31 thg 10, 2013

Giải mã bí ẩn"Mùa thu lá vàng rơi"

Giải mã bí ẩn "mùa thu lá rơi vàng"

Bạn có bao giờ tự hỏi màu vàng, màu đỏ rực rỡ của cây lá mùa thu từ đâu mà có? Câu trả lời đang dần được các nhà nghiên cứu khám phá ra...
Những sắc màu quyến rũ đó chính là kết quả của quá trình nỗ lực gian nan nhằm sinh tồn của các loài cây.
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.
Giải mã bí ẩn "mùa thu lá rơi vàng"
Hẳn bạn sẽ không lấy làm lạ nếu biết rằng lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.
Nhưng trong khoảng một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế rất khác ở lá đỏ. Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở trong lá.
Có một giả thiết được đưa ra, cho rằng màu đỏ của lá mùa thu chính là kết quả của 35 triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức ăn và nơi đẻ trứng vào mùa thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng.
Giải mã bí ẩn "mùa thu lá rơi vàng"
Sự khác biệt giữa màu lá cây vào mùa thu ở Bắc Mỹ và Châu Âu có thể được xem là bằng chứng cho giả thiết này. Ở châu Âu, lá các loại cây bản địa hầu hết đều chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, số lượng cây lá chuyển đỏ lại nhiều tương đương với số lượng cây lá chuyển vàng.
Lý do để giải thích cho việc này có thể là ở Bắc Mỹ, cũng như ở Đông Á, những dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, trải dài theo đó là những vùng phân bố thời tiết khác nhau. Từ đó kéo theo hệ quả là cây cối trong các khu rừng cũng thay đổi theo thời tiết nơi chúng sinh trưởng, cùng với sâu bọ và cuộc chiến hông đội trời chung với loài này.
Trong khi đó, ở châu Âu, các dãy núi lại chạy theo hướng Đông – Tây. Vậy nên khi thời tiết trở nên ấm áp hoặc mát mẻ, cây cối không còn sự lựa chọn nào khác là chết đi, cùng với các loài sâu bọ đang sống ký sinh trên chúng. Do đó ở châu Âu, cuộc chiến giữa cây cối và sâu bọ có lịch sử ngắn hơn rất nhiều.
Giải mã bí ẩn "mùa thu lá rơi vàng"
Giả thiết này được đưa ra bởi giáo sư Simcha Lev-Yadun, hiện đang công tác tại khoa Khoa học Giáo dục - Sinh học, trường Đại học Haifa - Oranim và Jarmo Holopainen, thuộc hệ thống trường Đại học Kuopio ở Phần Lan. Giả thiết này đã được đăng trên báo New Phytologist .
Một giả thiết khác cho rằng, sự khác biệt giữa lượng sắc tố Anthocyanin ở lá cây sống trong cùng một khu vực có thể liên quan đến độ màu mỡ của đất nơi cây sinh trưởng. Chúng phản ánh nỗ lực giữ lại lượng chất dinh dưỡng lá cây đã tổng hợp được trong vòng đời của mình.
Một khảo sát sơ bộ với cây phong lá đỏ và cây sweeg gum (loại cây có hình dạng lá giống lá phong đỏ nhưng màu xanh) của một sinh viên tại Charlotte, N.C đã cho thấy sự liên quan giữa màu lá cây vào mùa thu và chất lượng đất. Nơi đất thấp giàu dinh dưỡng hơn, lá cây hầu hết chuyển sang màu vàng vào mùa thu. Còn ở những vùng đất cao khô cằn, lá cây lại chuyển sang màu đỏ.
Giải mã bí ẩn "mùa thu lá rơi vàng"
“Sự liên hệ được thể hiện rất rõ ràng”, nhà sinh lý học cây trồng Bill Hoch thuộc đại học Montana ở Bozeman cho biết. Hơn thế nữa, những khám phá này tương đồng với kết quả ông tìm được về chức năng của chất Anthocyanin kỳ diệu.
“Các kết quả thí nghiệm là một minh chứng rất rõ ràng cho việc Anthocyanin giúp cây lấy được lượng dinh dưỡng tối đa tổng hợp từ lá trước khi chúng lìa cành”, Hoch phát biểu với Discovery News trong một bài báo vào tháng 10/2007.
Giải mã bí ẩn "mùa thu lá rơi vàng"
Hoch giải thích rằng quá trình quang hợp ánh sáng trong lá vào mùa thu càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng trong mùa xuân càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, ở nhiều nơi đất đai cằn cỗi như những quả đồi ở Bắc Carolina (Mỹ), người ta nhận ra mùa thu khi thấy lá cây dần chuyển sang sắc đỏ rực rỡ.
Khi mùa thu đến, chất Anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể sản xuất nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết.
(st và chuyển :H.Phi)

30 thg 10, 2013

6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm

6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm

Ăn ngon miệng nhưng nguy cơ nhiễm bệnh cực cao.
6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm
Sò huyết tái
Sò huyết được coi là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Thế nhưng bên trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Đặc biệt khi sò huyết được nướng hay luộc qua loa thì không thể diệt được các vi khuẩn gây bệnh. Lời khuyên tốt nhất bạn nên tìm nên những quán ăn uy tín để tránh được những mối lo về an toàn thực phẩm.
Gỏi cá
Gỏi cá- món ăn được yêu thích bởi sự tươi ngon và tròn vị lại chứa đựng những nguy cơ về bệnh sán cực nguy hiểm. Những người có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan... Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống. 13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra xét nghiệm thì 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ.

Hàu sống
Đây là loại hải sản rất giàu đạm, kẽm, dễ tiêu và có lợi cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, trong đó có sán.
Nếu hàu được đánh bắt trong mùa biển có tảo độc thì nó còn có thể nhiễm tảo độc và gây ngộ độc, tiêu chảy cho người ăn hàu sống.
Theo Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ thì hàu là một trong những loại thực phẩm gây ra nguy cơ đột quỵ cao. Trong hàu sống có chứa 2 virus gây bệnh là Norovirus và Vibrio, trong đó norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày, còn vibrio là một loại vi khuẩn gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí tử vong do nhiễm trùng máu.
Tiết canh
Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt hãm cho khỏiđông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: mỗi chén tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Chưa kể, nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội. Mặt khác, khi cắt tiết, những vi khuẩn dính trong lông, da của con vật có thể trôi vào trong máu rồi truyền bệnh cho người ăn.
Vài năm gần đây nhiều bệnh nhân đã tử vong do mắc liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng lợn hoặc thịt lợn chết vì nhiễm liên cầu (dịch bệnh lợn tai xanh). Khi một người bị nhiễm liên cầu lợn, diễn biến bệnh có thể xảy ra rất nhanh. Chỉ sau khoảng 12 giờ sử dụng tiết canh, lòng lợn cơ thể có các biểu hiện: sốt, rét run, da nổi ban, sau đó người bệnh lơ mơ, li bì,  hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da….và nguy cơ tử vong là rất cao.
Bò tái
Ngày nay rất nhiều người ưa chuộng món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn này. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, trong cơ, não, mắt...
Ngoài ra cũng phải kể đến sán lá gán lớn, ký sinh chủ yếu ở động vặt ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu... và gây bệnh ở người. Tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan lớn từ 31 đến 98%.
Nem chua
Nem chua là một trong những món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi mùi vị đặc biệt của nó. Nem chua được làm từ thịt lợn sống, trộn với thính, tỏi, ớt, sau 3 ngày lên men thì có thể ăn được. Tuy nhiên, vì là món ăn làm từ thịt lợn, lại không qua chế biến chín nên nem chua có thể bị lây nhiễm liên cầu lợn.
Theo Bộ Y tế, biểu hiện khi bị nhiễm liên cầu lợn là sốt cao, nhiều khi kèm theo rét run, mệt, đau mỏi người, đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, nếu nặng có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê... và có thể dẫn tới tử vong.
Lan Anh (Theo Báo Đất Việt)

(st và chuyển:Ngọc Diễm)

29 thg 10, 2013

Cảm ơn anh sáng Chủ Nhật tỏ tình

Cảm ơn anh, sáng Chủ Nhật tỏ tình

Gửi cho em những bài thơ tình tứ
Anh làm thơ cho em đọc mỗi ngày
Tưới tẩm ướt tâm hồn em khô héo
Ngày mỗi ngày anh viết tặng cho em
===
Sáng Chủ Nhật, thơ tỏ tình dấu ái

Ai thương em, em biết phải thương ai?!
Lỡ thấu hiểu yêu đương là khổ ải
Nên anh ơi, em chẳng muốn ai hoài
===
Anh anh ơi, biển vẫn ngát mầu xanh
Mây vẫn trắng, sao tâm hồn trống vắng
Sáng hôm nay em tự mình chiến thắng
Tim yếu mềm chẳng để nó đi hoang
===

Chắc anh tưởng em ta đây làm tàng?
Không đâu anh, tim em mơ màng lắm!
Nó tham lam, nó hay muốn vơ càng
Em cố nhắc, kéo ‘nó’ về thực tế
===
Sẽ có ngày không gửi cho em nữa

Sẽ có ngày anh thơ cho người khác
Dẫu hiểu rõ luật vô thường, vỡ nát
Em vẫn buồn, chắc sẽ khóc như mưa


Quách Như Nguyệt
Oct. 27th, 2013


Tranh Xuân Lộc 

Ăn uống chữa mất tiếng


ĂN UỐNG CHỮA " MẤT TIẾNG " 

Mất tiếng còn gọi là thất âm (khàn tiếng). Người bệnh nói thều thào khó nghe, có khi mất tiếng không nói được nữa, có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự khỏi, nhưng cũng có khi kéo dài dẫn đến mất tiếng. Nguyên nhân là do nói nhiều, nói liên tục trong một thời gian dài; do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng... dẫn đến viêm thanh quản cấp tính làm tổn thương dây thanh âm.

Theo y học cổ truyền, bệnh thất âm có liên quan mật thiết với tạng phế và thận. Thận bị suy hư, dinh dưỡng yếu kém dẫn đến khả năng tạo âm của phế khí suy yếu. Xin giới thiệu một số món ăn nước uống giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh này.

Cháo củ cải: 

 Củ cải trắng 150g, gạo 100g, gừng 3 lát mỏng, đường phèn 20g. Củ cải trắng rửa sạch nạo sợi nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo, cháo chín cho củ cải, gừng, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.




Cháo củ cải.

Cháo mật ong:

 nhân hạt mơ 30 hạt, gạo 100g, mật ong vừa đủ. Nhân hạt mơ bỏ vỏ the và đầu nhọn, sao vàng tán thành bột. Gạo vo sạch bỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu thành cháo, khi chín cho mật ong, nhân hạt mơ vào quấy đều cho tới khi sôi lại là được. Ăn cháo với mật ong, ngày 2 lần khi cháo còn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.

