29 thg 12, 2015

Bình thơ "Ngày Xuân nơi đất khách' của Trần Lâm Phát

Nhận xét bài thơ "Ngày xuân nơi đất khách" của Trần lâm Phát
                                ( Nguyễn Cang)

Tôi đi lang thang vào các trang  blogs của vài bạn cũ. Tôi dừng lại ở Blog của bạn Ngân Triều. Tôi chú ý đến bài thơ "Ngày xuân trên đất khách", tác giả Trần Lâm Phát. Thú thực tôi chỉ là một độc giả nên không biết rõ bạn Phát là ai, và đây là lần đầu tiên tôi đọc thơ bạn. Điều làm tôi ngạc nhiên là tôi không biết bài thơ của bạn thuộc loại gì?  Thơ tự do? thơ thất ngôn bát cú?, thơ tuyệt cú ? ( trong Đường Thi) . Thoạt đầu tôi tưởng nó là một bài thơ tự do có tất cả 12 câu ( câu đầu có 6 chữ, các câu khác có 7 chữ), sau đó xem lại thì thấy giống  bài thơ Đường luật,chỉ cần chỉnh lại câu đầu thành 7 chữ . Từ 4 câu đầu ( khổ 1) tôi xét thấy phần nầy là  phần đầu của bài thơ thất ngôn trường thiên, vậy là tôi đã xác định được thể loại của cả bài thơ. Xin chép lại nguyên văn sau đây:
                              
          Ngày xuân nơi đất khách

          Ngày xuân ấy sao vui quá
          Sum hợp bên nhau với tách trà
          Bao năm lặng lẽ không tiếng pháo
         Tâm tư vẫn nhớ cảnh bên nhà
       Anh chị cùng vui với lũ trẻ
       Nghĩ đến làm sao lại nhớ thêm
      Nghĩ tới nghĩ lui rồi nghĩ quẫn
      Mắt lệ nhoà đi trong bóng đêm
        Nay đã sáu mươi ngoài tuổi thọ
        Bên nhà bên khách cứ đôi co
       Ngày xuân đất khách là như thế
       Tấp nập chúc xuân của học trò
             ( Trần lâm Phát)
    
   Theo sự hiểu biết của tôi thì  bài Thất ngôn tứ tuyệt , cứ theo nghĩa đen mà hiểu thì có nghĩa là ngắt câu, là một thể thơ có 4 câu , nó có thể là cổ phong hoậc thơ luật ( Đường thi). Điều quan trọng ở đây là ý tứ , nội dung phải trọn vẹn , sâu xa, diễn tả được suy tư, cảm nghĩ của mình, nghĩa là bài thơ cũng phải có mờ đề , kết luận, diễn tả trọn ý mình muốn nói như một bài luận văn thật ngắn vậy. Tôi đưa ra vài thí dụ để các bạn so sánh với 4 câu đầu của bài thơ "Ngày xuân nơi đất khách"( Trần Lâm Phát) mà bạn Triều gọi khổ 1 của 4 câu đầu  là Thất ngôn tuyệt cú. Khác biệt dễ thấy nhất là bạn Phát không dừng lại ở 4 câu đầu, nội dung cũng chưa hoàn chỉnh,mà bạn còn làm tiềp 2 khổ nữa để cho bài thơ được hoàn tất.

  Ví dụ bài Phong Kiều Dạ Bạc ( Trương Kế):
              Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
              Giang phong ngư hoả đối sầu miên
              Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
              Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
              Dịch nghĩa:  Đêm thuyền đậu bến Phong Kiều (Tản Đà dịch)
              Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
              Lữa chày , cây bến, sầu vương giấc hồ.
              Thuyền ai đậu bến Cô Tô
               Nữa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Ví dụ 2:
             Yêu anh nhen bé dễ thương ơi
              Bao tháng ngày qua anh lỡ rồi
              Bóng dáng bé anh in trong óc
              Gội hoài hỏng sạch cô bé ơi .      
                        (Thơ của Hoàng Tử)
Trở lại bài thơ của bạn Trần Lâm Phát, xét 4 câu đầu:
              Ngày xuân ấy sao vui quá
              Sum họp bên nhau với tách trà
              Bao năm lặng lẽ không tiếng pháo
              Tâm tư vẫn nhớ cảnh bên nhà
            
     Ngay từ câu đầu ta đã thấy lạ, tại sao có 6 chữ, mà không 7? Đã bảo là thất ngôn thì không thể 6 chữ được ( tôi thông cảm có thể do đánh máy thiếu).Bài thơ làm theo luật bằng, đề nghị sữa câu đầu (khổ 1)
              Ngày nào xuân ấy sao vui quá
Câu 2 : đúng luật bằng trắc
Câu 3: chữ "năm" sai luật , nó phải vần trắc không thể vần bằng, đề nghị sữa:
             Lặng lẽ bao năm không tiếng pháo
Câu 4: đúng luật
Xét về vần thì chữ cuối câu 2 ( trà),câu 4( nhà) vần.
 .Vậy nguyên 4 câu đầu là:
            Ngày nào xuân ấy sao vui quá
            Sum hợp bên nhau với tách trà
            Lặng lẽ bao năm không tiếng pháo
            Tâm tư vẫn nhớ cảnh bên nhà
  Bây giờ ta hãy nghe bạn Triều giải thích về thể loại của bài thơ nầy. Bạn viết: khổ 1, 4 câu , thất ngôn tuyệt cú,cắt 1/2 phần sau, sử dung 4 câu sau của cả bài thơ thất ngôn bát cú. Cách nói nầy hơi tối nghĩa gây bối rối cho người đọc. Nếu  nói : “cắt và giữ lại 4 câu sau của 1/2  bài thơ thất ngôn bát cú”, thì ta  hiểu dễ hơn. Chắc có bạn thắc mắc, làm sao biết được, khi cắt đôi bài  thơ thất ngôn bát cú , ta giữ lại phần sau (như  cách chọn của bạn Phát ) mà không giữ lại phần đầu?  Câu trả lời là xét luật bằng trắc và cách gieo vần (có 4 cách chọn: rút 4 câu đầu, rút 4 câu giữa, rút 4 câu cuối, rút 2 câu đầu + 2 câu cuối ).
     Thật vậy, khổ 1(4 câu đầu) chữ thứ hai câu 1 “nào” (vậy luật bằng).Chữ cuối  câu 2 "trà" vần với chữ cuối câu 4 "nhà", như vậy thuộc loại 4 câu 2 vần , so sánh vời bài thơ thất ngôn bát cú  thí nó nằm ở vị trí 4 câu sau . Nhưng theo định nghĩa một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ở trên thì ta thấy 4 câu đầu nầy  không đứng riêng độc lập mà còn nối tiếp thêm 2 khổ nữa, cho nên 4 câu đầu nầy phải gọi là khổ 1 của bài thơ thất ngôn trường thiên. Bây giờ xem tiếp khổ 2, ta thấy bạn Phát làm thơ theo thể loại nầy. Gọi là "trường thiên" vì nó là  tập hợp nhiều khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt xếp nối tiếp nhau .  Bốn câu tiếp theo nầy  có 3 vần (em, êm,êm) ở cuối các câu 1,2,4 .
*Khổ 2:
                       
   Câu 1: Anh chị cùng vui với lũ em
 Đây là luật trắc, vần bằng.
  Câu 2: Nghĩ đến làm sao lại nhớ thêm
   Chữ thứ 2 phải là vần bằng không thể vần trắc, đề nghị sữa:
            Làm sao nghĩ đến nhớ tăng thêm
   Câu 3: Nghĩ tới nghĩ lui rồi nghĩ quẫn
   Chữ thứ 2 câu nầy phải vân bằng chớ không thể vần trắc. đề nghị sữa:
            Nghĩ lui nghĩ tới đâm ra quẫn
  Câu 4 :   Mắt lệ nhoà đi trong bóng đêm
   Câu nầy đúng luật bằng trắc.
*Khổ 3: Luật trắc. Có 2 vần "co","trò" cuối câu 2 và 4 .
  Câu 1: Nay đã sáu mươi ngoài tuổi thọ
   Câu nầy đúng luật bằng trắc.
Câu 2: Bên nhà bên khách cứ đôi co
  câu nầy đúng luật
Câu 3: Ngày xuân đất khách là như thế
  Câu nầy đúng luật.
Câu 4:  Tấp nập chúc xuân của học trò
   Câu nầy đúng luật.
 Về cấu trúc, câu 1 khổ 1( có "ngày xuân") , câu 3 khổ 3( có "ngày xuân"), câu 4 khổ 3 (có "chúc xuân"),các từ ngữ trên lập lại nhiều lần ( lại không phải là điệp ngữ,điệp ngữ nhấn mạnh nội dung ,làm tăng giá trị biểu cảm) làm cho bài thơ giảm  giá trị. . Xét thêm câu 2 cuả khổ 3 ta thấy có từ ngữ  "bên khách" trùng lập với từ ngữ "đất khách" của câu 3 kế tiếp , đây không phải là điệp ngữ. Rất tiếc cho sự lập lại  nầy. Tôi xin trích ra một ví dụ khi xủ dụng biện pháp tu từ điệp từ ,điệp ngữ.
      Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
     Ái ân nhạt nhẽo của chồng tôi
     Mà từng  thu chết, từng thu chết
     Vẫn giấu trong tim bóng một người
                   (Thơ TTKH)
    Ở dây  : “Mà từng  thu chết/từng thu chết” có những chữ "từng thu chết" được lập lại trong ngắt câu nhịp 4/3 là một điệp ngữ  , ý  nhấn mạnh trạng thái  của mùa thu đặc biệt nầy, làm nổi bật một mùa thu điêu tàn ,  khiền nổi đau thương của người vợ dâng lên chất ngất khi sống mất hạnh phúc bên người chồng mà mình không  yêu.  Khổ thay tình cảnh,  yêu một người mà phải lấy một người mà mình không yêu, cứ kéo dài mãi hết năm nầy lại đến năm khác, tức hết mùa thu nầy tới mùa thu kia một cách buồn thảm , âm thầm , lặng lẽ ,  không  lối thoát. Cô đơn, tuyệt vọng cứ chồng chất mãi lên biết đến bao giờ mới chấm dứt?
  Về ưu điểm thì bạn Triều đã nói rôi tôi không lập lại.
   .
   Viết lại toàn bài đề nghị:
          
       Ngày xuân nơi đất khách

   Ngày nào xuân ấy sao vui quá
   Sum họp bên nhau với tách trà
   Lặng lẽ bao năm không tiếng pháo
   Tâm tư vẫn nhớ cảnh bên nhà
      Anh chị cùng vui với lũ em
      Làm sao nghĩ đến nhớ tăng thêm
      Nghĩ lui nghĩ tới đăm ra quẫn
      Mắt lệ nhoà đi trong bóng đêm
   Nay đã sáu mươi ngoài tuổi thọ
   Bên nhà bên khách cứ đôi co
   Ngày xuận đất khách là như thế
   Tấp nập chúc xuân của học trò
             Bạn đọc
       Nguyen Cang,
Dưới đây là lời bình của Ngân Triều:
Khổ 1, 4 câu, thất ngôn tuyệt cú, cắt 1/2 phần sau, sử dụng 4 câu sau của cả bài thơ thất ngôn bát cú: Nỗi nhớ ngày xuân quê mẹ và chạnh lòng nơi đất khách.
Nội dung đó như cô đọng trong 3 nhóm từ ngữ: "sao vui quá", "sum họp" và "tách trà". Quả thật, sum họp và tách trà là điều kiện cần và đủ để cho ngày xuân quê nhà, là Tết cổ truyền của dân tộc thêm ấm lòng, để niềm vui dâng cao (sao vui quá). Đoàn tụ, uống trà để rồi cầu chúc những lời chúc tốt đẹp, hạnh phúc thì còn gì bằng! ( Không khí vừa trang trọng, vừa thân tình, chan hòa cho tất cả người thân).
Bây giờ, xuân về nơi đất khách, hình như nhân vật trữ tình không đón xuân (lặng lẽ, không tiếng pháo), nhưng vẫn để hồn vương vấn Tết quê nhà (vẫn nhớ cảnh quê nhà). Có phải đồng cảm với ý thơ của Thế Lữ/ Giây phút chạnh lòng:
Hôm nay, tạm nghỉ bước gian nan,
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương nơi gác trọ.
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.

Ta thấy xuân nồng thắm khắp nơi
Bên đường rộn rã tiếng reo cười.
Chạnh lòng nhớ bạn xuân năm ấy,
Cùng đón xuân về bên khóm mai.

Lòng ta tha thiết đượm tình yêu
Như cánh đồng xuân luyến nắng chiều
Mắt lệ đắm trông miền cách biệt
Phút giây, chừng mỏi gối phiêu lưu.

Khổ 2: Liên tưởng và chạnh lòng.
Từ ý thơ của câu cuối: "Tâm tư vẫn nhớ cảnh bên nhà", tác giả đã cụ thể hóa nỗi nhớ, liên tưởng đến người thân gần gũi nhất (lũ em), và chắc là song thân đã qui tiên(?!), chỉ còn có lũ em thơ dại, và càng tưởng nhớ, càng suy nghĩ...thì càng thấy bế tắc cho con đường trước mắt của lũ em, chắc là rất não nề bước đi trong tương lai. (nghĩ quẫn) Biết làm sao hơn? Âu là đành phận, "thử xem con Tạo xoay vần đến đâu". Thật là vô cùng tội nghiệp cho chúng và "Mắt lệ nhòa đi trong bóng đêm" nói thay cho tấm chân tình cốt nhục đệ huynh. Bây giờ đón xuân như thế nào?
Khổ 3: Bây giờ, tôi đã lên lão, theo cách nói của người xưa. Tuổi hơn 60 là "ngoài tuổi thọ", đã qua tuổi đáo tuế, sống thêm được năm nào là lời (lãi) thêm cho cuộc đời năm đó."Đôi co" là vướng bận về hai phía, quê nhà và nơi đất khách. Thật ấm lòng sao! Những lời chúc tết liên tục, không ngớt (tấp nập) của rất nhiều học trò cũ, ngày xưa đã mail cho tôi.
Những tâm tình giàn trải trong bài thơ, ngày xuân nơi đất khách, nhớ quê hương, thật là những tâm tình rất đáng trân quý. Có điều, chắc tôi phải "ghen" với Phát là chỉ có ngần ấy năm "đưa con đò thế hệ sang sông", Ông lái đò ngày xưa, không còn đưa đò nơi xứ người nữa ( mà là một chuyên gia thành đạt, nổi tiếng trong ngành Điện Lực Mỹ), sao có nhiều học trò thương mến đến như thế! (Xin tìm xem những bài viết như hồi ký của Phát đã đăng trên 3 blogs thân hữu).
Rõ ràng, Phát đã có một thành công rực rỡ trong chặng đời làm một "kỹ sư tâm hồn thanh bạch" nơi quê nhà.
Thân ái, Ngân Triều


      


4 nhận xét:

  1. Bạn đang bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, VIÊM XOANG MÃN TÍNH, viêm mũi dị ứng, U XƠ TỬ CUNG, đau thắt lưng, ĐIẾC NGƯỜI GIÀ, nhức mỏi bắp thịt, thoái hoá khớp gối, ngất xỉu đột ngột, viêm dạ dày có vi khuẩn HP… ? Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh thường gặp

    Trả lờiXóa
  2. Bạn đang bị cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, VIÊM XOANG MÃN TÍNH, viêm mũi dị ứng, U XƠ TỬ CUNG, đau thắt lưng, ĐIẾC NGƯỜI GIÀ, nhức mỏi bắp thịt, thoái hoá khớp gối, ngất xỉu đột ngột, viêm dạ dày có vi khuẩn HP… ? Mời các bạn vào trang chuabenhdongian.com để biết cách điều trị đơn giản và hiệu quả những bệnh thường gặp

    Trả lờiXóa
  3. Bài thơ đăng thiếu chữ Nhớ ở đầu câu 1
    http://www.nghiasinh.org/?mode=noisan_chitiet&id_bv=287

    Trả lờiXóa
  4. Bài thơ tự do 7 chữ, giai điệu thơ tứ tuyệt. Tác giả là giáo sư văn chương, không thể nào không am tường thơ Đường luật:
    http://truongdatdo.blogspot.com/2014/05/luat-tho-uong.html

    Trả lờiXóa