18 thg 12, 2015

Những Cuộc Thử Nghiệm Y Học Kinh Hoàng

Khám phá ) - Những vụ thử nghiệm y học kinh hoàng được thực hiện ngay trên con người chỉ được biết đến khi đạo luật Tự do thông tin của Mỹ có hiệu lực.

Kích thích điện điều trị đồng tính luyến ái

Năm 1970, bác sĩ Robert Heath ở Đại học Tulane thực hiện nghiên cứu "khủng", kích thích não triệt để nhằm điều trị cái mà ông gọi là "trị chứng bệnh đồng tính luyến ái". Trong nghiên cứu, một thanh niên đồng tính 24 tuổi được làm "chuột bạch", mang bí số B-19.
Ứng viên B-19 không chỉ bị đồng tính luyến ái mà còn mắc cả bệnh hoang tưởng và trầm cảm. Theo ông Heath, sử dụng điện kích thích vùng vách ngăn não nơi xử lý niềm vui sẽ chữa được căn bệnh nói trên.
Trước tiên, Heath cho chèn điện cực vào dưới hộp sọ và tiến hành sốc điện não. Theo báo cáo, người đàn ông này thực sự thấy phấn chấn hẳn lên. Do mang lại hiệu quả tức thì nên người trong cuộc đã tự làm cú sốc thứ hai, và dần dần dẫn đến tình trạng nghiện, sốc điện hàng ngàn lần trong vòng vài giờ.
Phần cuối của thí nghiệm, Heath cho bệnh nhân quan hệ tình dục khác giới với phụ nữ do chính Heath thuê. Trong khi đó, Heath liên tục sốc não cho B-19. Nhưng lạ thay càng được sốc điện, B-19 lại càng thờ ơ bạn tình.
Trong cuộc phỏng vấn 1 năm sau đó, bệnh nhân cho biết, anh ta thường xuyên quan hệ tình dục với cả nam lẫn nữ. Đến đây, có thể kết luận, thử nghiệm của Heath thành công một phần, nhưng chính Heath sợ nghiên cứu này, không bao giờ quay lại chữa bệnh đồng tính luyến ái nữa.

Thí nghiệm về ung thư 

Chủ nhiệm dự án là Chester M. Southam, chuyên gia nghiên cứu ung thư nổi tiếng của Mỹ những năm 1960. Mục đích là tìm ra tác động của hệ miễn dịch lên khối u, khám phá lý do tại sao cơ thể con người lại bị suy yếu bởi bệnh tật và khả năng chống chọi lại tế bào ung thư. Chester đã nhắm Bệnh viện bệnh mãn tính Do Thái ở New York làm nơi thí nghiệm.
Ban đầu, cuộc thử nghiệm "phi điều trị" chỉ được phép thực hiện trên người già, bệnh nhân giai đoạn cuối. Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bị qua mặt và không hề hay biết, nhưng không hiểu sao Chester lại thuyết phục được ban giám đốc, vì vậy các kết quả thí nghiệm sau này được giấu kín.
Trong nghiên cứu, Chester tiêm tế bào ung thư sống vào cơ thể 22 phụ nữ cao tuổi. Trước khi tiêm, Chester lừa những người này rằng, họ được bổ sung tế bào khỏe mạnh nhằm giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi nhưng thực chất là tế bào ung thư sống. Chuyện vỡ lở, Chester bị tước giấy phép hành nghề có thời hạn nhưng sau đó vẫn được bổ nhiệm chức Chủ tịch của Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Thí nghiệm Vanderbilt

Theo hồ sơ vừa được giải mật, năm 1945, nhóm chuyên gia ở Đại học Vanderbilt thực hiện thí nghiệm gây chấn động, liên quan đến mức độ hấp thụ chất sắt trong cơ thể phụ nữ mang thai.
Trong nghiên cứu, có 829 phụ nữ mang thai được kê đơn dùng viên thuốc đặc biệt có chứa chất phóng xạ với nồng độ cao gấp 30 lần mức cho phép. Mục tiêu chính của dự án là đo ảnh hưởng của chất phóng xạ lên thai nhi. Hậu quả, 3 đứa trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chất phóng xạ và tử vong, gồm một bé gái 11 tuổi, hai bé trai 11 và 5 tuổi. 
Mục đích nghiên cứu không hiểu có hoàn thành kế hoạch hay không nhưng tai họa là có thật, kéo theo vụ kiện của 3 phụ nữ là mẹ của 3 đứa trẻ xấu số.
Phản ứng về vụ kiện, ông Joseph C. Ross, Phó Giám đốc Trung tâm Y học Vanderbilt phủ nhận hậu quả và cho rằng đây chỉ là tai nạn nghề nghiệp, một nghiên cứu khoa học thuần túy, nồng độ phóng xạ nằm trong ngưỡng cho phép. Sau nhiều năm tranh cãi, cuối cùng theo phán quyết của tòa, Đại học Vanderbilt phải bồi thường cho các nạn nhân số tiền 10 triệu USD.
Thí nghiệm quái vật
Năm 1939, nhà khoa học, Tiến sĩ Wendell Johnson đã đến thăm một trại trẻ mồ côi ở Iowa để kiểm tra tình trạng nói lắp của trẻ em tại đó. Với mục đích muốn chứng minh tình trạng nói lắp có thể chữa khỏi, Tiến sĩ Wendell đã chọn 22 trẻ mồ côi tham gia thí nghiệm hãi hùng này. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ mồ côi đó đều bị nói lắp. Trong số đó có cả trẻ em có khả năng nói lưu loát như bình thường.
Nhung thi nghiem gay soc nhat tien hanh tren co the nguoi-Hinh-3
Trong 5 tháng tiến hành thí nghiệm, Tiến sĩ Wendell và trợ lý của mình chia 22 trẻ mồ côi thành hai nhóm. Trong đó, nhóm trẻ mồ côi bị nói lắp thì được khen ngợi là nói trôi chảy, bình thường. Ngược lại, nhóm trẻ mồ côi ăn nói bình thường thì lại bị chỉ trích và gọi là những kẻ nói lắp.
Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiều trẻ em nói bình thường trở nên nói lắp và bị ảnh hưởng tâm lý tiêu cực. Trong khi đó, những trẻ em nói lắp cũng không chữa khỏi căn bệnh của mình sau khi thí nghiệm kết thúc.
Nguồn Zing




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét