Và phương pháp này còn
có thể phát hiện ra cả những người đang dùng chất kích thích.
Rượu bia và chất kích thích là nguyên nhân gây ra rất nhiều vụ
tai nạn nguy hiểm và đáng tiếc. Trong khi đó, những chiếc máy đo hơi thở để
kiểm tra nồng độ cồn đang tỏ ra chưa thật sự hiệu quả trong việc phát hiện
người sử dụng chất kích thích trên đường. Đó là lí do tại sao mà Krishna Reddy
- một cậu bé 13 tuổi đến từ Wichita Falls, Texas, Hoa Kỳ lại tạo ra một thiết
bị có thể xác định người sử dụng chất kích thích, dù đó là bia rượu hay ma
túy.
Krishna Reddy
Là một trong 10 sản phẩm bước vào vòng chung kết của một cuộc
thi phát minh khoa học dành cho thanh thiếu niên ở Mỹ, thiết bị của Krishna
Reddy sẽ xác định trạng thái của một người dựa vào độ co giãn sinh học trên mắt
của họ. Nếu giành chiến thắng ở vòng chung kết sẽ diễn ra trong vài ngày tới,
cậu bé này có cơ hội trở thành nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất và giành giải
thưởng 25.000 USD.
Nếu các bạn còn nhớ, mắt của chúng ta điều tiết co giãn theo ánh
sáng được chiếu vào. Nếu có nhiều ánh sáng, đồng tử mắt sẽ co lại và ngược lại,
nó sẽ giãn ra khi thiếu ánh sáng. Hiện tượng này gọi là phản xạ đồng tử. Nếu
bạn dùng các chất kích thích như bia rượu, ma túy,... thì đồng tử mắt sẽ không
thể co giãn bình thường được như thế.
Đồng tử mắt khi co giãn
Hiểu được nguyên lý này, Krishna Reddy đã tạo nên thiết bị của
mình với 3 thành phần: Một máy ảnh kỹ thuật số, một đèn pin và một... cuộn giấy
vệ sinh.
Nó sẽ hoạt động như sau: Chiếc đèn pin được sử dụng để chiếu vào
mắt, và cuộn giấy vệ sinh có tác dụng hướng nguồn sáng này thẳng tới mắt (bằng
cách cuộn lại). Sau đó, chiếc máy ảnh kỹ thuật số có nhiệm vụ quay lại quá
trình co giãn của đồng tử mắt. Dữ liệu này sẽ được đưa vào máy tính để chạy một
phần mềm (do Krishna Reddy viết) và phân tích xem người này có đang dùng chất
kích thích hay không.
Phương pháp kiểm tra giãn nở của đồng tử mắt không phải là mới.
Các nhân viên an ninh và y tế từ lâu đã sử dụng nó để kiểm tra một người có còn
tỉnh táo hay không. Thế nhưng với thiết bị của Krishna Reddy, việc kiểm tra và
xác định một ai đó có sử dụng chất kích thích hay không trở nên chính xác hơn
rất nhiều (Bởi vì các phản xạ đồng tử xảy ra trên quy mô của milimét và mili
giây).
Hy vọng phát minh của Reddy sẽ được nghiên cứu và hoàn thiện
trong thời gian tới để giảm thiểu các vụ tai nạn do chất kích thích gây nên.
Tất nhiên là khi mà những chiếc xe tự lái chưa trở nên phổ biến trên đường phố.
Theo Genk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét