23 thg 12, 2015

DẠY VIỆT NGỮ TẠI HẢI NGOẠI- Hồ Nguyễn

Giới Thiệu:
Anh Hồ Nguyễn lúc ở VN,khi mới ra trường anh là GS.các trường TH tại TN.Sau 1975,các GS đều bị đi cải tạo dài ngày bị mất việc(quí bạn có thể đọc 2 bài thơ của anh: Nhớ ngày xưa dạy học và Đổi nghề )
.
Sau đó anh định cư tại Mỷ và tham gia giảng dạy tại trường Việt Ngữ Đại Đạo do HT.Cao Đài thành lập tại SanJose.
Đây là 1 số kinh nghiệm,cảm nghĩ ghi lại từ cha mẹ,HS,Thầy giáo..của anh
Mời Quí vị xem                        

A-   CẢM NGHĨ TỪ CHA MẸ:
         1/ Ý kiến thứ nhứt: Mr. Joe Blaze (Father of David & Maria). Có hai đứa con, một trai và một gái đang theo học lớp tiếng Việt có ý kiến như sau:
         “We live in a modern world where we are all connected to each other.  It is important for all of us to be able to communicate with each other.  Language is the method of communication.  Therefore it is important for people to speak more than one language. This is the reason that we have decided to be certain that our children speak more than one language. 
         Since our children are part Vietnamese and their mother speaks Vietnamese Fluently, it was logical to teach them Vietnamese.  We also decided to start teaching them at a very young age.  Studies show that children are the easiest to teach another language.At a very young age, our children were able to speak the Vietnamese Language.
         The next logical step was to have them learn how to read and write the Vietnamese Language.  They already were going to school Monday through Friday.  Finding a way to learn how to read and write Vietnamese was a challenge.  My wife then found that the Temple teaches Vietnamese on Sundays.  This proved to be the answer to our needs. 
When we went to the Temple to learn about their Sunday Classes, we were very impressed.  All of the people we spoke with were very knowledgeable. More importantly, they were very dedicated and caring. We thought that this would be the perfect environment for our children, David and Maria, to learn how to read and write the Vietnamese Language.
          As we start our second year of Temple School, we look back on our first year.  Both David and Maria learned a great deal. They worked hard on their own, but the Temple School played a big part in their success. The school taught the language very well.  Most importantly, they offered a positive environment with very high values.
________Mr. Joe Blaze (Father of David & Maria).
Bản dịch Việt ngữ của Hồ Xưa, giáo viên trường Việt Ngữ Đại Đạo:
           “Chúng ta sống trong một thế giới tân tiến, nơi mà tất cả chúng ta liên hệ nhau. Điều đó rất quan trong để chúng ta giao tiếp nhau, người này với người nọ. Ngôn ngữ là phương tiện cho sự giao tiếp đó. Vì thế, nó rất quan trọng với ai có thể nói được hơn một ngôn ngữ.
            Từ khi con cái chúng tôi tiếp xúc với người Việt và mẹ chúng là người nói sành tiếng Việt thì việc dạy chúng nói tiếng Việt là phải thôi. Chúng tôi đã quyết định dạy tiếng Việt cho con chúng tôi từ lúc chúng còn nhỏ. Sự nghiên cứu đã cho thấy dạy ngôn ngữ phụ cho con nít rất dễ. Do đó, con chúng tôi đã nói được tiếng Việt lúc còn bé. Bước kết tiếp là làm thế nào cho chúng đọc và viết được tiếng Việt đây! Chúng bận đi học từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần. Làm sao chúng có thể học thêm tiếng Việt là một vấn đề khó khăn. Rồi sau đó vợ tôi đã tìm biết được nơi ngôi Chùa có lớp dạy Việt ngữ vào ngày Chúa nhựt. Đó là câu trả lời cho sự quan tâm của chúng tôi. Khi chúng tôi đến Chùa để tìm hiểu thêm về lớp học Việt ngữ vào ngày Chúa nhựt thì chúng tôi rất đổi vui mừng. Những người mà chúng tôi gặp nơi đây là ngững người rất hiểu biết. Quan trọng hơn nữa là họ dạy miễn phí và còn chăm sóc chu đáo con cái chúng tôi nữa. Chúng tôi nghĩ, nơi đây quả thật là nơi môi trường tuyệt hảo cho con chúng tôi là David và Maria học đọc và viết tiếng Việt.
           Năm nay là năm thứ hai con chúng tôi học nơi đây, so sánh một năm trước đây thì David và Maria đã đạt được tiến bộ rất tốt. Chúng học chăm chỉ, nhưng trường nơi đây đã đóng góp phần lớn cho sự thành công đó. Trường nầy dạy rất tốt. Nhưng điều quan trọng hơn cả đó là họ đã tạo nên một môi trường học tập thật là tuyệt hảo”.
____________Mr.Joe Blaze: Cha của David và Maria (học sinh lớp 2)
        2/Ý kiến thứ hai: Ông Bà Nguyễn Lộc – Linh Vân, là người Mỹ gốc Việt.
                                     Cha mẹ của hai học sinh: Long Nguyễn và Cindy Nguyễn.
        “Đối với chúng tôi, là những người Việt sống xa quê hương, cuộc sống luôn bận rộn, nhưng vì tương lai cho những đứa con được sinh ra trên đất Mỹ này, mong muốn cho những đứa con của của mình phải biết giữ gìn nguồn gốc, văn hóa Việt Nam. Nên dù thế nào vẫn phải tranh thủ mỗi tuần cho con chúng tôi đến trường Việt ngữ Đại Đạo để học tiếng Việt.
         Tôi còn nhớ rất rõ: Niên khóa học đầu tiên, hai đứa con của chúng tôi cứ mỗi sáng Chúa nhựt trước khi đến trường phải rất là khó khăn. Và chúng cứ phải luôn than phiền với chúng tôi là: Má ơi! Tại sao con phải đi học tiếng Việt vậy? Con học ở trường mệt lắm rồi, cuối tuần cho con nghỉ được không?
         Còn đứa nhỏ lại nói: Con chịu nói tiếng Việt ở nhà rồi, con không cần phải viết và đọc đâu!
         Cứ như vậy được một thời gian, tưởng đâu đã yên tâm. Nhưng mà sao đó lại nghe cằn nhằn tiếp: Ba ơi! Con chán học lắm rồi!
         Rồi lại năn nỉ chúng tôi: Má ơi! Làm ơn cho con nghỉ học tiếng Việt nha!
         Dùng đủ mọi cách, chúng tôi cố gắng khuyên dạy hai con về sự quan trọng và hữu ích của tiếng Việt. Bên cạnh đó cũng phải luôn nhắc nhỡ hai đứa con chúng tôi hiểu được sự lo lắng, hy sinh cả công việc, thời gian ở gia đình để đến trường dạy cho các con. Đó là các thầy cô giáo của trường Việt ngữ Đại Đạo.
         Đến nay, thật là bất ngờ đối với gia đình của chúng tôi! Hai đứa con của chúng tôi, cứ mỗi niên khóa học đều được hạng ưu và được thưởng. Đứa con trai lớn nay đã tốt nghiệp xong Việt ngữ và đã ra trường. Có thời gian rãnh thì cháu đến trường để giúp các thầy cô làm phụ giãng. Còn đứa con gái nhỏ lại làm chúng tôi phải ngạc nhiên h ơn vì mỗi sáng Chúa nhựt, cháu không muốn vắng mặt buổi học nào. Bây giờ, mỗi buổi sáng lại thúc hối chúng tôi “Ba ơi, nhanh lên! Trể học con rồi đó!
           Trường Việt ngữ Đại Đạo, ngoài việc giữ gìn nền văn hóa Việt còn là một địa điểm của ngôi chùa Đạo. Dường như Tiên Phật đã ban cho gia đình chúng tôi và những đồng hương Việt nam, cũng như đồng đạo một ơn phước rất lớn.
          Gia đình chúng tôi rất vui mừng và hãnh diện vì sự ngoan ngoãn hiện nay của hai đứa con của chúng tôi. Xin chân thành ghi nhớ công ơn của các thầy cô. Cám ơn các thầy cô đã không ngại khó khăn, gian khổ để giúp cho hai con của chúng tôi học và hiểu được tiếng Việt.