Cháo mía: 

mía đỏ 300g, gạo 100g. Mía đỏ ép và lọc lấy nước. Gạo vo sạch, cho vào nước mía nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 ngày. Nếu trời lạnh cần cho thêm vào cháo 1 lát gừng mỏng.
Nước cam thảo đất: 

lá cam thảo đất 30g, lá rau má 20g, muối vừa đủ. Lá cam thảo đất, lá rau má rửa sạch giã nhỏ, dùng nước sôi để nguội lọc lấy 150ml, thêm ít muối quấy đều chia 2 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.


 hoa cúc 12g, cát cánh 9g. Hoa cúc, cát cánh cho vào nồi thêm 400ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
Lưu ý:
Người bệnh cần chú ý ăn uống các món thanh nhiệt, giải độc như đậu xanh, chanh, cam, rau ngót... hoặc các món bồi bổ chân âm, tăng thêm tân dịch như thịt vịt, mận, nho, bạc hà, bắp cải, cải cúc... Không ăn các món xào, rán, nướng, mỡ động vật và các chất cay nóng, kích thích như ớt, tỏi, rượu bia...
Lương y Nguyễn Văn Biên
(st và chuyển:Từ Cảnh)

28 thg 10, 2013

Y Đức và Đạo Lý - Nguyễn văn Tuấn

Mời các bạn xem 1 bài viết của ông Nguyễn văn Tuấn :

Vụ bác sĩ thẩm mĩ phi tang thi thể nạn nhân lại dấy lên một làn sóng phê phán ngành y. Xin lỗi các bạn, tôi phải lội ngược dòng một chút. Đọc qua những bàn luận và phản ứng của giới báo chí cũng như một số người trong y giới, tôi nghĩ có một sự ngộ nhận về kĩ nghệ làm đẹp và y khoa, cũng như giữa y đức và đạo lí. Từ ngộ nhận này, có vài phản ứng lệch lạc, và có thể nói là mang màu sắc … cải lương.
Rất nhiều người lầm tưởng rằng giải phẫu thẩm mĩ (GPTM) là ngành y. Xin mở ngoặc ở đây tôi chỉ nói giải phẫu thẩm mĩ (cosmetic surgery), chứ không phải giải phẫu chỉnh hình (constructive surgery) vốn là lĩnh vực của y khoa. Theo tôi thấy, GPTM không thuộc ngành y. Ngành y có thiên chức cứu người, chữa bệnh, và phòng bệnh. Đối tượng của y khoa là bệnh nhân. Còn “khách hàng” của GPTM không phải là bệnh nhân mà là những người bình thường và khoẻ mạnh. GPTM chỉ có mục tiêu làm đẹp trên người không phải là bệnh nhân. Có thể xem GPTM như là một doanh nghiệp làm đẹp và bán cái đẹp. Nên nhớ rằng ngành GPTM được phép quảng cáo, còn ngành y thì không. Theo truyền thống và y đức, bác sĩ không thích quảng cáo vì như thế là tự hạ mình ngang hàng với thợ (bác sĩ là "thầy" - thầy thuốc, chứ không phải thợV). Vì thế những tiêu chuẩn y đức phổ thông dành cho bác sĩ rất khó áp dụng cho GPTM.
Cũng vì thế khi các quan chức và báo chí nói đến y đức của vị bác sĩ phi tang thi thể khách hàng là có phần lệch hướng. Ngành y có những điều lệ y đức, và những điều lệ này kiểm soát hành vi cùng hoạt động của bác sĩ điều trị bệnh nhân, và mối liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân. Ngành GPTM có điều lệ đạo đức riêng của họ vì đối tượng của GPTM khác với ngành y. Không biết bên VN người ta có ethical codes cho ngành GPTM? Nhưng ở nước ngoài ngành GPTM có ethical codes riêng của họ. Chẳng hạn như ở Úc Hội giải phẫu thẩm mĩ có những codes of conduct (chuẩn mực đạo đức hành nghề) bao gồm xuất sắc trong phẫu thuật, thành thật và tôn kính, tình thương, có trách nhiệm, và học thức & tình đồng nghiệp. Những codes này giống như đạo đức doanh nghiệp, rất khác với y đức. Hành động của anh bác sĩ đó phải được xét trong cái khung đạo đức ngành của anh ấy (tức GPTM).
Hành động của anh bác sĩ đó tôi nghĩ vượt ra ngoài phạm vi y đức, mà là đạo lí làm người (morality). Đạo lí làm người cho phép chúng ta phân biệt được cái đúng, cái sai, và “hướng dẫn” cách hành xử. Trên xe điện khi thấy người già yếu mình nhường ghế; trên đường phố khi thấy đám tang người ta cúi đầu; khi thấy người ta mắc nạn mình phải ra tay cứu, v.v. là những codes đạo lí được hình thành từ những tương tác với xã hội theo thời gian. Thực ra, tôi thấy anh bác sĩ ấy là một nạn nhân đáng thương hơn là đáng ghét. Muốn hay không muốn nhận thì sự việc và hành động của anh ấy cũng phản ảnh một phần cái môi trường xã hội mà anh tương tác. Nếu cái môi trường đó xem xét mạng sống con người như cỏ rác thì cũng đừng trách tại sao anh ta không bị ảnh hưởng. Nên tìm hiểu tại sao anh ấy là hành xử “hơn cả xã hội đen”. Có phải vì anh ấy sợ vướng vòng lao lí? Nếu sợ lao lí thì phải xem cái thể chế đã làm gì để người ta sợ đến như thế? Có phải vì có người vào tù và đi biệt không về. Cái lí do sâu xa có lẽ còn thú vị và có thể cho chúng ta nhiều thông tin hơn là nhắm vào cá nhân anh bác sĩ đang rất đau khổ.
Những phản ứng của một số người trong ngành y có vẻ quá cảm tính. Có lẽ vì đọc trên báo thấy người ta phê bình, chỉ trích, sỉ vả ngành y thái quá, nên có người đâm ra chán chường và thất vọng. Có người tự vấn tại sao ngành y bạc bẽo thế?! Theo tôi, không có lí do gì phải tự ti hay phản ứng buồn rầu như thế cả. Không nên quá quan tâm đến báo chí, nhất là báo chí chạy theo những cái tít giật gân và gây cấn. Những người trong giới báo chí đang lớn tiếng phê phán về y đức chưa chắc họ hiểu y đức là gì. Thật ra, có thể chính giới báo chí đang vi phạm chính đạo đức nghề báo (như về tận làng quê của anh bác sĩ và khai thác thông tin mẹ anh ấy). Phản ứng cảm tính theo báo chí là dễ bị mất định hướng lí trí. Những ai chỉ vì một trường hợp cá biệt mà chỉ trích cả ngành y thì chỉ họ chỉ thể hiện sự thấp kém của họ mà thôi. Ở Úc, có một bác sĩ gốc Ấn Độ từng gây ra cái chết cho hàng chục bệnh nhân, ông trốn về Mĩ, và sau này bị truy bắt về Úc. Báo chí Úc cũng có dịp gây ồn ào, nhưng không có bác sĩ Úc nào cảm thấy xấu hổ hay thấy ngành y bạc bẽo cả. Ở Argentina có bác sĩ kia nghe nói "giết" cả vài trăm bệnh nhân, nhưng ngành y đâu có ảnh hưởng gì. Ai làm sai thì người đó chịu trách nhiệm, chứ không thể vì một cá nhân mà gán ghép cho cả ngành. Tôi e rằng những người nhân danh ngành nghề "cao quí" của mình để cảm thấy xúc phạm đang mang trên vai con chip quá nặng. Đó cũng là một phản ứng theo tôi là có màu sắc cải lương. Xin nói thêm rằng hai chữ "cải lương" ở đây chỉ để nói tình trạng "thương vay khóc mướn" chứ chẳng phải nói xách mé.
Ngành nghề nào cũng có những con “cừu đen” (và “cừu trắng”), và những con cừu này không đại diện cho một quần thể. Bên cạnh những điểm sáng, ngành y ở Việt Nam vẫn còn những điểm chưa sáng, kể cả những vấn đề liên quan đến y đức. Thay vì than vãn một cách cải lương, tôi nghĩ các bạn ấy nên bình tĩnh nhìn vào sự việc để phân tích. Than vãn chẳng giải quyết được điều gì. Vả lại, giải phẫu thẩm mĩ và y khoa khác nhau, và bác sĩ không có lí do gì thấy “xấu hổ” khi có người bên ngành GPTM làm sai. Cho dù nếu ai đó xem GPTM là ngành y, thì một việc làm phi đạo lí của anh bác sĩ kia chưa đủ lí do để các bác sĩ cảm thấy chao đảo.
Phản ứng của một số người trong y tế và báo chí làm lu mờ lằn ranh giữa giải phẫu thẩm mĩ và y khoa. Đó là một điều đáng tiếc, vì sự đánh đồng một vấn đề thuộc phạm trù của đạo lí thành vấn đề y đức. Y đức chỉ là một thành tố trong hệ thống đạo lí, và đạo lí mới là điều đáng quan tâm trong trường hợp của người bác sĩ đang đau khổ với hành động điên rồ của mình.


Thơ VHP.Hải Vân Trong : NHỮNG VẦN THƠ GỬI CỐ NHÂN

    
LỠ       
              *          
Lỡ buộc dây tơ, tơ lỡ đứt,
Lỡ thương, lỡ nhớ, lỡ chờ mong,
Lỡ để sóng tình đong đầy mắt,
Lỡ đêm đối bóng ngọn đèn chong.
Lỡ khiến cây đa sầu héo hắt,
Nhỏ lệ thuyền mơ lỡ bến bờ.
            *****

                 
       Quên

Sông Ngân quên lối đi về,
 Trăng thanh quên cả lời thề nước non.
 Cung Tên quên cuộc vuông tròn,
 Trời cao Biển rộng quên hờn đôi môi.
 Mây vương đỉnh núi quên đời,
 Chim Bằng rủ cánh quên người héo hon!
            *****
   
         
Sao

Đã rõ sòng đời thua trắng tay,
Sao trăn trở mãi áng mây bay!
Sao hồn hoài tưởng duyên và nợ!
Sao để ngọt ngào trộn đắng cay!
Sao đem mơ ước đi vào mộng!
Vàng đá phai rồi sao cứ say!
                       

               *****

            Về

Bao nhiêu năm em mong về bến cũ,
Dẫu giờ đây nước xoáy lở bến bờ,
Cây đa già cành lá rụng xác xơ,
Em gom lá nhặt cành hun khói ấm,
Trải lòng theo dòng nước trong xanh thẳm,
Lắng tim nghe tiếng vọng thuở xưa xa.
Gió Trăng ơi, hãy trở lại cùng ta!
Thời Gian hỡi, tạm dừng đôi cánh lại!

            
                                    Hải Vân   
 (Trích Những Vần Thơ Gởi Cố Nhân)

27 thg 10, 2013

Những loại nấm có hình thù kỳ dị (VN.Express)

Những loài nấm có hình thù kỳ dị

Nấm ngón tay, nấm răng chảy máu hay nấm lõ chó là một trong số những loại nấm có hình thù kỳ dị và đặc tính khác lạ nhất trên thế giới.

1. Nấm răng chảy máu
1_1382760150.jpg
Những giọt chất lỏng dính và có màu đỏ chảy ra từ loài nấm này rkhiến người ta liên tưởng đến những giọt máu. Nhờ vào đặc điểm này, chúng được đặt tên là nấm răng chảy máu (Hydnellum peckii). Loài nấm này còn được gọi là nấm "răng quỷ" hoặc một cái tên đánh lừa thị giác khác là nấm "kem và dâu".
2. Nấm ngón tay người chết (Xylaria polymorpha)
2_1382760486.jpg
Loài nấm này thường được tìm thấy ở những cây gỗ mục nát trong rừng. Các cây nấm có hình thù giống những ngón tay đã biến thành màu đen của người chết và khiến không ít người đi rừng bị sốc khi nhìn thấy chúng.
3. Trùng thảo
3_1382760704.jpg
Loài nấm sát thủ này có thể phát triển ký sinh ở các con vật khác như côn trùng và điều khiển não bộ và sử dụng hết chất dinh dưỡng của chính con côn trùng đó. Khi côn trùng chết, các sợi nấm phát triển mạnh và bắt đầu mọc ra từ đầu con côn trùng để phân tán bao tử.
4. Nấm lõ chó bạch tuộc (Clathrus archeri)
4_1382761147.jpg
Loài nấm này có hình thù như con bạch tuộc với những xúc tu to dài này có nguồn gốc ở Australia. Không chỉ có hình thù kỳ dị, chúng còn phát ra mùi thịt thối.
5. Nấm tai sứa (Auricularia auricula-judae)
5_1382761373.jpg
Loài nấm này thường phát triển trên thân gỗ ở những vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới. Với hình dáng giống tai người bị cắt rời, không ít người ái ngại khi nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, loài nấm này vẫn có thể ăn được.
6. Nấm bơ phù thủy (Tremella mesenterica)
6_1382761559.jpg
Loài nấm này còn có tên gọi khác là nấm thạch vàng và thường được tìm thấy ở các khe gỗ. Nấm có kết cấu giống thạch và khi sờ vào có cảm giác dính và nhầy.
7. Nấm răng đầu gấu (Hericium americanum)
7_1382761990.jpg
Nấm có hình dạng giống một con gấu xù xì, nhưng trông cũng giống như một đám giun trắng.
8. Nấm lồng đỏ (Clathrus ruber)
8-1442-1382763050.jpg
Loài nấm có hình dáng kỳ dị như những sinh vật lạ trong bộ phim người ngoài hành tinh, hoặc giống một con quái vật xốp mọc ra từ những những khối nấm trắng có hình giống quả trứng. Loài nấm này có thể ăn được, nhưng mùi vị kinh khủng của chúng khiến không ai muốn nếm thử.
9. Nấm đào nhăn (Rhodotus palmatus)
9_1382762164.jpg
Nấm đào nhăn có màu vàng nhạt hoặc hồng, hình dáng tròn giống những quà đào nhưng lại có vô số nếp nhăn bên trên.
10. Nấm não tinh thể (Myxarium nucleatum)
10-7933-1382763852.jpg
Đây là loài nấm có hình dạng giống như những mụn mủ, mềm nhầy, có thể dễ dàng tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Thùy Linh (Theo Telegraph)

5 bài học rất cần cho cuộc sống

5 bài học rất cần cho cuộc sống



Cuộc sống dạy cho ta những bài học quý giá mà ta nên biết trân trọng để đứng vững giữa cuộc đời! Cùng đọc và suy ngẫm những bài học cuộc sống ý nghĩa!
Bài học về sự quan tâm
Trong tháng thứ hai của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy! Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ?
Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
bài học cuộc sống, hạt giống tâm hồn
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó - cô Dorothy.
Bài học về sự giúp đỡ
Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11:30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe (mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.
Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái ti vi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: “Cám ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cám ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà.”
Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành - Bà Nat King Cole”.
Bài học về lòng biết ơn
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạn tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một ly kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một ly kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho ly kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
Bài học về sự tự giác và trách nhiệm
Xưa thật là xưa, có một ông vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.
Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
bài học cuộc sống, hạt giống tâm hồn
Một lúc sau, nhà vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, khi người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi, bỗng ông nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một món quà của đức vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá
 Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.
Bài học về sự hy sinh
Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz - cô bé đang mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo.
Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát, cậu bé đã trả lời: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.
Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được truyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé nhỏ của chúng ta đã nghĩ rằng cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô bé và rồi cậu sẽ chết thay em mình.
Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh…
Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.
  • TN(sưu tầm)