31 thg 5, 2021

Bên Hồ Xuân Phước - Vũ thị Thanh Mai (TC Da Màu )

Buổi chiều tôi đến viếng anh lần cuối, anh cười vô tư nghe người ta lần lượt kể chuyện đời mình. Tấm ảnh cậu bé đứng chỉnh tề giữa đại gia đình, có lần anh bảo đoán anh đứng đâu và tôi đã chỉ ra đúng anh. Tôi cho rằng muôn sắc màu của đời sống đã không biến đổi anh vì anh luôn giữ bản sắc của chính mình.

Khoảng cách giữa anh và tôi là một nửa của căn phòng rất rộng, rất đông người. Tôi không vội vã đến cạnh anh, tôi còn hai giờ đồng hồ để nhìn anh từ xa, để nghe những đoạn đời của anh. Họ kể về tuổi thơ của anh, tôi lập tức mường tượng đến xứ Quảng nơi anh đã sanh ra. Quê hương bao gồm đa số những địa danh tôi chưa hề biết đến. Người bạn vừa tìm lại nhắn vẫn nhớ hoài cậu bé sáu tuổi biết mang tấm lòng trắc ẩn, tôi hy vọng sự bất ngờ này mang cho anh niềm vui. Anh lớn lên, tôi phục anh đậu tú tài hạng ưu, được đại học UC Berkeley thu nhận. Anh đi du học ba năm trước khi Sàigòn sụp đổ, may mắn cho anh đã không phải như tôi trải nghiệm sự phân hủy chậm chạp của tất cả những gì đã tạo ra mình. Tôi phục anh hơn nữa, vì UC Berkeley thời ấy là môi trường của tả khuynh phản chiến thân Cộng, nhưng lý tưởng quốc gia trong anh không phai. Học hành thành đạt xong anh trở về lo việc đấu tranh cho dân chủ của quê hương. Tổ chức tri ân anh, hội đoàn ghi công anh và nhà thờ cảm tạ anh. Họ nói tấm bằng luật sư có thể đem đến cho anh phú quý, nhưng anh tìm ý nghĩa của đời sống qua sự hy sinh lợi ích của bản thân. Tôi đến, không định tìm hiểu thêm về anh, nhưng đã hoàn toàn bị cuốn hút vào thế giới của anh. Tôi bám theo từng lời kể, ráp nối những hình ảnh, cố gắng hình dung trọn vẹn người bạn quen chưa đầy mười tám tháng. Tôi còn nhớ lần đầu gặp anh trong buổi tối băng tuyết. Mặt đường như một dải băng hà. Bạn bè bảo nhau năm nay lạnh thất thường. Mọi người trông ngóng vì anh đến trễ, lo lắng đường trơn đá dễ gây tai nạn, hoặc anh thắng gấp sẽ trợt tay lái. Mà từ nhà anh lên tôi xa thẳm. Báo động nguy hiểm vì băng của ty khí tượng gửi text vào phone liên tiếp. Vậy mà anh vẫn muốn đến, thăm vợ chồng tôi, hai người bạn mới. Lúc ấy, anh hoàn toàn chưa có triệu chứng trầm kha, vẫn còn là người đàn ông độc thân đầy đủ điều kiện nhiều phụ nữ yêu mến. Anh bước vào, mạnh mẽ, tươi vui với mâm cá hồi do tự tay anh nấu lấy, không kịp ngồi xuống anh đã vào bếp hâm nóng cá cho các bạn. Rồi chúng tôi tranh luận sôi nổi về văn chương đến hai giờ sáng. Tuy sự hăng say vẫn còn cao nhưng cổ họng đã khan và thân thể không còn chống cự được nên mọi người ra về. Còn lại vợ chồng tôi vui với sự ấm áp giữa mùa đông.     

Bất chợt, tôi thấy cần thiết nói vài lời với anh, tuy vẫn chưa biết sẽ nói gì. Đâu đó vang lên tiếng hát của Duy. Bài Giọt Nước Có Biết Mình Là Sông mà anh thường hát, hôm nay Duy hát cho anh nghe.  Giọng hát Duy lần này buồn lạ lùng. Có lẽ tôi sẽ nói, anh có biết giòng sông vẫn chảy vì anh là giọt nước, dù giọt nước đã hóa kiếp thành mây bay nổi trôi.

Khoảng cách giữa anh và tôi vẫn là một nửa của căn phòng rất rộng, nhưng tôi cảm thấy gần anh hơn một chút. Kỷ niệm tiếp tục về trong tôi, còn bao nhiêu hình ảnh trong đầu tôi không thể in ra, không thể cho anh thấy tôi vẫn nhớ rất rõ ràng. Lần đầu được mời đến nhà anh, Phở Xuân Phước bên hồ Xuân Phước, chúng tôi lái xe theo con đường vắng vẻ thênh thang những bãi cỏ úa sau mùa Ðông, ngoằn ngoèo dẫn vào xa tít tắp cuối hồ. Nhà không khóa, như anh luôn để cửa mở đợi bạn, gọi cũng không ai trả lời. Chúng tôi bước vào, hương phở thơm lừng xông ra thay lời chào đón. Tất cả bài trí giản dị, pha một chút bề bộn cẩu thả của người đàn ông sống một mình. Đi ngang nhà bếp, những thiết bị bếp núc chuyên nghiệp cho biết nấu ăn là sở thích của anh. Sau nhà mở ra tức khắc một mặt hồ hoang vu, trải mênh mông và bát ngát khoảng chân trời. Nhìn thấy anh đứng giữa sân, tôi vụt khám phá nội tâm của người đàn ông sống trong ngôi nhà này, vừa cô độc, vừa lãng mạn. Giờ, tôi hiểu hơn nữa, anh lãng mạn trong cả tình yêu dân tộc. Và suy tưởng lại những đêm anh cùng bạn bè sôi nổi bên bờ hồ, tất cả chúng tôi sống hết lòng bằng tuổi trẻ còn sót lại trong tâm hồn. Nỗi quạnh hiu bị đẩy lùi vào bóng tối. Những âm thanh ồn ào phát ra, dù do tranh luận, đọc thơ, đàn hát, khích bác, đều khiến được vui. Tuổi trẻ chỉ có thể còn hiện hữu trong bạn bè, vì không mấy gì vui khi điên khùng một mình, nên chúng tôi trân trọng thân tình kết nối. Dù sao, ngay cả khi không thấy được từ giữa lòng nước âm u lên đến bầu trời đen trên cao, và có lẽ trong thâm tâm anh nữa, nỗi quạnh hiu vẫn ngự trị.

Mấy lần cuối gặp nhau, anh chơi một lúc lại phải nằm nghỉ dưỡng sức hoặc ra về sớm. Tuổi trẻ anh mất dần theo sức khỏe. Lần cuối cùng chúng tôi đến thăm anh, gia đình cho biết anh quá mệt không thể tiếp khách. Trên đường về, tôi đã không nghi ngờ sẽ không còn dịp trò chuyện với anh.

Lúc này anh vẫn đang lắng nghe, những người bạn cùng hát tặng anh Quê Hương Ngạo Nghễ mà anh yêu thích nhất. Vẫn ngạo nghễ nhưng u buồn lạ lùng. Ngoài trời chắc hẳn đang bão táp, tiếng sấm gào thét giận dữ làm rung chuyển tòa nhà. Cơn giông sẽ làm bật ngã nhiều gốc cây. Mọi người chung quanh bắt đầu đứng dậy. Thâm tâm tôi vội vã trở về lần đầu tiên gặp anh, như một sự đối kháng với đi về phía kết thúc. Tôi nghe tiếng mình cười ngất khi anh tranh luận cùng Trần Vũ rằng bà Tùng Long mới là nhà văn thực sự vì số lượng sách in của bà cả trăm ngàn, còn Mai Thảo chỉ là do đám Bắc kỳ xưng tụng. Tôi cũng nhào vào trêu anh, có nhiều loại sách bán rất chạy nhưng không phải là sách văn chương. Lần khác, tôi nhớ mình khoái trí yêu cầu anh ngâm đi ngâm lại bài thơ “Ba Đình trắng sương Bác đợi..” mà anh ngâm với tất cả tâm tư giễu cợt. Tôi lại nhớ anh cùng đến tắm hồ với chúng tôi với chiếc quần tắm màu vàng, đúng một năm trước đây khi anh vừa mất hết tóc. Hôm tôi vào thăm anh, chúng tôi đã bàng hoàng vì y tá bắt mặc áo ny-lông kín mít, bịt mặt mũi che chắn vi trùng không để lây sang anh. Giọt nước mắt ngấn trên má anh khi nhìn thấy chúng tôi vào thăm, tôi không quên. Giọt nước không biết mình là sông đang chảy trong mắt anh khi trông thấy Duy vào trước, là giọt nước của lòng sông yêu thương.

Số lần tôi gặp anh có thể đếm trên đầu ngón tay, tôi tự nhủ vẫn còn thời gian ôn lại từng lần. Tôi còn đang mê mị với ký ức thì một bàn tay lay vai tôi thức tỉnh. Căn phòng đã lùi về phía sau, tôi đang đứng trong hàng người tiến về phía anh. Tôi mong người chen vào đông hơn, mong họ đi chậm, nói lâu. Vì tôi chưa biết sẽ nói lời cuối cùng gì. Bàn tay níu lấy vai tôi như một bám víu. Tôi quay lại, thấy chị Nguyệt đứng khóc sụt sùi, tôi ôm chị. Nước mắt của chị, nỗi buồn mất mát người bạn tốt mười mấy năm của chị khiến tôi hoang mang. Đầu óc bỗng trở nên trống rỗng, không một hình ảnh, không còn tiếng động, không một suy nghĩ gì. Chỉ còn sự hoang mang lớn dần theo mỗi bước chân. Bước chân chậm lại khi khoảng cách thu hẹp, rồi tần ngần trước thùng gỗ hiện to. Khi tôi trông thấy anh, là sự thương cảm tràn ngập. Tất cả vỡ òa. Đã không còn là anh với nụ cười vô tư. Đã không còn là anh với hy vọng triền miên. Mà là gương mặt của thần chết thản nhiên.

Khóc cho một người bạn là bình thường, ngay cả khi sự bình thường ấy là vết cắt không bình thường của một lưỡi lam.

VTTM.

 

4 xu hướng công nghệ sắp thay đổi cuộc sống

 Công nghệ luôn phát triển không ngừng với tốc độ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Trong số đó, có 4 xu hướng công nghệ nổi bật đang rất gần với thực tế và sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta trong thời gian tới...


1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Tương lai của mọi ngành công nghiệp đều đang hướng đến ứng dụng AI. Công nghệ thông minh này đang được xem là động lực của nhiều công nghệ mới nổi khác như dữ liệu lớn, tự động hóa, Internet Vạn vật (IoT). AI có mặt trong mọi thiết bị công nghệ mà chúng ta sử dụng sẽ là một xu hướng tất yếu và sắp trở thành hiện thực.

Một số lĩnh vực mà AI sẽ nhanh chóng xuất hiện là: xử lý tự động (RPA), trò chuyện tự động (AI chatbot) và dữ liệu lớn. AI được kỳ vọng sẽ giúp các công ty ít tốn thời gian, nhân sự và đạt hiệu quả cao đối với các khối lượng công việc lớn, mang tính chất cố định.  

2.Thực tế ảo (Virtual Reality - VR) và thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR)

Xu hướng hấp dẫn tiếp theo là sự nổi lên của VR và AR. VR “nhúng” người sử dụng vào môi trường ảo, trong khi AR cải tiến môi trường đó. Mặc dù công nghệ này cho đến nay chủ yếu được sử dụng cho các trò chơi điện tử, song nó cũng đã được sử dụng trong các phần mềm huấn luyện của Hải quân Mỹ.

Sắp tới, chúng ta sẽ sớm bắt gặp các công nghệ này khi chúng được tích hợp nhiều hơn vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. AR và VR có tiềm năng lớn trong huấn luyện, giải trí, giáo dục, quảng cáo và thậm chí là hồi phục sau chấn thương.

Cả hai cũng có thể được sử dụng để đào tạo bác sĩ thực hiện phẫu thuật, cung cấp cho khách tham quan bảo tàng trải nghiệm sâu hơn, cải tiến các công viên chủ đề, hay thậm chí cải tiến quảng cáo, như màn hình quảng cáo Pepsi Max ở các nhà chờ xe buýt ở Anh.

3. Internet Vạn vật (IoT)

Mặc dù IoT đã xuất hiện kể từ những năm 1980, song nó chỉ phát triển rầm rộ sau khi có nhiều tiến triển trong công nghệ không dây và nhiều đồ vật được tích hợp kết nối WiFi - có nghĩa là chúng có thể được kết nối Internet và kết nối với nhau. IoT đã cho phép nhiều thiết bị, đồ dùng gia đình, xe hơi và nhiều đồ vật khác, kết nối và trao đổi dữ liệu qua Internet.

Ví dụ rõ ràng nhất về ứng dụng IoT trong cuộc sống của chúng ta là cửa hàng Amazon Go được khai trương ở Seattle (Mỹ) hồi tháng 2-2020. Nó được trang bị công nghệ mua sắm tiên tiến nhất thế giới cho phép mua hàng mà không cần phải đợi thanh toán tiền.

IoT cũng ngày càng phát triển nhờ sự giúp sức của điện toán biên. Thay vì gởi toàn bộ dữ liệu từ thiết bị IoT lên đám mây, dữ liệu trước tiên sẽ được truyền tới một thiết bị lưu trữ tại chỗ, gần với thiết bị IoT hay ở biên của mạng, để xử lý nhanh hơn.

Số thiết bị IoT cũng được dự báo sẽ tăng cao. Theo nghiên cứu của Cisco, sẽ có 27,1 tỉ thiết bị kết nối mạng vào cuối năm nay và 43% trong số đó kết nối di động. Trên toàn cầu, sẽ có 3,5 thiết bị kết nối mạng/người.

4. Y tế số và y tế từ xa

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và y tế từ xa đã tăng cao đáng kể trong đại dịch COVID-19 khi người dân trên khắp thế giới có nhu cầu tư vấn không tiếp xúc. Điều này đặt ra yêu cầu y tế từ xa không phải là sáng tạo mà là cần thiết. 

Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi số của ngành Y tế. Hiện tại, một số bệnh nhân có thể đã tương tác hay nghe nói đến một hình thức nào đó của AI, như robot trị liệu PARO cho các bệnh nhân tâm thần, hay robot trò chuyện như Woebot Health cung cấp một bộ chương trình trị liệu chuẩn lâm sàng để xử lý các vấn đề về sức khỏe tâm thần của bệnh nhân.

Các quốc gia trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực xây dựng các hồ sơ sức khỏe điện tử toàn diện và có thể truy cập. Điển hình là Thụy Điển, khi tất cả người dân ở đây có một số nhận dạng cá nhân Swedish PIN, được sử dụng cho mọi hồ sơ sức khỏe. Những y, bác sĩ truy cập được vào các cổng y tế số này sẽ biết được rất nhiều thông tin về bệnh nhân, để từ đó có phương cách trị bệnh tốt nhất.

Với y tế từ xa phụ thuộc 100% vào công nghệ, an ninh mạng đã trở thành một vấn đề rất quan trọng, vì nó sẽ gây ra thiệt hại rất lớn. Do đó, y tế từ xa vẫn đang được tiếp tục phát triển để tăng cường an ninh.

Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều bệnh nhân quan tâm nhiều hơn đến y tế từ xa và nhiều lựa chọn của nó, thế giới cũng sẽ nhanh chóng chuyển đổi sang xu hướng này.

ĐÈO BA DỘI- Thơ Hồ Xuân Hương và Các Bài Cẩn Họa


ĐÈO BA DỘI

Một đèo, mộtđèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnhcheo leo.
Cửa son đỏloét, tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì, lún phúnrêu.
Lắt lẻo cànhthông, cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu,giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tửai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫnmuốn trèo.

Hồ Xuân Hương

Các Bài Cẩn Họa của Trần Đông Thành, Chung Văn,Songquang,Hồ Công Tâm,Võ Ngô, Hồ Nguyễn,Thái Huy,Chu Hà

ĐÈO ĐÀ LẠT

Khách du Đà Lạt phải qua đèo
Rừng núi chập chùng rậm cỏ leo
Sừng sửng đồi non khe mỏm đá
Sầm sầm sơn thạch đổ gành rêu
Hiu hiu gió lộng trên đường vắng
Lành lạnh sương rơi nhạt nắng gieo
Lử khách qua đây giây hứng thú
Lâng lâng cảm giác nghỉ mình trèo

Trần Đông Thành

KHAI SƠN PHÁ THẠCH
Cuộc thế trăm năm phải lấn đèo 
Tiền phong khai phá ráng mà leo 
Rừng sâu mở lối xuyên hang cọp 
Nước độc tìm mồi vạch kẽ rêu 
Có lúc mồ hôi rơi lã chã 
Đôi lần nước úng tưởng mưa gieo 
Lên cao hăm hở , sìu nhân xuống
Nhưng chẳng ai chê cái thú trèo 
Chung Văn
27/5/2021


LEO ĐÈO
Lên đèo ,xuống đèo ,tất cả đèo
Mọi người hí hửng thảy đều leo
Đồi cao lẫn khuất um tùm cỏ
Vực thẳm quanh co rải rác rêu
Thảnh thót chim kêu như nhạc đệm
Rì rào thác đổ tựa mưa gieo
Mơ màng ngắm nghía vùng hoang dã
Trong cảnh thiên nhiên thấy vượn trèo
songquang
20210527


CHỐN ẤY HANG HÙM
Động đào muốn tới phải qua đèo
Vực thẳm núi cao mấy cũng leo
Vách tối âm u dầu ẩm ướt
Đường khuya trơn trợt dẫu phong rêu
Mây mưa trên đỉnh rào rào đổ
Lạc thủy dưới khe róc rách gieo
Chốn ấy hang hùm sao chẳng ngán
Ngày đêm ngơ ngẩn vẫn ham trèo
27/5/2021
Hồ Công Tâm


Trèo Đèo .
Kính Họa

Cứ mãi trông xa , thấy những đèo
Cái thì cao ngất , cái cheo leo
Nhìn trên mình trọc không cây lá
Ngó xuống thân ngang lắm cỏ rêu
Cuối dóc chuyền qua con lạch nhỏ
Đầu nguồn đang đợi hạt mưa gieo
Bao nhiêu già trẻ đều mong ước
Cố giữ đôi chân để được trèo.
May 27 2021
Võ Ngô


HỌA: HAM TRÈO ĐÈO

1- Lô nhô dưới hốc một con đèo,
Sâu thẫm ghê hồn vẫn muốn leo.
Loét khoét hang tung văng nước bọt,
Um tùm meo mốc mọc rong rêu.
Gió ru cành ngã đưa thân đón,
Sương rỉ lá chào hứng giọt gieo.
Nam tử gồng lưng nghe ớn lạnh,
Mà sao thích thú mãi ham trèo.

2- Hốc hác đưa tay cố níu đèo,
Đèo cao sao vẫn hứng tìm leo.
Leo mòn sức mỏn chồi cây héo,
Héo hắc thân tàn hố mọc rêu.
Rêu rạch phủ đầy hang gió né,
Né cây cỏ phủ đậm nguồn gieo.
Gieo dòng hứng thú đìu hiu vóc,
Vóc dáng khô khan cũng thích trèo.
HỒ NGUYỄN (28-5-2021)


Họa: Đèo Ba Dội
Hổn hà hổn hển lết lên đèo
Thế đấy mà sao vẫn muốn leo?
Chưa được nửa đường đà đuối sức
Mới vừa hai đoạn đã ùn rêu
Mồ hồi nhễ nhại trơn tay bám
Thân xác rã rời kiệt giống gieo
Ba Dội Đèo ơi,xin bái ạ,
Có thơm hơn mít cũng không trèo !
Thái Huy 28/5/21


Leo Đèo Ba Dội
Ba Dội hò reo trẻ vượt đèo
Mình già một dội khó khăn leo
Giếng tiên đợi tắm bên dòng suối
Hang cọp chờ thăm cạnh đám rêu
Cũng muốn thi tài e gối mỏi
Ngại vì lực cạn sức đâu gieo
Thôi thôi chớ nhắc đây thèm lắm
Lúc trẻ hề chi mấy cũng trèo.
Chu Hà


VẪN KHOÁI TRÈO
[Tuần hoàn bất tận thi]

 

TRÈO dốc quanh co, thích cảnh ĐÈO
ĐÈO Liên* ngoạn mục núi trường LEO
LEO cành hoa nở sương còn NGẬM
NGẬM nước gió vờn đá mọc RÊU
RÊU ủ mây trôi tình thổn THỨC
THỨC nghe chim hót mộng hòa GIEO
GIEO lên tới đỉnh, ôi vui QUÁ!
QÚA mệt em ơi! Vẫn khoái TRÈO


Đức Hạnh

28 05 2021

 

*Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua
 dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.
Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, 
gắn với huyền thoại về câu chuyện tình của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian, chính
 tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được dùng đặt tên cho con đèo hoang dại ở độ 
cao gần 2.000m này.


TRUNG QUỐC: Kinh tế thần kỳ, còn tích lũy tài sản ròng ra sao? ( Diễn Đàn Khai Phóng )

 Michael Beckley – Đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kỳ và Viện Nghiên Cứu American Enterprise Institute, 13 December 2019

Người dịch : Lê Nguyễn

Tóm lược: Bài viết này đã có từ năm 2019, nhưng nội dung vẫn còn  giá trị giúp chúng ta hiểu rõ thêm về Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong suốt ba thập kỷ qua thật là ngoạn mục. Nhưng vỏ bọc cho tỷ lệ tăng trưởng hai con số đó chỉ khéo che chắn cho các chi phí quốc gia  tiềm ẩn còn phải trả của Trung Quốc, đó chính là những lý do làm hạn chế khả năng giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về độ giàu có giữa hai nước. Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng cao với chi phí cao, và bây giờ chi phí  tăng lên trong khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Những dữ liệu mới dùng để tính toán bao gồm hết các chi phí này cho thấy Hoa Kỳ giàu hơn Trung Quốc nhiều lần, và khoảng cách có thể đang tăng lên hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Giới thiệu:

Kết luận này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên vì Trung Quốc có tỷ lệ GDP lớn hơn, tỷ lệ đầu tư cao hơn, dòng chảy thương mại lớn hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Hoa Kỳ. Làm sao một Trung Quốc sản xuất nhiều hơn, đầu từ nhiều hơn, thương mãi vượt hơn Hoa Kỳ — và sở hữu gần 1,2 nghìn tỷ đô la nợ của Hoa Kỳ — mà vẫn có ít của cải hơn một cách đáng kể? Lý do là vì nền kinh tế Trung Quốc lớn nhưng kém hiệu quả. Nó tạo ra sản lượng lớn nhưng với mức chi phí khổng lồ. Các doanh nghiệp Trung Quốc phải chịu chi phí sản xuất cao kinh niên và 1,4 tỷ dân đặt ra những gánh nặng an ninh và phúc lợi đáng kể. Ngược lại, Hoa Kỳ cũng lớn nhưng  hiệu quả. Các doanh nghiệp Mỹ nằm trong số những doanh nghiệp có năng suất cao nhất trên thế giới và với số dân ít hơn bốn lần so với Trung Quốc, Hoa Kỳ có mức chi phí phúc lợi và an ninh thấp hơn nhiều. GDP và các thước đo tiêu chuẩn khác cho trọng lượng  kinh tế đã bỏ qua những chi phí này và tạo ra ấn tượng sai lạc rằng Trung Quốc đang vượt Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc phải cố gắng lắm mới giữ nổi được tốc độ, bởi gánh nặng của việc chống đỡ cho các công ty thua lỗ như doanh nghiệp quốc doanh, nuôi ăn cho số dân khổng lồ, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo vệ đất nước, và dọn dẹp “rác rưởi” cho số người của 1/5 nhân loại đã làm xói mòn kho tài sản của Trung Quốc.

Sự giàu có thực sự của các quốc gia:

Trong nhiều thập kỷ, các nhà phân tích đã đo lường sự giàu có quốc gia theo tổng số thay vì tính theo giá trị ròng, chủ yếu dựa trên GDP và các thành phần của nó, chẳng hạn như dòng chảy thương mại, tài chính và chi tiêu đầu tư. Tuy nhiên, gộp các chỉ số này lại sẽ làm phóng đại sự giàu có của các quốc gia đông dân bởi vì chúng chỉ tính đến lợi ích của việc có một lực lượng lao động lớn nhưng không tính đến chi phí của việc có nhiều người cần phải nuôi sống, chi phí cho cảnh sát, chi phí bảo vệ quốc gia, và chi phí phục vụ cho số dân khổng lồ như Trung Quốc. Những chi phí này cộng lại với nhau sẽ trở nên rất lớn. Trên thực tế, chúng tiêu thụ hầu hết các nguồn tài nguyên ở mọi quốc gia. Các nhà phân tích, do đó, phải khấu trừ chúng để đánh giá chính xác sự giàu có của các quốc gia. Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc gần đây đã thực hiện nhiệm vụ này và công bố các ước tính sơ bộ về dự trữ tài sản ròng của các quốc gia trong ba lĩnh vực: vốn sản xuất (các mặt hàng nhân tạo như máy móc, nhà cửa công thự, cơ sở hạ tầng, phần mềm); vốn con người (trình độ học vấn, kỹ năng và  thời gian làm việc cho một đời người); và vốn tự nhiên (nước, tài nguyên năng lượng, đất canh tác). Ngoài ra, Credit Suisse, một công ty tư nhân, đã công bố dữ liệu về kho tài sản tư nhân của các quốc gia. Mặc dù sử dụng dữ liệu và phương pháp khác nhau, cả ba cơ sở dữ liệu này cho thấy một kết quả tương tự và đáng ngạc nhiên: Hoa Kỳ giàu hơn Trung Quốc vài lần, và khoảng cách tuyệt đối có thể đang tăng lên  hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm.



Hình 1. Tổng số tài sản. Ước tính bởi Liên Hiệp Quốc theo đô la cố định năm 2005 (Hình trái). Ước tính của Ngân hàng Thế giới theo đô la cố định năm 2014 (Hình giữa). Dữ liệu tài sản tư nhân bằng đô la hiện tại (Hình phải). Nguồn: UNU-IHDP, 2014; Lange và Carey, 2018; Credit Suisse, 2018.

Những kết quả này có đáng tin không? Và nếu xem xét kỹ hơn vốn sản xuất, vốn con người và vốn tự nhiên của mỗi quốc gia, người ta thấy, có vẻ như sự đánh giá của họ còn hơi  thấp cho khoảng cách độ giàu  thực sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vốn sản xuất

Trung Quốc có GDP lớn hơn tính theo sức mua tương đương và tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn Hoa Kỳ, nhưng tăng trưởng GDP không nhất thiết phải là một dấu hiệu của độ giàu có mở rộng. Nếu một quốc gia chi tiêu hàng tỷ đô la xây dựng những cây cầu đến hư không, GDP của nó sẽ tăng nhưng kho tài sản của nó vẫn sẽ không thay đổi hoặc thậm chí suy giảm. Để tích lũy vốn sản xuất, một quốc gia cần tăng năng suất, ngụ ý sự gia tăng bền vững trong sản lượng được tạo ra trên mỗi đơn vị đầu vào, một chỉ số mà các nhà kinh tế học gọi là “năng suất nhân tố tổng thể”. Chỉ tăng đầu vào, nhưng không tăng hiệu quả mà các đầu vào đó được sử dụng, sẽ làm kết quả bị giảm sút và nợ nần chồng chất.

Nền kinh tế Trung Quốc hiệu quả như thế nào? Đáng chú ý là gần như toàn bộ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc kể từ năm 2007 bắt nguồn từ các yếu tố đầu vào — thuê nhân công và chi tiền — và sự tăng trưởng năng suất của nó có chỉ số âm. Vì vậy, Trung Quốc đang tiêu tiền để kiếm tiền và ngày càng chi tiêu nhiều hơn nhưng  tạo ra kết quả ngày càng ít hơn. Tăng trưởng năng suất của Trung Quốc không chỉ không theo quy luật, mà còn hầu như không tồn tại. Ngược lại, cải thiện để tăng năng suất  của Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% cho tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ qua và tương tự cho hầu hết một trăm năm qua. Ngay cả khi không đến thăm Trung Quốc, nhưng dựa trên những con số năng suất này người ta cũng thấy rằng phần lớn GDP của Trung Quốc là một ảo ảnh dựa trên đầu tư không hiệu quả.

Tuy nhiên, chỉ khi đi vòng quanh Trung Quốc người ta mới thật sự thấy rõ khối lượng vật chất phế thải trở nên rõ ràng. Trung Quốc đã xây dựng hơn 50 “thành phố ma” — toàn bộ đô thị  bao gồm các tòa nhà văn phòng trống không, các khu chung cư, các trung tâm mua sắm và trong một số trường hợp có cả sân bay. Từ ngành này sang ngành khác, từ tinh luyện đến sản xuất tàu biển đến luyện nhôm, bức tranh đều tương tự – cung vượt xa nhu cầu – và vẫn tiếp tục mở rộng. Chẳng hạn như khối lượng thép không sử dụng của Trung Quốc trong sản xuất thép lớn hơn tổng công suất năng lực sản xuất thép của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đức cộng lại. Tất cả như đã nói, hơn một phần ba năng lực công nghiệp của Trung Quốc trở thành chất thải và gần hai phần ba các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tốn nhiều chi phí xây dựng hơn những gì chúng sẽ tạo ra giá trị về mặt lợi nhuận kinh tế.

Tổng thiệt hại từ chất thải này rất khó tính toán, nhưng chính phủ Trung Quốc ước tính rằng chỉ tính riêng từ năm 2009 đến năm 2014 đã thổi bay ít nhất 6 nghìn tỷ đô la vào “khoản đầu tư không hiệu quả”. Ngoài việc có năng suất thấp hơn Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng có chi phí cho phúc lợi lớn hơn và gánh nặng an ninh do dân số đông đúc. Ví dụ, Trung Quốc chi khoảng 1 nghìn tỷ đô la mỗi năm về thực phẩm, cao hơn 30% so với Hoa Kỳ. Trung Quốc có ít nhất 10 nghìn tỷ USD tiền lương hưu còn mang nợ chưa trả, khoản thiếu hụt lớn hơn 2,5 nghìn tỷ đô la so với Hoa Kỳ. Trung Quốc chi ít nhất 35 tỷ đô la nhiều hơn Hoa Kỳ mỗi năm về an ninh nội bộ và khoảng cách thực sự có thể nhiều hơn nhiều do phần lớn cảnh sát của Trung Quốc được tài trợ ngoài sổ sách. Kết quả đáng ngạc nhiên của tất cả những gánh nặng này, cộng với khoản đầu tư lãng phí được nêu ở trên, đã làm nợ của Trung Quốc tăng đáng kể, từ khoảng 100% GDP trong những năm 1990 lên đến khoảng 300% vào năm 2019. Với số nợ 35 nghìn tỷ USD và còn đang tiếp tục tăng, nợ của Trung Quốc không chỉ là khoản nợ lớn nhất từng được ghi nhận bởi một nước đang phát triển, mà nó còn tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác, tăng gấp bốn lần về quy mô tuyệt đối từ năm 2008 đến năm 2018. Trung Quốc đang có 3 nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại hối, nhưng chính phủ Trung Quốc đã mua những khoản dự trữ này bằng tiền lấy từ các ngân hàng quốc doanh, hầu hết được gửi vào đó bởi Công dân Trung Quốc. Nếu chính phủ chi số tiền đó, nó sẽ đánh cắp 3 nghìn tỷ đô la từ túi người Trung Quốc — một động thái có thể sẽ làm sụp đổ hệ thống ngân hàng, vì mọi người sẽ không sẵn sàng gửi nhiều tiền hơn vào các ngân hàng mà họ đã tiết kiệm cả đời.

Cuối cùng, cách duy nhất để Trung Quốc giải quyết vấn đề nợ nần mà không cắt đứt chi tiêu xã hội là tăng năng suất của nó, do đó sẽ đòi hỏi sự đổi mới. Chính phủ Trung Quốc hiểu rõ điều này. Kể từ năm 2007, họ đã tăng gấp ba lần chi tiêu cho R&D, tuyển dụng nhiều nhà khoa học hơn và kỹ sư hơn bất kỳ quốc gia nào khác và thực hiện chiến dịch gián điệp đánh cắp thông tin công nghệ của các công ty nước ngoài quy mô nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, những biện pháp này đã không thể biến Trung Quốc thành một cường quốc sáng tạo đổi mới. Trung Quốc đã phát triển được một số lĩnh vực kinh tế xuất sắc — nó có thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, thống trị một số ngành sản xuất và thực hiện các nghiên cứu tiên tiến trong lượng tử truyền thông, di truyền và trí tuệ nhân tạo — nhưng nó chỉ  tạo được một nửa công nghệ cao đầu ra và các nghiên cứu khoa học được trích dẫn so với Hoa Kỳ. Trung Quốc có số lượng  bằng sáng chế quốc tế ít hơn năm lần so với Hoa Kỳ và phải trả ra nhiều tiền thuê bản quyền cho công nghệ hơn những gì nó nhận vào.

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các nhà khoa học của mình đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ vào năm 2050. Tuy nhiên, thay vì thúc đẩy sự đổi mới một cách tự nhiên, mệnh lệnh này đã nuôi dưỡng một không khí “công bố hay diệt vong”. Các nhà khoa học, dưới áp lực khủng khiếp nhằm tạo ra kết quả công trình khoa học phải hướng tới làm giả kết quả nghiên cứu và tích trữ tiền tài trợ. Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về việc bị rút lại các nghiên cứu khoa học do gian lận, một phần ba các nhà khoa học Trung Quốc đã thừa nhận đạo văn hoặc làm sai lệch kết quả (so với 2% của các nhà khoa học Hoa Kỳ), và gần 2/3 chi tiêu cho R&D của Trung Quốc đã bị mất vào tay tham nhũng. Văn hóa gian lận này xuyên khắp nền kinh tế Trung Quốc. Hàng chục nghiên cứu đã chỉ ra rằng các quan chức Trung Quốc thổi phồng một cách có hệ thống các con số về sản lượng kinh tế của Trung Quốc và các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, bao gồm cả Thủ tướng và người đứng đầu Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc, đã thừa nhận nhiều trường hợp như vậy. Nhiều nhà kinh tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế thực sự của Trung Quốc chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ chính phủ niêm yết và một số nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đã không tăng trưởng kể từ năm 2008 sau cuộc khủng hoảng tài chính .

Nguồn lực con người

Theo Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc, vốn con người bao gồm kiến thức, kỹ năng và lao động hiện thân trong dân số của một quốc gia — tạo thành một nửa độ giàu có của hầu hết các quốc gia. Cả hai tổ chức này ước tính rằng nguồn vốn nhân lực của Hoa Kỳ lớn hơn nhiều lần so với Trung Quốc. Trung Quốc có dân số gấp bốn lần Hoa Kỳ, nhưng trung bình một công nhân Hoa Kỳ tạo ra bảy lần sản lượng của một công nhân trung bình Trung Quốc. Một trong các lý do là người Mỹ được giáo dục tốt hơn, trung bình có số năm đi học nhiều gấp đôi so với công dân Trung Quốc. Hoa kỳ có 90% lực lượng lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông so với 23% dân số Trung Quốc và khoảng một phần ba số thanh thiếu niên hiện đang tham gia lực lượng lao động của Trung Quốc có chỉ số IQ dưới 90 và hầu như không biết đọc chữ hoặc đếm số.

Trung Quốc cũng mất đi hằng năm 400.000 lao động có trình độ học vấn cao nhất  cho nước ngoài, bao gồm hàng nghìn nhà khoa học, kỹ sư và “nhà phát minh” (những người đã đăng ký ít nhất một bằng sáng chế). Ngược lại, Hoa Kỳ thu hút 1 triệu lao động hàng năm đến từ tất cả các nước, bao gồm khoảng 20.000 nhà phát minh và 15.000 nhà khoa học và kỹ sư, 5.000 trong số đó đến từ Trung Quốc.

Lực lượng lao động của Hoa Kỳ không chỉ được giáo dục tốt hơn mà còn khỏe mạnh hơn so với Trung Quốc. Trung Quốc mất thêm 40% năng suất của số năm sản xuất bình quân đầu người do các bệnh hiểm nghèo. Một phần lý do là việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người rất khó khăn, trừ giới thượng lưu. Phí bảo hiểm theo chương trình chăm sóc sức khỏe quốc gia của Trung Quốc trung bình chỉ $ 24, một số tiền không đủ để chi trả cho một cuộc kiểm tra cơ bản, đừng nói chi đến các thủ tục lớn. Hậu quả là, một phần ba công dân Trung Quốc được yêu cầu cần đến bệnh viện chữa trị đã quyết định không đến đó vì phí tổn quá cao và 80% cư dân nông thôn được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo đã phải chết tại nhà. Hoa Kỳ có một trong những hệ thống chăm sóc sức khỏe kém hiệu quả và tốn kém nhất trên thế giới, tiêu tốn 3 nghìn tỷ đô la mỗi năm so với 1 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc, nhưng nó cung cấp khả năng tiếp cận nhiều hơn và chăm sóc tốt hơn so với hệ thống của Trung Quốc, dẫn đến lực lượng lao động khỏe mạnh và có năng suất cao hơn nhiều.

Ngoài việc được chăm sóc tốt hơn, người Mỹ được hưởng môi trường ít độc hại hơn so với công dân Trung Quốc. Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tồi tệ hơn gấp bảy lần so với Hoa Kỳ — hít thở không khí ở Trung Quốc tại các thành phố lớn tương đương với việc hút một bao thuốc lá mỗi ngày — và giết chết 1,6 triệu công dân Trung Quốc mỗi năm so với 200.000 người Mỹ. Trong khi gần như tất cả người Mỹ đều được hưởng nước sạch từ vòi, 90% nước ngầm của Trung Quốc bị ô nhiễm. Mỗi năm, 190 triệu người Trung Quốc bị ốm và 60.000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước. Như tất cả đã nói, ô nhiễm không khí và nước khiến Trung Quốc thiệt hại gần 7,5% GDP hàng năm— khoảng 1 nghìn tỷ đô la — do mất năng suất và chi phí y tế.

Người Mỹ nhìn chung cũng có thói quen lành mạnh hơn công dân Trung Quốc. Lấy tỷ lệ hút thuốc của Trung Quốc làm ví dụ, tỷ lệ này cao hơn 50% so với Mỹ và dự kiến sẽ cao hơn 70% vào năm 2025; và ở Trung Quốc hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường cao hơn so với Hoa Kỳ, chủ yếu là do nghèo hơn về mặt dinh dưỡng. Người Mỹ có lượng tiêu thụ rượu trên đầu người nhiều hơn 50% so với công dân Trung Quốc và gấp 10 lần khả năng tử vong do sử dụng ma túy quá liều, nhưng thiệt hại do vấn nạn lạm dụng chất kích thích của Mỹ gây ra cũng không bằng so với thiệt hại tổng cộng vì khủng hoảng sức khỏe tại Trung Quốc. Ví dụ, Hoa Kỳ có tỉ lệ mất sáu năm trong một đời sản xuất cho một nghìn người do lạm dụng chất kích thích, nhưng Trung Quốc mất mười sáu năm vì bệnh tim và tám năm vì ung thư cộng chung cho tỉ lệ tương tự.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực để giải quyết những vấn đề sức khỏe này, nhưng khoảng cách về sức khỏe giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ cách biệt rộng hơn trong những năm tới vì một lý do đơn giản: Trung Quốc đang già đi nhiều hơn, nhanh hơn bất kỳ xã hội nào trong lịch sử. Số lượng người Trung Quốc từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng hơn gấp ba lần vào giữa thế kỷ, từ 130 triệu vào năm 2015 lên 400 triệu vào năm 2050. Trong khi đó, lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm 212 triệu – khoảng một phần ba tổng số hiện tại. Tại thời điểm đó, các công dân cao tuổi sẽ chiếm hơn 30% dân số Trung Quốc so với chỉ 20% dân số Hoa Kỳ.

Thông thường, hầu hết các vấn đề sức khỏe sẽ trở nên tồi tệ hơn theo tuổi tác, sự già hóa của xã hội Trung Quốc về cơ bản sẽ đảm bảo sự suy giảm năng suất của lực lượng lao động Trung Quốc và sự xói mòn hơn nữa nguồn vốn nhân lực của họ. Lý do cuối cùng khiến Hoa Kỳ có nguồn nhân lực lớn hơn Trung Quốc là Hoa Kỳ có thể nuôi dân số chỉ bằng 1% lực lượng lao động làm nông nghiệp trong khi Trung Quốc dành 30% lực lượng lao động làm nông nghiệp — và vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực để nuôi sống dân cư. Trung Quốc phải chịu một chi phí lớn cho việc mất nhiều cơ hội  do có quá nhiều công nhân trên đồng — mức năng suất nông nghiệp Trung Quốc bằng 1/4 so với phần còn lại của nền kinh tế và hầu hết sản lượng nông nghiệp làm ra của Trung Quốc được tiêu thụ ngay lập tức và do đó không làm tăng thêm nguồn tài sản để giàu thêm. Phát triển kinh tế, về cốt lõi, là quá trình chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp; càng có ít nông dân mà một quốc gia sử dụng để nuôi sống chính mình, thì quốc gia đó càng có thể huy động nhiều lao động để sản xuất ra của cải giàu có thêm trong thời công nghiệp hiện đại.. Hoa Kỳ có 99% lực lượng lao động có khả năng tạo ra của cải, trong khi Trung Quốc chỉ có 70%.   

Vốn  tự nhiên

Các yếu tố chính của vốn tự nhiên là nước, tài nguyên năng lượng và đất canh tác, tất cả đều cần thiết để duy trì sự sống và cung cấp năng lượng cho nông nghiệp và công nghiệp. Hoa Kỳ có hơn 10% nước ngọt tái tạo so với Trung Quốc và khoảng cách thực tế lớn hơn nhiều, bởi vì nước của một nửa các dòng sông ở Trung Quốc và 90% nước ngầm của nó không dùng để uống được, 25% nước sông của Trung Quốc và 60% nước ngầm bị ô nhiễm đến mức chính phủ Trung Quốc đã coi nó là “không thích hợp để con người tiếp xúc” và không sử dụng được ngay cả cho nông nghiệp hoặc công nghiệp. Lượng nước có sẵn tính trên đầu người của Trung Quốc thấp hơn 1/4 của Hoa Kỳ, và ít hơn một phần ba mức trung bình của thế giới, và khoảng một phần ba số tỉnh của Trung Quốc và hai phần ba các thành phố bị khan hiếm nước. Ví dụ, Bắc Kinh có lượng nước cho mỗi đầu người (145 mét khối) xấp xỉ với Ả Rập Xê Út (một quốc gia sa mạc).

Đối phó với tình trạng khan hiếm nước khiến Trung Quốc tiêu tốn khoảng 140 tỷ đô la mỗi năm trong chi tiêu của chính phủ và làm giảm đi năng suất so với 12 tỷ đô la của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên nhiều gấp ba lần Trung Quốc và gấp đôi lượng than đá. Trung Quốc trợ cấp rất nhiều cho các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân, nhưng cả hai kết hợp vẫn chỉ chiếm ít hơn 5% số năng lượng của Trung Quốc đang dùng so với 12% của Hoa Kỳ. Trung Quốc có trữ lượng lớn về dầu đá phiến và khí đốt tự nhiên, nhưng họ không thể khai thác chúng và có thể không bao giờ làm được. Một lý do là các mỏ đá phiến của Trung Quốc được hình thành bởi các hồ thời tiền sử và do đó có các lớp đá dễ uốn hơn và không dễ bị nứt vỡ thủy lực so với đá phiến gốc biển giòn ở Bắc Mỹ. Một lý do khác là Trung Quốc thiếu nước cần thiết để bẻ chiết thủy lực (fracking). Mỗi giếng khí đá phiến cần 15 nghìn tấn nước mỗi năm để vận hành, và Trung Quốc sẽ cần phải khoan hàng nghìn giếng mỗi năm để khởi động một ngành công nghiệp thành công. Trung Quốc không có nơi nào có lượng nước nằm gần các lưu vực đá phiến sét chính của nó, tập trung ở Cát Lâm và Liêu Ninh, hai trong số các tỉnh khô hạn nhất của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện đang cạn kiệt 400 tỷ USD tài nguyên năng lượng mỗi năm và trả tiền cho nước ngoài 500 tỷ đô la nhập khẩu thêm năng lượng, trong khi sự cạn kiệt hàng năm của Hoa Kỳ và chi phí nhập khẩu ròng hiện lần lượt là 140 tỷ USD và 120 tỷ USD. Sự khác biệt về may mắn năng lượng này có khả năng mở rộng trong những thập kỷ tới, bởi vì Hoa Kỳ sẽ trở thành một nhà xuất khẩu năng lượng ròng vào khoảng năm 2025, trong khi Trung Quốc, nhà nhập khẩu năng lượng ròng lớn nhất thế giới, sẽ phải nhập khẩu 80% dầu và 45% khí tự nhiên.

Cuối cùng, Hoa Kỳ có diện tích đất canh tác 45% nhiều hơn so với Trung Quốc, và một lần nữa kích thước thực sự của khoảng cách có lẽ còn lớn hơn nhiều vì phần lớn đất nông nghiệp của Trung Quốc quá ô nhiễm, bị khô cằn hoặc cả hai để hỗ trợ tốt nông nghiệp. Theo một nghiên cứu gần đây của chính phủ Trung Quốc, ô nhiễm nước đã phá hủy gần 20% diện tích đất canh tác của Trung Quốc, một khu vực có diện tích bằng nước Bỉ. Thêm 1 triệu dặm vuông đất nông nghiệp của Trung Quốc đã trở thành sa mạc, buộc tái định cư cho 24.000 làng mạc và đẩy rìa sa mạc Gobi thêm 150 dặm về phía Bắc Kinh. Năm 2008, Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu ròng ngũ cốc, phá vỡ chính sách truyền thống về tự cung tự cấp, và vào năm 2011, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu thực phẩm và là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.

Phần kết luận

Phép màu kinh tế của Trung Quốc kém ấn tượng hơn những gì nó hiện ra bên ngoài và tương lai kinh tế của Trung Quốc không chắc là tốt nhất, vì vậy chính sách của Hoa Kỳ phải có khả năng đối phó với nhiều loại quỹ đạo khác nhau. Một trong số đó, rõ ràng, là kịch bản đồng đẳng đối thủ cạnh tranh chiếm tới 95% kế hoạch của Hoa Kỳ. Nhưng một kịch bản khác cho một thế giới mà trong đó Hoa Kỳ có thể phải đối mặt với một sự trì trệ, loạng choạng của Trung Quốc, rồi chống phá lung tung sau thất bại bởi sự cường điệu về sự trỗi dậy của nó.

NGUỒN: https://www.aei.org/articles/the-chinese-economic-miracle-how-much-is-real-how-much-is-a-mirage/

MỜI XEM và HỌA THƠ : SUỐI TÌNH-Hồ Nguyễn và Các Thi Hửu


SUỐI TÌNH


Suối tình đã cạn nước mùi nồng,
Lãng đãng bơ thờ đục lắng trong.
Bọt nổi ngẩn ngơ tìm giọt nắng,
Dòng tuôn héo hắc ngóng bờ rong.
Tí ta tí tách nghe sầu thẫm,
Róc rách ton ton dạ phập phồng.
Nước suối trong veo nguồn mát đậm,
Khi vơi lòng thấp thỏm mênh mông!

HỒ NGUYỄN

Họa : Sông Thu,Mỷ Ngọc,Phương Hoa,Trần Như Tùng,Liêu Xuyên,Lý Đức Quỳnh,Đức Hạnh,Đặng Xuân Linh,Minh Thúy Thành Nội,Trần Đông Thành Chu Hà,Võ Ngô,Songquang

 

Họa 1 :BUỔI SÁNG TRONG RỪNG

Theo gió, hương hoa tỏa đậm nồng,

Cây cành óng ánh giọt sương trong.
Chồi non mở mắt khoe màu lá,
Suối mát tuôn dòng giỡn đám rong.
Nhặt nấm bỏ bao đầy chật cứng
Hái hoa chất giỏ đến căng phồng
Chao ôi thích thú khôn dừng bước,
Rừng rộn ràng vui, chẳng quạnh mông.

Sông Thu


HỌA 2: SUỐI NGÀN

Dạ lý hồi hôm nở ngát nồng,
Hoa chùm lá biếc hạt sương trong.
Nước tràn bờ suối chen ghềnh đá,
Sóng cuốn bên giòng động bãi rong.
Lối nhỏ cây rừng giăng tắc nghẽn,
Buồm con gió núi thổi căng phồng.
Ông câu hát vọng buồn đơn lẻ,
Cảnh vật sớm ngày vắng quạnh mông.

Mỹ Ngọc (May 24/2021)



 Họa  3 :TÌNH CÕI MÔNG MÔNG

Suối Tiên thoang thoảng vệt hương nồng
Lá rụng chao đùa ngọn nước trong
Tháng đợi mỏi mê ghềnh đá cuội
Ngày chờ tê tái lối rêu rong
Vì chưng nỗi nhớ tuôn tràn ngập
Đã khiến niềm đau trải lớn phồng
Hẹn mãi hẹn hoài sao chẳng đến
Cuộc tình bờ bến vẫn mông mông

Phương Hoa - MAY 24th 2021



HỌA 4: SUỐI TÌNH HỘI NGỘ

Ven bờ hoa dẻ tỏa hương nồng,
Suối liễu rì rào, giọng suối trong.
Đàn cá tung tăng vờn cát sỏi,
Đôi rùa lặng lẽ ngự chùm rong.
Tươi cười tạm biệt, nàng tiên Thái,
Ngơ ngẩn lầu bầu, cậu ngố Mông.
May mắn hôm nay vừa vặn gặp,
Uyên ương hội ngộ ngực căng phồng.

Trần Như Tùng

Họa 5 VÌ ĐÂU CẠN SUỐI TÌNH !

Ngọn suối tình yêu hết thắm nồng,

Duyên xưa giờ đã lắng mầu trong.

Nước trôi cạn kiệt, khô buồn nắng,

Bờ lỡ sạt rồi, héo khổ rong !

Con cá vàng kia sầu dở mộng,

Túi hương ngát nọ hết tươi phồng !

Đôi ta gánh chịu cơn hồng thuỷ…

Chia cách đôi bờ biển ngó mông !

Liêu Xuyên

HỌA 6: DÒNG ĐỜI

Tình cạn hương xuân,hết thắm nồng,
Đời thôi hướng ngoại,lắng vào trong.
Nguồn sông vẫn chảy qua dòng ý,
Đá sỏi đang chờ mọc nhánh rong.
Đã trọn niềm vui ngày khoáng đãng,
Sẽ yên khi tiếc nụ tươi phồng.
Thời gian hố thẳm sâu không đáy,
Gió hú ghê hồn phía muội mông.

Lý Đức Quỳnh (30/5/2021)

Cảm Họa 7/


SUỐI NGÀN

 

uối lỡ bờ nghiêng cảnh nặc nồng

U hoài nước đọng thể nào trong

Ô m vào cặn bã chao hình bóng

I n tận ao hồ nổi rác rong

N hững thải sông nguồn luôn ứ đọng

G uồng quay thể thức cũng phập phồng

A i còn phấn khởi dòng sông mộng!

N hớ chuyện môi trường mãi tưởng mong…


ĐứcHạnh

31 05 2021



 8/ Môi trường suối sông

Suối mơ phá cách hết yêu nồng,
U ẩn lịm dần cặn ủ trong.
Ôm cả bùn nhơ - chờ vét bọng
In chầm rác ủn - đợi thành rong.
Những gì đều quẵng đầy nguồn đọng
Guồng cứ nằm yên để bọt phồng.    
Ai dám ngắm, nên thơ phú mộng
Nhớ dòng thuỷ đứng chớ trông mong...
Đặng Xuân Linh
31-05-2021


 9/ Lạc rừng 

Trời vừa ửng nắng chuyển mây trong
Lạc giữa rừng hoa nở ngát nồng
Đàn chim nhảy mãi luồn cành mận 
Suối nước tuôn hoài đẩy đám rong
Nhón gót cài bông lùa túi phổng 
Dang tay hái quả nhét bao phồng 
Thiên nhiên cảm ý mầm thơ gọi 
Dạo bước an bình chốn quạnh mông
                   
Minh Thuý (Thành Nội )

                Tháng 6/1/2021 

 10/ MÙI TỤC LỤY


Vào tình thắm thiết nghĩa càng nồng
Giây phút trôi qua đặng ngóng trong
Lấy thước đo xem người cõi thế
Dùng duyên lóng bãi nước bờ rong
Ngờ đâu sóng biển đầu phơi bạc
Để thế đời tư cuối vở phồng
Tình ái vô duyên nên vạn biến,
Bấy tình, vạn sự, chút mênh mông

Trần Đông Thành


HỌA11: SUỐI TÌNH

Nhớ thuở thanh xuân lắm mặn nồng,
Bây giờ lắng đục để tìm trong.
Những lần nắng hạn trơ bì nhựa,
Mấy lúc mưa dầm rác lẫn rong.
Xã hội văn minh như bánh vẽ,
Dân sinh chậm tiến tựa banh phồng.
Rừng tàn suối cạn đau lòng mẹ,
Thèm lắm dòng xưa thuở muội mông...

Chu Hà



HỌA 12: MÊNH MÔNG

Người ta ban những việc cay nồng,
Dòng suối vẫn còn lóng đục trong.
Mỗi lúc mưa sa gom vụn gỗ,
Những lần nắng rải xóa viền rong.
Trôi theo triền dốc nước xuôi chảy,
Ngược lại đồi cao bóng phập phồng.
Quà tặng từ trời bao cảnh đẹp,
Giờ đây hoang phế chiếm mênh mông.

Võ Ngô



HỌA 13: DÒNG TÌNH

Tình yêu làm cuộc sống thêm nồng,
Thấy được dòng đời đục lẫn trong.
Nỗi nhớ đong đầy như giọt nước,
Niềm thương lắng đọng tựa rêu rong.
Mấy khi suối nước mà khô cạn?
Nhiều lúc dòng yêu cứ lớn phồng!
Thôi hãy cùng hoà chung khúc nhạc,
Cho lòng thấy cảnh bớt lung mông.

Songquang (20210602)

Hắc Bạch Công Tử Nam Kỳ và Những Giai Thoại

 Nói đến tỉnh Bạc Liêu thì đa số người hiểu biết không thể quên hai nhân vật điển hình, là ông Cao Văn Lầu và công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.

Ông Cao Văn Lầu là tác giả của bài Dạ Cổ Hoài Lang, được gọi chung là vọng cổ mà đào kép cải lương phải ca trên sân khấu.

Ở Mỹ Tho cũng có một công tử, cũng nổi tiếng ăn chơi, tên là Lê Công Phước, được là Phước George. Người trắng trẻo, đẹp trai nên được gọi là Bạch công tử, để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu.

Hai đại thiếu gia Hắc Bạch nầy khét tiếng ăn chơi xa hoa phung phí như ném tiền qua cửa sổ. Có tiền rồi thì cũng muốn nổi tiếng, lừng danh trong thiên hạ. Hai tay công tử nầy tranh đua nhau đốt tiền để nổi danh, tạo ra những giai thoại như thi nhau đốt tiền nấu chè, đốt tờ giấy 100$ để tìm tờ 5$.…

Giai thoại là những câu chuyện có liên quan đến con người thật, được lưu truyền bằng miệng trong dân gian. Thường do người kể chuyện, thêm mắm dậm muối cho câu chuyện thêm hấp dẫn, hơn nữa « tam sao thất bản » (nghĩa là ba lần sao chép lại thì làm mất bản gốc) cho nên thường thì không đúng sự thật.

2* Xuất thân của Công Tử Bạc Liêu

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy sinh ngày 22-6-1900, còn có tên là Ba Huy, là một tay ăn chơi nổi tiếng ở Saigòn và miền Nam Việt Nam vào thời đó.
Tên thật là Trần Trinh Quy, nhưng cho rằng cái tên Quy không sang trọng, cho nên đổi lại là Trần Trinh Huy.
Ba Huy là con trai của ông Trần Trinh Trạch, ông Trạch xuất thân là một thư ký vườn, nhà nghèo, được ông bá hộ Phan Văn Bì, một đại địa chủ “Vua lúa gạo Nam Kỳ”, gả con gái cho, trở nên giàu có.

Nhờ cha vợ cho đất và cấp vốn, cộng thêm chút đỉnh chữ nghĩa và biết làm ăn, chẳng bao lâu Trần Trinh Trạch trở nên một địa chủ, xếp vào hạng nhất ở Nam Kỳ.
Trần Trinh Trạch sở hữu 74 sở điền với 145,000 hecta (1 hecta bằng 1 mẫu=10,000m2) đất trồng lúa, và 100,000 hecta ruộng muối. Ông Trạch có 7 người con. Ba Huy là con trai thứ hai, miền Nam gọi là cậu Ba.

Ông Trần Trinh Trạch qua đời năm 1942.

Ngày 8-10-1965, chính phủ VNCH cấp quyền sở hữu thiệt thọ đất của địa chủ mà nông dân đang canh tác. Đến ngày 26-3-1970, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ký Luật Người Cày Có Ruộng, truất hữu ruộng đất của địa chủ.

Như vậy đất đai nhà họ Trần Trinh bị truất hữu rất nhiều. Không còn được như trước kia.

3* Con người của Trần Trinh Huy

Trần Trinh Huy, (Ba Huy, Hắc Công Tử) lên Sài Gòn học trường Pháp, rồi du học Pháp 3 năm. Về nước không có mảnh bằng nào, để lại một người vợ Pháp và đứa con ở Paris.
Người của Huy cao lớn, khoảng 1.7 mét, lực lưỡng nhưng không cục mịch. Dáng người thanh thoát, sang trọng và đầy sinh lực. Ba Huy rất hào phóng, rộng rãi, dễ dãi. Người ăn kẻ ở trong nhà lầm lỗi cũng ít la rầy, bà con ở xa đến thăm cũng được cho tiền. Tá điền nghèo được giúp đỡ.
Giao thiệp với người Pháp thì không khúm núm, nịnh bợ như nhiều người khác. Giới giang hồ tứ chiếng xem Ba Huy như là tay nghĩa khí ngon lành nhất Nam Kỳ. Ba Huy cũng ủng hộ, giúp Việt Minh một lần 13,000 giạ lúa (1 giạ=40 lít). Ông thích hội hè, là người đầu tiên tổ chức “Thi hoa hậu miệt vườn” ở Hậu Giang.

3.1. Vợ và những mối tình của Hắc công tử

1). Những cuộc tình xa hoa của công tử Bạc Liêu ở Pháp

Sài Gòn Xưa - Nhà Bạch Công tử Mỹ Tho - Ông Phước George,... | FacebookCông tử Bạc Liêu, Cậu Ba Huy, Hắc Công Tử, Trần Trinh Huy

                    Ba Huy và vợ đầm Marie và con lai Richard

Trong suốt ba năm du học ở Pháp, Hắc công tử Trần Trinh Huy trải qua 5 mối tình, nhưng xem như chơi qua đường. Đặc biệt và sâu đậm nhất là mối tình với cô gái Pháp, làm thâu ngân viên trong một quán cà phê bên bờ sông Seine. Tên Marie. Kết quả là một bé trai ra đời, tên Richard. Tháng 8 năm 1930, khi Richard được 7 tháng tuổi, thì cậu Ba Huy về Việt Nam, không quên để lại một món tiền để Marie nuôi con.

Sáu năm sau, năm 1936, Marie dẫn con về Bạc Liêu. Cả nhà vui vẻ vì cậu con Richard ngoan ngoản và dễ thương. Mọi việc đã rồi.

Vài tháng sau, mẹ con Marie về Pháp, mang theo một số tiền để sống suốt đời.

2). Ba Huy có 4 vợ và rất nhiều nhân tình.

Công tử Bạc Liêu, Cậu Ba Huy, Hắc Công Tử, Trần Trinh Huyhttps://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu-4.jpg

                 Ba Huy và vợ Ngô Thị Đen và những người vợ khác

Vợ 1. Người Pháp có 1 con
Vợ 2. Ngô Thị Đen, người Bạc Liêu. Có người con gái là Cô Hai Lưỡng sang sống bên Pháp.
Vợ 3. Nguyễn Thị Hai. Có 3 con: Thảo, Nhơn, Đức
Vợ 4. Nguyễn Thị Ba. Có 4 con: Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ

Vợ thứ 4. Khoảng 1968, Ba Huy dọn về căn biệt thự số 117 đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi buổi sáng, đứng trên lầu nhìn xuống, thấy một cô gái gánh nước đẹp quá. Con ông già sửa xe đạp trước cổng công viên Tao Đàn, Sài Gòn. Ba Huy đến nhà, xin đổi căn biệt thự giá trị 1,000 lượng vàng để lấy cô gái chưa đầy 20 tuổi, tên Nguyễn Thị Ba. Họ có 4 con, tên: Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ. Ông và người vợ kém ông 40 tuổi dọn về căn nhà ở đường Nhất Linh, tính ra hơn 10 năm. Cô Ba chăm sóc ông chu đáo, sau khi ông mất, cô ở vậy nuôi con cho đến khi chúng trưởng thành. Đó là người vợ sau cùng của Ba Huy.
Ông mất ngày 16-1-1973 đưa về an táng ở huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.

3.2. Đám tang của công tử Bạc Liêu

Sau nhiều năm ăn chơi trác táng, năm 1973 sức khỏe ngày càng yếu đi, bịnh thận tái phát, phải nằm bịnh viện suốt cả năm. Người vợ trẻ, thứ tư, chăm sóc chồng trong bịnh viện.

Ngày 16-1-1973, công tử Bạc Liêu trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 73.

Theo ước nguyện, thi thể được tẩn liệm trong quan tài màu trắng. Đám tang dạo quanh Sài Gòn, với chiếc xe song mã màu trắng, hai con ngựa cũng màu trắng. Sau đó, quan tài được đưa về biệt thự ở Bạc Liêu, và chôn trong khu mộ của gia tộc Trần Trinh.

4* Những giai thoại về Hắc công tử Trần Trinh Huy

4.1. Đi thăm ruộng bằng xe hơi hoặc ca nô

Dàn siêu xe độc nhất vô nhị của Công tử Bạc Liêu: Giàu hơn cả vua Bảo Đại

Xe Ford Vedette

Ba Huy được cha ủy nhiệm cho trông coi điền sản. Ông đi thăm các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc nầy là một sự kiện đặc biệt. Ba Huy đi đến đâu thì tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa thấy xe hơi bao giờ.
Đi đòi nợ các tỉnh, ông dùng xe Ford Vedette, đi chơi thì dùng xe Peugeot Sport, loại xe nầy chỉ có 2 chiếc ở miền Nam, chiếc kia là của vua Bảo Đại.

4.2. Ba Huy thuê người Pháp làm công cho mình

Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Henri làm quản lý, điều hành tài sản, dưới quyền của Ba Huy. Quản lý được hưởng 10% lợi tức thu được hàng năm, vì thế ông Henri trở nên giàu có, và làm việc mãi cho đến sau ngày 30-4-1975 mới về Pháp.

4.3. Công tử Bạc Liêu mê nghề võ

Cái mốt của thời đó là học võ nghệ để nâng cao khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ông không học võ Tây, võ Ta, mà sang Thái Lan mướn một ông thầy thượng hạng về dạy võ Muay Thái cho mình và người em út là Tám Bò.

4.4. Một sự kiện chấn động cả nước là đi thăm ruộng bằng máy bay.

'Vua Bảo Đại có gì, Hắc công tử có nấy'

Vì điền sản của gia tộc Trần Trinh lúc đó là 145,000 hecta ruộng lúa và 100,000 hecta ruộng muối, cho nên cần máy bay để đi thăm ruộng, vì đi xe hơi rất mệt mõi.
Lúc đó, cả nước cũng chỉ có 2 chiếc máy bay. Chiếc tư nhân duy nhất là chiếc của Hắc công tử Trần Trinh Huy. Chiếc kia là của vua Bảo Đại do ngân quỹ quốc gia đài thọ.

Một lần đi thăm ruộng ở Rạch Giá, vì thấy lái máy bay dễ quá, cho nên Ba Huy mới giành với phi công người Pháp, để cho ông lái. Hứng chí, bay qua Hà Tiên cho đến khi đồng hồ báo sắp hết xăng, nên phải đáp khẩn cấp, mới biết đó là đất Thái Lan.

Cha của ông phải đem 200,000 giạ lúa qua nộp cho Thái Lan để chuộc người và máy bay. Sự việc máy bay đi lạc đường được tờ báo Le Courrier Saigonnais đăng tin, và nhiều tá điền xác nhận là họ đã tham gia làm phi trường ở Cái Dầu. Đó là loại L-19, 2 chỗ ngồi.

4.5. Sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa

Ra đường đóng bộ Veston bằng thứ hàng đắt nhất thời đó. Ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều cơm Tây.
Khi đi Saigòn, xe mới cáu cạnh có tài xế lái. Không ở ngôi biệt thự riêng, mà ở nhà hàng khách sạn sang trọng Majestic. Khách sạn nầy do Chú Hỏa, Hui Bon Hoa xây năm 1925.

Có lúc hứng chí, đi dạo phố với hàng chục chiếc xe kéo. Chiếc ông ngồi, còn những chiếc khác thì để những vật dụng lặt vặt như là cái nón, cây can…chạy theo xe không, cũng được trả tiền.

Ông luôn luôn xê dịch và thích ở những nơi ăn chơi. Chiều cuối tuần thì nghỉ mát ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc Cần Thơ…Rất mê cờ bạc, có khi đánh một ván 30,000 đồng, trong thời điểm mà vàng chỉ có 60$/lượng, lúa chỉ có 1.7$ đồng một giạ (40 lít), lương tháng của Thống Đốc Nam Kỳ là 3,000$/tháng.

5*. Biệt thự của Hắc công tử ở Bạc Liêu

blanknhà công tử bạc liêuhttps://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu1.jpghttps://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu01.jpg

   Cầu thang bằng đá cẩm thạch * Cầu thang dẫn lên sân thượng

Biệt thự xây cất năm 1919 do kỹ sư Pháp thiết kế. Toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, đá cẩm thạch lót nền, gạch, khung sắt trang trí, đều nhập từ Pháp qua. Các bù lon, đinh ốc- vít đều có khắc chữ P, chứng tỏ rằng sản xuất từ Paris. Nội thất được trưng bày bằng đồ gổ, sứ, đồng rất quý giá.

nhà công tử bạc liêuhttps://thamhiemmekong.com/wp-content/uploads/2020/04/nhacongtubaclieu02.jpg

    Những bộ ghế cổ quý cẩn xà cừ hầu như có thể thấy khắp nơi

Sau ngày 30-4-1975, nhà nước VN tịch thu biệt thự và làm khách sạn mang tên « Khách Sạn Công Tử Bạc Liêu » để thu tiền.
Khách sạn có 6 phòng, 5 phòng thường và một phòng đặc biệt mang tên “Phòng Công Tử”, giá tiền gấp đôi và phải đặt trước cả tháng mới hy vọng có phòng. Đa số là du khách ngoại quốc.

Trong khi đó, người con của Ba Huy là ông Trần Trinh Đức, 61 tuổi, phải chạy xe ôm để kiếm ăn từng bữa. Không có tiền làm đám giỗ cha.

Việc đánh tư sản nhà họ Trần Trinh, tịch thu tài sản để kinh doanh, lại còn lấy tên tư sản làm thương hiệu kiếm tiền, xét ra không ổn.

6*. Bạch Công tử Lê Công Phước

6.1. Bạch Công tử

Lê Công Phước (1901-1950) còn được gọi là Phước George, là một tay ăn chơi nổi tiếng ở miền Nam, những năm của thập niên 19201930.


Công tử nầy da trắng, đẹp trai nên gọi là Bạch công tử để phân biệt với Hắc công tử Bạc Liêu. Là con trai thứ tư của Đốc Phủ sứ Lê Công Sủng. Phước George người làng Điều Hoà, quận Châu thành tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang).

Bạch Công tử sang Pháp du học năm 1909. 

Theo các tài liệu thì Đốc phủ Sủng là người gốc Bình Định, khoảng thập niên 1880 vào làm quận trưởng Châu Thành Mỹ Tho, sau làm quận trưởng Chợ Gạo và định cư tại đó. 

Đốc phủ Sủng từng đại diện cho tỉnh Mỹ Tho đi dự hội chợ bên Pháp, và cũng nhờ vậy Bạch Công tử được đi du học tại Pháp vào năm 1909

Đốc phủ Sủng không giàu, ông có nhiều vợ, trong đó có bà Đào Thị Linh, là người ở Chợ Cũ, Mỹ Tho, có quốc tịch Pháp. Hai người kết hôn chính thức, có hôn thú.

Bà Linh chết vì bịnh ho lao, để lại một gia tài lớn cho cha con ông Sủng. Về sau, ông Sủng cũng chết đột ngột mà không để lại di chúc, nên Phước George được toàn quyền thừa kế toàn bộ tài sản của cha mình để lại, do ông là con duy nhất của ông Sủng và bà Linh (Người vợ duy nhất có hôn thú). Tổng số tài sản của Phước George lúc bấy giờ được biết không dưới 1,000 mẫu ruộng. 

6.2. Cuộc tình của Bạch công tử với công chúa Nga trên đất Pháp

Bí mật về Bạch công tử: Từ tay chơi khét tiếng miền Tây đến cuộc sống nghèo  túng, bi đát cuối đời

                    Bạch công tử với công chúa Nga Olga bên Pháp

Lê Công Phước đã từng du học ở Pháp, ông rất mê cải lương nên học về nghệ thuật sân khấu. Khi về nước ông cùng người bạn là Nguyễn Ngọc Cương lập gánh hát cải lương Phước Cương, là tên hai người ghép lại.

Có một lần Phước George đưa gánh Phước Cương sang lưu diễn ở Pháp. Đó là thời gian ông thừa hưởng gia tài đồ sộ sau khi người cha chết. Với tài sản kếch xù, Phước George ăn chơi phung phí, vung tiền qua cửa sổ. Ông giao du với giới nhà giàu, sang trọng, thượng lưu người Pháp. Tất cả quần áo và đồ dùng đều thuộc loại thượng hạng, đắt tiền. Ăn trưa món Việt do đầu bếp người Việt mang theo qua Pháp. Ăn chiều và tối ở những nhà hàng sang trọng dành cho giới thượng lưu.

Ông cặp kè với công chúa nước Nga thuộc Nga hoàng, Princesse Olga, sang tỵ nạn ở Pháp, sau cuộc Cách Mạng Tháng 10 năm 1917 do VI. Lenin và đảng Bolshevik lật đổ chế độ Nga hoàng của hoàng đế Nikolas II.

Cặp tình nhân Việt Nga ăn xài hoang phí từ các hộp đêm, các nhà hàng sang trọng, đến nghỉ hè ở bờ biển phía Nam nước Pháp như Cannes, Nice. Tắm biển và thuê du thuyền đi câu cá… Đến Tây Ban Nha xem lễ hội đấu bò tót…

6.3. Giai thoại về chiếc cà rá hột xoàn 3,000$

Bạch công tử lê công phước - Đọc báo, tin tức mới nhất 24h qua - Afamily

                Bạch công tử và cô Ba Trà

Tác giả Nguyễn Thiện viết:”Đang lúc cô Ba Trà, một phụ nữ có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch công tử, cô nầy thua bài sạch túi, thì Bạch công tử lái xe đến, rủ xuống Cần Thơ ăn cá cháy và đánh bài gỡ vốn. 

Hai người về khách sạn Bungalows tạm nghỉ để chuẩn bị đi Cần Thơ. Bạch công tử lột chiếc cà rá nhận hột xoàn trị giá 3,000$ để trên bàn, trước khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đang đeo thử chiếc cà rá vào ngón tay, thì Bạch công tử lên tiếng tặng luôn cho cô. 

Sau đó, Hắc công tử mua tặng cho cô một chiếc giá gấp đôi.

6.4. Nói thêm về người đẹp Ba Trà

bach cong tu - Tin tức mới nhất 24h qua | Ngôi Sao VNBạch Công Tử, Cô Ba Trà, George phước

                                             Trần Ngọc Trà và hình vẽ

Trần Ngọc Trà sinh năm 1906 tại quận Cần Đước, Long An. Trong một cơn ghen dữ dội, cha cô cho rằng mẹ cô ngoại tình, ông tức hộc máu, chết. Bà nội cô, vì thương con, đau buồn rồi cũng chết. Người bác ruột đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà. Mẹ con về tá túc bên ngoại. Bao nhiêu cay đắng, uất hận vì người chồng bạc tình, mẹ cô trút tất cả lên đầu đứa con vô tội bằng những trận đòn chí tử.

Vì quá nghèo, bà gả Ngọc Trà cho một đại úy Pháp lúc cô 14 tuổi. Một năm sau, người sĩ quan Pháp về nước. Cuộc hôn nhân chấm dứt lúc cô 15 tuổi.

Cô Ba Trà trở về với mẹ. Cô bán nước trà đá trên xe lửa Sài Gòn Phan Thiết. Mặc dù cuộc sống lam lũ nhưng sắc đẹp lộ hẳn ra khiến cho nhiều thanh niên ngẩn ngơ. Một chàng trai, con của một phú hào ở Phan Rang, say mê đắm đuối, cưới cô làm vợ.

Sau hai năm chung sống, Ba Trà không chịu nổi cái thói lăng nhăng mèo mỡ của chồng, nên cô đứt gánh, ra đi.

Người chồng thứ ba là bác sĩ Án. Cuộc sống khá giả, nên Ba Trà bắt đầu đam mê cờ bạc, thích giao du bừa bãi với đàn ông, nên cuộc tình với bác sĩ Án cũng tan vở.

Một triệu phú trẻ tuổi họ Lương đã bỏ tiền ra để cô trả nợ, và xây một căn nhà đặt tên là Nguyệt Tiên cung để cả hai cùng ăn đời ở kiếp với nhau ở đó. Nhưng Ba Trà quyết định không phải là người tình của riêng ai cả.

Thế là Nguyệt Tiên cung là nơi ra vào của những tay phong lưu hào sảng khắp nơi, mang tiền đến chung vui với người đẹp, nhưng chỉ trong vài ngày thì ra về sạch túi, trắng tay. Tiền mất mà tình cũng chẳng có.

Ba Trà có một sắc đẹp mê hồn, đã cuốn hút những tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất, trong đó có Hắc-Bạch công tử Nam Kỳ. Báo chí ca ngợi sắc đẹp của cô: “Cô ấy đẹp lắm, đẹp đổ quán xiêu đình, đài các như một bà hoàng, quần áo lụa cùng màu, quàng khăn voan mỏng…”

Học giả Vương Hồng Sển viết trong cuốn “Sài Gòn Tả Pí Lù” rằng: “Những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp, đều xem đó là niềm vinh dự để xác định địa vị xã hội…”.

Trong lời tâm sự với ông Vương Hồng Sển, Ba Trà cho biết, người thương yêu nhất, chu cấp tiền nhiều nhất là ông Lâm Kỳ Xuyên, còn được gọi là công tử Bích. Ông làm chủ chi nhánh ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ, có cha làm chủ một hãng rượu danh tiếng ở miền Tây. Ông Lâm Kỳ Xuyên si mê và tặng cho Yvette Trà hơn 70,000 $ Đông Dương. Vàng thời đó giá 60$ một lượng.

Ba Trà còn có tên Tây là Yvette Trà, được xem như cô gái làng chơi hạng sang, cô mê hột xoàn và có máu cờ bạc.

Sắc đẹp của Ba Trà đưa đến sự đối đầu của hai công tử giàu sang nhất lục tỉnh Nam Kỳ, tạo ra những giai thoại lưu truyền trong dân gian.

Cùng với thời gian, sắc đẹp mê hồn cũng điêu tàn, hương phấn nhạt phai, công tử, đại gia cũng dần dần lảng tránh. 

Vì mê cờ bạc nên tài sản đem nướng hết trong những cơn đỏ đen. Kết quả cuộc đời bi thảm, là sống trong những ngày cô đơn, nghèo khổ. Năm 1966, người ta gặp Yvette Trà làm công cho một tiệm tồi tàn trong Chợ Lớn.

Trên trang mạng của báo Pháp Luật và Xã Hội có những dòng cho biết, cô Ba Trà đã chết ở gầm cầu thang của một chung cư ở Sài Gòn.

7*. Hắc Bạch công tử thi đấu nhau để được nổi tiếng

7.1. Hắc công tử đốt tờ 100$ để Bạch công tử tìm tờ 5$

Những tờ tiền ở Việt Nam đầu thế kỷ 20BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Một lần, gánh Huỳnh Kỳ xuống hát ở Bạc Liêu cùng cô Bảy Phùng Há. Hắc công tử được mời đi xem. Đang xem hát, Bạch công tử rút thuốc ra hút làm rớt tờ giấy bạc Con Công (5$), và cúi xuống tìm. Hắc công tử bèn đốt tờ giấy “Bộ Lư” (100$) soi sáng cho Bạch công tử.

7.2. Đốt tiền nấu chè

Bị chơi một vố khá đau về mặt mũi, Bạch công tử thách thức, mỗi người mua một kí lô đậu xanh nấu chè. Dùng tiền giấy thay củi để đốt, nồi chè nào sôi trước thì người đó thắng.
Tối hôm đó, Hắc công tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà, cứ mỗi một thước thì có gia nhân cầm đuốc soi đường chào đón phái đoàn của Bạch công tử.
Nhiều người chứng kiến cuộc thi, vì thấy số tiền giấy bị đốt khá nhiều, ai nấy đều toát mồ hôi. Cuối cùng thì Bạch công tử thắng.”

8*. Mối tình giữa Bạch công tử và Phùng Há

8.1. Bà Phùng Há

hac-bach-cong-tu.jpg

Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (30-4-1911 – 5-7-2009), người làng Điều Hoà, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho.
Thân phụ là người Hoa tên là Trương Nhân Trưởng, gốc ở Sơn Đông, Trung Quốc. Thân mẫu là Lê Thị Mai, người Mỹ Tho.
Phùng Há là phát âm theo tiếng Quảng Đông của Phụng Hảo
Thân phụ qua đời năm bà 9 tuổi. Gia đình lâm vào cảnh nghèo khó. Năm 13 tuổi bà phải đi làm công trong một lò gạch để kiếm tiền.
Giọng ca thiên phú của bà được ông bầu Hai Cu để ý nâng đỡ, mời bà vào gánh Tái Đồng Ban, đóng cặp với Năm Châu. Năm Châu và nhạc sĩ Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung) là 2 người thầy đầu tiên của bà và cũng là 2 người đàn ông có mặt trong cuộc đời tình cảm của bà.
Năm 1926, bà kết hôn với nhạc sĩ Tư Chơi. Năm Châu thua buồn, rời gánh hát ra đi.

Năm 1929, bà li dị với Tư Chơi.

8.2. Gánh hát Huỳnh Kỳ

Sau khi ly dị với Tư Chơi, bà kết hôn với Bạch công tử Phước George. Ông lập gánh hát Huỳnh Kỳ cho bà làm bầu gánh năm bà 18 tuổi.
Gánh Huỳnh Kỳ rất nổi tiếng trong thời đó.
Đào kép nổi tiếng gồm có: Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne… Theo nhiều tài liệu ghi lại, thì đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ. Và cô đào nổi tiếng nhất là cô Bảy Phùng Há chính là vợ của Bạch công tử. 



Bạch Công tử đã tiêu tốn rất nhiều tiền vì sự nghiệp cải lương. Thời đó những gánh hát khác đều đi bằng ghe chèo thì Bạch Công tử lại sắm một lúc tới 3 chiếc ghe có gắn máy, dùng để chở đào kép đi lưu diễn, và ghe được trang bị như là du thuyền. 

Theo mô tả thì chiếc đi đầu chở Bạch Công tử và Phùng Há, có lầu, phía trước có cột cờ và treo cờ vàng, biểu tượng của gánh Huỳnh Kỳ. Đào kép thì đi trên chiếc ghe thứ hai, được ngăn thành nhiều phòng, nhiều ô cửa sổ, có bếp ăn, chỗ vệ sinh… Chiếc thứ ba thì chở thầy đờn, nhân viên phục vụ và cả một đội bóng tròn. 

Mỗi khi gánh hát đi tới đâu, Bạch Công tử cho đào kép lên bờ đứng xếp hàng và bắt tay xã giao với chính quyền sở tại. Sau đó thì hát bản Đoàn ca, cờ vàng được kéo lên và Bạch Công tử lấy súng lục ra đưa lên trời nổ liền mấy phát. 


Trong lúc đào kép lo chuẩn bị cho đêm diễn, thì đội bóng tròn thi đấu giao hữu với đội bóng của địa phương, với mục đích thu hút khán giả tối đi xem hát. Và cho dù thắng hay thua, đội bạn cũng được chiêu đãi và mời xem hát. 

Được biết trong hồi ký của nghệ sĩ Ba Vân, cũng có nhắc tới việc này. Ông xem Bạch Công tử như là người ơn, vì đã có công đóng góp, tạo điều kiện cho sân khấu cải lương phát triển. 

Trong hồi ký Nổi trôi trong ánh đèn màu, nghệ sĩ Bảy Nhiêu đã viết: “Đến 3 giờ chiều thì vé các hạng của gánh Huỳnh Kỳ đều hết. Nhiều người thất vọng đón buổi tối để mua cho được vé đêm mai”. 

Trong thời gian đó, Phước George cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho, để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên. Đến khi Phước George sạt nghiệp thì cả ngôi nhà và rạp hát đều bán lại cho ông Lê Ngọc Chiếu, một người giàu có ở vùng Chợ Gạo. Và rạp hát sau đó được đổi tên thành rạp Lê Ngọc. Khoảng năm 1963, ông Chiếu bán rạp hát lại cho người khác. Rạp đổi tên thành Viễn Trường.

Đến năm 1930, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đời sống người dân hết sức khó khăn, nhiều gánh cải lương cũng chịu chung số phận. Do Bạch công tử vung tiền qua cửa sổ cho nên gánh Huỳnh Kỳ bị sập tiệm.

9*. Cuộc đời thê thảm của Bạch Công tử

Do ăn chơi phung phí, cờ bạc, phụ nữ, hút xách cho nên bị tán gia bại sản. Con bị bịnh không có tiền chạy thuốc. Vợ bỏ. Ông lại mang bịnh ghiền á phiện mà không có tiền hút.
Ông sống lang thang trong khu vực Vườn Ông Thượng (Vườn Tao Đàn, Saigòn). 

Cuối năm 1949, Nguyễn Hoàng Phi đưa Bạch công tử về chăm sóc tại gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Bạch công tử mất vào đầu năm 1950. 

Chết không có quan tài, bó chiếu đem chôn, không nấm mồ, không mộ bia.

Năm 99 tuổi, bà Phùng Há có tìm đến mộ và muốn đem hài cốt ông về hoả táng, đem tro cốt vào thờ ở Chùa Nghệ Sĩ Gò Vấp, do bà làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nhưng bị người giữ mộ là con của ông Nguyễn Hoàng Phi từ chối. Vì ông nầy đã hứa với người con gái của Bạch công tử tên Suzane, sống ở Pháp, là ông sẽ giữ mộ để hàng năm cô Suzane về thăm mộ cha.

10*. Kết luận

Những công tử con nhà giàu ăn chơi hoang phí, đem đốt tiền để tranh giành danh tiếng ảo. Là những người có học, ra nước ngoài mà không tiếp thu kiến thức để sống có lý tưởng cao đẹp, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Thật đáng tiếc !

Trúc Giang

Minnesota ngày 24-5-2021

H.Phi chuyển