           Ông Bà Nguyễn Lộc – Linh Vân.
         Cha mẹ của hai học sinh: Long Nguyễn và Cindy Nguyễn.
B- CẢM NGHĨ TỪ HỌC SINH:
1- “Là người Việt nam, ai cũng phải biết đọc và biết viết tiếng Việt. Cho nên, ba mẹ đã đăng ký cho em tới chùa Cao Đài để theo học lớp Việt Ngữ vào mỗi sáng Chúa nhựt. Em đã theo học từ lớp Một, nay đã đến lớp 9.
         Nhờ thầy cô dạy dỗ mà em đã biết viết, biết đọc thông thạo được tiếng Việt. Em còn biết được về Địa lý, Lịch sử của nước Việt nam đã có từ mấy nghìn năm nay.
         Em vô cùng quý mến và biết ơn thầy cô cùng cha mẹ đã giúp đỡ cho em đến với tiếng Việt như hôm nay.
                  ____Dan Lê (học sinh lớp 9 năm học 2013)_____
2- Khi em mới vào lớp Một, em chưa biết đọc, biết viết chữ Việt nào. Nhưng thầy cô đã ân cần dạy dỗ cho em mà em mới biết được cái nguồn gốc của em. Thầy cô còn dạy em phải chăm chỉ học hành. Nhờ đó mà em mới chuyển biến thành người tốt và đứa con ngoan của gia đình.
           _____Gina Tăng (Học sinh lớp 9 năm 2013)____          
C- Đôi dòng tâm sự của Giáo viên Trường Việt Ngữ Đại Đạo:                                
1- Ý kiến thứ nhứt: Cô Nguyễn ngọc Mỹ Trung, giáo viên lớp 6.
           "Giáo Viên" dạy trường Việt Ngữ là "job" đầu tiên mà tôi hân hạnh được làm ngay sau khi đặt chân đến nước Mỹ. Cũng như những công việc khác, làm giáo viên thiện nguyện, không lương nghĩ lại cũng có nhiều niềm vui và nỗi buồn chút ít.
        Giáo viên cũng như phụ huynh học sinh, rất là vui khi thấy những đứa con, học trò của mình biết viết, biết đọc tiếng Việt. Đặc biệt, giáo viên rất là vui mừng khi thấy học trò "háo hức" đến lớp, hỏi nhiều câu hỏi về bài vở, cũng như làm bài làm ở nhà đầy đủ. Giáo viên cũng rất vui khi thấy học trò của mình từ một đứa trẻ nói tiếng Việt không rành, đã có thể đọc một bài tập đọc, đọc một câu truyện và sau đó có thể kể lại rành rọt nội dung của câu truyện. Cũng như rất vui khi thấy bọn trẻ chia sẻ chuyện học hành, bạn bè và gia đình. Học tiếng Việt thật sự không dễ vì cách bỏ dấu, cách đọc theo giọng Nam, Bắc và Trung. Rất dễ làm cho học trò nhầm lẫn ý nghĩa tiếng Việt.
         Bên cạnh niềm vui thì cũng có những nỗi buồn khi dạy học, nhất là khi có một ít phụ huynh không hơp tác với nhà trường. Một số phụ huynh đôi khi nghĩ rằng trường là nơi để giữ trẻ. Họ cứ đưa con đến trường để khỏi phải giữ bọn trẻ và rồi không quan tâm gì đến sự học của con em mình. Vì thế, họ thiếu quan tâm, đôn đốc, cũng như nhắc nhở các em ôn và làm bài. Thậm chí nhiều em đi học mà quên cả đem theo sách, tập và viết. Vậy mà phụ huynh cũng không biết. Đôi khi các em còn than thở tối qua chơi game đến gần sáng nên buồn ngủ khi đến lớp. Giáo viên cảm thấy rất là buồn và cảm thấy bị xúc phạm khi nghe học trò mình có lời nói và hành động thiếu suy nghĩ như vậy. Nhưng lương tâm nghề giáo không cho phép chúng tôi buồn giận, trách móc học sinh hay cha mẹ học sinh...Cũng nhờ vậy mà hầu hết các học sinh theo học đã đạt kết quả tốt trong học tập. Đó là phần thưởng quý biết bao dành cho giáo viên, là niềm khích lệ lớn nhất đối với thầy cô giáo.
         Vì vậy, giáo viên đã dành thời gian quí báu để làm việc "thiện nguyện", thì hy vọng là các phụ huynh quan tâm, hợp tác trong việc đôn đốc các con em mình làm và lo ôn bài đầy đủ hơn.
        
2- Ý kiến thứ hai: Thầy Hồ Xưa, giáo viên lớp 12:
        Mấy mươi năm trước đây, khi còn ở Việt Nam, tôi là một nhà giáo. Chuỗi dài thời gian đứng lớp, rồi trách nhiệm là một Hiệu Trưởng điều hành một ngôi trường Trung Học, tôi cũng có nhiều kỷ niệm vui buồn khi đi dạy học. Nhưng sau khi ra hải ngoại, nhận làm giáo viên thiện nguyện cho trường Việt Ngữ Đại Đạo tại San Jose cho đến ngày nay, tôi có nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ lắm. Ghi nhớ vì cái vô tư đến tức cười nhưng dễ thương của các học sinh học tiếng Việt như một ngôn ngữ phụ nơi đây.
         Ở quê hương, cái học của học sinh khi bắt đầu vào lớp vở lòng, ví như một tờ giấy trắng. Giáo viên dạy lớp vở lòng như người họa sĩ vẻ vào tờ giấy trắng, bắt đầu từ nét đơn giãn thô sơ, rồi từ từ thêm vào màu sắc, phết từng nét phức tạp, hài hòa để thành một bức tranh nghệ thuật đẹp mắt. Đó là kiến thức của các em. Trái lại, học sinh gốc Việt hay Mỹ khi đi học chữ Việt nơi đây giống như tờ giấy đã có những hình ảnh, nét vẻ sẳn, đó là ngôn ngữ chính thức mà chúng tiếp thu nơi quê hương Hoa Kỳ nên chúng dễ lẫn lộn qua lại giữa hai ngôn ngữ. Đôi khi sự lẫn lộn cực kỳ trái ngược, trái ngược với phong tục, tập quán, lễ nghi đối xử hàng ngày của người Việt, trở thành lỗi sơ sót nguy hiểm là khác. Bởi vậy, khi dạy Việt ngữ cho các em, giáo viên chúng tôi phải thật cẩn trọng, chịu khó, kiên trì. Hơn nữa, ngôn ngữ Việt nam là một ngôn ngữ rất phong phú mà không có một ngôn ngữ nào có thể sánh kịp. Do đó, lối dạy học sinh học chữ Việt nơi đất nước thứ hai nầy rất là khó khăn và khác hơn cách dạy ở quê nhà rất nhiều.
         Tôi còn nhớ: Khi phụ trách dạy lớp 12 của trường Việt ngữ Đại Đạo, một hôm vào lớp tôi có hỏi thăm một học sinh:
- Hôm nay ông nội con làm gì?
Em nầy trả lời không chút do dự:
- Hôm nay NÓ đi câu.
Cả lớp cười ồ lên, nhưng em nầy vẫn tỉnh bơ, còn lộ nét ngạc nhiên là khác. Tôi hỏi em:
- Sao con lại gọi ông nội là NÓ?
Em đáp lại liền bằng tiếng Anh:
I said: - He is fishing, today. What’s wrong?
       Tôi phải một phen giải thích cho em và chung cho cả lớp biết: Người Mỹ, Pháp, Hoa v.v.chỉ có hai từ để xưng hô để nói chuyện nhau, hay vài từ để nói về người thứ ba. Còn tiếng Việt ta thì vô cùng phong phú, phải học cho rõ thì không mới dùng sai, đôi khi cái sai trở nên rất tai hại nữa. Đối với người lớn tuổi hơn các em, như ông nội thì con phải trả lời như sau:
- Thưa thầy, hôm nay ông nội con đi câu cá; con không được dùng chữ NÓ.
          Rồi tôi đưa ra một vài thí dụ về cách dùng chữ Việt cho các em biết cách xưng hô cho lễ phép. Tôi bắt các em lập lại và làm cho tôi nhiều câu về cách dùng nầy.
          Dù đã hiểu, nhưng các học sinh đều nói:
          - Dạ thưa thầy, tiếng Việt khó quá!
          Mà quả thật tiếng Việt khó học lắm, nhưng khi quen rồi thì vô cùng tuyệt diệu. Khi học sinh lên tới lớp 12, các em sẽ biết làm những đoạn thơ lục bát rất dễ thương. Tôi còn nhớ hoài một số bài thơ do học sinh làm nộp cho tôi như sau:
        Chiều nay mây trắng giăng trời,
         Má nấu bánh tét vô mời ba ăn.
         Ăn rồi ba nhảy tung tăng,
         Ba khen má lắm: “Ai bằng bà đâu?”.
Hay: Nhà em có bụi hoa hồng,
         Do ba công khó vun trồng bấy lâu.
         Cả nhà thỉnh thoãng bắt sâu,
         Hoa tươi em thích… nhưng rầu có gai.
         Tôi đã đưa đoạn thơ trên cho cha mẹ các em xem. Họ cười vui vẻ và nói:
      - Cám ơn quý thầy cô lắm, vợ chồng chúng tôi không ngờ con chúng tôi đã hiểu và sử dụng tiếng Việt sành sõi như vậy.
        Nhìn cha mẹ học sinh vui mừng mà lòng tôi cũng vui lây. Đó là phần thưởng, là niềm an ủi, cũng là thù lao, tiền lương tinh thần mà gia đình và các em trả cho các thầy cô giáo chúng tôi đó vậy. * Hồ Xưa (thầy giáo lớp 12-năm học 2011)

3- Ý Kiến các Phụ giáo: (Nguyên là cựu học sinh Trường Việt Ngữ Đại Đạo)
        “Mỗi sáng chủ nhật, thầy cô đã tạo điều kiện cho các em được phụ đứng lớp, dạy học và chấm bài cho các học sinh, để làm sao trở thành một giáo viên chính thức. Em được biết, bổn phận của những giáo viên là chuyển giao kiến thức, mở mang trí óc, uốn nắn tâm tánh và trau dồi đức hạnh cho hoc sinh. Do đó, để trở thành một giáo viên đầy đủ đức tính đó thì thì thật rất khó.
         Tuy mỗi học sinh đến trường từ mỗi lứa tuổi và ở mức độ hiểu biết khác nhau, nhưng tất cả các học sinh đi vào trường cùng một mục đích là học để biết nói, viết và hiểu được tiếng Việt. Em con nhớ những năm còn học tiếng Việt những môn như: Tập đọc, chính tả, học thuộc lòng tập làm văn là những môn cần thiết để giúp cho các em biết nói, đọc và viết của một ngôn ngữ. Cho nên khi học, học sinh có thể cảm nghiệm được bản sắc văn hoá và tư tưởng của dân tộc mình. Nhất là khi học về lịch sữ về những triều đại, những anh hùng, liệt nữ đã bỏ công xây dựng nước Việt Nam, những bài này có thể dễ dàng vào lòng học sinh và các em có thể cảm nhận được lòng tự hào của dân tộc mình. Dạy một lớp tiếng Việt đã khó rồi và để dạy lớp cấp 1 của tiếng Việt lại là một việc không dể dàng. Các em phải tập cho các học sinh phát âm, ráp vần, bỏ dấu và viết cho đúng, thật là khó vì các học sinh còn rất mới với ngôn ngữ tiếng Việt này. Nhớ những năm học lớp 1 này trước đây, các em cũng chẳng biết gì, rồi lần lần cũng học xong, ra trường và trở về phụ thầy cô trong việc dạy cho các học sinh. Có dịp đứng lớp như thế này, chúng em mới thấy thương cho các thầy cô đã bỏ công sức vào mỗi tuần chủ nhật để dạy dỗ cho các em biết tiếng Việt, mà có lúc chúng em cũng chẳng chịu học gì cả.
          Chúng em hy vọng các bạn học sinh hôm nay hãy cố gắng hơn, để tiếp thu những gì thầy cô đã bỏ công sức giãng dạy, và chúng em cũng sẽ cố gắng hết sức để giúp lại cho nhà trường nơi đã dạy cho em biết và hiểu được tiếng Việt.
          Câu nói“Tiếng Việt Còn - Nước Việt Còn” thật là ý nghĩa làm sao!
          Chúng em rất mang ơn thầy cô trường Việt Ngữ Đại Đạo.
 

*Thạch Hoàng Anh Annie, Trần Thanh Quyên Amy, Quang Thị Mỹ Lan, nguyên là học sinh trường Việt ngữ Đại Đạo, sau khi tốt nghiệp lớp 12, đã trở lại làm phụ giáo(Teacher Aid ) cho Trường đến nay.

 


   

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét