30 thg 6, 2021

NGẨN NGƠ CHIỀU - Thơ Đỗ Mỷ Loan



Chờ hoài không thấy tứ thơ
Con chữ ngẩn ngơ hờn dỗi
Giấy bút lặng thinh chẳng nói
Bên rèm tóc rối buồn thiu

Rớt rơi mấy sợi nắng chiều
Trên bờ tường rêu ẩm mốc
Lục bát tự dưng bật khóc
Gió qua trêu chọc vài câu

Tại ai thơ nhạt phai màu?
Tại ai âu sầu lửa hạ?
Cơn mưa giữa mùa tầm tã
Để nghe rộn rã thơ vần

Cảm xúc tuôn chảy ngập tràn
Nhà ai tiếng đàn vọng lại
Hoàng hôn gọi về khắc khoải
Thiên di sải cánh gọi bầy

Đỗ Mỷ Loan




VỀ Bà Hoàng Thị Thế,Con Gái Của " HÙM THIÊNG YÊN THÊ" Hoàng Hoa Thám

 


Người con gái của vị anh hùng “H̼ù̼m̼ t̼h̼i̼ê̼n̼g̼ Yên Thế” Hoàng Hoa Thám có một cuộc đời nhiều thăng trầm mà không phải ai cũng biết.

Tuổi thơ b̼i̼ế̼n̼ đ̼ộ̼n̼g̼

Hoàng Thị Thế sinh ngày 31/3/1901 ở P̼h̼ồ̼n̼ X̼ư̼ơ̼n̼g̼, Yên Thế (Bắc Giang). Mẹ là Đặng Thị Nho, còn gọi là bà Ba Cẩn, người v̼ợ̼ t̼h̼ứ̼ b̼a̼ đồng thời là c̼ộ̼n̼g̼ s̼ự̼ của của t̼h̼ủ̼ l̼ĩ̼n̼h̼ n̼g̼h̼ĩ̼a̼ q̼u̼â̼n̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼ Hoàng Hoa Thám.

Thời thơ ấu của bà là những tháng ngày đầy s̼ó̼n̼g̼ g̼i̼ó̼, đ̼á̼n̼h̼ d̼ấ̼u̼ những giai đoạn đ̼ấ̼u̼ t̼r̼a̼n̼h̼ và t̼r̼ố̼n̼ t̼r̼á̼n̼h̼ trong n̼ú̼i̼ r̼ừ̼n̼g̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼.

Bà Hoàng Thị Thế và mẹ đ̼ẻ̼

Sau khi cha và mẹ lần lượt q̼u̼a̼ đ̼ờ̼i̼, bà Hoàng Thị Thế theo học trường T̼â̼y̼ ở Bắc Kỳ, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1917 cùng với gia đình một v̼i̼ê̼n̼ c̼h̼ứ̼c̼ n̼h̼à̼ Đ̼o̼a̼n̼. Bà được Albert Sarraut (T̼o̼à̼n̼ q̼u̼y̼ề̼n̼ Đ̼ô̼n̼g̼ D̼ư̼ơ̼n̼g̼ lúc bấy giờ) nhận làm c̼o̼n̼ n̼u̼ô̼i̼ và cho theo học ở trường nội trú Jeanne D’Arc ở Biarritz (Pháp). Bà lấy tên là Marie Beatrice Destham.

Trở về Bắc Kỳ, bà Hoàng Thị Thế làm t̼h̼ủ̼ t̼h̼ư̼ ở tòa T̼h̼ố̼n̼g̼ s̼ứ̼ Hà Nội với tư cách là v̼i̼ê̼n̼ c̼h̼ứ̼c̼ P̼h̼á̼p̼. Bà ở đây từ năm 1925 đến năm 1927 thì quay lại Pháp để học tiếp.

Bà Hoàng Thị Thế (đứng) bên cạnh cha

Bước chân vào con đường nghệ thuật

Trở lại Paris, Albert Sarraut giới thiệu bà như là c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼. T̼ổ̼n̼g̼ t̼h̼ố̼n̼g̼ nước Cộng hòa Paul Doumer trở thành người c̼h̼a̼ đ̼ỡ̼ đ̼ầ̼u̼ và cấp cho bà một khoản t̼r̼ợ̼ c̼ấ̼p̼ gây nên nhiều t̼r̼a̼n̼h̼ c̼ã̼i̼.

Lúc này một đạo diễn có tiếng ở Pháp là Louis Mercanton đang k̼h̼ó̼ k̼h̼ă̼n̼ khi tìm người đóng vai c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼ T̼r̼u̼n̼g̼ H̼o̼a̼ cho bộ phim “Một bức thư” (La Lettre) của mình. Một lần vào t̼i̼ệ̼m̼ b̼u̼ô̼n̼ nọ, ông bỗng thấy một cô gái Á Đông rất duyên dáng đang đứng t̼i̼ế̼p̼ k̼h̼á̼c̼h̼. Qua quan sát, Mercanton thấy đây đúng là hình mẫu cho vai diễn của mình.

Cô gái Á Đông duyên dáng ấy chính là Hoàng Thị Thế. Đạo diễn Mercanton nói chuyện với bà Thế cùng chủ t̼i̼ệ̼m̼ b̼u̼ô̼n̼ và được chủ tiệm đồng ý để Thế theo đóng phim với đạo diễn.

Được tham gia đóng phim, lương của bà Thế cao gấp 10 lần so với trước, từ đó mà có được cuộc sống s̼u̼n̼g̼ t̼ú̼c̼. Bộ phim được trình chiếu năm 1930 và gây được tiếng vang ở Pháp, người Pháp rất yêu c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼ T̼r̼u̼n̼g̼ H̼o̼a̼ (vai mà bà Thế đóng), bộ phim thành công ngoài dự kiến

Từ đó Hoàng Thị Thế phải đ̼ó̼n̼ t̼i̼ế̼p̼ nhiều người hâm mộ mỗi ngày. Họ tới hỏi thăm, tặng hoa, phỏng vấn rồi mời bà d̼ự̼ t̼i̼ệ̼c̼. Các c̼ô̼n̼g̼ t̼ử̼ và g̼i̼ớ̼i̼ n̼h̼à̼ g̼i̼à̼u̼ thì c̼ạ̼n̼h̼ t̼r̼a̼n̼h̼ để được đưa “c̼ô̼n̼g̼ c̼h̼ú̼a̼” đi chơi.

Nhiều du học viên người Việt sau này trở thành những người nổi tiếng như b̼á̼c̼ s̼ĩ̼ Phạm Ngọc Thạch, kỹ sư Nguyễn Bá Lãng, kỹ sư Thái Thiện Nghĩa đều lui tới tặng hoa hỏi chuyện bà Thế.

Trong thời điểm được nhiều người á̼i̼ m̼ộ̼ như thế, một thanh niên trí thức Pháp có t̼h̼ế̼ l̼ự̼c̼ đã lọt được vào m̼ắ̼t̼ x̼a̼n̼h̼ của Hoàng Thị Thế. Đám cưới linh đình được tổ chức vào năm 1931 trong sự chia vui và t̼i̼ế̼c̼ r̼ẻ̼ của rất nhiều người h̼â̼m̼ m̼ộ̼.

Sau bộ phim “Một bức thư” thành công vang dội, Hoàng Thị Thế tiếp tục được mời đóng các phim như “La donna Bianca” năm 1931, “Le secret de l’émeraude” (Bí mật ngọc lục bảo) năm 1935.

Hoàng Thị Thế trong phim ‘Le secret de l’émeraude’

Trở lại đất mẹ

Sau những b̼ấ̼t̼ đ̼ồ̼n̼g̼ và l̼y̼ h̼ô̼n̼ c̼h̼ồ̼n̼g̼, cuối năm 1939, Hoàng Thị Thế rời Pháp sang B̼ỉ̼, rồi sau đó quay trở lại Paris.

Đến năm 1961 thì bà trở về miền bắc Việt Nam, sống ở Hà Bắc (hợp nhất từ tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay) gần vùng đất Yên Thế nơi bà sống thời thơ ấu.

Năm 1963, bà Thế bắt đầu viết h̼ồ̼i̼ k̼ý̼ bằng tiếng Pháp nói về thời thơ ấu, về tình cảm nồng ấm gia đình, về n̼g̼h̼ĩ̼a̼ q̼u̼â̼n̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼ từ năm 1906 đến 1909.

Cuốn nhật ký mô tả những tháng ngày g̼i̼a̼n̼ k̼h̼ó̼, c̼ầ̼m̼ c̼ự̼ với q̼u̼â̼n̼ P̼h̼á̼p̼ của n̼g̼h̼ĩ̼a̼ q̼u̼â̼n̼ Y̼ê̼n̼ T̼h̼ế̼, cũng nói về việc n̼g̼ư̼ờ̼i̼ P̼h̼á̼p̼ thừa nhận tinh thần t̼h̼ư̼ợ̼n̼g̼ v̼õ̼, vị tha của Đ̼ề̼ T̼h̼á̼m̼ khi nhiều lần t̼h̼a̼ m̼ạ̼n̼g̼ cho n̼g̼ư̼ờ̼i̼ P̼h̼á̼p̼ mặc dù họ luôn tìm cách t̼r̼ừ̼ k̼h̼ử̼ ông.

Năm 1974 thì bà Thế đến Hà Nội ở phòng 31 khu tập thể Văn Chương. Năm 1975, khi đã ngoài t̼h̼ấ̼t̼ t̼u̼ầ̼n̼, bà đặt tên cho cuốn hồi ký của mình là “Kỷ niệm thời thơ ấu”. Cũng năm này cuốn hồi ký đã được Hoàng Cầm (bút danh Lê Kỳ Anh) dịch sang tiếng Việt.

Năm 1988, bà Hoàng Thị Thế m̼ấ̼t̼ tại khu tập thể Văn Chương Hà Nội. Cuộc đời của bà từ lúc bị bị b̼ắ̼t̼, sống l̼ạ̼c̼ l̼õ̼n̼g̼ trên n̼ư̼ớ̼c̼ n̼g̼ư̼ờ̼i̼, rồi trở thành diễn viên nổi tiếng khắp nước P̼h̼á̼p̼, rồi lại m̼ấ̼t̼ rất nhiều sau l̼y̼ h̼ô̼n̼… có thể nói câu chuyện cuộc đời ấy l̼y̼ k̼ỳ̼ như phim ảnh.

Cuốn hồi ký của bà Thế

Điều may mắn cuối cùng là bà đã trở về với quê hương đất nước, được m̼ấ̼t̼ tại mảnh đất bà đã sinh ra với nhiều kỷ niệm thân thương như được miêu tả trong hồi ký của bà.

(Theo trithucvn,org)




29 thg 6, 2021

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH COVID-19 hiện nay tại Việt Nam (Diễn Đàn Khai Phóng )

 Phỏng vấn GS TS Nguyễn Sĩ Huyên

Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại TP HCM vẫn còn chiều hướng phát triển phức tạp. Bạn đọc đã đặt nhiều câu hỏi thời sự về bài viết của GS TS Nguyễn Sĩ Huyên. Chúng tôi, vì vậy lại có dịp trao đổi với GS Huyên cập nhập về nhận xét và đánh giá của Ông về tình huống đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay.

***

Hỏi: Đầu tháng 6/2021 DĐKP đã có đăng tải một bài nhận định về tình hình COVID-19 tại Việt Nam của Ông với dự đoán về hai kịch bản chờ đợi sẽ xảy đến với Việt Nam: kịch bản 1 sẽ là sự lan rộng của dịch COVID-19 với tử vong cao không kiểm soát được và kịch bản 2 là tình trạng lan rộng lây nhiễm COVID-19 với tử vong thấp, nằm trong vòng kiểm soát. Với tình hình phát triển hiện nay Ông thấy phải cần bổ xung hay thay đổi cái nhìn của Ông không?

GS Huyên: Tôi nghĩ là không có gì thay đổi. Tình hình phát triển dịch COVID-19 cho đến hôm nay cho thấy khả năng lớn là nó đã đi vào kịch bản 2. Tại sao là kịch bản 2 thì tôi đã nói đến trong bài viết trước trong DĐKP (xem 1). Chủ yếu có thể tóm gọn vào cơ địa tốt của người Việt Nam dựa vào hai yếu tố cơ bản chính: dân số trẻ và một hệ thống miễn dịch hiệu quả dựa trên giả thuyết đã từng bị nhiễm các coronavirus khác trước đó và phần nhiều cũng đã bị nhiễm với SARS-CoV-2 trong thời gian những đợt dịch COVID-19 phần lớn là thầm lặng (không có triệu chứng) trong cộng đồng trước đây.

Hỏi: Nỗi lo của người dân Châu Âu hiện nay là sự lan rộng lây nhiễm của biến thể Delta, Ông không nghĩ đó cũng là mối lo cho Việt Nam sao?

GS Huyên: Đương nhiên sự lan rộng lây nhiễm của biến thể Delta-vi rút và những biến thể mới Delta plus (Ấn) hay Lambda (C.37) hiện nay tại Mỹ la tinh phải là mối lo của mọi quốc gia. Nhưng tầm quan trọng của sự nguy hiểm qua lây nhiễm này cần phải được nhìn từ một góc độ khác cho mỗi một quốc gia với những đặt điểm riêng của nó.

Tôi lấy một ví dụ cụ thể, ở nước Đức con số người nhiễm bệnh với biến thể Delta cách đây khoảng 3 tuần chiếm 6% và hôm nay đã là 19%, chưa phải là điều lo ngại, nhưng đó chỉ là vấn đề thời gian, khi nào nó sẽ hoàn toàn chiếm ưu thế. Nhưng với chính sách chủng ngừa đại trà trên nước Đức hiện nay, người ta hy vọng rằng dịch trong thời gian đến sẽ không còn cơ hội phát triển mạnh như cuối hè, đầu thu năm vừa qua. Tại sao chủng ngừa tại Đức hay Châu Âu nói chung là một chính sách quốc gia quan trọng hàng đầu trong thời điểm này? Bởi người dân Đức và Châu Âu có mật độ dân số người cao tuổi và người lao động trung niên có bệnh nền chiếm 1/4 đến 1/3 dân số, bên cạnh đời sống sinh hoạt xã hội của người cao tuổi có nhiều nguy cơ lây nhiễm. Cần nhắc lại, tử vong ở Đức vì vậy từ đợt dịch đầu tiên dưới 10.000 ca đã tăng nhanh trong vài tháng sau đó vào đợt 2 trên 80.000 ca, dầu vậy, nước Đức vẫn còn thuộc về nước có ít tử vong so với nhiều nước còn lại ở Châu Âu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha… . Chính sách chủng ngừa vì vậy đã trở nên rất cần thiết cho việc ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 để bảo vệ sức khỏe người dân và phục hồi sớm nền kinh tế của đất nước họ. Mặt khác, chúng ta cũng không được quên rằng các nước Châu Âu có khả năng bảo đảm nguồn cung cấp và đủ tài chính để lo được vắc xin cho các nước của họ trong một thời gian dài cần thiết. Dầu vậy, quy trình tiêm chủng cho thanh niên và trẻ em vẫn chưa thông suốt, tại Đức, một cuộc thảo luận sôi nổi về chỉ định y tế tiêm chủng cho những nhóm người này chỉ vừa mới khởi đầu (xem thông tin về chỉ định chủng ngừa của ủy ban thường trực chuyên trách về chủng ngừa của viện Robert Koch, Cộng Hòa Liên Bang Đức) (xem 2). Trong trường hợp không có vắc-xin cho những nhóm người này, khả năng miễn dịch cộng đồng chắc chắn sẽ không hoàn thiện. Nhưng điều này, tôi nghĩ sẽ không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng khi nhóm dân số có nguy cơ đã được chủng ngừa đầy đủ.

Điều kiện ở Việt Nam thực sự là có khác biệt. Nhóm nguy cơ COVID-19 liên quan đến tuổi là khoảng 7%, khoảng gần 7 triệu người với một sinh hoạt gia đình xã hội cũng khác biệt, không dễ dàng cho việc lây nhiễm COVID-19 (xem 3). So với nhóm nguy cơ ở Đức khoảng 25%, gần 20 triệu người cho thấy sự khác biệt này rất rõ ràng qua tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID-19 giữa đợt 1 và đợt 2 ở Đức như đã nói ở trên và ở Việt Nam với một con số tử vong rất ít từ 0 đến 35 trường hợp ở nhóm người cao tuổi và người có bệnh nền.

Nói như vậy thì có gì liên quan đến biến thể Delta-vi rút ở Đức và ở Việt Nam? Mối nguy hiểm do biến thể Delta, Delta plus hay Lambda gây ra là khả năng lây lan nhanh, về cơ bản thì những biến thể mới cho đến nay, chưa thấy có chứng minh độc hại (virulence) hơn biến thể Alpha, nhưng với tốc độ lây lan nhanh, nó có thể lan rộng đến nhiều người trong nhóm nguy cơ nhanh hơn, qua đó dẫn đến gia tăng tử vong, một mối lo chính đáng. Ở Đức theo thông tin của Viện Robert Koch hôm nay, chủng ngừa cho nhóm người cao tuổi (trên 60) đã đạt đến 55% (xem 4), một nỗ lực rất lớn của chính quyền và những cơ quan y tế nước Đức. Dầu vậy, ta cũng phải thấy 45% (tức 9 triệu người thuộc nhóm này chưa được chủng ngừa) vẫn còn nằm trong nhóm nguy cơ với nguy cơ bị lây nhiễm đưa đến tử vong, so với Việt Nam, nhìn về số lượng vẫn còn cao hơn nhóm nguy cơ ở Việt Nam chưa được chủng ngừa rộng rãi.

Hỏi: Vậy theo Ông, dân số trẻ đã đóng một vai trò quan trọng chủ yếu cho tử vong thấp trọng đại dịch COVID-19 tại Việt Nam?

GS Huyên: Đúng vậy, đó là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Những nghiên cứu tổng hợp (xem 5) và riêng rẽ ở nhiều nước đã cho thấy rõ ràng rằng tỷ lệ tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên đến trung niên (dưới 50 tuổi) là rất thấp. Dầu vậy, để dịch lây lan mạnh không kiểm soát sẽ sớm gây quá tải nền y tế quốc gia đưa đến tử vong cao không tránh khỏi. Điều này chúng ta cũng thấy đã xảy ra ở Ấn, Ba Tư và ở nhiều quốc gia khác … .

Hỏi: (xin ngắt lời) … còn điều kiện đủ Ông nói ở đây là những điều kiện gì?

GS Huyên: Tôi thấy cần phải nhấn mạnh một lần nữa về những đặc điểm phát triển dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam trong thời gian qua (xem 1) để có thể hiểu được diễn tiến của dịch bệnh COVID-19 và chọn cho mình những biện pháp phòng chống dịch thích nghi.

Quan sát tình hình phát triển đại dịch COVID-19 trong lúc này, ta thấy biến thể Delta, Delta plus hay Lambda đang phát triển ở nhiều nơi trên thế giới đưa đến tử vong tăng cao ở tại những quốc gia này vì những lý do đã nhắc đến, đặc biệt là ở những quốc gia chưa có chủng ngừa tốt. Điều này có nghĩa là gì? Những biến thể mới có sức lây lan nhanh và cho thấy vẫn chưa có thay đổi gì về tính độc hại của nó.

Nhưng ở Việt Nam thì lại khác. Tình hình phát triển dịch tại Việt Nam hiện nay thấy rõ là diễn tiến bệnh dịch đi vào kịch bản 2 (có lây lan, nhưng tử vong thấp). Đây là một bằng chứng nữa cho giả thuyết về cơ địa ở người Việt Nam bao gồm tăng cường hệ miễn dịch trải qua những làn sóng dịch COVID-19 đợt 1 và 2 cũng như những đợt dịch với Corona vi-rút chủng loài khác trước đây, bên cạnh tổng hợp những đặc điểm rất riêng tư của Việt Nam (phong tục, tập quán sinh hoạt xã hội) cũng như những biện pháp thích nghi kịp thời của nhà nước Việt Nam và các cơ quan y tế có trách nhiệm.

Hỏi: Theo Ông thì Việt Nam cần phải có những biện pháp gì đối với tình hình lây nhiễm dịch bệnh của COVID-19 và đặc biệt là với biến thể Delta hiện nay?

GS Huyên: Diễn biến dịch đi vào kịch bản 2, như đã nói nó cho phép ta suy diễn những giả định là đúng cho những điều kiện hiện nay. Như vậy, những biện pháp phòng chống thích nghi đề nghị sẽ là:

1. Nhanh chóng chủng ngừa cho nhóm người dân cao tuổi hệ nguy cơ (trên 65 tuổi) và tuổi trung niên (giữa 50 và 65) có bệnh nền. Qua đó, tránh được sự lây lan nhanh của những biến thể mới ở nhóm người này với nguy cơ có thể đưa đến tình trạng quá tải chăm sóc y tế.

2. Chủng ngừa cho bác sĩ và nhân viên y tế cũng như cho các cơ quan hay cá nhân có yêu cầu về y tế.

3. Chủng ngừa đại trà (cho tối thiểu là 70% dân số) để đạt miễn dịch cộng đồng trong lúc này chưa phải là giải pháp tối ưu để nói đến vì nhiều lý do khác nhau chưa được khắc phục:

a. hậu cần: nguồn cung cấp thuốc chủng ngừa cho một số lượng lớn như vậy, cho đến nay chưa thấy là khả thi.

b. sức đề kháng chống tái nhiễm dịch bệnh kéo dài bao lâu sau khi chủng ngừa bệnh? 6 tháng, một năm, một năm rưỡi, hai năm… chưa rõ. Tổn phí ước đoán cho mỗi lần chủng ngừa và tái chủng ngừa khoảng chừng hơn nửa tỷ đến một tỷ USD tùy thuộc vào thuốc mua. Đây là tổn phí phỏng đoán dựa trên bản giá thuốc công bố của các hãng thuốc (xem 6). Bên cạnh đó, hậu cần cho việc cung cấp thuốc chủng ngừa vẫn liên tục là một câu hỏi lớn.

c. Chỉ định chủng ngừa cho dân số người trẻ tuổi và trẻ em (dưới 15 tuổi) vẫn còn là một bàn cải y học vì thiếu chứng cớ cho một cân nhắc về hậu quả lâu dài sau chủng ngừa và tình trạng cải thiện sức khỏe cấp thời trước một nguy cơ tử vong cực thấp khi bị lây nhiễm COVID-19. Chủng ngừa đại trà ở Châu Âu có nghĩa chủ yếu phần lớn là cho người cao tuổi và người có bệnh nền (trong cân nhắc lợi hại về y học thì hợp lý), chủng ngừa đại trà ở Việt Nam chủ yếu sẽ là chủng ngừa phần lớn cho người trẻ tuổi lành mạnh và trẻ em (trong cân nhắc lợi hại về y học thì không hợp lý) (xem thống kê chi tiết về dân số các nước trên thế giới) (xem 7).

4. Trước những nhận thức mới, đề nghị cần tái lập sớm sinh hoạt thường ngày của người dân, tạo cho tầng lớp người dân có thu nhập thấp sớm trở về lại cuộc sống kinh tế thường nhật của họ để có thể tiếp tục tồn tại, không trở thành gánh nặng cho xã hội, điều không ai muốn.

5. Thời gian chống dịch vừa qua đã gây được một ý thức tốt cho người dân và bây giờ đã đến lúc nên để người dân tự ý thức lo cho sức khỏe của chính mình.

Đối với người dân:

– trước mắt là tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y Tế (5K= Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) (xem 8)

– nếu nghi ngờ có dấu hiệu lây nhiễm nên thông báo và làm xét nghiệm test SARS-CoV-2 ở cơ quan y tế liên hệ. Trong trường hợp test dương tính mà không có triệu chứng nặng thì cách ly tại nhà 14 ngày có theo dõi, thăm viếng hay hỏi thăm qua điện thoại hàng ngày của cơ quan y tế phường hay quận liên hệ. Nếu vì lý do gì đó ngại ngùng không muốn đi làm test thì cũng tự cách ly ở nhà 14 ngày (sau 7 ngày tự cách ly muốn tham gia sinh hoạt xã hội trở lại thì ra quận làm test kiểm tra, âm tính thì sinh hoạt lại bình thường, dương tính thì tiếp tục cách ly 7-14 ngày nữa, tùy thuộc vào test kiểm tra 7 ngày sau đó).

6. Đề nghị đến các cơ quan y tế:

– Tạo điều kiện cho người dân cùng ý thức góp sức trong việc phòng chống dịch COVID-19 bằng cách cho người dân được làm test SARS-CoV-2 miễn phí tại các cơ sở y tế của mỗi quận.

– Không làm test xác định SARS-CoV-2 rộng rãi, nhưng thực hiện một chiến lược cụm, tập trung vào việc tìm kiếm các cụm nhiễm để có chính sách cách ly kịp thời và kiểm dịch hiệu quả.

– không thực hiện cách ly tập trung để theo dõi những ca dương tính với người dân trong nước, nếu không có lý do chính đáng. Tiếp tục kiểm tra nghiêm ngặt khách ngoại nhập (đường hàng không, đường thủy, đường biên giới) và thực hiện cách ly tập trung để theo dõi đối với khách ngoại nhập. Một biện pháp rất hiệu quả trong thời gian qua.

– triệt để ngăn chặn và có biện pháp thích nghi với những người nhập cảnh vào Việt Nam bất hợp pháp.

Hỏi: Xin được hỏi một câu hỏi cuối cùng mà nhiều bạn đọc thắc mắc và lo âu đó là nguy cơ bị „hội chứng COVID-19 kéo dài“ sau khi bị nhiễm COVID-19. Đánh giá của Ông về vấn đề này như thế nào?

GS Huyên: Có thể nói là trong thời gian hơn một năm rưỡi qua thế giới đã chịu nhiều tổn thất với đại dịch COVID-19, giới y học đã học hỏi và biết cách phòng chống nó hiệu quả, cao điểm là tạo được thuốc chủng ngừa trong một thời gian kỷ lục chưa từng có trong lịch sử y học. Nhưng cũng có những điều chúng ta vẫn chưa được rõ như xác định những biến chứng kéo dài sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2.

Nhiều người sau khi bị nhiễm COVID-19 cảm thấy sức khỏe không hồi phục. Theo công bố của Hội Hô Hấp Đức ước tính là có khoảng 10% bệnh nhân COVID-19 mang hậu quả lâu dài của bệnh (xem 9). Sự phức tạp của vấn đề là phần lớn những bệnh nhân COVID-19 là người cao tuổi và có bệnh nền. Do đó, sự phân biệt biến chứng của bệnh nền và biến chứng do COVID-19 gây nên trong tiến trình bệnh sẽ không đơn giản.

Phần lớn những bệnh nhân này có vấn đề về đường hô hấp hay tim mạch, thường cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi thường trực và làm việc không hiệu quả. Trong một nghiên cứu riêng rẽ cho thấy bệnh có khuynh hướng phục hồi sau 60-100 ngày (xem 10).

Danh sách triệu chứng biểu hiện của bệnh thì còn rất dài và trong lúc này thì các hội đoàn chuyên khoa tại Đức có liên quan đến COVID-19 đang cộng tác làm việc với nhau để cùng công bố một hướng dẫn chung về chẩn đoán và điều trị „sau COVID-19“ vào cuối tháng 6/đầu tháng 7.2021 (xem 11).

Tóm lại, „Hội chứng sau COVID-19“ hay còn gọi là „Hội chứng COVID-19 kéo dài“ là một bệnh án mới, hiện nay chưa có đầy đủ dữ liệu chứng cớ y học để đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng và tiên lượng bệnh. Nhưng trước mắt, đây là một vấn đề đang được y học quan tâm.

Trích dẫn:

1.DĐKP: một cách nhìn về tình hình đại dịch Corona hiện nay tại Việt Nam https://diendankhaiphong.org/2021/06/07/mot-cach-nhin-ve-tinh-hinh-dai-dich-corona-hien-nay-tai-viet-nam/

2. Thông tin của ủy ban thường trực chuyên trách về chủng ngừa của viện Robert Koch, Cộng Hòa Liên Bang Đức. https://www.rki.de/DE/Content/Infekt/Impfen/ImpfungenAZ/COVID-19/Impfempfehlung-Zusfassung.html.

3. DĐKP: CORONA: tại sao số ca nhiễm ở Việt Nam thấp https://diendankhaiphong.org/2020/04/16/corona-tai-sao-so-ca-nhiem-o-viet-nam-thap/

4.Impfquoten nach Altersgruppen in den Bundesländern 26.6.2021 https://www.rki.de/DE/Content/InfAZ/N/Neuartiges_Coronavirus/Daten/Impfquoten-Tab.html

5. G. Meyerowitz-Katz et al., Assessing the age specificity of infection fatality rates for COVID-19: systematic review, meta-analysis, and public policy implications, European Journal of Epidemiology, volume 35, pages1123–1138

6. Der Arzneimittelbrief, Jahrgang 55.Nr.3.März 2021).

7. Bộ Y tế khuyến cáo „5K“ chung sống an toàn với dịch bệnh https://ncov.moh.gov.vn/-/bo-y-te-khuyen-cao-5k-chung-song-an-toan-voi-dich-benh

8. Thống kê chi tiết về dân số các nước trên thế giới https://www.laenderdaten.de/bevoelkerung/altersstruktur.aspx

9. https://idw-online.de/de/news765168

10. Huang, C. et al. (2021): 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. The Lancet, Volume 397, Issue 10270, P220–32, DOI: 10.1016/S0140-6736(20)32656-8.

11. https://www.awmf.org/leitlinien/detail/anmeldung/1/ll/020-027.html

Địa chỉ liên lạc: Prof. Dr. Si Huyen Nguyen Vice Dean of Vietnamese German Faculty of Medicine/Pham Ngoc Thach University/ HochiMinh City. Duong Quang Trung 2, P12, Q.10, Ho Chi Minh City, Vietnam. http://www.pnt.edu.vn.
Honorary Professor of Hue University

In Germany: Med. Clinic II/ Cardiology/ Intensive Care Medicine/ Sleep Medicine HELIOS St. Marienberg Clinic Helmstedt/Academic Hospital of the Otto-von-Guericke-University Magdeburg; Conringstrasse 26, D-38350 Helmstedt, Germany. Tel. 00 49 (0) 5351 141434

President of German Vietnamese Association of Cardiology/Deutsch-Vietnamesicher Förderkreis für Kardiologie e.V. (DVFK); http://www.dvfk.org; e-Mail: dvfk@gmx.de


Xem Thêm :GS-TS Nguyễn Sĩ Huyên: Tự hào vì được đóng góp cho quê hương

Tặng Cho Anh - Thơ Quách Như Nguyệt

 Mơì Xem :



Tặng Cho Anh - Thơ: Quách Như Nguyệt - Nhạc: Đỗ Hải - Hà Thanh - 

 

Tặng cho anh


Mùa Xuân xanh, xanh mướt

Cỏ lá hoa mà mượt ru tình

Con chim xinh ca hát lúc bình minh

Con bướm trắng đa tình yêu hoa thắm

 

Tặng cho anh

Hạ nồng nàn nắng ấm

Nắng óng vàng trên mái tóc của em

Hãy nhìn kìa, anh để ý nhìn xem

Hoa nở rộ đang lung linh trước gió

 

Tặng cho anh
Mùa Thu vàng lấp ló
Chiếc lá vàng em ướp tập thơm tho
Lá đủ mầu vàng, nâu, xanh, tím, đỏ

Thỏ tung tăng vui chúc chuyện tình mình

 

Tặng cho anh

Mùa Đông trắng thảnh thơi

Hoa tuyết trắng rơi rơi tình tứ quá!

Ôm em nhá, mình truyền nhau hơi ấm
Phủ đời nhau bằng những nụ hôn tình

 

Em tặng cho anh

Mắt tình, đôi môi mộng

Mài tóc dài buông thả lả lơi

Hai bàn tay không níu kéo, chơi vơi 

Tặng cho anh tất cả, cả cuộc đời!

Xin nhận lấy, nhận tình em rất mới


Như Nguyệt

May 27th, 2021

Mời Xem Các Bài Thơ Khác Của Quách Như Nguyệt

KINH NGHIỆM VÀ KIẾN THỨC CẦN BIẾT KHI CHÍCH NGỪA VACXIN COVID.

 1. Ai nên chích

- Không có chuyện người thể trạng yếu ớt thì chích sẽ bị hành nhiều, có người to như voi cũng bị hành, có người như sên nhưng lại không bị hành
- Không có chuyện người đang bị bệnh nền ổn định thì chích vô sẽ ảnh hưởng bệnh nền, người bệnh nền càng nên chích ngừa vì người bệnh nền mắc Covid rất dễ biến chứng nặng. ( bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, đặt xì ten, viêm gan b,c, thiếu máu tán huyết, rối loạn tiền đình, thiếu g6pd …mấy bữa nay bị hỏi quài, ổn định là chích, càng nên chích)
- Không có chuyện người lớn tuổi chích vô bị hành nhiều , ảnh hưởng sức khỏe, người càng lớn tuổi càng ít bị hành
- Rất hiếm các loại thuốc đang sử dụng ảnh hưởng đến chích vaccin, chích xong vẫn uống thuốc hàng ngày bình thường
2. Ai không chích
- Dị ứng phản ứng phản mức độ 2 (phù mặt , nôn ói đau bụng dữ dội, phải chích adrenalin) với tất cả các thứ ( thức ăn, thuốc…)
- Phụ nữ mang thai ( nước ngoài họ cho chích nếu nguy cơ mắc bệnh cao)
- Cho con bú (nước ngoài cho , VN chưa), nước ngoài chích xong vẫn bú phà phà
- Người đang bị ung thư giai đoạn cuối, đang chứ không phải đã chữa ổn định.
- Người đang xơ gan giai đoạn cuối

3. Ai khoan chích chờ qua cơn rồi chích
- Trẻ dưới 18 tuổi chưa có chich, bây giờ chích cho người lớn thôi
- Đang bệnh cấp tính
- Đang uống thuốc ức chế miễn dịch, nếu ngưng 14 ngày rồi thì chích

4. Trước khi chích nên làm gì
- Hợp tác khai báo y tế, thực hiện các thủ tục, trật tự khoảng cách
- Bình tĩnh, không đọc tin tức lung tung về vaccin làm gì, chích vaccin là cơ hội tốt không được bỏ qua tầm tay
- Không uống cà phê nhiều vì khi khám sàng lọc mạch nhanh,quá, tim đập thình thịt lại phiền
- Ngồi nghĩ thư giãn chút rồi khám sàng lọc, chứ không đi lật đật huyết áp tăng lên lại phiền
- Có một số người nguy cơ thì chích tại bệnh viện hay chích cuối buổi

5. Trong vòng 30 phút ở tại nơi chích ngừa nên làm gì ?
- Giữ khoảng cách an toàn, không bàn về chuyện hành của vaccin sau chích
- Thư giãn, nói chuyện vui cũng được
- Báo bác sĩ ngay nếu nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều ( tình huống này rất hiếm )
6. Về nhà làm gì, sẽ bị hành hay không thì tuỳ và nhiều kiểu khác nhau, 6 tiếng đầu đa số phơi phới vui vẻ. Sáu tiếng sau thì:

- Kiểu 1: khỏe re, không thấy gì đặc biệt, đau chút chút nơi chích, hay suy nghĩ ủa ủa sao kỳ vậy ta, chắc tại …, hay là… kệ, người ta có người này người khác
- Kiểu 2: thường gặp nhất, rêm mình, gai gai sốt, cảm thấy quải quá, sốt nhẹ, đêm đầu sẽ khó ngủ chút, đau đầu chút chút, 24-36-48 tiếng hết, đa số nhóm này đi làm bình thường, người nào nói không đi làm nổi là do nhõng nhẽo
- Kiểu 3: sốt cao , mệt mỏi quá, sốt run cầm cập, đau nhức mình quá, uống thuốc giảm đau hạ sốt mà nó cũng giảm chậm quá. Cũng ráng gồng mình chịu đựng , cũng 24-36-48 tiếng hết, hiếm ai 72 tiếng mới hết
- Kiểu 4: đau bụng, tiêu chảy, ói nhiều , quài, tầng xuất ra vào nhà vệ sinh tăng lên đột ngột, ăn uống không được, ráng ăn chút một cũng sẽ ổn sau 24-48 h. Mệt quá thì vào bệnh viện truyền nước biển
- Người có bị cao huyết áp hay khi đi khám sàng lọc mới biết huyết áp hơi cao thì nên đo huyết áp mỗi 4-6 h trong 24 h đầu sau chích
Sau 4 ngày mà còn đau nơi chích, đau nơi nào đó trên người quài, nhiều thì đi khám hay gọi điện thoại hỏi tư vấn
7. Chích ngừa vaccin này không có chuyện sinh ra con vi rút Covid trong người ( đồn lung tung), chích xong thường 14 ngày mới có tạo kháng thể, mũi 2 cách mũi 1 từ 4-12 tuần tuỳ. Đa số mũi 2 ít hành hơn mũi 1 nhiều
8. Bây giờ tỷ lệ chích ở công đồng còn thấp lắm, chích ngừa rồi vẫn 5 K nghiêm chỉnh
NGUỒN: BS. TRƯƠNG HỮU KHANH (21-6-2021).

từ FB Trần Phong Vũ


CẢNH BÁO LỪA ĐẢO

 Từ FB.Nguyễn Ngọc



Cẩn thận nhé cả nhà. Chiêu lừa đảo rất mới.
Chủ Nhật vừa rồi tài khoản ngân hàng của mình tự nhiên nhận được khoản tiền trị giá 20 triệu đồng với nội dung “ cô d mượn “.
Truy tìm mãi không biết ai gởi tiền thì có một phụ nữ gọi điện thoại nói là chuyển nhầm và xin lại tiền. Tiền này đang chuyển gấp để làm phẫu thuật cho con. (Chú ý là nó sẽ có rất nhiều phương thức để thúc vào tâm lý mình phải chuyển lại tiền sớm)
chuyển nhầm thì đương nhiên phải trả lại rồi. Tuy nhiên mình cũng cẩn thận và có chút ít kiến thức ngân hàng nên mình yêu cầu người chuyển nhầm phải có giấy xác nhận của ngân hàng rằng cô ta đúng là chủ tài khoản đó. Cô ta ấp úng và lặn luôn từ hôm qua tới giờ.
Biết là có gì đó không ổn nên mình ra ngân hàng yêu cầu in sổ phụ và xem tiền của ai chuyển thì được Biết đó là của một người đàn ông và chuyển từ vietcombank với nội dung là cho d vay trong thời hạn 45ngày.

Phân tích vấn đề:

Đây là một chiêu lừa . Nếu mình hấp tấp trả tiền cho người phụ nữ kia thì
Sau đó hết thời hạn 45 ngày. Chủ tài khoản tên Lương Thanh Văn sẽ xuất hiện và đòi khoản tiền 20tr cùng tiền lãi cắt cổ. Nếu bạn không trả thì
sẽ cho xã hội đen tới quấy phá.. vì có bằng chứng chuyển tiền với nội dung cho vay trên điện thoai..
Chiêu lừa kiểu này kể cũng cao tay...

Chia sẻ để các bạn lỡ có ai chuyển nhầm tiền vào tk thì biết cách xử lý nhé..

Nếu gặp trong trường hợp bất cứ ai gọi điện là chuyển nhầm và xin chuyển lại theo stk của nó gửi cho mình thì không được gửi cho nó nhé mình mang tiền ra công an gần nhất và gửi luôn cho công an khi nào có người hỏi hoặc xã hội đen nó đến gặp đòi thì bảo chúng nó ra công an mà lấy nhé

nó chuyển xong có đứa sẽ gọi ngay và nói đủ chiêu trò là chuyển nhầm xong mình chuyển cho nó là mất luôn xong 45 ngày có dân xã hội đến đòi tiền với lãi xuất cao bọn lừa đảo có tổ chức đấy nhé

THƯ TÌNH VIẾT MUỘN!

 


 Tác Giả :Cụ Nguyễn Văn Tuyết

(Cụ vừa mới từ trần ở Paris, hưởng thọ 91 tuổi)


Bà nó à!

À mà thôi, gọi là EM đi cho tình tứ như ngày xưa chúng mình cùng chung giường chung gối, chung cả đường đi lẫn lối về em nhá. Dù rằng nay đôi ta mỗi người một ngả, lại đông con nhiều cháu mà còn xưng hô “anh em” thì e rằng con cháu nó cười. Nhưng đây là tình thư của anh gửi tới em, lá thư đầu tiên và cũng là lá thư cuối cùng. Anh viết thư này từ ngày 14/10/20xx, mỗi ngày vài dòng, khổ nỗi mỗi khi viết đến tên em là như có hơi nước che mờ cặp kính nên anh đành phải buông bút, dụi mắt thở dài! Viết lâu rồi đấy mà chưa nói được gì với em! Chuyện tình trong 60 năm dễ gì nói trong vài trang giấy, kể trong vài ngày.

Thôi thì thế này nhá, nếu không xong để gửi qua đường bưu điện thì anh sẽ mang đến nơi em đang ở để trao tận tay. Anh biết nơi em ở rồi, kể từ khi em dọn về bên ấy, anh đã rất nhiều lần đi vòng quanh bên ngoài để ngắm một căn nhà 2 tầng(*) nhỏ-nhắn, xinh-xắn, mà nghe đâu em khoe với hàng xóm rằng:

- “Tôi ở tầng dưới, còn tầng trên để dành cho nhà tôi”...


Em à!

Nhớ lại ngày nào em là thiếu nữ 16 tuổi xinh tươi làng Vạn, hoa khôi huyện Yên Phong, còn anh là trai làng Đại Lâm, chúng mình cùng tỉnh Bắc Ninh, nhưng anh theo gia đình ra Hà Nội học nên không có dịp “thả thơ”

Em còn nhớ những vụ “thả thơ” này không? Dì Phách, cô em gái của em nói rằng em đẹp lắm lại là con nhà có của nên trai huyện trai làng nhiều người ngấp nghé, mỗi khi em đi chợ thì họ len lén bỏ thư vào cái làn mây em xách tay, khi về nhà mới biết, thế là mấy chị em đọc thư tỏ tình của các chàng nhát gái mà cười bò ra, nghe cũng vui đấy nhỉ. Nhưng anh thì chưa có dịp thả thơ như thế.

Khi bố anh cần người giúp ông trong việc kinh doanh nên đã bắt anh lập gia đình sớm, anh có quen biết nhiều cô gái ở Hà Nội nhưng không thương ai. Thế rồi một hôm bố anh bảo diện vào rồi đi chợ huyện Yên Phong với ông, anh hỏi bố rằng con đi chợ làm gì thì bố nói:

- Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

Khi đến chợ rồi mới biết ngày đó em cũng đi chợ, có lẽ người lớn đã sắp xếp cho chúng mình trông thấy nhau. Nghĩ lại cũng buồn cười nhỉ, bây giờ khác xưa rồi, trai gái quen biết và yêu rồi mới dẫn cha mẹ hai bên gặp nhau.

“Anh trông thấy em đi chợ anh thương”. Bố chưa kịp hỏi ý kiến anh có bằng lòng “cô ấy” hay không thì anh vội nói trước:

- Chưa gặp đã bén hơi. Tại duyên số rồi bố ơi!

Thế là bố khuyên anh “cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha” nên anh vội nhờ người đem tặng em “một thúng xôi vò, một con lợn béo một vò rượu tăm. Tặng em đôi gối em nằm, cái chăn em đắp..” năm đó chúng mình vừa tròn 17.

Họ hàng nhà trai khen em xinh gái và có duyên, nhưng bố anh thì nói: “vợ chồng cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”, và để cho con đừng có ỷ lại nằm duỗi mà ăn nên ông cụ đã giao cho vợ chồng mình xưởng sửa chữa và cho thuê xe xích-lô.

Khởi đầu là thế, mình sống đầm ấm bên nhau, không vất vả về kinh tế nên năm 1941 em sinh con gái đầu lòng, anh đặt tên con là Trinh. Rồi lần lượt có thêm con Thục, con Thuý, cả ba xinh gái giống mẹ. Sau 3 cô con gái là em sinh liền cho anh 4 cậu con trai, tên các con là Phong, Tuấn, Quang, Anh. Đời sống gia đình đang thanh bình ấm êm, các con đi học có xích lô đưa đón thì bỗng “trời đất nổi cơn gió bụi”, em má hồng chịu nỗi chuân chuyên, bụng mang dạ chửa mà phải cùng gia đình di cư vào Nam. Vừa đến Hải Phòng thì em sinh con gái thứ tư nên mình đặt tên con là Nguyễn Thị Hải, và Hải là đứa con thứ tám cùng theo bố mẹ di cư 1954 vào vùng đất lạ. Cưới năm 1939 tới 1954 khi di cư mới được có 8 con nên em nói còn ít. Nhớ hôm dẫn em vào bảo sanh viện, anh nắm tay em an ủi thì em mỉm cười nói:

- Anh còn phải đưa em vào bảo sanh viện tám lần nữa, vì thầy tướng số nói em sẽ có 16 người con tất cả.

Nghe em nói xong anh cười to khiến mấy bà bầu ngồi ở phòng chờ đợi quay sang nhìn vợ chồng mình, chắc họ tưởng mình vui vì mới có con đầu lòng. Nghĩ vậy nên anh ghé vào tai em thì thầm:

- Bao nhiêu cũng được, chỉ sợ vất vả cho em thôi, còn anh thì ..lo tất.


************ 

Vào tới Saigon, gia đình mình ở số nhà 247 đường Thành Thái, Chợ Lớn, gần ngã tư Trần Bình Trọng. Em vẫn tề gia nội trợ, còn anh, xoay đủ nghề. Từ mở trường dạy lái xe hơi lúc mới vào rồi làm tôm đông lạnh ở Rạch Giá, lập trại trồng nấm rơm ở suối Lồ Ồ Dĩ An, thầu xây dựng với anhThúc, làm cho USOM, và như em biết đấy, công việc cuối cùng của anh là làm việc ở tòa Lãnh Sự Pháp Saigon, nhờ đó mà sau 30/4/1975 gia đình ta đi định cư tại Paris. Tuy nhiên anh đã không giúp em được toại nguyện theo như lời khuyên của thầy tướng số nên trong thời gian ở Saigon, vợ chồng mình chỉ thêm được có 4 “cậu” là Tiến, Thắng, Thụy, Xương và 2 “cô” Loan, Hà, vị chi là 14 mụn con gồm 6 gái, 8 trai, còn thiếu 2 vì thế em mới nuôi thêm 2 cháu ngoại là Yến và Việt, con của Thúy để cho đủ 16 đứa.

Nay tuy không được vuông tròn trọn vẹn nhưng tất cả đã ổn định cả rồi. Hiện tại ở Mỹ có 3 cô 2 cậu, ở Pháp có 4 cậu, 3 cô. Con nào cũng có gia đình hạnh phúc một vợ một chồng và đã tặng cho em rất đông cháu nội ngoại và đã hơn 10 chắt rồi đó. Duy chỉ còn cô út Thu Hà, đẹp, thông minh hoạt bát, nhiều chàng ngấp nghé lắm nhưng con gái út của chúng mình lơ là chuyện này mà lại siêng năng nghiên cứu kinh sách nhà Phật. Tại duyên số thôi.

Anh rất hài lòng vì các con, trai gái thì hiếu thảo con dâu nào cũng coi như con đẻ, nhất là Yến, vợ Quang, hiện là chị dâu trưởng, là gương mẫu cho các em. Còn con rể ư? Các cụ xưa gọi con rể là tế-tử nên anh thấy tế-tử nào cũng tử tế cả, các anh ấy là người biết điều, lo toan mọi bề cho vợ con, lại hiền lành. Duy chỉ có chồng của Thúy, tức bố của Yến-Việt là quân nhân nên vất vả và luôn phải xa gia đình, nghèo và hơi ngang. Em nhớ không, lần đầu tiên hắn đến nhà mình thăm con Thúy mà lại ngồi gác chân mang giầy nhà binh lên bàn! Anh giận quá! Nhưng bù lại, nay mỗi lần anh sang Mỹ thăm con cháu, thì bố Việt chở anh ra khu chợ ABC mua bánh ngọt, đi ăn hủ tíu Mỹ Tho, lại còn bảo vợ chồng Việt “niềng” răng cho ông ngoại, anh thấy vui vui nên nói: - “Khỏi niềng, răng của ông còn rất tốt và đẹp nữa, con chỉ cần bỏ vào ly nước ngâm với thuốc sát trùng cho ông là được rồi.” Anh nói tới đâu rồi nhỉ? Thế đấy, còn minh mẫn nhưng hơi lộn xộn nên thư viết cho em cứ chuyện nọ xọ sang chuyện kia. À nhớ ra rồi, tới chỗ vuông tròn. Anh nói không được vuông tròn trọn vẹn là vì con gái đầu lòng đã ra đi khi vừa tới Mỹ, và hai con trai hy sinh cho Tổ Quốc, cậu cả Phong bị thương ở Ban-Mê-Thuột rồi hy sinh, cậu Tuấn thì tử trận trên biển, chìm theo hộ tống hạm HQ10 trong trận hải chiến để bảo vệ Hoàng Sa chống lại quân xâm lược Trung Cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974. Em à, anh không muốn nhắc chuyện xưa làm đau lòng em khi mất đi 2 đứa con trai tuổi còn quá trẻ, nhưng cũng là một đóng góp cho đất nước như biết bao các gia đình khác. Mới đây ông HQ Đặng Thanh Long đã thay mặt Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tổng Hội Hải Quân Hải Ngoại đem cuốn Hải Sử Tuyển Tập và Hải Sử HQVNCH đến tặng gia đình ta với bút tích ghi ở trang đầu như sau: “Kính biếu gia đình liệt sĩ Hoàng Sa HQ Nguyễn Văn Tuấn”.


************* Thấm thoát thời gian mau thế đấy em nhỉ, chả cần nói nhiều thì các con cũng biết từ lúc có đứa con đầu lòng ở Hà Nội rồi có thêm cô Út Hà ở Saigon rồi gia đình ta di tản, bảo lãnh, vượt biển vượt biên mà được thế này cũng là tạ ơn trời đất lắm rồi. Nhưng bất hạnh thay, em lại bỏ anh mà đi! Dễ chừng gần chục năm rồi chứ ít sao? Lúc trước anh nhớ chính xác ngày giờ năm tháng em ra đi, nhưng sau lần anh bị té dập đầu thì trí nhớ không còn tốt. Thôi để anh mở sổ ra xem ngày nào em bỏ anh ra đi. Đây rồi, ngày 14 tháng 10 năm 2002, và anh viết lá thư này cho em cũng vào ngày 14 tháng 10, em đi đã được 8 năm rồi đó.


Em à! Anh nhớ rõ là em bị bệnh thận, đang lọc máu thì bị té dập xương chậu và sau một thời gian ngắn thì em ra đi! Ngày đó mắt anh đã khô, khi thấy con cháu vây quanh mẹ, quanh bà nức nở khóc làm anh nghẹn cổ họng. Thôi thế cũng xong, vì hiện nay em luôn được mạnh khỏe, không còn lo lắng về bệnh tật, cuộc sống mới lại bình an, thảnh thơi mãi mãi. Nhưng cẩn thận nhá, mỗi lần “vân du” em nhớ mang theo áo ấm và gài dây an toàn kẻo gió mạnh lại thổi bay mất thôi. Em nhớ không? Lúc sinh thời mỗi lần mang thuốc và nước đến cho em thì anh chỉ nói vắn tắt: “thuốc đây, bà uống đi”! Nay anh muốn gọi tiếng EM, nói thật nhiều lời thương yêu thì giọng anh đã khò khè, thở không ra hơi! Hối hận quá! Khi em đi rồi mà đàn chim bồ câu cứ đúng giờ nó lại bay về đậu trên thành cửa sổ, cái của sổ của căn phòng trên tầng thứ 15 của tòa biu-dinh thuộc thị xã Alfort Ville, ngó ngay ra bờ sông Seine, từng đôi chim gù-gù sát cánh bên nhau chờ những miếng bánh mì mà em bẻ vụn ra rồi rắc cho chúng ăn.


Ngày đó anh cằn nhằn em hoài vì cái việc cho chim ăn, nó ăn rồi ị, sương mù và mưa phùn làm bánh mì thừa ướt nhão nhẹt ra rồi mốc xanh lên khiến anh lại phải dọn. Bực mình anh la thì em nhỏ nhẹ nói: “tội nghiệp chúng nó”. Thôi đành cứ để em cho chim ăn rồi anh dọn phân và thức ăn thừa kẻo gió lùa vào phòng mình hôi cứt chim. Khi em về trên đó rồi, mình anh ở lại mỗi ngày phải nhìn từng đôi chim gù gù tỉa cánh cho nhau mà nhớ em vô vàn. Đó là lý do thầm kín anh không muốn rời căn phòng này để về ở với con cháu.


 Có những chiều Hè hoàng hôn nắng úa, đứng ngắm hình em treo trên tường, anh thì thầm: “sao em không nói với anh” rồi ngó qua cửa sổ anh bỗng thấy như có mưa phùn chiều Đông, thì ra mắt anh mờ và anh cảm thấy lạnh lẽo! Tất cả đồ dùng của em còn để nguyên chỗ cũ, nhìn đâu cũng thấy em vì thế các con xin dọn cho gọn gàng thì anh không cho. Bẩy cô cậu thay nhau thuyết phục bố về ở với các con nhưng anh nhất định không muốn rời xa nơi này, tuy không còn là tổ ấm nhưng còn cái ghế em ngồi, còn cửa sổ mà em đứng rắc bánh mì cho chim ăn. Anh không thổ lộ những điều thầm kín đó mà chỉ nói:

- “Bố còn khỏe, tự lo cho mình được mà, các con cứ yên tâm”.

Mà anh còn khỏe thực, mỗi sáng không còn lái xe ra Paris 13 để ăn hủ tíu và mua báo Văn Nghệ Tiền Phong nữa thì anh đi bộ quanh phòng, đi dăm ba bước anh dừng lại nghỉ dăm phút, cứ như thế mỗi giờ cũng đi được hơn một vòng. Anh cũng vẫn ăn được, mỗi ngày cô Hải mang cơm nóng canh sốt sang cho bố rồi dọn dẹp nhà của, Hải về thì cô út Hà sang lo mọi việc giấy tờ về sức khỏe của bố. Cậu cả Quang tuy ít nói nhưng phân công đâu ra đó cho các em trai Thắng Thụy Xương luân phiên trực đêm bên bố và chở bố đi Paris 13, khu phố Việt, phố Tàu.

Tuy sống độc thân nhưng anh không cô độc, mỗi thứ Bẩy và Chúa Nhật là con trai gái dâu rể, cháu nội ngoại kéo nhau về tụ họp trong căn phòng nhỏ này. Khi trước còn khỏe thì anh nấu một nồi phở thật to, nay thì mỗi con mang theo một thứ, căn phòng không chỉ ấm cúng mà còn nóng lên nữa ấy chứ. Những lúc đó thì anh lại nghĩ đến em, để cho con cháu vui chơi, anh lẳng lặng đi nằm, ứa nước mắt vì sung sướng nghe tiếng cười của con cháu nhưng cũng ứa nước mắt khi thiếu tiếng em! Thì ra “con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”, ông nuôi bà. Cách nay khá lâu, anh đang vịn tường để đi vào phòng tắm thì bị té, các con vội đưa đi cấp cứu, bệnh viện khám phá ra một mạch máu trong đầu bị nghẽn khiến anh té chứ không phải tại anh vô ý. Nhớ mãi hôm ấy thấy em đến thăm anh trong bệnh viện, anh vội vàng ngồi dậy, ba chân bốn cẳng chạy ra đón em và anh bị vấp té, choàng mở mắt thì biết anh vừa nằm mơ và giận quá tại sao mình không cẩn thận để bị té rồi tỉnh lại mà không được nắm tay em. Vừa lúc đó anh nghe cô ý tá nói:

- Từ nay cụ phải dùng cái này.

Ngó xem thì ra là cái gậy chống, ở cuối có 4 chân bịt cao su. Nếu anh chống gậy này mà đi thăm em thì đúng là “ba chân bốn cẳng rồi”.! Anh không thích chống gậy, trông giống ông cụ quá! Đối với anh, em vẫn còn khỏe và còn trẻ, người cõi tiên thì “trẻ mãi không già” mà.

Nằm bệnh viện được mấy ngày thì anh đòi về nhà, nhớ căn phòng quá, nhưng các con không cho, lựa khi các con không có mặt, anh “ba chân bốn cẳng” vào phòng bác sĩ trực năn nỉ xin xuất viện và họ “đắc-co” Về nhà được mấy ngày thì anh lại “ba chân bốn cẳng” mang hoa đến tặng em, nhưng gõ của hoài mà không nghe tiếng ai trả lời, hình như mấy cô tiên đưa em vân du trên cẩu Vồng hay du Nguyệt Điện thì phải. Rõ chán! Cả đời ở bên nhau, anh chưa bao giờ tặng em một cánh hoa, tại anh thấy em là hoa đẹp rồi. Anh mong sớm có ngày được đoàn tụ cùng em nắm tay nhau tung mây lướt gió.

Sống với nhau hơn 60 năm, “sáu mươi năm cuộc đời” được 14 mặt con mà mình chưa bao giờ “to tiếng” với nhau, cằn nhằn thì có, nhưng chưa một lần em phải buồn phiền vì anh uống rượu, hút thuốc, đánh bạc và lăng nhăng, vì anh không thích những thứ đó, vì anh đã có em. Tính đến nay xa em đã 8 năm, thời gian cũng quá đủ suy ngẫm về thói đời hay coi thường hạnh phúc đang có sẵn trong tay mà không biết vun quén. Anh đang mong ngày tái ngộ. Cầu được ước thấy, mới tuần trước đây anh đang đứng vịn tường tập thể dục thì tự động ngã, bệnh viện cho biết những mạch máu li ti trên đầu bị vỡ, các con bao quanh lo lắng và bác sĩ họ đang cố gắng nối lại, nhưng anh nói: - “Thôi”. Sống với con cháu như vậy là quá đủ rồi, lo cho các con như vậy cũng tạm ổn, nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống thì không ai bằng. Tuy các con không giầu có gì, nhưng đủ ăn và hạnh phúc, nhất là các con một vợ một chồng, như đũa có đôi và anh chị em thương yêu nhau. Anh nói với các con:

- “Các con như đũa có đôi, để ba về với mợ chứ, căn phòng trên lầu nơi mợ ở dành cho ba đã có sẵn tiện nghi rồi, các con đừng lo lắng và bịn rịn nữa. Chúc các con ở lại bình an, đùm bọc và thương yêu nhau như từ trước tới nay”.


Em à! Hôm nay là ngày 14 tháng 9 năm 2010, chỉ còn đúng một tháng nữa là trùng vào ngày em đi, 14/10, bác sĩ cũng vừa báo cho biết họ sẽ “búc” vé cho anh. Như vậy là mọi việc đã sẵn sàng tốt đẹp, anh không mang theo gì cả. Khi nào có vé thì anh sẽ gọi phôn cho em biết để mở cửa cho anh vào. Nếu em nghe không rõ tiếng người mà chỉ thoáng phì phò tiếng gió thì biết đó là lúc anh đã cất cánh. Hẹn gặp em một ngày rất gần. Vĩnh biệt các con và các cháu cùng các chắt.


Nguyễn văn Tuyết.


DAD chuyển