23 thg 12, 2015

Gặp lại những người bạn SPSG bị buộc thôi học (k.2 năm 1964).- Nguyễn Cang


(Bài viết của Nguyễn Cang, k.2 SPSG)
Sự kiện bãi khóa tại trường SPSG năm 1964, ngày nay mới được nhắc tới. Nhiều người trong số họ đã đi vào lòng đất, tôi cảm thấy ngậm ngùi thương tiếc họ, những nạn nhân của một thời nhiễu nhương sau khi lật đổ nền đệ nhất cộng hòa.
Nhờ liên lạc và tiếp xúc được với nhiều bạn biết rõ sự kiện nầy nên tôi có được danh sách những người bị đuổi học năm ấy. Họ là ai? Nhìn lại danh sách tôi thấy vài người trong họ học chung lớp với tôi, mà dạo ấy tự dưng họ biến đâu mất!
Sau đây là danh sách bị buộc thôi học:
1/ Nguyễn Minh Quang Anh Tử
2/ Vương Xuân Hiếu
3/ Lâm Quang Thạc
4/ Bùi Duy Thuyết
5/ Nguyễn Đức Đào(chết)
6/ Trần Ngọc Báo
7/ Huỳnh Văn Ngọc(chết)
8/ Nguyễn Văn Hoa(VBQG Đà Lạt)
9/ Vương Tứ Thư
10/Lâm Thị Hiệp
11/Thanh( chết)
12/ Nguyễn Bá Long
13/ Trần Thị Lộc
14/ Trần Văn Khánh
Hiện tại tìm được 14 người. Tôi thắc mắc: Sao lúc đầu bảo là 11? Trả lời: Con số 11 là không chắc chắn, con sốcó thể nhiều hơn 14 vì sau khi bị  ra trường sớm thì mạnh ai nấy tìm đường lánh nạn, thân mình lo chưa xong làm sao lo cho bạn bè? Có anh bị gọi đi quân dịch, có anh tình nguyện đi lính, có anh tìm kẻ hở tiếp tục học lên đại học, có người về quê lánh nạn...cho nên không ai biết bao nhiêu người bị khổ nạn .Bây giờ từ từ tìm ra mới biết.
Tôi nghe mà mũi lòng!
Sau những năm miệt mài ở đại học Văn Khoa Sài Gòn, năm 1972, tôi bất ngờ đọc được danh sách các giáo sư đậu tiến sĩ: Nguyễn Khuê, Trần Trọng San, Nguyễn bá Long.Tôi ngạc nhiên với cái tên Nguyễn Bá Long, không lẽ là hắn? Hai năm sau tôi lò mò sang Đại Học Luật Khoa Saigon định ghi danh học thêm ,tôi bất ngờ thấy tên thí sinh Nguyễn Bá Long đậu tiến sĩ luật Khoa Sài gòn, tôi lại kinh ngạc tự hỏi :Không lẽ là hắn?
Tuần rồi găp lại hai bạn Thuyết và Khánh , mới xác nhận với tôi chính Nguyễn Bá Long đậu hai bằng tiến sĩ Văn Khoa và Luật Khoa Sài Gòn trước 1975, sau khi hắn bị đưổi khỏi spsg. Trong lớp của tôi hồi đó có hai người tên Long:
1/ Nguyễn Bá Long
 2/ Bế Văn Long. .
Nguyễn Bá Long nước da ngâm ngâm, dáng trung bình còn Bế Văn Long thì lùn tịt, người Bắc theo cha mẹ di cư năm 1954. Bạn có tiệm phở danh tiếng ở góc đường Hai Bà Trưng và Phan Đình Phùng. Năm 1965 khi thi mãn khóa xong, bạn rũ chúng tôi 5 người đến tiệm phở của bạn để thưởng thưc món phở Bắc đặc biệt trước khi chia tay. Nghe nói bây giờ tiệm phở của bạn ấy vẫn còn hoạt động.
Còn bạn Bùi Duy Thuyết thì kể lại câu chuyện như sau: Sau biến cố tại trường tôi vào Thủ Đức, ra trường đi ngành Hành Chánh tài chánh, sau đó biệt phái qua XDNT phụ trách thông tin báo chí.Năm 1969(?) có một cuộc họp các cấp lãnh đạo Dân sự vụ(?) gồm những người lãnh đạo các ban ngành, ngồi bên dưới là thầy Nguyễn Quý Bổng, đang nghe thuyết trình viên giảng bài mà thuyết trình viên lại là Bùi Duy Thuyết, người bị thầy Bỗng đuổi hoc. Tôi hỏi: Vậy chứ thầy Bổng có nhận ra bạn hôn? Trả lời: Tôi nghĩ là thầy Bổng biết vì tên thuyết trình viên có ghi trên bảng, ngược lại danh sách những người tham đự tôi cũng nắm trong tay.
Bạn kể tiếp: Năm 1994 khi qua Mỹ, anh Vương Xuân Hiếu hay tin bèn tức tốc từ miền Đông Hoa Kỳ đáp máy bay sang Sanjose thăm tôi khi về anh Hiếu còn nhét vào tay tôi 300$. Nói tới đây tự nhiên anh Thuyết sụt sùi nước mắt làm tôi cũng rưng rưng. Hình như những người bị đuổi họ thông cảm nhau sâu sắc hơn chúng ta? và họ tìm cách giúp nhau một cách tận tình. Anh Hiếu từ ngày qua Mỹ có cuộc sống rất khá, anh là một tay văn nghệ có tiếng, tạo được cơ sở làm ăn vững chắc ở tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ. Tôi chúc mừng anh .
Anh Nguyễn Minh Quang Anh Tử, vào quân đội, ra trường chuyển sang ngành báo chí
làm việc tại Việt Nam Thông Tấn Xã Sài Gòn, học tập chung với tôi tại Long Khánh, cùng một phòng một láng. Anh kể cho tôi nghe: "Tôi đại diện VN Thông Tấn Xã trở về trường gặp thầy Bổng, làm một cuộc phỏng vấn về sinh hoạt và điều hành trường SPSG trong đó có nhắc tới biến cố bãi khóa tại trường hồi mấy năm trước".
Sau khi được trả tự do bạn Anh Tử vượt biên(?) qua Anh Quốc làm việc cho đài BBC Luân Đôn.
Còn một anh nữa mà suýt chút nữa tôi quên, đó là anh Lâm Quang Thạc, rất thành công trên đất Mỹ, anh đỗ bằng cấp về điện toán, làm kỹ sư cho hãng Mỹ, nuôi con ăn học thành tài: một đứa là giáo sư tiến sĩ luât khoa, dạy tại đại học danh tiếng Berkely CA, nhưng bất hạnh thay cháu nầy bị tai nạn xe hơi rồi mất. Còn lại ba đứa , một bác sĩ một nha sĩ một kỷ sư điện toán.Bản thân anh sau khi bị đuổi hoc thì đi lính rồi lên chức cao hơn , anh từng đi dự hội nghị với NCK...
Anh bạn gần tôi nhất, là Khánh, có cuộc sống ổn định, nhà anh ở mặt tiền,gần chợ, có vườn "ngự uyển" , thứ bảy mời bạn bè tối uống cà phê , nhắc kỷ niệm xưa thật êm đềm. Thuở trước, khi bị đuổi học, anh thất vọng bèn tình nguyện vào Thủ Đức, sau đó chuyển sang XDNT cho tới 30/4/75.
Còn lại hai người nữ giáo sinh cũng  trong danh sách  năm ấy là: Lâm Thị Hiệp và Trần Thị Lộc, bây giờ ra sao? Tôi hỏi thăm nhiều người mà không ai biết,còn sống hay đã mất? Ai biết được xin báo tin cho hay để bạn bè cùng mừng. Hy vọng vậy!
Nguyễn Cang (10/12/2015).

Sau khi bài viết của anh Nguyễn Cang đưa lên,nhiều ban học SPSG có ý kiến về lý do nhà trường buộc thôi học 14 bạn trên,anh Nguyễn Cang đã trả lời.;



 Trước hết anh cám ơn XL đã quan tâm tới bài viết của anh. Để rộng đường suy luận anh cố gắng trình bày thêm cho vấn đề được sáng tỏ. Anh bị chi phối bởi vài anh em"bên thua cuộc", bảo bỏ qua đi nhắc lại làm gì, cho nên có người do dự không muốn cung cấp thêm tin tức, do đó anh phải tìm các bạn khác để có thêm tin tức. Nhưng những câu hỏi mà XL đưa ra rất là hợp tình hợp lý nếu anh không trả lời thì hóa ra anh cà lơ hay sao?
Sau khi lật đổ nên đệ nhất cộng hòa thì tình hình chánh trị Miền Nam trở nên rối ren, các nhà lãnh đạo mới hoảng hốt, lo sợ đủ thứ, chứng tỏ họ không có tài cai trị đất nước 

.Năm đó xảy ra bão lụt Miền Trung, chương trình "lá lành đùm lá rách" được chánh phủ phát động rộng rãi trong các đoàn thể dân sự và tôn giáo. Trong trường học thì đâu cũng có ban tổ chức làm công tác từ thiện nầy. Ban chấp hành Trường SPSG cũng phát động chiến dịch xuống đường sau khi có sự chấp thuận của BGH . Anh em đi quyên tiền hoặc phẩm vật trên đường phố rồi gom lại chuyển về trung tâm chở ra cứu trợ miền Trung . Công việc đang tiến hành suông sẻ hai ngày thì BGH ra lịnh ngưng. 
Thầy Bổng mời  anh Vương Xuân Hiếu vào văn phòng rầy rà một chập và nhắc lại là cấm triệt để việc đi quyên tiền.Anh Hiếu ra nói lại cho anh em hay sự việc thì anh em tức giận kêu gọi bãi khóa.Tức nhiên BGH ra tay đàn áp bằng cách báo cáo qua Tổng Nha CSQG để bắt những người cầm đầu.Nạn nhân đầu tiên là anh Lâm quang Thạc, bị cảnh sát bắt giam, sau đó thân nhân anh Thạc nhờ linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp thả ra. Anh thứ hai là ( quên tên).Dạo đó chắc các bạn còn nhớ trên lầu cũng như dưới đất đều có người rình chụp hình, ai iếp xúc với những người của nhóm lạc quyên mà bị chụp hình, khi rữa hình ra thấy bạn trong đó là bị đuổi ngay .May mắn anh không bị chụp hình vì anh biết họ đang rình rập nên đề phòng.Vả lại anh không tham gia. Vấn đề đặt ra là tại sao BGH lại mạnh tay quá vậy? 
Câu trả lời là họ sợ giáo sinh lợi dụng cứu trợ để làm chánh trị! Ban đại diện có trả lời là: " Chúng tôi không làm chánh trị" nhưng BGH không chịu tin nên ra tay đàn áp tận tuyệt. Họ sợ giáo sinh lật đổ BGH như các tướng lãnh đã từng lật đổ nhà Ngô vậy. Vấn đề là như thế . Hy vọng câu trả lời sẽ làm các bạn an lòng. 
(theo FB.SPSG).
Chúng tôi đăng bài nầy vì nó là 1 phần trong Lịch Sử.k.2.Mặc dù bây giờ những người trong cuộc cũng không còn quan tâm đến cái quá khứ đáng buồn đó...

1 nhận xét:

  1. Tên bạn số 1 trong danh sách tệ hại đó là Nguyễn Ninh Quang Anh Tử, là người học chung với tôi năm I/8( 1963-1964 ), không phải Minh Quang/ Ngoài ra có anh Lê Công Niệm, lớp II/5 nữa.Không biết anh nầy ra sao. Còn Anh Tử hiện ở Anh Quốc, cóa về VN, thăm 1 số thân hữu, có đăng trên blog của Chị Hòa.

    Trả lờiXóa