27 thg 12, 2015

Thuốc nam chữa đau nhức,Cách khắc phục đau nhức sau khi ngủ dậy

Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào.
Đông y không có tên bệnh gan nhiễm mỡ, bởi vì các tên bệnh trong Đông y thường là tập hợp các hội chứng hoặc bệnh do rối loạn công năng các tạng phủ do nguyên nhân nào. Bệnh gan nhiễm mỡ mới xuất hiện mấy thập niên gần đây, nhờ có sự trợ giúp của máy siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan, thấy có sự biến đổi khác thường.
Cách chẩn đoán bệnh của Đông y
Sài hồ.
- Nhìn (vọng) quan sát vẻ mặt, thần sắc, dáng người.
- Nghe (văn) âm thanh tiếng nói, tiếng ho, tiếng thở, ngửi mùi hơi thở và các chất thải như đờm, nước tiểu, phân...
- Hỏi (vấn): + Về nguyên nhân xuất hiện chứng bệnh.
+ Mức độ bệnh: nặng, nhẹ, ít, nhiều.
+ Thời gian mắc mới hay đã lâu.
+ Tính chất bệnh liên quan đến nóng, lạnh... hay thức ăn...
- Sờ (thiết): xem mạch, sờ bụng, sờ da tay, chân...
Từ 4 bước trên ta thấy gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo, bụng to, điều kiện ăn uống dư dật, ăn nhiều lại ít vận động. Nhìn người thường to béo nặng nề, da mặt có thể sạm. Hỏi kỹ giai đoạn đầu người đó có thể ăn nhiều - khi tăng cân nhiều thường ăn ít - nhưng lại ngại hoạt động - ngồi hay nằm nhiều - khả năng dị hóa giảm.
Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu chưa có triệu chứng gì, giai đoạn sau, do mỡ bao bọc tế bào gan làm giảm chức năng của gan như chống độc, điều hòa tuần hoàn máu... dẫn tới xơ gan.
Mỡ đã xâm nhập vào gan nghĩa là xâm nhập được vào các cơ quan khác như xâm nhập vào tim mạch làm hẹp và cứng lòng mạch gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Mỡ xâm nhập vào thận làm giảm khả năng bài tiết của thận. Ở người gan nhiễm mỡ hay xuất hiện bệnh cảnh đa phủ tạng. Vì vậy phòng và chữa gan nhiễm mỡ là phòng bệnh đa phủ tạng; phòng bệnh tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa... Khi bệnh đã nặng (gây xơ gan), rất khó điều trị và thuộc bệnh nan trị.
Phòng thế nào?
Trước hết cần có chế độ sinh hoạt điều độ, cơ thể luôn ở thể vận động. Hạn chế ngồi lâu, đứng lâu. Nếu do tính chất công việc cũng cần lưu tâm để sau mỗi giờ có đổi tư thế - ví dụ như từ trạng thái ngồi sang trạng thái đi lại. Tay chân luôn được vận động để khí huyết lưu thông.
Hạn chế ăn mỡ động vật và chất nhờn béo, không ăn quá thừa chất; thịt, đường, mỡ. Trong bữa ăn nên xen kẽ thịt, rau, đậu, giảm uống bia, rượu.
Người từ 45 - 50 tuổi hạn chế ăn đường, tinh bột và chất béo, hạn chế uống bia, rượu. Tập thể dục có động tác vận động tay chân, cơ bụng; tập thở sau khi đã vận động cơ bắp; hạn chế các bực tức, uất ức, cần phải giải tỏa bằng cách chia sẻ tâm sự với bạn bè, cha mẹ, anh chị em... Đông y lưu ý uất hại can, nhưng buồn bực uất ức kéo dài dễ gây rối loạn chuyển hóa, lắng đọng mỡ ở các tạng phủ.
Đông y điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Atiso.
Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh. Nếu người béo tăng cân bụng to, là có nguy cơ gan nhiễm mỡ, có thể dùng: nước rau má; nước nhân trần; actiso uống hằng ngày.
Người béo có thể dùng một trong những bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, trần bì 12g, hương phụ chế 16g, bán hạ 12g, sơn tra 20g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, hoàng cầm 10g, trạch tả 12g, chi tử 8g, chỉ thực 12g. Sắc uống ngày một thang.
Khi đã phát hiện gan nhiễm mỡ có thể uống phối hợp actiso 12g với một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bạch linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, cam thảo 6g, gừng 8g, uất kim 12g, đương quy 12g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 2: Nhân trần 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, sa tiền 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, ý dĩ 16g, sơn tra 16g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Sài hồ 12g, đương quy 12g, chỉ thực 12g, xuyên khung 12g, hậu phác 12g, đại táo 12g, bạch thược 12g, uất kim 12g. Sắc uống ngày một thang.
PGS.TS. Dương Trọng Hiếu.

Cách khắc phục đau nhức sau khi ngủ dậy

SKĐS - Đau nhức khắp mình, cứng cổ, tê từ vai xuống tận bàn tay hoặc đau bên hông sườn... sau khi thức dậy là hậu quả của sự chèn ép các mạch máu hay gân cơ căng quá lâu do nằm ngủ sai tư thế.
Đau nhức khắp mình, cứng cổ, tê từ vai xuống tận bàn tay hoặc đau bên hông sườn... sau khi thức dậy là hậu quả của sự chèn ép các mạch máu hay gân cơ căng quá lâu do nằm ngủ sai tư thế. Tình trạng này hay xảy ra khi cơ thể bị yếu mệt, khi ngồi trước quạt, máy lạnh, bị nắng chiếu vào gáy, gội đầu và tắm vào ban đêm, làm những công việc ít vận động, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên, mang thai hoặc mới sinh nở, hút thuốc lá... khiến tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn sẽ giảm sút.
Đối với một số trường hợp nhẹ, mới bị, nó giúp giảm đau tức thời thì có thể sử dụng xoa bóp bằng dầu nóng, rượu thuốc, bôi các thuốc chứa methylsalicylate và menthol. Việc xoa bóp đúng cách sẽ giúp giãn cơ và tăng cường máu đến cơ bắp, có thể giảm đau, nhưng cần lặp lại nhiều lần trong vài ngày. Nếu chỉ làm một hai lần thì cơn đau sẽ xuất hiện trở lại hoặc không hết hoàn toàn.  Ngoài ra có thể xông hơi để làm giãn mạch và giãn cơ; đồng thời kích thích hô hấp để tăng nồng độ ôxy trong máu.

Đau nhức sau khi ngủ dậy có thể do ngủ sai tư thế.
Người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày; bổ sung thêm một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali và các vitamin C, B...  có trong các thực phẩm, rau quả tươi hàng ngày.
Tuy nhiên với  những trường hợp mạn tính hay nặng, cách này gần như không có tác dụng.
Ngoài ra, khi bị đau nhức mình mẩy, người bệnh cần tuyệt đối, không thực hiện các động tác xoay vặn. Các động tác này thường làm bệnh nhân đau nhiều hơn và bị hạn chế cử động hơn. Nhất là khi đau cổ, việc cố xoay cổ chẳng những không giảm được cơn đau mà còn gây phản xạ co thắt cơ, khiến cổ cứng hơn.
Không cạo gió dễ gây xuất huyết trong cơ bắp, tạo ra các ổ máu tụ, khiến bệnh nhân bị đau nhức kéo dài. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau: Việc dùng kéo dài các thuốc này chẳng những không có hiệu quả mà còn gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm (như nhóm NSAID gây đau dạ dày).
Do không có hiểu biết về y học, không phân biệt được các dạng đau nhức nên tốt nhất, khi thấy có biểu hiện đau nhức mình mẩy như trên cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để chữa và dùng các phương pháp loại trừ bệnh, tìm nguyên nhân gây đau nhức, tránh những tai biến đáng tiếc.
Để phòng ngừa chứng đau mỏi sau khi ngủ, cần tập thói quen ngủ ở tư thế thoải mái không gối đầu quá cao, nằm nghiêng co quắp; tập thể dục nhẹ nhàng hoặc xoa bóp, chườm nóng trước khi đi ngủ.
Bác sĩ Nguyễn Văn Huỳnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét