứu một số ca bệnh tương tự bao gồm một bé gái 8 tuổi chỉ nặng có 5kg và một chàng trai 29 tuổi có thân hình của một cậu bé.
Cẩm Tú
Theo listverse

Bệnh Tuyến Tiền Liệt (Sức Khỏe và Đời Sống)


Tuyến tiền liệt (TTL) là một bộ phận rất nhỏ, nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng của nam giới. Khi mới sinh thì TTL nặng khoảng vài gram nhưng đến tuổi trưởng thành do tác động của nội tiết tố nên có trọng lượng khoảng 20 gram... Chức năng của TTL phần lớn là sản xuất ra tinh dịch để vận chuyển tinh trùng.
Thông thường tuổi càng cao thì TTL càng to ra nên gọi là phì đại TTL (u xơ TTL, bướu lành TTL). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể. Tuy nhiên làm thế nào để biết TTL có vấn đề?
Bệnh tuyến tiền liệt – chớ coi thường!
Sỏi bàng quang
Ảnh hưởng của phì đại tuyến tiền liệt
Sự phì đại TTL chèn ép niệu đạo (ống tiểu) và gây nên những rối loạn về đi tiểu. Khi phát triển lớn, u xơ sẽ gây chèn ép làm bế tắc ống tiểu và đôi khi còn kèm đau khi tiểu tiện. Đây là lúc TTL có trạng thái bệnh nên mọi người cần phải chú ý.
Khi nào tuyến tiền liệt có vấn đề?
Thông thường những người cao tuổi bị phì đại TTL sinh lý do tuổi tác, nếu chỉ thấy những dấu hiệu nhẹ như hay tiểu tiện nhiều hơn so với thời trẻ thì chưa phải là bệnh nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: tiểu gấp, đêm phải đi tiểu nhiều lần, phải rặn khởi động, tia nước tiểu yếu, tiểu xong có cảm giác là tiểu chưa hết, phải đi tiểu lại trong vòng chưa đầy 2 giờ, khó đi tiểu, tiểu đau buốt... thì đó là dấu hiệu bệnh lý nên cần phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa tiết niệu ngay. Khi khám thì bác sĩ có thể khám bằng cách thăm dò trực tiếp trực tràng, siêu âm, chụp hình hệ niệu có cản quang, làm các xét nghiệm tổng quát để đánh giá tình trạng chung của người bệnh.
Bệnh tuyến tiền liệt – chớ coi thường!Người bệnh phải lọc máu do suy thận
Các biến chứng có thể gặp của bướu lành tính TTL: Sỏi bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại, bí tiểu mạn tính, suy giảm chức năng thận... và có thể suy thận.
Điều trị bệnh tuyến tiền liệt thế nào?
Sau khi bệnh nhân được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ). Ngày nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa. Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước bướu và bướu có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa... mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Bệnh tuyến tiền liệt – chớ coi thường!
Hình ảnh thận bị suy
Một điều cần lưu ý đối với người cao tuổi (từ 45 tuổi trở lên) rằng, bướu lành TTL là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng... thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ thật sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và tự điều trị ở nhà khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Vì thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thưtuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ.

BS. Dương Thế Tài

Syria: Rena - Viên Đạn Nghiệt Oan Trên Xác Chết Trẻ Thơ Vô Tội

Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 23/11/15


      Rena, em bé gái tuổi vừa chừng lên ba, đang ngồi chơi trên tấm thảm hoa đủ màu, trong phòng khách, khi viên đạn từ xa bắn tới, xé rách nát một bên gò má nhỏ. Rena thét lên vì đau, khóc ngất gọi mẹ rồi lặng thinh, máu bắt đầu ứa ra từ khóe miệng, từng giọt đỏ bầm.
     
    Viên đạn không ai biết từ hướng nào đến, xuyên thủng qua kiếng cửa sổ trên ban –công lầu, bứng gốc một trong mấy cái răng của em và làm rung rinh cả căn nhà. Bên ngoài đường phố Aleppo, khói của các đám cháy, do đạn pháo của quân chính phủ Syria  gây ra, vẫn còn mù mịt như thường ngày, người đàn bà trông chừng Rena thay mẹ nó, không thể ra khỏi nhà vì không có người đàn ông đi kèm theo. Anh thanh niên nhà bên cạnh, bồng xốc em lên, chạy vội vã ra đường, anh nhảy đại xe hơi, cố chạy nhanh về hướng bênh viện gần đó. Không ai biết chắc việc gì sẽ xãy ra nhưng sau vài phút, một chiếc xe hơi khác trờ lên, anh làm dấu cho biết, chiếc xe anh đang lái có thể chạy nhanh hơn, không chần chừ, anh thanh niên dừng lại, bỏ xe, chạy ngược về phía sau, toàn thân em bé Rena đầy máu trên tay, anh hét to lên xin cứu giúp giùm, anh ném Rena trên băng ghế sau, thúc giục người tài xế làm ơn chạy cho lẹ, Rena bất động và dường như đang nghẹt thở.
    Sau những tiếng còi xe giành đường là tiếng thở đứt từng đoạn của Rena, tiếng thở cố cố dài sự sống, máu tiếp tục chảy ra từ hai bên gò má, người thanh niên hét to nữa, vang ra từ cửa kiếng xe kéo xuống, để cho các xe khác tránh qua một bên, cuối cùng xe và người cũng tới được bệnh viện. Bệnh viện Dar Al’Shifa đã chứng kiến mọi thứ vết thương hàng giờ, hàng ngày nhưng hình ảnh đứa bé, bị đạn bắn xuyên qua mặt, vẫn là hình ảnh làm mọi người làm việc ở đây nghẹn lời, rưng rức. Y tá nhanh chân mang Rena vào phòng cấp cứu phía sau và bắt tay ngay vào việc chích thuốc băng bó. Viên đạn đi ngang, xé rách nát một bên mặt nhưng không đến nổi nghiêm trọng, ai cũng nghĩ là em sẽ sống còn, Rena sau đó, xem ra thở dễ dàng hơn trước, nhưng có một điều quan trọng hơn chưa giải quyết được, bệnh viện Dar Al’Shifa lại nằm torng vùng của quân chống chính quyền chiếm giữ, nơi việc cung cấp thuốc men, dụng cụ y tế không còn được bao nhiêu và khó tìm hơn người ta nghĩ. Trường hợp của em Rena, mặt em phải được làm phẩu thuật nhưng không làm sao được ở đây, nên bác sĩ phải nghĩ tới chuyện không thể nghĩ tới được, là phải đưa em băng qua phía vùng bên kia, ở đó, có bệnh viện của chính phủ, y tá đem Rena đặt vội vã trên một chiếc xe dùng chỡ hàng nhỏ và không bao lâu sau, chiếc xe biến mất đâu đó ngoài xa.
    Trong lúc đó, ở nhà, hai người đàn bà, coi sóc Rena khi em bị trúng đạn, cố mà hiểu xem những gì đã xãy ra, vết máu từ mặt Rena chảy ra vẫn còn đọng dấu, trên những bậc cầu thang xi măng đi lên, trong nhà, ngay phòng khách, cái răng của em gãy rớt ra, vì viên đạn vẫn còn nằm nguyên trên thảm, một vài tia nắng lẻ loi, hắt vào từ chỗ bể của khung cửa sổ kiếng lờ mờ. Theo một viên sĩ quan chuyên về điều kiện an toàn, thì viên đạn phải được bắn đi, từ một chỗ nào đó, trên lầu thượng của mấy dãy cao ốc, đối diện nhà em Rena, các cao ốc này nằm trong vùng kiểm soát của quân chống đối nhưng các tên bắn sẻ, đặc biệt là người của tổ chức bán quân sự Shabeeha, do chính quyền Syria hổ trợ, tin là ẩn nấp đâu đó, trong khu nhà có thể làm ra việc này, không một ai nghĩ là do người của quân “quân đội Syria tự do” gây nên. Màn kiếng cửa sổ mà viên đạn, bắn xuyên qua, có màu xam xám như sương đục, có nghĩa là, người bắn sẻ này không thấy chính xác, ai là mục tiêu của mình, nhưng nó lại cho thấy, trong bối cảnh này, chuyện bắn ai là điều, đối với người bắn sẻ không cần thiết để nghĩ tới. Những người còn lại trong gia đình em Rena, bà ngoại và mẹ, cứ nghĩ ngợi, nhưng lặng thinh không nói được lời gì, họ lâm râm cầu nguyện chờ tin, hy vọng em đang được người ta tận tình lo trị và chuẩn bị chuyến vượt qua vùng chính quyền kiểm soát, tìm thăm con mình.
    Sáng hôm sau, ngoài đường dân chúng loan tin Rena đã chết, khó mà tin được là, đứa bé mà người ta thấy tạm bình phục ngày hôm qua, giờ không còn trên cỏi đời này nữa. Gia đình em từ chối không nói gì hết, cha Rena giận dữ, khi có ai hỏi tới chuyện này, một người bà con của em, gặp người ngoài đường cho biết, Rena được tức tốc chỡ tới bệnh viện của phía chính quyền, bác sĩ ở đó cố gắng trị cho em nhưng họ đã thất bại, dường như và có vẻ, viên đạn mà họ không tìm được trong phòng khách ở nhà đã nằm chắn ngang trong cổ họng của Rena.
    Việc chở Rena băng ngang qua vùng chính quyền kiểm soát cũng là một điều khác lạ hơn thường ngày. Thành phố Aleppo cũng nhu thủ đô Damacus của Syria hiện là những nơi mà đường phố tràn ngập các chốt kiểm soát, muốn đi qua ngang, gặp không biết bao nhiêu là lính gát và trả lời không biết bao nhiêu là câu hỏi, đề quân lính cầm chắc, dân đi đường không phải là quân “khủng bố”, cái tên mà chính quyền Assad dùng cho quân chống đối và những người hoạt động chống lại họ. Ở một chốt kiểm soát trên đường ra ngoại ô Damacus, người lính chính quyền gát ở đó, cầm một tờ giấy có danh sách các người mà họ muốn bắt để điều tra, so với tên tuổi dân chúng đi qua. Lính chận, xét và nhìn mặt từng người một, ngồi trong xe hơi, xe gắn máy trên đường vào thủ đô Damacus hay đi ra Daraya hoặc Aleppo, những nơi mà họ quân chống đối chiếm giữ. Tuy nhiên, Daraya hiện tại, chỉ là một thành phố trống trơn, đồng không mông quạnh, không người không thú vật, quân chính quyền đã càn quét từng con đường, từng góc phố nhiều tháng qua với mục đích lùng bắt các người chống đối, những người này đã chạy lẩn trốn tại nhà bạn bè hay người thân, ở đây, trên đất Syria, hiện nay không có chỗ nào được gọi là an toàn cho họ sống cả.
     Buổi sáng tin em bé Rena chết, người ta thấy, có từng nhóm người đi lang thang quét dọn, trên nhiều con đường trong thành phố Aleppo, họ bảo nhau, chiến trận đã xong, họ cười nói và chụp hình bằng điện thoại di động đủ chỗ. Họ không biết tuổi độ bao nhiêu nhưng khi đến gần, không ai nghĩ rằng họ còn quá trẻ, độ chừng mười tám hai mươi, là những người cầm súng chống chính quyền độc tài Assad và chấp nhận làm người ở lại Aleppo. Bất chấp và mặc cho tiếng bom của oanh tạc cơ, tiếng gầm gừ của đại pháo, họ tiếp tục sống và quay lại những đoạn phim, trong đó, có sự chết có nụ cười, bên trong đất Syria mà ít có ai nhìn thấy được như cái hình ảnh khuôn mặt bể nát, đầy máu của em bé gái Rena. Chính quyền ra lệnh cắt điện ở Daraya và một phần của thành phố Aleppo, thành ra, nói chuyện với nhau qua điện thoại di động, giờ đã trở thành bằng chứng của sự sống còn, và đó là phương tiện duy nhất, còn sót lại, để có thể nói cho thế giới bên ngoài biết, cái gì đang xãy ra tại Syria, có nói vài lời qua điện thoại, nghe được tiếng thì mới tin rằng, người thân hay bạn bè ở trong đó, vẫn còn sống sót.

    Trở lại Aleppo, viên đạn bắn sẻ oan nghiệt của tên sát nhân nào đó, giết chết đứa bé gái vô tội, chưa tròn ba tuổi đời, làm cho người ta lo ngại, là những bạo động đầy máu, cộng với nổi thương đau cùng tận, hiện đang xãy ra ở đó, sẽ không bao giờ chấm dứt và liệu rồi đây họ có hồi phục được những gì mất mác, mà họ đã chịu đựng triền miên trong năm tháng qua như cái mất mác của gia đình Rena hay không. Bên đống gạch ngói đổ nát, người cha của Rena, chấp tay ngước nhìn lên trời cao, nước mắt từng giọt ứa ra, lăn dài xuống mặt, ông lầm thầm “xin ơn thượng đế”.


Thuyên Huy

FM974 - Melbourne.

(ảnh :Baraa Al Haliki  chụp tại Aleppo anh Trai bồng em gái bị trúng đan

Thuốc tăng trưởng trong thực phẩm và những nguy hại khôn lường

Hiện nay, trong một số loại thực phẩm dùng cho người hoặc trong các loại thức ăn chăn nuôi có chứa các chất tăng trưởng gây độc hại. Vậy các chất đó là gì và tác hại của nó ra sao đối với sức khỏe người sử dụng?
Dexamethasone
Dexamethasone là một loại hormon kích thích có chứa nguyên tố Fluor. Chúng có thể được dùng trong dược phẩm vì có tính chống viêm. Tuy nhiên, chất này rất hiếm được bác sĩ kê đơn vì những tác dụng phụ rất đa dạng, có thể làm xáo trộn nhiệm vụ của một số bộ phận trong cơ thể. Khi bị tiếp nhiễm dài hạn, con người có thể bị loét dạ dày, xuất huyết đường ruột, loãng xương, tăng huyết áp...
Tuy nhiên, có một tác dụng khác của dexamethasone là làm tăng cân nhanh giả tạo vì chúng có tính giữ nước trong các tế bào của cơ thể. Chính vì lý do này mà một số bếp ăn tập thể vô lương tâm đã trộn thuốc vào thức ăn nhằm tăng cân cho trẻ (một số nơi đã bị báo chí làm rõ).
Mức tác hại của thuốc rất lớn và cần phải được theo dõi trong một thời gian dài. Hậu quả trước mắt của việc dùng kích thích tố này là làm giảm thiểu mức tăng trưởng chiều cao của trẻ em. Tùy theo liều lượng và thời gian sử dụng, dexamethasone sẽ làm mất chất vôi trong xương, làm loãng xương, ngoài ra còn có nhiều phản ứng phụ như trẻ em bị tăng huyết áp, rối loạn tinh thần, giảm sức đề kháng, do đó khả năng bị nhiễm khuẩn rất cao.
Các chất tăng trưởng khác trong chăn nuôi, trồng trọt
Các loại hóa chất kích thích tăng trưởng hay tăng trọng trong rau quả và gia súc đã được các nhà trồng trọt, chăn nuôi trộn lẫn vào thức ăn cho gia súc hay nước tưới cho cây trồng cũng gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng do bị tiếp nhiễm gián tiếp qua thực phẩm chứa các hóa chất độc hại trên. Đối với rau quả, hóa chất độc hại thường được sử dụng là thuốc diệt cỏ, các hóa chất dioxin và các loại thuốc diệt trùng, trừ sâu rầy, nấm mốc... Đối với gia súc như lợn, gà, vịt, hóa chất kích thích tăng trưởng ngoài dexamethasone, người chăn nuôi thường sử dụng là clenbuterol. Chất sau này ảnh hưởng lên sức khỏe người tiêu dùng rất nặng vì nó là mầm mống của bệnh ung thư.
Clenbuterol được trộn trong thức ăn cho lợn khiến lợn tăng trọng rất nhanh và làm thịt lợn trông rất bắt mắt. Từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định cấm sử dụng clenbuterol trong chăn nuôi gia súc.
TS. Truyết Mai

Những Cây Cầu Có Thiết Kế Ngoạn Mục Nhất Thế Giới

Những cây cầu không chỉ là một phương tiện bắc qua sông hay thung lũng mà chúng còn là điểm nhấn văn hóa kiến trúc của một thành phố hay quốc gia.

Cây cầu Storseisundet dài 260m ở Na Uy được người dân địa phương gọi là “Cầu say rượu” vì hình dạng của nó thay đổi phụ thuộc vào góc nhìn.
Cây cầu Storseisundet dài 260m ở Na Uy được người dân địa phương gọi là “Cầu say rượu” vì hình dạng của nó thay đổi phụ thuộc vào góc nhìn.
Chiếc cầu khỉ độc đảo được nâng lên bằng ba quả bóng bay khí heli khổng lồ trong công viên Tatton, Anh.
Chiếc cầu khỉ độc đảo được nâng lên bằng ba quả bóng bay khí heli khổng lồ trong công viên Tatton, Anh.
Cầu Devils được xây dựng từ năm 1515 bắc qua sông Arda ở Bulgaria.
Cầu Devil's được xây dựng từ năm 1515 bắc qua sông Arda ở Bulgaria.
Cây cầu mang tên Cầu vồng ở Magong, Đài Loan. Những bóng đèn trên cầu chiếu xuống nước hình 7 sắc cầu vồng vào ban đêm.
Cây cầu mang tên Cầu vồng ở Magong, Đài Loan. Những bóng đèn trên cầu chiếu xuống nước hình 7 sắc cầu vồng vào ban đêm.
Cây cầu đá Ponte Vecchio được xây dựng từ năm 1345, bắc qua sông Arno ở Florence, Italia. Đây là cây cầu lâu đời nhất ở thành phố Florence.
Cây cầu đá Ponte Vecchio được xây dựng từ năm 1345, bắc qua sông Arno ở Florence, Italia. Đây là cây cầu lâu đời nhất ở thành phố Florence.
Cây cầu Langkawi Sky có đường cong mềm mại với chiều dài 125m ở Malaysia.
Cây cầu Langkawi Sky có đường cong mềm mại với chiều dài 125m ở Malaysia.
Cầu Hoà bình có hình dạng giống một cây cung độc đáo bắc qua sông Kura ở thủ đô Tbilisi của Georgia.
Cầu Hoà bình có hình dạng giống một cây cung độc đáo bắc qua sông Kura ở thủ đô Tbilisi của Georgia.
Cầu dành cho người đi bộ được xây dựng sát lòng kênh ở Hà Lan.
Cầu dành cho người đi bộ được xây dựng sát lòng kênh ở Hà Lan.
Kiến trúc hình mắt đang nhấp nháy độc đáo của cây cầu Gateshead Millennium bắc qua sông Tyne ở Anh.
Kiến trúc hình mắt đang nhấp nháy độc đáo của cây cầu Gateshead Millennium bắc qua sông Tyne ở Anh.
Vẻ ngoạn mục của cây cầu Puente Nuevo  nằm cao cách mặt sông Guadalevin 98m ở miền nam Tây Ban Nha.
Vẻ ngoạn mục của cây cầu Puente Nuevo  nằm cao cách mặt sông Guadalevin 98m ở miền nam Tây Ban Nha.
Kiến trúc hiện đại và độc đáo của cây cầu dành cho người đi bộ và xe đạp ở bang Iowa, Mỹ.
Kiến trúc hiện đại và độc đáo của cây cầu dành cho người đi bộ và xe đạp ở bang Iowa, Mỹ.
Chỉ những người có thần kinh thép mới dám đi qua cây cầu treo Constantine ở tỉnh Constantine, Algeria.
Chỉ những người có thần kinh thép mới dám đi qua cây cầu treo Constantine ở tỉnh Constantine, Algeria.
Cầu Rồng bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng cũng lọt vào danh sách những cây cầu có thiết kế ấn tượng nhất thế giới.
Cầu Rồng bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng cũng lọt vào danh sách những cây cầu có thiết kế ấn tượng nhất thế giới.
Cây cầu Shaharah được xây dựng hoàn toàn bằng đá ở Yemen.
Cây cầu Shaharah được xây dựng hoàn toàn bằng đá ở Yemen.
Những đường cong hút mắt của cây cầu Infinity bắc qua sông Tees ở Anh.
Những đường cong hút mắt của cây cầu Infinity bắc qua sông Tees ở Anh.
Cây cầu Roman được xây dựng từ thế kỷ 13 ở Cangas de Onis, Tây Ban Nha.
Cây cầu Roman được xây dựng từ thế kỷ 13 ở Cangas de Onis, Tây Ban Nha.
Người dân ngồi ngắm cảnh gần cây cầu Trăng ở Đài Loan.
Người dân ngồi ngắm cảnh gần cây cầu Trăng ở Đài Loan.
Cầu Liberty được xây dựng từ năm 1894 tại thành phố Budapest, Hungary.
Cầu Liberty được xây dựng từ năm 1894 tại thành phố Budapest, Hungary.
Cầu treo Capilano bắc qua sông Capilano ở Vancouver,  Canada. Đây là địa điểm du lịch rất hấp dẫn du khách.
Cầu treo Capilano bắc qua sông Capilano ở Vancouver,  Canada. Đây là địa điểm du lịch rất hấp dẫn du khách.
Theo Dân Việt