Ngôi nhà đáng lẽ phải là nơi an toàn nhất.
Nhưng theo thống kê, khoảng 6 trẻ em qua đời vì tai nạn tại nhà ở Mỹ
(2200 trẻ mỗi năm), hàng ngàn trẻ khác phải cấp cứu – số liệu chỉ sau
tai nạn giao thông.
Dù tai nạn xảy ra là điều không ai muốn, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách để ý đến những điều sau:
1. Đồ trang trí nội thất cao
IKEA vừa phải thu hồi một mẫu tủ quần áo sau khi 1 chiếc bị lật và đè chết 1 em bé 2 tuổi. Các số liệu cho thấy trung bình có 1 trẻ mất mỗi 2 ruần vì bị các chiếc tủ, kệ sách hoặc đồ nội thất lớn đổ đè lên.
Bạn nên đóng hoặc gắn chặt những đồ nội thất cao lớn của mình vào tường, đừng ỷ y rằng vì chúng rất nặng, bọn trẻ sẽ không làm đổ được. Bạn cũng nên dạy trẻ không trèo lên đồ nội thất.
2. Tivi ở trên tủ cao
Khoảng 40% vụ cấp cứu của trẻ liên quan đến tivi và 65% vụ tử vong của trẻ vì tivi rơi. Trong khi dó có đến 48% phụ huynh thừa nhận rằng mình để tivi chưa đủ an toàn. Một chiếc tivi để trên cao có thể rơi xuống với sức nặng hàng trăm ký. Bạn nên dùng khung hoặc dây đai cột chặt tivi vào tường, tủ.
3. Cửa sổ không an toàn
Ngã khỏi cửa sổ, cầu thang, giường… khiến 150 trẻ tử vong mỗi năm. Té ngã cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thương tật ở trẻ, khiến 2 triệu trẻ dưới 12 tuổi phải đi cấp cứu vào năm 2013. Màn cửa không đủ mạnh để ngăn trẻ. Bạn nên dùng chấn song cửa có thể tháo lắp (trong tình huống khẩn cấp), ở ngay cả cửa sổ tầng trệt và chân cầu thang.
4. Dây rèm cửa sổ lủng lẳng
Trung bình có 1 trẻ bị "treo cổ" mỗi 2 tuần vì dây rèm cửa. Dây cáp và dây điện cũng có nguy cơ tương tự. Bạn nên giữ trẻ tránh xa cửa sổ, giữ giường, cũi, phòng chơi của trẻ xa cửa sổ. Và nếu có thể, nên dùng các loại dây ngầm trong màn, màn không dây.
5. Tủ thuốc không khóa
Thuốc là nguyên nhân lớn nhất gây ngộ độc ở trẻ, chừng 185 trẻ phải cấp cứu mỗi ngày (tương đương 67.700 trẻ mỗi năm) vì tự uống thuốc chúng lấy được.
6. Vỏ chất tẩy rửa
Các gói bột giặt, nước rửa chén có màu sắc rất sặc sỡ bắt mắt, có thể khiến trẻ đưa vào miệng "nếm thử". Khoảng 700 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm bị "tác dụng phụ nghiêm trọng" sau khi nếm vỏ chất tẩy rửa. Bạn nên cất trữ chất tẩy rửa kín đáo, xa tầm tay trẻ, và ném vỏ dùng rồi đi.
7. Cửa dùng sơn cũ
Sơn có chì rất nguy hiểm, nhưng khó có thể nhận biết. Một khi đã nuốt vào, nó có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng hệ thần kinh, tế bào máu. Trẻ nhỏ hấp thu qua đường nuốt nhiều hơn người lớn gấp 4-5 lần, và ở mức độ phơi nhiễm cao, chì có thể gây co giật, thậm chí tử vong.
8. Bạn chỉ che ổ cắm bằng nắp nhựa
Dù nắp nhựa che ổ cắm rất phổ biến, chúng chưa phải là giải pháp an toàn nhất. Trẻ từ 2-4 tuổi có thể dỡ nắp che trong 10 giây. Và khoảng 7 trẻ mỗi ngày phải cấp cứu vì thương tích liên quan đến ổ cắm điện. Ổ cắm chống chọc là phát minh mới nhất an toàn hơn cho trẻ.
9. Để lò sưởi gas không an toàn
Ngộ độc carbon monoxide liên quan đến lửa khiến 15.000 trẻ phải cấp cứu và 500 vụ tử vong mỗi năm. Khí gas carbon monoxide được biết là "kẻ giết người vô hình". Bạn nên kiểm tra hệ thống sưởi mỗi năm, làm sạch chúng.
10. Nền nhà bị nứt
Khí Radon, một loại khí không màu, không mùi, không vị len vào nhà từ đất đá dưới nền thông qua vết nứt, là một vấn đề nghiêm trọng. Nó là nguyên nhân thứ 2 gây ra ung thư phổi, sau hút thước, với khoảng 21.000 vụ tử vong liên quan đến khí radon mỗi năm. Bạn nên kiểm tra kỹ nhà của mình và lắp đặt hệ thống thông gió nếu cần.
LAN THẢO (goodhousekeeping)
1. Đồ trang trí nội thất cao
IKEA vừa phải thu hồi một mẫu tủ quần áo sau khi 1 chiếc bị lật và đè chết 1 em bé 2 tuổi. Các số liệu cho thấy trung bình có 1 trẻ mất mỗi 2 ruần vì bị các chiếc tủ, kệ sách hoặc đồ nội thất lớn đổ đè lên.
Bạn nên đóng hoặc gắn chặt những đồ nội thất cao lớn của mình vào tường, đừng ỷ y rằng vì chúng rất nặng, bọn trẻ sẽ không làm đổ được. Bạn cũng nên dạy trẻ không trèo lên đồ nội thất.
Khoảng 40% vụ cấp cứu của trẻ liên quan đến tivi và 65% vụ tử vong của trẻ vì tivi rơi. Trong khi dó có đến 48% phụ huynh thừa nhận rằng mình để tivi chưa đủ an toàn. Một chiếc tivi để trên cao có thể rơi xuống với sức nặng hàng trăm ký. Bạn nên dùng khung hoặc dây đai cột chặt tivi vào tường, tủ.
3. Cửa sổ không an toàn
Ngã khỏi cửa sổ, cầu thang, giường… khiến 150 trẻ tử vong mỗi năm. Té ngã cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thương tật ở trẻ, khiến 2 triệu trẻ dưới 12 tuổi phải đi cấp cứu vào năm 2013. Màn cửa không đủ mạnh để ngăn trẻ. Bạn nên dùng chấn song cửa có thể tháo lắp (trong tình huống khẩn cấp), ở ngay cả cửa sổ tầng trệt và chân cầu thang.
4. Dây rèm cửa sổ lủng lẳng
Trung bình có 1 trẻ bị "treo cổ" mỗi 2 tuần vì dây rèm cửa. Dây cáp và dây điện cũng có nguy cơ tương tự. Bạn nên giữ trẻ tránh xa cửa sổ, giữ giường, cũi, phòng chơi của trẻ xa cửa sổ. Và nếu có thể, nên dùng các loại dây ngầm trong màn, màn không dây.
Thuốc là nguyên nhân lớn nhất gây ngộ độc ở trẻ, chừng 185 trẻ phải cấp cứu mỗi ngày (tương đương 67.700 trẻ mỗi năm) vì tự uống thuốc chúng lấy được.
6. Vỏ chất tẩy rửa
Các gói bột giặt, nước rửa chén có màu sắc rất sặc sỡ bắt mắt, có thể khiến trẻ đưa vào miệng "nếm thử". Khoảng 700 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm bị "tác dụng phụ nghiêm trọng" sau khi nếm vỏ chất tẩy rửa. Bạn nên cất trữ chất tẩy rửa kín đáo, xa tầm tay trẻ, và ném vỏ dùng rồi đi.
7. Cửa dùng sơn cũ
Sơn có chì rất nguy hiểm, nhưng khó có thể nhận biết. Một khi đã nuốt vào, nó có thể gây tổn thương thận, ảnh hưởng hệ thần kinh, tế bào máu. Trẻ nhỏ hấp thu qua đường nuốt nhiều hơn người lớn gấp 4-5 lần, và ở mức độ phơi nhiễm cao, chì có thể gây co giật, thậm chí tử vong.
Dù nắp nhựa che ổ cắm rất phổ biến, chúng chưa phải là giải pháp an toàn nhất. Trẻ từ 2-4 tuổi có thể dỡ nắp che trong 10 giây. Và khoảng 7 trẻ mỗi ngày phải cấp cứu vì thương tích liên quan đến ổ cắm điện. Ổ cắm chống chọc là phát minh mới nhất an toàn hơn cho trẻ.
9. Để lò sưởi gas không an toàn
Ngộ độc carbon monoxide liên quan đến lửa khiến 15.000 trẻ phải cấp cứu và 500 vụ tử vong mỗi năm. Khí gas carbon monoxide được biết là "kẻ giết người vô hình". Bạn nên kiểm tra hệ thống sưởi mỗi năm, làm sạch chúng.
10. Nền nhà bị nứt
Khí Radon, một loại khí không màu, không mùi, không vị len vào nhà từ đất đá dưới nền thông qua vết nứt, là một vấn đề nghiêm trọng. Nó là nguyên nhân thứ 2 gây ra ung thư phổi, sau hút thước, với khoảng 21.000 vụ tử vong liên quan đến khí radon mỗi năm. Bạn nên kiểm tra kỹ nhà của mình và lắp đặt hệ thống thông gió nếu cần.
LAN THẢO (goodhousekeeping)
(Theo Pháp luật TP HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét