31 thg 5, 2014

14 lý do nên ăn khoai lang

14 lý do nên ăn khoai lang.




Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng.

Khoai lang là thực phẩm phổ biến, hữu ích cho sức
khỏe con người do chứa nhiều chất xơ, carotene, các vitamin và chất chống oxy hóa...

Dưới đây là những lý do các bà nội trợ không nên bỏ qua loại củ tuyệt vời này trong chế độ ăn của gia đình (theo Care2).

1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.

2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.

3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 100g củ từ.

4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.

5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.

7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.

8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.

9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.

10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.

11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.

Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.

12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.

13. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.

14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
(st và chuyển:Ngọc Diễm) 


Phát hiện con dấu cổ thời Thập tự chinh (khampha.com)

Cơ quan quản lý cổ vật Israel tuyên bố đã khai quật được một con dấu niêm phong bằng chì vô cùng quý hiếm, có từ thời kỳ Thập tự chinh nổi tiếng trong lịch sử, tại một trang trại cổ ở vùng thánh địa Jerusalem.
Con dấu 800 năm tuổi này nhiều khả năng từng được sử dụng để bảo mật cho một bức thư được gửi tới trang trại từ một tu viện nằm bên vách núi ở sa mạc Judean. Tu viện này do Đức thánh Sabas ("Mar Saba" trong tiếng Aramaic) sáng lập và từng là nơi cư trú của hàng trăm thầy tu.
Phát hiện con dấu cực hiếm thời Thập tự chinh
Một mặt của con dấu niêm phong cực hiếm mới được phát hiện in hình Thánh Sabas thời đế chế Byzantine
"Đây là một phát hiện cực hiếm, vì chưa có một dấu niêm phong nào như vậy từng được tìm thấy cho tới nay", trích tuyên bố của các quan chức giám sát khai quật thuộc Cơ quan quản lý cổ vật Israel.
Loại dấu niêm phong cổ xưa này còn được gọi là "bulla" trong tiếng Latin, ám chỉ con dấu bằng chì gắn vào sắc lệnh của Giáo hoàng. Nó bao gồm 2 đĩa chì rỗng, đúc liền với nhau và có một thớ gân phân chia ở giữa. Việc mở lá thư sẽ gây hư hại thấy rõ đối với vết bulla, nên nó được sử dụng nhằm ngăn cản những người không có thẩm quyền phá vỡ niêm phong.
Một mặt của con dấu khắc hình của Thánh Sabas thời Byzantine, để râu và quấn một mảnh vải hình chữ nhật quanh người cũng như qua vai trái (về cơ bản giống áo choàng tonga của người Hy Lạp cổ). Tay phải của Thánh Sabas đang huơ một chiếc thánh giá lên cao, trong khi tay trái dường như đang cầm một bản sao sách phúc âm. Mặt kia của con dấu khắc một dòng chữ bằng tiếng Hy Lạp, được dịch nghĩa là: "Đây là con dấu của tu viện laura của Thánh Sabas". (Tu viện laura là một loại tu viện Cơ đốc giáo chính thống, có nhiều hang động dành cho các tu sĩ ẩn dật).
Nhà nghiên cứu Robert Kool cho biết thêm: "Tu viện Mar Saba dường như đóng một vai trò quan trọng trong các quan hệ của Vương quốc Jerusalem trong thời kỳ Thập tự chinh, duy trì mối quan hệ gần gũi với hoàng gia trị vì. Tu viện có rất nhiều tài sản và của cải. Trang trại này có thể là một phần bất động sản của tu viện trong thời kỳ Thập tự chinh".
Phát hiện con dấu cực hiếm thời Thập tự chinh
Khu vực khai quật được con dấu niêm phong nằm ở tây nam Jerusalem
Con dấu niêm phong trên đã được phát hiện trong các cuộc khai quật năm 2012 ở tây nam quận Bayit VeGan của Jerusalem. Khu trang trại đã được xây dựng dưới thời đế chế Byzantine (thế kỷ - 6 sau Công nguyên) và có người đến sống trở lại trong thời kỳ Thập tự chinh (thế kỷ 11 - 12 sau Công nguyên).
Một tài liệu trong hồ sơ lưu trữ của Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem đã đề cập tới việc, một khu trang trại có tên Thora từng được bán cho tụ viện Mar Saba vào năm 1163 – 1164. Vị trí của trang trại đó đã mất dấu trong lịch sử, nhưng con dấu niêm phong Mar Saba có thể gắn kết trang trại mới được khai quật gần đây với Thora.

Thơ Thân Hửu :nvs Vũ Thụy và VHP.Hải Vân


                                                            Trả lại hồn tôi
                                       Em đem hồn tôi về trời
                                Giáng Sinh Chúa xuống gửi tôi linhhồn

                                       Em còn cất giữ hay không
                                       Sợ em đánh mất tôi mong ước gì
                                       Đường trần tôi chậm bước đi
                                       Cuối đường biết có tình si ai chờ
                                       Suốt đời tôi sống bơ vơ
                                       Ôm hình bóng cũ giấc mơ chưa tròn
                                      Âm thầm mất dấu môi hôn
                                       Người từ xa vắng có còn nhớ tôi
                                       Trách nhau chi chuyện đã rồi
                                       Trông chờ phép lạ tình hồi sinh sau
                                       Vết son chưa kịp nhạt màu
                                       Vết chàm lại có thể nào chóng phai
                                       Trước sau cũng hết kiếp này
                                       Cho tôi mắt ngọc mày ngài thuở xưa
                                       Hồn tôi em nhốt đủ chưa
                                       Còn bao lâu nữa mới vừa lòng đau
                                       Hồn tôi cũng chỉ là sầu
                                       Em không cần nữa giữ lâu làm gì
                                       Khuya rồi em hãy ngủ đi
                                       Để tôi còn viết lời di chúc buồn
                                                                nvs.Vũ Thụy
                                                                 (19-12-2013)   


                                                       Là Ai ?

 Hồn anh, em trả cho anh

Từ ngày quay mặt đoạn đành lìa xa.
Trả tình nồng thắm mặn mà,
Trả lời hẹn ước trăng tà năm nao.
Ai mê bẻ mận hái đào,
Theo trăng đuổi gió mơ sao quên đèn?
Đèn chong mòn mỏi đêm đen,
Chập chờn bóng ngã bên thềm đợi ai.

Ai người dứt bỏ tóc mai
Để ai tháng rộng năm dài vấn vương.
Để ai hồn lịm miên trường
Để ai tưởng gió mang hương tình về. 
Bao giờ qua được cơn mê,
Bao giờ quên được lời thề nước non?!

                         hvp.Hải Vân
                    (Dec. 20 -2013)    

30 thg 5, 2014

Bài st từ mạng (từ Vietdaikynguyen)

Thấy bài nầy trên mạng,đem về cho các bạn coi chơi lúc nhàn rảnh...
VN mình. và nhiều nước khác..cũng vậy thôi...




【Tin tức Đại Kỷ Nguyên ngày 19 tháng 5 năm 2014 】Những năm gần đây, đạo đức xã hội tại Đại lục đang trượt trên dốc lớn, mức độ chênh lệch giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng, cuộc sống của dân chúng tại tầng lớp thấp vô cùng cơ cực. Dưới đây là chùm ảnh phản ánh xã hội bách thái của Trung Quốc, khiến mọi người khiếp sợ.
1405182217292534
Tại một hộ gia đình ở Thiên Tân, đôi vợ chồng 80 tuổi vì mua phòng cưới cho con trai đã dùng hết số tiền tích cóp thậm chí còn phải vay muợn thêm 30 vạn tệ. Gần đến ngày hôn lễ, con trai lại yêu cầu 6 vạn tệ tiền sính lễ theo yêu cầu của bên nhà gái, vòi vĩnh Bố Mẹ suốt mấy ngày liền. Người Mẹ thương con trai, nhưng không kiếm đâu ra tiền, vừa khóc vừa nói rằng “con à, như này có phải con muốn Mẹ chết hay sao”. Người con trai nói, “thế thì Bà chết đi!” Người Mẹ tuyệt vọng  nhảy từ trên tầng 5 xuống, chết ngay tại chỗ. (Ảnh trên Internet)
1405182217272534
Nghe nói bữa ăn trưa tại công ty của quan chức nào đó, ăn bánh làm từ gạch cua, khiến chúng ta chỉ biết than thở. ( Ảnh trên Internet)
1405182217322534
Tại bãi đỗ xe Quốc tế Lập Phong, Thành phố Tây An, Tài Xế xe quân đội và một nữ nhân viên quản lý thu vé đã có lời qua tiếng lại. Tài xế xuống xe không nói một lời, đấm đá túi bụi, nữ nhân viên bất tỉnh nằm trên nền đất lạnh băng. Dân chúng phẫn nộ, tài xế tuyên bố: ” Tôi là không quân Chính Ủy! Các ngươi chớ có xen vào!” (Ảnh trên Internet)
1405182217342534
Cô gái 37 tuổi bị ung thư, người đàn ông 42 tuổi vì muốn có tiền chữa bệnh cho cô gái, đã ăn trộm một chiếc xe đạp điện nên phải vào tù, thời hạn thi hành án là 4 năm. Ngày 12 tháng 11 năm 2010, hai người đã cử hành một hôn lễ đơn giản ở trong tù, cảnh hôn lễ giống như trong truyện cổ tích này, khiến hàng trăm người phải rơi lệ. Trộm một chiếc xe đạp điện bị tù 4 năm, Con trai của Lý Cương đâm xe chết người bị tù có 3 năm. Tại Trung Quốc một mạng người còn không bằng một chiếc xe đạp điện. (Ảnh trên Internet)
1405182217372534
Khắc họa chân thực về việc cậy khỏe ức hiếp kẻ yếu, hiếp đáp dân nghèo tay không tấc sắt, chỉ vì muốn kiếm miếng cơm qua ngày.  Những nhân viên trật tự đô thị này không hiểu được rằng người sống trong lớp đáy của xã hội họ cũng có danh dự và lòng tự trọng. (Ảnh trên Internet)
1405182217402534
Một nông dân 44 tuổi tại Trùng Khánh, đi trên đường nhìn thấy một xe buýt chở đầy hành khách rơi xuống hồ, anh lập tức nhảy xuống hồ, đập vỡ cửa kính cứu được 19 người đang bị ngạt trong nước đưa lên bờ. Nhưng bản thân anh do bị sặc nước và ngâm nước lạnh trong thời gian quá lâu nên bị bệnh phổi. Anh đã xin Chính phủ giúp đỡ nhưng không ai quan tâm, chỉ biết mượn tiền chạy chữa mấy tháng. Rồi sau đó do không đủ tiền trị bệnh đã không may qua đời. Khi đi mai táng, trong số 19 người được cứu không một ai đến đưa anh. (Ảnh trên Internet)
Huyện Lô Thị, tỉnh Hà Nam là huyện nghèo khó cấp Quốc gia, hạng mục tiền trợ cấp cho dân nghèo trở thành công cụ để cán bộ địa phương vơ vét tiền của và ức hiếp người dân. Bí thư họ Quách thôn Quả Giác làm trợ cấp nghèo đói cho mẹ già 80 tuổi của nông dân Lữ Ngọc Lương. Ông bí thư này  muốn cưỡng hiếp cô gái ngay trước mặt bà nội và cha, người cha gọi điện thoại cầu cứu người khác nên mới được tha. (Ảnh trên Internet)
1405182217452534
Một bức ảnh được chụp tại vùng núi nghèo khó của Trung Quốc. Mẹ của đứa trẻ nói: ” mỗi năm sẽ nấu mỳ ăn liền cho con ăn một lần, bởi vì hôm nay là sinh nhật của con, kỳ thực chúng tôi tiếc không nỡ ăn.” (Ảnh trên Internet)
1405182217472534
Cậu con trai khóc lóc đòi mẹ mua đồ chơi, mẹ của cậu không mua, thằng bé ngang bướng túm tóc bà mẹ. Bà mẹ năn nỉ nói: “bỏ tay ra đi, đau quá.” Một cô gái khoảng 20 tuổi đến để giải cứu liền bị cậu quát “cút đi”. Thằng bé càng trở nên liều lĩnh, giơ tay lên bóp cổ bà mẹ. Bà mẹ bị ngạt đỏ cả mặt, lực bất tòng tâm, cuối cùng đành phải chịu thua. (Ảnh trên Internet)
1405182217502534
Ông già do bị tàn tật ở chân nên chỉ có thể đi xin ăn sống qua ngay, do trời mưa không kịp tránh chỉ có thể nhìn mưa mà than thở. Đột nhiên trên đầu ông lão có một chiếc ô. Ông lão thấy lạ nhìn lên, liền thấy một cô gái xinh đẹp, ô đã che hết cho ông già, bản thân cô gái thì bị mua ướt hết.  còn người đàn ông, đang trú mưa tại rạp chỉ đứng ở xa nhìn về. (Ảnh trên Internet)
(Trách nhiệm biên tập: Lưu Hiểu Thực)

Ngôn ngữ người Saigon nghe "đã " thiệt- Hoàng Thạch


Tôi chuyển vào Sài Gòn cũng đã hai mươi mấy năm. Chừng ấy thời gian chưa dài lắm nhưng với đời người thì không thể nói là ngắn được. Tính tôi đi đến đâu cũng vậy, cứ thích tò mò ngóc ngách cuộc sống dân tình ở đó, dù là trong nước hay đi học hành ở nước ngoài. Đúng là có chuyện “văn hóa vùng miền” rất thú vị.

Sài Gòn  mới hơn 300 năm so với Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến thì rõ ràng ngắn hơn nhưng lại có những nét văn hóa thật dễ thương. Qua những cuộc di cư từ Bắc vào 
Nam suốt mấy trăm năm nay đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người còn làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an bình, phì nhiêu lại có thêm người Trung Hoa, người Ấn Độ đến sinh sống, tạo nên một miền đất nước đa sắc tộc sống chan hòa bên nhau.

Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là: “Hi, xin chào anh Hai Sài Gòn”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là “anh Hai Sài Gòn mới ra hả”. Có chuyện gì muốn kết luận lại “anh Hai Sài Gòn cho ý kiến”… và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của anh Hai Sài Gòn là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “anh Hai Sài Gòn” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa. Có người hỏi:

- Tại sao có “anh Hai Sài Gòn” mà không có “anh Hai Hà Nội” nhỉ?

Chợ Bến Thành ở Sài Gòn
Tôi sực nhớ lại một thời đã có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lý và mang tính nhân văn cao.
Tôi kể họ nghe:

- Ngày xưa phương Nam của đất nước mình đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn, mà các cụ xưa người Bắc thì rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu thì đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên... Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của dòng họ ở lại ngoài Bắc nên khi sinh ra những đứa con đầu lòng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác thì người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?

Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà mình trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn: “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.
 
Có anh bạn trẻ cuối bàn hình như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu: “Trăm phần trăm đi anh Hai Sài Gòn”, tôi “chơi luôn”, nhưng rồi cậu lại hứng lên: “Xin mời anh Hai Sài Gòn cốc nữa”, tôi buột miệng: “Bình tĩnh đã cưng”. Một tiếng xuýt xoa phía góc bàn: “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi anh Hai Sài Gòn ơi, dzô đi”.

Vô Nam sinh sống lâu năm rồi những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đình tôi từ lúc nào không hay, các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi còn nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm gì đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em: “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao?”. Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy thì làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong lòng.

Ngày xưa lúc còn sống ở Hà Nội tôi cũng đã được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh hình như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”... chứ không phải người ta dùng từ “Cưng” để gọi nhau như ở Sài Gòn. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm lắm và dễ thương làm sao.
Tất nhiên, đã là xã hội thì sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xã giao thân tình với cái giọng của người Sài Gòn dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách giao tiếp trong mua bán giữa khách và cô bán hàng: “Hàng này đồ thiệt hôn cưng?”, “Thiệt mà, thưa cô”... Người nghe cũng thấy nhẹ lòng. Đi ngoài đường, nếu vô tình ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe: “Cô /chú ơi, gạt chân chống” và một lời đáp lại: “Cảm ơn nha”. Nghe mà thấy vui.
Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường tình, vô vị nhưng không phải vậy, bởi vì từ những đứa trẻ mới lọt lòng cũng đã thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè. Ngôn ngữ của người Sài Gòn nghe đã thiệt.

HOÀNG THẠCH
(st và chuyển:H.Phi)

29 thg 5, 2014

Welcome home - Truyện ngắn Đào Anh Dũng

Welcome Home - truyện thật ngắn - đào anh dũng

Làm việc chung nhóm với chị Min Xiao hơn sáu năm nay nhưng tôi ít khi giao thiệp với chị ngoài lãnh vực chuyên môn. Đó không phải vì tôi kỳ thị người Trung hoa mà vì chị có tinh thần “Đại Hán” khá cao, đôi khi hơi lố bịch. Ví dụ như trong hai lần thế vận hội vừa qua, mỗi khi có bạn đồng sự bàn đến các cuộc thi đua chị hết lời ca tụng các lực sĩ Trung hoa, bất chấp sự khó chịu của người nghe. 


Mới đây, sau khi được vào quốc tịch Hoa kỳ chị lấy một tháng phép, về thăm quê lần thứ nhất sau hơn mười năm xa xứ.


Trở lại làm việc, khi nghỉ giải lao hay ăn trưa chị thường ngồi tư lự một mình, khác với bản tánh hay “xả dao xả búa” của chị lúc trước. Hôm ấy, tôi xin phép ngồi chung bàn ăn trưa với chị. Chị cười mỉm, đưa tay mời tôi nhưng không dấu được chút miễn cưỡng.


Khi tôi xã giao hỏi chị về chuyến thăm quê vừa qua chị thao thao nói về sự phát triển của Trung hoa làm tôi nghĩ mình đã lầm lẫn hỏi chuyện. Nhưng sau đó chị lại bùi ngùi tâm sự rằng, chắc lâu lắm chị mới trở về Trung hoa lần nữa. Chị nói:

“Sự nao nức về quê không còn vì những thay đổi làm tôi có cảm giác lạc lõng giữa chính quê hương của mình.”

Tôi an ủi:

“Nhưng dù sao cũng là quê hương mà chị!”  


Chị chua chát đáp:

“Anh biết không, khi xét hộ chiếu của tôi, họ hạch hỏi đủ điều, tôi phải cho tip mới qua cái ải đó!”

Thấy chị dùng chữtip tôi cười.

“À, nhẩm xà!”

Chị tròn xoe đôi mắt.

“Sao anh biết?”

Tôi lại cười, không biết nói sao để khỏi mất lòng người bạn đồng sự.

Chị nói tiếp:

“Xót xa thay, khi tôi về đến Chicago ông nhân viên sở Di trú người Mỹ nói ‘Welcome home!’ khi trao sổ hộ chiếu lại cho tôi.”


Tôi mỉm cười, trả lời chị Min, “Welcome home!”


(từ Blog Đào Anh Dũng)

27 thg 5, 2014

Các loài nấm kỳ lạ nhất thế giới (khoahoc.com)

Những loài nấm kì lạ nhất thế giới

Nấm lỗ chó có hình thù như bạch tuộc, nấm phát ánh sáng xanh trong bóng tối hay nấm răng chảy máu là những loài nấm kỳ dị trên thế giới.
Gyromitra esculenta còn được gọi là nấm não hay nấm khăn xếp. Chúng được coi là món ăn phổ biến ở Scandinavia, Đông Âu và khu vực Great Lakes ở Bắc Mỹ, nhưng chỉ khi được chế biến đúng cách. Người ăn nấm não sống có nguy cơ tử vong.
Nấm Entoloma hochstetteri có kích thước nhỏ, màu xanh dương, thường được nhìn thấy ở New Zealand và Ấn Độ. Màu xanh đặc trưng được hình thành từ ba sắc tố azulene. Loài nấm này chưa được xác định là có thể ăn được hay không. Hình ảnh nấm xanh có trên tem và mặt sau của tờ tiền của New Zealand.
Nấm lỗ chó bạch tuộc (Clathrus archeri) là loài nấm kỳ lạ có nguồn gốc từ Australia và Tasmania. Nấm có màu hồng đỏ, hình thù như con bạch tuộc với khoảng 4-7 xúc tu to dài. Không chỉ có hình thù kỳ dị, chúng còn phát ra mùi thịt thối.
Nấm trứng được tìm thấy ở châu Phi, châu Âu, Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Loài nấm này có kích thước tương đối nhỏ với đường kính chỉ 2,5cm, được bao quanh trong các gai nhỏ. Nấm có thể ăn được khi chúng còn non, có màu trắng và chắc. Một số thí nghiệm cho thấy loài nấu này có thể ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây bệnh.
Tên tiếng Pháp của loài nấm này là Phallus de Chien và Satyre des chiens. Đây là loài nấm phổ biến ở châu Âu, châu Á và phía đông của Bắc Mỹ. Chúng được tìm thấy vào cuối mùa hè, đầu mùa thu trên các đám lá rụng và mẩu gỗ nhỏ. Đây là loài nấm không ăn được.
Nấm Trametes versicolor là loài có màu sắc sặc sỡ và dễ dàng được phát hiện. Màu sắc và hình dạng của chúng còn được liên tưởng đến hình ảnh đuôi gà tây, do đó mà chúng còn được gọi là nấm đuôi gà tây. Màu sắc của nấm có thể phụ thuộc vào địa điểm và độ tuổi của nấm. Đây được coi là một loại thuốc có thể hỗ trợ chống ung thư.
Những giọt chất lỏng dính và có màu đỏ chảy ra từ loài nấm này khiến người ta liên tưởng đến những giọt máu. Nhờ vào đặc điểm này, chúng được đặt tên là nấm răng chảy máu (Hydnellum peckii). Loài nấm này còn được gọi là nấm “răng quỷ” hoặc một cái tên đánh lừa thị giác khác là nấm “kem và dâu. Chúng được tìm thấy trong các rừng mưa ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Nấm lồng đỏ (Clathrus ruber) là loài nấm có hình dáng kỳ dị như những sinh vật lạ trong bộ phim người ngoài hành tinh, hoặc giống một con quái vật xốp mọc ra từ những những khối nấm trắng có hình giống quả trứng. Loài nấm này có thể ăn được, nhưng mùi vị kinh khủng của chúng khiến không ai muốn nếm thử.
Loài nấm này có hình thù độc đáo như chiếc khăn che mặt của phụ nữ. Chúng sống ở các khu vực phía nam của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Australia. Phần nắp bên trên có chất nhờn chứa bào tử màu nâu xanh để thu hút côn trùng và giúp chúng phân tán bào từ. Nấm có thể ăn được, đôi khi được sử dụng trong chế biến món ăn ở Trung Quốc.
Nấm phát quang sinh học (Mycena chlorophos) sống ở môi trường cận nhiệt đới của châu Á, Australia và Brazil. Phần mũ và thân cây phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối. Nấm phát ánh sáng xanh rõ nhất khi được một ngày tuổi và nhiệt độ xung quanh khoảng 27 độ C. Sau ngày đầu tiên mũ nấm mở, ánh sáng sẽ mờ dần cho đến khi không thể được quan sát bằng mắt thường.
Laccaria amethystina là loài nấm có màu tím, sống ở các khu rừng thuộc Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Nấm có màu tím khi còn non và màu tím sáng bị mất dần trong quá trình phát triển, khiến chúng khó được nhận dạng hơn. Mặc dù loài nấm này có thể ăn được nhưng nó không phải là lựa chọn sáng suốt bởi các chất ô nhiễm trong đất như asen có thể tích tụ trong nấm.
Loài nấm kỳ lạ này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như nấm bờm sư tử, nấm răng đầu gấu, nấm hedgehog… Nấm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và mọc trên các cây gỗ cứng. Mặc dù có hình thù khá kỳ dị nhưng loài nấm này có thể ăn được và đôi khi được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc.
Nấm xì gà của quỷ (Chorioactis geaster) là một loài nấm rất hiếm, chỉ được tìm thấy ở một số khu vực của Texas và Nhật Bản. Tại Texas, nấm mọc trên rễ của cây tuyết tùng đã chết, trong khi đó tại Nhật Bản, nấm mọc ở cây sồi chết. Loài nấm này có hình dạng như bông hoa nở. (Ảnh: Tim Jones)
Nấm Lactarius indigo có xanh da trời đậm đến xám xanh nhạt. Nhựa cây nấm chảy khi nấm bị cắt hoặc bị hỏng, nấm sẽ chuyển màu xanh lá cây khi tiếp xúc với không khí. Nấm sống ở các khu rừng lá kim và rừng rụng lá ở Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Mỹ. Mặc dù loài nấm này khá độc nhưng nguồn tin cho biết nấm có thể ăn được và được bán ở chợ tại Trung Quốc, Guatemala và Mexico.
Nguồn: khoahoc.com.vn