31 thg 7, 2023

Hãy giữ màu xanh_Huỳnh Văn Hạnh


Đọc giả cảm tác sau khi đọc bài Tâm sự người thợ rừng của VTM # 127
Hãy giữ màu xanh

Tôi khoan khoái giữa rừng cây tươi mát
Vươn mầm xanh trong nắng sớm ban mai
Giọt mồ hôi những ngày đầu vỡ đất
Quyện thành phân tăng sức sống hôm nay
 
Anh có biết trên đất hoang sơ ấy
Những chàng trai từ bỏ chốn phồn hoa
Ra sức trẻ vun bồi nên thế đấy
Tạo màu xanh cho đất thoảng hương xa
 
Cây vụt lớn đẩy con người vụt lớn
Ai đang tâm ruồng phá những cành xanh
Ngăn chúng sống tức ngăn mầm đang chớm
Cản màu xanh tức cản khí trong lành
 
Nếu mai đây rời bỏ quảng rừng xanh
Thật lưu luyến vùng đất nhiều thương nhớ
Rừng ơi ! Hãy vươn lên thêm cành nhánh
Ráng vụt cao vì đất mẹ trông chờ.
 
Huỳnh Văn Hạnh
Khóa 6 Thủy Lâm

 

VTM #127 Tâm Sự Người Thợ Rừng_Trầm Hữu Tình


Xướng:

Tâm Sự Người Thợ Rừng
Từ khi ngàn dặm ra đi
Quê hương bỏ lại còn gì mang theo
Đêm về nhớ suối nhớ đèo
Nhớ đồi thơ mộng thông reo bạt ngàn
Nước ta biển bạc rừng vàng
Cháu con gìn giữ kho tàng cha ông
Gây Rừng cả nước một lòng
Bảo tồn sinh thái cây trồng nơi nơi
Lâm viên xinh đẹp vui chơi
Màu xanh bao phủ khắp trời tự do
Bây giờ quân cướp trâu bò
Phá rừng đốn gỗ reo hò chặt cây
Công lao khó nhọc đắp xây
Tài nguyên Tổ Quốc giờ đây điêu tàn
Thương rừng chỉ biết thở than
Cầu mong phép lạ Trời ban dân mình
Tiên bọn cướp chết sình…
Trầm Hữu Tình 

Họa 1:

Tâm Sự Người Lìa Xứ

Đau lòng lìa xứ mà đi
Trắng tay chân đất chẳng gì đem theo
Vượt sông băng suối lên đèo
Đến nơi ẩn náo mừng reo vô ngàn
Cây to gỗ quí như vàng
Thiên nhiên tự tạo thu tàng ngô ông
Nhìn quanh trắc ẩn trong lòng
Rừng thiêng hẻo lánh ai trồng khắp nơi
Bây giờ thử dạo quanh chơi
Tha hồ hít thở k trời tự do
Xung quanh không có đàn 
Chim bay vượn hú khỉ hò trên cây
Căn nhà mái lá đã xây
Bây giờ không thấy ở đây hoang tàn
Đau thương xứ sở lầm than
Nguyện cầu phép lạ ai ban cho mình
Rời xa nơi chốn vũng sình…
PTL
Chú thích:
thu tàng 收藏 : cất giữ
ngô ông吾翁 : cha tôi

Họa 2:

Rừng Xưa
Từ khi người đã bỏ đi
Rừng xưa xơ xác còn gì mang theo
Đôi khi vượt mấy đường đèo
Thong dong đây đó gió reo trên ngàn
Tài nguyên phong phú tựa vàng
Trồng nhiều gỗ quý tiềm tàng đời ông
Khi xưa cả nước một lòng
Cùng nhau bảo vệ vun trồng mọi nơi
Rừng thiêng thám hiểm vui chơi
Thiên nhiên hòa hợp một trời tự do
Đồng xanh ngơ ngác đàn bò
Non cao nước biếc tiếng hò vang cây
Tổ tiên gầy dựng đắp xây
Trách ai chặt phá rừng cây điêu tàn
Gây nên lũ lụt lầm than
Khiến cho đồ thán hoang mang dân mình
Chớ nên vấy bẩn mùi sình 

Hương Lệ Oanh VA

Họa 3:

Hỏi Ông Trời 

Ai hay núi đứng sông đi
Nổi chìm cuồn cuộn những gì cuốn theo
Quyện quanh hốc núi triền đèo
Thác ghềnh bồi lở, gió reo trên ngàn
Phù sa lẫn lộn đá vàng
Trôi về đâu hết tiềm tàng này ông?
Trăm sông về biển mấy lòng
Rừng nguyên sinh đó ai trồng khắp nơi
Giang sơn đâu phải đồ chơi
Sao đem cầm bán hỏi trời nguyên do
Đỉnh cao trí tuệ, óc bò?
Tay quơ miệng lại hát hò trồng cây
Nhà lầu ai mặc sức xây
Ruông nương quy hoạch đó đây rụi tàn
Có ai thấu nỗi thở than
Sao còn im lặng không ban ý mình
Tính người, luật pháp: hóa sình!

Tâm Quã
7/23
Họa 4:

Từ Biệt Quê Hương

Thôi đành từ biệt mà đi
Cửa nhà cũng bỏ còn gì đem theo
Từng đêm nhớ núi cùng đèo
Những lần dã ngoại gió reo ngút ngàn
Dòng sông trải lụa nắng vàng
Hậu sinh gìn giữ bảo tàng cha ông
Toàn dân cả nước chung lòng
Môi trường sinh thái rừng trồng mọi nơi
Công viên cảnh đẹp dạo chơi
Tấm lòng nhân ái một trời tự do
Ngày nay quan cướp dê bò
Phá rừng bán đảo hát hò đốn cây
Công trình gầy dựng gắng xây
Giang sơn một dải rày đây úa tàn
Tiếc công chỉ biết kêu than
Cầu mong Thượng Đế, Chúa ban giúp mình
Giữ thân chớ để lấm  sình !!!

Nguyễn Cang
Jul. 19, 2023

Họa 5:

Nhớ Quê

Lìa quê thuở ấy ra đi,
Bao nhiêu ký ức còn gì giữ theo?
Đường đời lên núi xuống đèo,
Làm sao quên được suối reo mây ngàn
Đồi xanh cỏ biếc hoa vàng
Bù nhìn ruộng lúa ẩn tàng mấy ông.
Lắng nghe tiếng dế trải lòng
Nồng nàn hương bưởi ai trồng vài nơi.
Chân trần dẫm cỏ rong chơi,
Cánh diều no gió vui trời tự do.
Trẻ ngồi đủng đỉnh lưng bò,
Ngắm tìm trái chín reo hò trèo cây…
Bao đời kẻ đắp người xây
Quê xưa giờ chỉ còn đây úa tàn.
Nước non mấy thuở lầm than
Cớ sao cay đắng mãi ban cho mình
Trời sinh sen nở đất sình

Minh Tâm

Mời Xem :
 
 

 

LOẠI THUỐC ĐÁNG SỢ NHẤT THẾ GIỚI..

Gần đây có một số chị bị bỏ "bùa", bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hiếp. Thật ra đây chẳng phải bùa mê thuốc lú gì nhưng chính là tác hại của một loại cây phát xuất từ Columbia. Theo lời một sốb nạn nhân thì bọn gian thường xuất hiện ở Costco, hoặc ngay tại nhà thờ và thường hỏi thăm cách thức trao tặng tiền bạc cho các hội từ thiện. Thường khi nghe những tin "lành" như thế, giới phụ nữ thường hân hoan giúp đỡ tận tình, Và kết quả là nạn nhân bị mê đi, đưa hắn về nhà, lấy hết tiền bạc và nữ trang giao cho hắn. Khi tỉnh thuốc thì hỡi ôi. (nên bỏ thì giờ xem clip ở dưới cùng)
Đã có 2 người đàn bà VN (ở ngay tại San Jose) mà tôi quen biết là nạn nhân của loại thuốc mê này. Bị mất tiền bạc, nữ trang và đã khai báo với cảnh sát. Theo lời nạn nhân, nên cẩn thận nếu một người đàn ông da ngăm ngăm (Trung đông, Nam Mỹ) tiến đến gần hỏi thăm làm thế nào để trao tiền cho các cơ quan từ thiện, hoặc nhờ đưa đến gặp cha xứ để trao tiền. Bọn hắn thường cầm một bọc lớn, hé hé cho thấy bên trong toàn tiền.
Nên báo cho các bà ngay để đề phòng.

Một cuốn phim tài liệu mới đây đưa ra tiết lộ về loại thuốc đáng sợ nhất thế giới, đó là loại thuốc mà bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.
 
 
Loại thuốc có tên Scopolamine hay còn gọi là ‘Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero, loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia.
 
Trong tự nhiên, loại cây này tự sản sinh và phát tán chất Scopolamine. Các bà mẹ nơi đây thường dặn con phải cẩn thận với những bông hoa màu vàng và trắng rất đẹp của loại cây này bởi phấn hoa có khả năng gây ra “những giấc mơ kì lạ”.
Chiết xuất từ hạt Borrachero không màu, không mùi và không vị không chỉ tạo ra “những giấc mơ kì lạ”. Đặc tính dễ tan trong nước, những tên tội phạm dùng chất này cho vào thức ăn, nước uống của nạn nhân.
 
 Hãng tin Reuters cho biết, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm. Đặc biệt, những người phụ nữ bị bỏ thuốc “hơi thở của quỷ” trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa.
 
Anh Ryan Duffy, phóng viên của hãng tin VICE đã đến Bogota, Colombia làm một phóng sự mang tên “Loại thuốc đáng sợ nhất thế giới”. Đoạn phóng sự dài 35 phút của anh được đăng trải trên Youtube vào hôm 11-5 đã thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.
 
Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco có viết: “các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.
 
 
Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không kẻ đó là ai”. Đó là lý do tại sao những năm gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo đối với du khách, cẩn thận với “những tên tội phạm ở Colombia sử dụng thuốc vô hiệu hóa tạm thời khách du lịch”.
 
Chỉ một lượng nhỏ thuốc là có thể “sai khiến” được nạn nhân trong khi lượng lớn hơn có thể gây bất tỉnh ngay lập tức và gây mất trí nhớ. Bộ Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Canada cũng đưa ra lời khuyên cho du khách đến các vùng nông thôn Colombia. Theo đó, du khách phải cẩn thận, tránh đến các quán bar một mình, cẩn thận với nước uống và đồ ăn nơi đây.
 
Ngay cả trên website của Bộ Ngoại giao Colombia cũng có lời cảnh báo khách du lịch đến Colombia “cẩn thận với chất Scopolamine, thường được gọi là Burundanga khi chúng được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp”. Thuốc thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Colombia cũng nổi tiếng là đất nước có tỉ lệ bắt cóc cao nhất thế giới.
 
Từ Cảnh chuyển
 

30 thg 7, 2023

CHIỀU HOANG , TỪ NAY ,NGỌ VỀ - Thơ Trần Phong Vũ

 

 1./ CHIỀU HOANG
 
Vẫn cứ âm thầm như thế thôi
Đi trong bóng tối dạ bời hời
Mái quán phanh phơi hồn trĩu nặng
Chưa mưa mà gió thốc tơi bời
Em chạy theo đời sắp hụt hơi
Ta thì xương cốt cứ rã rời
Lời yêu chưa nói chừ đã nghẹn
Nụ cười buồn nhạt nhẽo như vôi
Chẳng thể cùng chia nhau nỗi vui
Đành ngồi san sẻ những đau đời
Cảnh đẹp mà lòng như tàn úa
Ly cà phê thêm vị đắng chơi vơi
Em nhớ những ngày xuân thắm tươi
Bước chân sáo nhỏ nhảy loi choi
Đánh rơi một cặp hài công chúa
Hoàng tử lanh chanh xách dép cười
Nhớ thôi ai dám nhắc lại đâu
Chuyện vui quá khứ giờ như một gánh sầu
Công chúa nay phải đi ở đợ
Hoàng tử về chùa cạo sạch tóc râu
Em bảo buồn mà anh còn kể chuyện tiếu lâm
Cái gì mà Hằng Nga chú cuội với trăng rằm
Đời đã đen như màu mõm chó
Anh lại vẽ thêm một khúc nguyệt cầm
Có sao đâu em vui khổ đều do tâm
Được hay thua tính phải cả trăm năm
Tiếng cười không thể ngăn dòng lệ
Nhưng vẫn còn hơn phải khóc thầm
Tiễn nhau chẳng có tay ai vẫy
Một cái gật đầu thôi cũng xong
Sông cũ cạn rồi trơ bờ bãi
Thuyền cũng xa bờ
bến lụi giữa chiều hoang......
TRẦN PHONG VŨ
 
 

2./ TỪ NAY
 
Từ nay thôi không làm nghề gõ đầu
Tập làm lãng tử bạc đầu râu
Không tiền trong túi vây bè bạn
Chỉ chén rượu suông để giải sầu
Từ nay buông hết tình nhân ngải
Chỉ có tình thơ gió với trăng
Và ngắm dung nhan em tút lại
May ra còn cơ hội để lên gân
Từ nay ngồi giở lại sách thánh hiền
Tập làm nhà hiền triết dở dở điên điên
Lịch sử một đời đem nghiệm lại
Chợt khóc chợt cười như tuổi teen
Từ nay về quỳ gối truớc phu nhân
Tạ lỗi vong tình còn mỗi một xác thân
Dù rách hay lành là tấm mẳn
Trả nợ một đời ta gánh nghiệp ái ân
Từ nay về làm một lão ngoan đồng
Bịt mắt bắt dê hay làm ngựa cho tiểu bối oai phong
Thi thoảng dở roi hù gia pháp
Để vợ,cháu và con cũng biết sợ uy...ông
Từ nay thuận số học làm thứ dân
Tập đội trên đầu các kiểu quan tham
Rồi cũng vu vơ chửi mây mắng gió
Cho xứng danh đồ nhà khó lại thâm
Cuối cùng là...
Từ nay xin học lại tiếng yêu nhau
Yêu vợ yêu con yêu chiến sĩ đồng bào
Và yêu hết cả những người em sầu muộn
Gối mỏi lưng chồn ta... Có tiếc gì đâu...
TRẦN PHONG VŨ
 
3./  NGỌ VỀ


 Mời Xem :

TẤM ẢNH CŨ, NẾU CÓ MỘT NGÀY - Thơ TRẦN PHONG VŨ

Người Đi Người Ở Lại - Thuyên Huy


 Người ở lại ngồi chờ mùa thu đến

Người bỏ đi vui thắm áo lụa vàng

Sân ga chiều không ai đưa ai tiễn

Đường phố tiêu điều như thưở hồng hoang

 

Chôn kỷ niệm sâu tận cùng huyệt nhớ

Đốt tương tư vỗ giấc ngủ chập chờn

Chấp vá đời bằng những cuộc tình lỡ

Đếm nổi buồn mỗi ngày một buồn hơn

 

Sông đi quanh rồi cũng về với biển

Thiên thu vẫn cứ mưa nắng hai mùa

Chuyến xe đời sớm muộn rồi cũng đến

Đến hay đi thu cũng cây lá thưa

 

Người ở lại cố chôn vùi quá khứ

Người bỏ đi không lời tạ từ nhau

Thu chưa về lá gọi sầu nức nở

Làm sao mà quên được phút ban đầu

 

Con sông cứ hững hờ chia đôi phố

Thu về rồi vẫn người ở người đi

Run rẩy tàn lá vàng rơi ngoài ngỏ

Mai thu đi nuối tiếc chẳng được gì

Thuyên Huy


 

Ngọc Cân – trấy Tiểu Đợi: THĂM

                     Lối Cũ – Tranh: MAI TÂM

 

29 thg 7, 2023

Áo dài trắng cùng với Gió và Mưa _Ara Phát (SPSG K.7 )

Nói đến y phục của phụ nữ Việt Nam luôn dính liền với chiếc áo dài, áo dài đã làm đảo diên bao nhà thơ, nhà soạn nhạc mà tha thướt nhất phải nói đến những chiéc áo dài lụa, là "áo lụa Hà Đông" của nhà thơ Nguyên Sa, bài đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Độc đáo một bài khác ông nói về nét đẹp phát phơ của chiéc áo dàiCó phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay…
(Nguyên Sa)
Lúc Phạm Duy phổ nhạc bài "Ngày xưa Hoàng Thị" của Phạm thiên Thư, ông đã khéo léo khi sửa " Ôm nghiêng cặp sách,Vai nhỏ tóc dài" thành "Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay" làm nổi bật cái đẹp của tà áo dài.
Phạm thiên Thư cũng có viết thêm trong "động hoa vàng" là
Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi, nửa im lặng chờ.
Nguyễn tất Nhiên là hiện tượng thi ca một thời, những bài thơ của ông hay được những nhạc sĩ phổ nhạc, cũng có lần ông diễn tả chiếc áo dài
Đài các chân ngà ai bước khẽ,
Quyện theo tà lụa cả phương đông .
(Nguyễn Tất Nhiên)
Lần khác hắn được đọc một bài thơ khác của nhà thơ Quảng Nam Đinh vũ Ngọc, ông đã làm tăng vẻ gợi cảm trong bài"Chiếc áo dài Việt Nam"
    Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
    Non sông gấm vóc mở đôi tà
    Tà bên Đông Hải lung linh sóng
    Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
    Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
    Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
    Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
    Hương lúa ba miền thơm thịt da

Lúc bắt đầu học về thơ mới về thi ca lãng mạn, học sinh nào cũng biết đến, cũng thuộc vài ba câu của Huy Cận khi ông say mê áo dài trắng.
Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng.
Nở bừng ánh sáng, em đi đến.
Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

Trong lãnh vực âm nhạc, một thời những ca khúc tiền chiến được học sinh, sinh viên ái mộ, thích những bài ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. 
Ngày hắn còn ở trong quân trường Thủ Đức, tối hay vào quán café nghe nhạc, lần nào vào quán cũng được nghe bài hát của Hoàng Trọng (Ngàn thu áo tím) nên cũng có nhiều cảm xúc .....
    Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
    Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
    Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
    Tháng năm càng lướt mau
    Biết bao giờ trông thấy nhau..
Chiếc áo dài trắng phối hợp cùng với Gió và Mưa là vũ khí "Giết người trong mộng" êm ái và ngọt ngào nhất.
Hắn thích bài thơ của Trần trung Đạo khi nói đến chiếc áo dài ướt mưa
Em về phố Hội chiều mưa lớn,
Dáng ngọc ngà phơi dưới lụa hồng
Đọc hai câu này chỉ thấy cái đẹp, cái hình ảnh lãng mạn hơn là gợi cảm như nhiều hình ảnh khác trên fb .
Ara

Áo dài trắng và Gió

(Nguyễn Tất Nhiên)
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông


Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay…
(Nguyên Sa)


Mời Xem :Tôi kể chuyện trên blog – Ara Phát-

 

Sinh Nhật Thầy Đoàn Viết Bửu 26/7/2023 tại Saigon

Ngày 26/7/2023 là Sinh nhật thứ   85 của Thầy Đoàn Viết Bửu

Thầy là Hiệu Trưởng cuối cùng của Sư Pham Saigon trước khi bàn giao trường cho chế độ mới

Hồi 11g30 tại nhà hàng Pergola,P,12 Q, Phú Nhuận SG,các CGS.SPSG (Hồ-t-Cẩm Vân .Lê-t-Tuyết Hồng...) có tổ chức tiệc mừng thọ cho thầy .Khách khoảng 30 người là đại diện các khóa từ 1 đên 13

Thầy rất  cảm đông

Các CGS: Cẩm Vân,Ngoc Nghĩa Trần ghi lai những khoảnh khắc đáng nhớ


Kính Chúc Thầy  Sức Khỏe Dồi Dào và Luôn VUI

 

 

 


Mời Xem  video tại :

https://www.facebook.com/camvan.hothi.33/videos/816118169900035


NGUỒN GÓC BẢNG CHỮ CÁI (P.2) ( Nghiên Cứu Lich Sử _

 Xem P.1 :

        Chữ Hy Lạp được phục hồi, thế kỷ 8 TCN

Văn minh Etruscan

Người Etruscan đến Ý từ Tây Ít Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại). Từ khoảng năm 750 TCN, người Hy Lạp đến tận phía bắc của Naples, Ý. Finley viết về sự chìm đắm trong đam mê với mọi thứ của Hy Lạp – ngoại trừ sự ảm đạm về thế giới bên kia và thế giới ngầm đáng sợ.

Người Etruscans không chỉ chấp nhận và áp dụng theo phần lớn nghệ thuật và lễ nghi tôn giáo của người Hy Lạp, quan trọng nhất trong câu chuyện này chính là việc họ đã thừa nhận bảng chữ cái Hy Lạp. La Mã ngày nay có thể không có đến một thị trấn là người Etruscan nhưng các vị vua La Mã từng là những người Etruscan. Sau cuộc tấn công thảm khốc trên thuộc địa của Hy Lạp cổ xưa nhất Cumae (địa danh xinh đẹp nằm trên một ngọn đồi cao trên bờ biển, mười dặm về phía bắc của Napoli) năm 524 trước Công nguyên, và việc trục xuất sau đó của nhà vua Etruscan đế quốc La Mã và nền văn minh đang suy yếu của họ, Tarquinius Superbus. Trong vòng vài thế kỷ đất nước Cộng hòa La Mã đã làm chủ nước Ý và thu hút toàn bộ người Etruscan.

            Mẫu tự Abecedary từ Marsiliana, Etruria, khoảng năm 700 TCN

Tuy nhiên, bảng chữ cái của họ tồn tại và thịnh vượng là nhờ vào sự lan tỏa của nó trên khắp thế giới cùng với việc mở rộng tìm kiếm thuộc địa trên toàn thể giới của đế chế La Mã hùng mạnh.

Tiếp nối câu chuyện về thời đại hùng mạnh của đế chế La Mã đã đưa kiểu chữ của người Hy Lạp ra toàn thế giới, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những câu chuyện lịch sử thú vị – gắn liền với sự phát triển mang tính cải cách hơn, thay đổi rõ nét hơn của những con chữ để hình thành bảng chữ cái như ngày nay.

Rustic capitals – chữ viết Thư pháp thời La Mã cổ đại

Tiếp nối chữ viết hoa của thời La Mã (được bảo quản trên bệ của cột chiến thắng – Traianus (114 sau CN), các kí tự đã phát triển thành những chữ viết thư pháp tự do với những đường nét mỏng hơn – mang tên Rustic capital.

       Chữ Rustic capitals , khoảng thế kỷ thứ IV

Kiểu chữ Uncial và Half-Uncial – sự hình thành kiểu chữ thường – “lowercase”

Hầu hết văn bản dĩ nhiên được viết trên giấy cói – papyrus và trên tường, không chú trọng hình thức và thực hiện nhanh chóng.

Chữ thảo – cursive là mẫu tự mà Martialis đã đọc to bài thơ của mình cho bạn bè vào ban đêm. Đây là  mẫu chữ có thể ghi lại nhanh chóng bằng một cây bút nhúng mực. Cách viết chữ ‘cũ’ khó đọc nhưng lại có nhiều thay đổi ‘mới’, đã phát triển từ thế kỷ thứ IV trở đi giống như là một kiểu chữ viết tay. Cách viết này đã sinh ra kiểu chữ nhỏ – Carolingian minuscule – là nguồn gốc sinh ra các loại chữ in ấn ngày nay.

Phát minh lớn thứ hai, codex – một loại sách chép tay, đã xuất hiện cùng lúc đó. Trong khi người Roma vẫn đang sử dụng cuộn giấy làm bằng lá cói, vào thế kỷ thứ IV người ta đã có ý tưởng cắt vải da thành từng miếng thuôn dài và may chúng lại với nhau – và ngẫu nhiên tạo ra sự tiếp cận đầu tiên về sách. Cùng với kiểu chữ có thể dễ dàng để đọc, đây hẳn là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

        Chữ Ông-xi-an, Pháp, thế kỷ thứ 7

Trái: kiểu chữ Insular, Anh, thể kỷ thứ VIII; Phải: kiểu chữ Visigothic, ở Đức và Pháp, thế kỷ thứ IX

Ở Pháp, thời vương triều Mêrôvê (cai trị nước Pháp từ năm 500 đến năm 751), kiểu chữ Visigothic tại bán đảo Iberia (hình 11.2), kiểu chữ Beneventan (hình 11.3) ở niềm Nam nước Ý (kiểu chữ này thể hiện nét đặc trưng của kiểu chữ Half-Uncial và chữ thảo của người La Mã sau này, ở Anh và Ireland thì có kiểu chữ dạng Insular

        Kiểu chữ Beneventan, khoảng năm 1100

Triều đại Carolingian với kiến trúc Gothic – Một vị Hoàng đế và người Yorkshire.

Tác giả ẩn danh của tập thơ Carmen de carolo Magno đề cập đến Charlemagne được biết đến như “vị lãnh đạo đáng kính của châu Âu” và “cha đẻ của châu Âu”. Mặc dù có chút cường điệu, tầm ảnh hưởng của vua Charlemagne rất đáng kể và lâu dài, ông cũng đã thành công trong việc thống nhất hầu hết các nước Tây Âu lần đầu tiên kể từ Đế chế La Mã.

Là một vị vua bị ám ảnh bởi việc mang lại trật tự cho quốc gia đang mở rộng của mình nên ông đã tìm cách cải cách đất nước trong mọi lĩnh vực. Trong câu chuyện chúng ta đang nói đến, thì đóng góp quan trọng nhất ở đây là nỗ lực của ông trong cải cách chữ viết. Dừơng như mọi nỗ lực đều được thực hiện, ông đã mời một người Yorkshire tên là Alcuin từ xứ York làm việc cho mình. Alcuin đã nỗ lực để tìm ra sự rõ ràng và thống nhất của chữ viết. Những nỗ lực này cùng với sự hậu thuẫn của vua Charlemagne và Giáo hội, đã làm ra đời kiểu chữ nhỏ Carolingian minuscule (hay kiểu chữ Carolingian). Một số nguồn (ví dụ như Lettering: A Reference Manual of Techniques, trang 14) cho rằng Alcuin đã phát triển kiểu chữ Carolingian. Điều này không đúng, thay vào đó, Alcuin đã chọn nó như một kiểu chữ mẫu cho đế quốc.

Một cuốn sách đẹp, dễ đọc; phần đầu chữ (Ascender) và đuôi chữ (Descender) dài, cho phép ánh sáng giữa các dòng, các chữ cái rõ ràng và tròn với vài chữ ghép và mẫu chữ khác. Chữ Carolingian ban đầu ảnh hưởng một vài đặc điểm của kiểu chữ Half-Uncial La Mã (hình dạng “đầu chữ có chân” ở phần đầu chữ như b, d, h, và l, vào thế kỷ 11 chúng được thay thế bởi các hình tam giác, tương tự như chúng ta vẫn thấy ở nhiều kiểu chữ La Mã của thời kỳ ban đầu (nửa sau của nửa thế kỷ 15). Phần đầu và tròn của chữ a đã bị bỏ giống như những gì tìm thấy ở chữ Uncial ban đầu của người La Mã. Trong những bản thảo được viết tay, không khó để thấy chữ r với phần đuôi chữ.

Với sự hậu thuẫn của vua Charlemagne và Giáo hội, nhanh chóng lan rộng ra khắp châu Âu, và trở thành kiểu chữ của vô số vùng miền mà nó đi qua. Vào nửa cuối của thế kỷ thứ mười, chữ Carolingian du nhập đến Anh, thay thế mẫu chữ Insular cuối cùng; còn ở Tây Ban Nha nó đã thay thế cho kiểu chữ Visigothic.

Từ thế kỷ 12, chữ Carolingian với hình thức rõ ràng đã bị thay thế bởi chữ Gothic – đậm hơn, thu gọn hơn, góc cạnh, gạch nối bị loại bỏ và với hình thức khép kín. Như Delorez viết: “Đây là một trong số những bí ẩn của lịch sử”.

Nguyên nhân của việc thay thế chữ Carolingian bằng chữ Pregothic hay Gothicizing đã được thảo luận trong một thời gian dài và hầu như đã kết thúc mà không có bất kỳ lời giải thích nào được chấp nhận. – theo Derolez, trang 68. Có lẽ một phần đáp án có thể được tìm thấy trong kiến trúc thẩm mỹ mới Gothic – đã từng càn quét khắp châu Âu.

21

Bên trái: chữ Carolingian cũ, giữa năm 1033 và 1053, ở giữa: chữ Pregothic, giữa thế kỷ thứ 12, bên phải: chữ Gothic (Textualis Formata), giữa năm 1304 và 1321

Tất nhiên trong hình thức của cuốn sách chép tay chính thức là chữ Gothic, hay còn gọi là Textualis (chính xác hơn, Textualis Formata) mà sau này trở thành mẫu cho kiểu chữ được sử dụng để thiết lập 42 dòng Kinh Thánh của Gutenberg (khoảng năm 1455).

22

Bên trái: Tironian và chi tiết này từ bản thảo thế kỷ 14, được viết bằng chữ Textualis Formata. Ví dụ đầu tiên ở dòng đầu: Arbres et fleurs et ce que orne. Bên phải: chi tiết từ 42 dòng Kinh Thánh của Gutenberg (khoảng năm 1455). Chú ý tironian et trên dòng cuối cùng.

Từ đầu thế kỷ XII, ghi chú tironian viết tắt của “et” (vẫn còn được sử dụng ở Ailen cho đến ngày nay) bắt đầu thay thế ký hiệu e + t, hoặc “và”. Cách viết này vẫn không phổ biến cho đến khi chữ Humanist trở thành kiểu mẫu cho chữ La Mã đầu tiên.

La Mã – Khởi đầu của Typography

Công nghiệp in ấn và chủ nghĩa nhân văn thế kỷ XV có sự liên quan chặt chẽ, và vì các nhà triết học và nhà nghiên cứu nhân văn người Mỹ (theo nghĩa đen là “những người đam mê từ ngữ”, họ yêu thích Latin cổ điển) đã mang tiếng Latin cổ điển thành ngôn ngữ chung cho các lớp học của họ, không có gì ngạc nhiên khi các chữ cái La Mã đầu tiên của các máy in sớm nhất chỉ sử dụng 23 chữ cái của thời đại cổ điển. Chữ J đã được thêm vào bảng chữ cái sau đó. Bản in đầu tiên của chữ J có thể đã được làm ở Ý, đầu thế kỷ 16; mẫu đơn đầu tiên được viết sử dụng lần đầu tiên vào thời Trung Cổ, ở Pháp và Hà Lan. Chữ W là chữ cái không được biết trong chữ Latin nhưng lại được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ bản địa của phương Tây. Vào thế kỷ 17 chữ W đã được thiết lập theo kiểu như 2 chữ V- VV, nhưng chúng ta cũng có thể thấy 2 chữ V đã được giảm cách viết và tạo thành chữ W.

23

 Bên trái: chữ La Mã cổ đại của Sweynheim & Pannartz, ở La Mã, năm 1469. Bên phải: kiểu chữ Jenson, ở Venice, năm 1472.

Chúng ta đang đứng ở thế kỷ thứ XVII, khoảng 5,000 năm sau khi người Sumer lần đầu đặt bút viết lên đất sét. Giờ đây ta đã có bảng chữ cái kép với 26 chữ cái, cả dạng chữ viết hoa và viết thường.

Khó có một đường thẳng để nhìn vào lịch sử của bảng chữ cái. Không có sự phát triển của học thuyết Darwin cũng không có sự chọn lọc tự nhiên “Sự sống sót thuộc về những người thích nghi tốt nhất” ở đây. Nhiều kiểu chữ được kể ở trên đây đã phát triển song song, một số biến mất và một số xuất hiện lại, một số có thể được chứng minh là sản phẩm từ trí óc con người như Alcuin ở xứ York. Và chúng ta không thể biết được là điều gì sẽ xảy ra nếu Hannibal hành quân thẳng tới La Mã sau khi chiến thắng trong trận Cannae thay vì la cà quanh quẩn.

Đặt các mảnh ghép lại với nhau

Các văn bản và bảng chữ cái phát triển vì nhiều lý do. Chúng ta có thể giải thích quá trình chuyển đổi từ chữ tượng hình sang các nét mảnh khảnh, hình thức trừu tượng hơn về mặt hợp lý hóa. Hơn nữa, những thay đổi về quốc gia và dân tộc phát triển, thành công của họ một phần là do các yếu tố chính trị và địa lý-chính trị: Kẻ xâm lược thắng trận sẽ mang theo văn hóa của nó và nước bị xâm chiếm, bao gồm ngôn ngữ, tiếng nói và cả chữ viết.

Bối cảnh cũng là một yếu tố quan trọng: Suy ngẫm về hành động của các bị hoàng đế từ văn bản khác so với những hình ảnh từ vết trầy xước trên những bức tường ở nhà chứa tại Pompeii. Bề mặt dùng để viết hay vật liệu viết, cho dù là đất sét, đá, viên sáp, gỗ, kim loại, giấy cói, giấy da dê hoặc da cừu, những vật liệu viết như cây sậy, cây đũa, cây bút chì, cây những cây bút chấm mực – tất cả đều ảnh hưởng đến hình dạng của bảng chữ cái.

Tốc độ của bàn tay cũng là một yếu tố trong số đó. Hãy thử viết ra bảng chữ cái in hoa như là một bài tập thú vị.

ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ

Viết các chữ cái chậm và thong thả – mang lại cảm giác an tâm trong đôi tay của bạn. Bây giờ hãy viết lại những con chữ với tốc độ gấp đôi thật nhiều lần, cuối cùng, hãy viết nhanh nhất có thể. Tay bạn đã sẽ quen với việc giảm lại các nét viết và ít nhấc bút lên hơn. Những kiểu chữ cái gọn gàng ban đầu giờ đây trở nên tự do hơn hơn. Sau đó phát triển kiểu chữ viết tay này, viết lại những cách viết nhanh nhất của từng chữ trong bảng chữ cái một cách hợp lý, điều chỉnh tỷ lệ các chữ, chỉnh lại những chữ bị mâu thuẫn và kết quả tạo ra một kiểu chữ mới.

24

Tóm tắt sự ra đời của chữ A

Tôi đã tập trung vào hệ thống chữ viết đã đóng góp vào sự phát triển sau này của chữ Latin, nhưng dĩ nhiên câu chuyện về chữ cái sâu và rộng hơn rất nhiều. Tôi vẫn chưa đề cập đến những hệ thống chữ cái phát triển độc lập (như chữ Trung Quốc hay chữ Nhật), và các những bảng chữ cái đã bị biến mất do chữ proto-Sinaitic và Phoenician như tiếng Hy Bá Lai hay Ả Rập. Sự phát triển của bảng chữ cái không thể đánh giá đầy đủ (thậm chí là thấu hiểu) một cách độc lập được. Câu chuyện của nó được thêu dệt sâu vào lịch sử qua những nền văn minh cổ xưa, con đường của nó còn bị dẫn dắt bởi chính trị, tôn giáo, kinh tế, và bởi vô số các nhân tố khác. Vì vậy, khi lần tiếp theo bạn đặt bút lên giấy viết hay đặt tay gõ trên bàn phím, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ về nguồn gốc của những ký hiệu, các ký tự đơn giản nhưng mang lại một năng lực đáng kinh ngạc – năng lực mô tả tất cả mọi thứ – và công cụ giao tiếp tuyệt vời nhất nhân loại.