29 thg 6, 2018

BÊN ĐƯỜNG HÌNH NHƯ VẠT ÁO PHAI - Thơ Thuyên Huy


Góc quán vắng cũ
Một mình ngồi đó
Chiều ngập ngừng đuổi bóng nắng chạy rong
Ngoài phố
Thu chưa về
Trời chừng như đã vào đông
Bên kia đường chân gót mềm dáng nhỏ
Người con gái không quen
Nhặt cánh phượng cuối mùa úa đỏ
Nhón bước nhẹ đi qua
Sợ sỏi đá quặn mình đau
Lâu lắm từ ngày không gặp lại nhau
Đi rồi về tôi cứ vẫn là người khách lạ
Sân giáo đường
Lẻ bạn thẩn thờ dưới chân tượng đá
Con sáo già giương mắt mỏi mòn trông
Bài tình ca hát cho nhau nghe ngày nào
Chỉ còn lại trống không
Chút nước mắt rơi bất chợt
Giọt cà phê mặn đắng
Hồn nhói đau khóc òa giữa chợ chiều quạnh vắng
Dáng xưa em về
Đường cũng con đường ấy
Chỗ hẹn đầu
Thấp thỏm chờ hồn lâng lâng em áo trắng
Tà đôi tà thả gió hạ vờn bay
Hạ bây giờ ngơ ngác ở quanh đây
Mùa tựu trường vắng em
Phấn bảng lớp học nhớ người da diết
Tiếng ve lạc bạn tàn mùa gọi nhau buồn tha thiết
Em đi và đi không nói một lời
Đường phượng xưa giờ cành lá ngậm ngùi
Tôi về gác trọ xơ xác gầy cửa khép
Bài thơ thương người
Giữ lâu rồi thôi không chép
Phố tuổi thêm già để bút mực khẳng khiu
Từ đó mình biền biệt xa nhau từ đó
Người con gái lạ khuất lâu rồi cuối ngõ
Con sáo già vẫn thẩn thờ gượng giương mắt mỏi
Tên em nhói đau không dám gọi
Mờ sương khói thuốc cay
Thoáng bên đường hình như vạt áo đã phai

Thuyên Huy
Essendon, chiều ngồi một mình trong quán lạ thưa người 2018




Ám ảnh vì thế giới ngập trong rác thải nhựa ( Từ Tuổi Trẻ )

Bạn sẽ chọn cứu lấy hành tinh mình đang sống hay vì tiện lợi mà lại tiếp tục sử dụng chai nhựa, túi nilon? Đó cũng là tên chiến dịch vì môi trường mới nhất của tạp chí National Geographic.
Chiến dịch mang tên Planet or Plastic? gồm những hình ảnh gây sốc về tình trạng rác thải nhựatràn ngập trên toàn cầu, từ đại dương sâu thẳm đến châu Phi xa xôi.
Bìa ấn phẩm mới nhất của National Geographic gây ấn tượng mạnh cho người xem.
Bìa ấn phẩm mới nhất của National Geographic gây ấn tượng mạnh cho người xem.
"Mỗi ngày trôi qua các nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia của chúng tôi lại tận mắt chứng kiến sự tàn phá của các sản phẩm nhựa dùng một lần đối với đại dương của chúng ta, và tình hình ngày càng trở nên khốc liệt", ông Gary E. Knell - giám đốc điều hành của National Geographic Partners nhận định.
"Thông qua Planet or Plastic? chúng tôi muốn chia sẻ những câu chuyện về cuộc khủng hoảng ngày càng tăng này... và nâng cao nhận thức của người dân trên thế giới về cách loại bỏ nhựa dùng một lần và ngăn chặn chúng xâm nhập vào đại dương của chúng ta".
Theo thống kê, mỗi năm con người thải ra 9 triệu tấn chất thải nhựa. Loại rác này gây ảnh hưởng lâu dài cho môi trường và sức khỏe con người, nhất là khi chúng tan thành các hạt nhỏ và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của chúng ta.
Rác thải nhựa dưới đáy biển
Rác thải nhựa dưới đáy biển - (Ảnh: David Jones/ National Geographic).
Sinh vật biển bị rác nhựa bủa vây
Sinh vật biển bị rác nhựa bủa vây - (Ảnh: OHN JOHNSON).
Rác thải tràn ngập một con sông, đa số là rác nhựa
Rác thải tràn ngập một con sông, đa số là rác nhựa - (Ảnh: ABDUL HAKIM/NATIONAL GEOGRAPHIC).
Một con cò ở Tây Ban Nha bị túi nilon quấn lấy và may mắn được nhiếp ảnh gia giải cứu.
Một con cò ở Tây Ban Nha bị túi nilon quấn lấy và may mắn được nhiếp ảnh gia giải cứu. Phải sau hàng trăm năm chiếc túi nilon này mới phân rã hoàn toàn - (Ảnh: John Cancalosi/ National Geographic).
Rác thải nhựa dưới chân một cây cầu bắc qua sông Buriganga, Bangladesh
Rác thải nhựa dưới chân một cây cầu bắc qua sông Buriganga, Bangladesh - (Ảnh: Randy Olson/National Geographic).
Phần lớn rác thải nhựa hiện không được tái chế
Phần lớn rác thải nhựa hiện không được tái chế - (Ảnh: Jayed Hasen/National Geographic).
Một con cua ở Okinawa, Nhật Bản 'bọc' mình trong một cái nắp chai
Một con cua ở Okinawa, Nhật Bản 'bọc' mình trong một cái nắp chai - (Ảnh: Shawn Miller).
Một con cá ngựa bám vào một cây tăm bông ngoài khơi đảo Sumbawa của Indonesia.
Một con cá ngựa bám vào một cây tăm bông ngoài khơi đảo Sumbawa của Indonesia. Nhiếp ảnh gia nói mình đã ước gì bức ảnh không tồn tại - (Ảnh: Justin Hofman/National Geographic).
Chú khỉ con chơi đùa với vỏ chai nhựa.
Chú khỉ con chơi đùa với vỏ chai nhựa. Theo thống kê cứ mỗi phút lại có gần một triệu chai nước giải khát bằng nhựa được bán ra trên thế giới - (Ảnh: David Higgins/National Geographic).
Linh cẩu kiếm ăn tại một bãi rác ở Harar, Ethiopia

Những vùng đất kỳ lạ nhất trên thế giới

Thành phố không có nghĩa trang Longyearbyen, Na Uy. Ngoài những ngôi nhà màu sắc sinh động có “1-0-2” thì vùng đất kỳ lạ này nổi tiếng là thành phố không nghĩa trang. Nguyên nhân không phải do người dân sợ mất vẻ mỹ quan của thành phố mà do nhiệt độ ở đây quá thấp, thi thể con người không thể nào phân hủy được. Cư dân Longyearbyen sau khi qua đời được đem tới nơi khác để chôn cất.
Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Thành phố ăn chay Palitana ở Ấn Độ. Vùng đất lạ này thành phố ăn chay đầu tiên trên thế giới. Cư dân ở Palitana đều là người ngoan đạo thuộc dòng Jain. Thậm chí, các nhà sư ở đây từng tuyệt thực để phản đối hành động giết mổ động vật và hành động bán thịt, nên chính quyền phải nhân nhượng ban ra lệnh cấm.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Thị trấn tâm linh Lily Dale, New York, Mỹ. Đây là thị trấn tâm linh nổi tiếng, có số người theo thuyết tâm linh đông nhất trên thế giới.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Đặc biệt, số lượng du khách (khoảng 22. 000 – 25.000) đến thị trấn để tham gia các lớp học, hội thảo nhằm học cách chữa bệnh và cách giao tiếp giữa người trần thế và những người đã mất còn nhiều hơn cả số dân của thị trấn (275 người).

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Ngôi làng đa phu ở gần Dehradun, Ấn Độ. Đó là nơi phụ nữ có thể lấy bao nhiêu chồng tùy thích. Thậm chí, một cô gái có thể lấy tất cả anh em ruột trong một nhà làm chồng, điều này được gọi là huynh đệ cộng thê.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Cô gái có thể quan hệ luân phiên mỗi người một đêm và không có sự phân biệt đối xử với các ông chồng. Những ông chồng cũng có thứ tự lớn bé, những người chồng đều không hề ghen tị với những người anh em khi phải chia sẻ vợ mình.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Thành phố của người tí hon ở Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Khi đến Côn Minh, nhiều người sẽ có cảm giác rằng mình vừa lạc vào vương quốc của những người tí hon trong các câu chuyện cổ tích. Đây là nơi có số lượng người tí hon nhiều nhất thế giới và ngày càng tăng.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Những công dân ở đây có chiều cao không vượt quá 1,31m, trọng lượng thấp hơn 50kg. Đặc biệt, họ làm việc trong công viên giải trí nên khu vực đó giống như vương quốc của người tý hon.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Vương quốc người tí hon ở Côn Minh có tổng cộng 120 người sinh sống. Họ cải trang thành các nhân vật nổi bật để thu hút khách du lịch, có nguồn thu chủ yếu là từ tiền được thưởng và bán quà lưu niệm.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Thị trấn nằm dưới tảng đá Setenil de Las Bodegas, Tây Ban Nha. Nơi đây nổi tiếng bởi được xây dựng bên dưới một tảng đá khổng lồ. Dân số ở đây có khoảng hơn 3.000 người.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Những ngôi nhà ở Setenil de Las Bodegas được xây dựng bằng cách nới rộng không gian từ các hang động tự nhiên, những hang đá treo và xây thêm một bức tường bên ngoài.

Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới
Những ngôi nhà trong hang động tự nhiên biến thành nơi lý tưởng để xây dựng nhà tránh nóng vào mùa hè và tránh lạnh vào mùa đông. Và tất cả những gì người ta cần xây chỉ là một mặt tiền.
Khám phá những vùng đất kỳ lạ trên thế giới

27 thg 6, 2018

CÓ MỘT BẬN TA VỀ - Thơ Lê Hà Thăng ( K..12-SPSG )


Có một bận ta về không hẹn trước
Mây trắng xa gió xô ngã trời chiều
Cơn mưa tạt lệch nghiêng triền tóc ướt
Lòng bâng khuâng thương nhớ biết bao điều

Mùa hạ cũ và hồn hoa bướm cũ
Đã mờ xa ngan ngát phía chân trời
Ta ngoáy lại vẫy tay chào viễn sứ
Có giọt buồn rớt mặn ở trên môi 

Chỉ cỏn lại nới góc vườn nắng nhạt
Khoảng sân vuông chim cũng biếng quay về
Nghe cả tiếng lá vàng rơi chạm đất
Chỗ ta ngồi chao chát mấy mùa ve

Tờ thư cũ đã nhòe phai dấu mực
Thuở em đi tóc xỏa rối mong chờ
Ta vẫn nghĩ hẹn em từ kiếp trước
Mà sông xa không hẹn được chuyến đò

Ngày trở lại bổng dưng thành kẻ lạ
Lạ trời xanh,lạ cỏ mượt ven hồ
Ta ngồi dưới vòm cây biêng biếc lá
Thấy em về một chiếc bóng hư vô

Lê Hà Thăng

5 lý do gây chóng mặt sau khi ngủ dậy (Từ vnexpress)

Chọn gối cao, phòng nhiều ánh sáng, nằm gục trên bàn… có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dễ gây chóng mặt, đau đầu.

Ngủ đủ giấc về đêm, chợp mắt ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể sảng khoái, đầu óc minh mẫn. Nhưng một số người ngủ dậy cảm thấy choáng váng, cơ thể mệt mỏi có thể do những nguyên nhân dưới đây.
Độ cao gối chưa phù hợp
Theo các chuyên gia sức khỏe trên trang Yourhealth, độ cao của gối ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu gối quá cao gây khó chịu, không tốt cho đốt sống cổ. Gối quá thấp khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, dẫn đến cảm giác hoa mắt, đau đầu... Lựa chọn gối phù hợp cao 8-15 cm, rộng 30 cm, dài 60 cm giúp ngủ ngon, giảm nguy cơ chóng mặt khi tỉnh dậy.
Phòng quá nhiều ánh sáng
Melatonin (loại hormone tiết ra từ tuyến tùng trong não, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tỷ lệ nghịch với ánh sáng. Bóng tối làm lượng melatonin tiết ra nhiều tạo cảm giác ngon giấc. Ánh đèn vào ban đêm, ánh sáng từ tivi có thể ngăn chặn sản xuất melatonin. Một số người nhạy cảm còn trằn trọc khi phòng sáng. Môi trường công ty thường quá sáng, quá lạnh hoặc thiếu oxy không phải là nơi lý tưởng cho giấc ngủ của dân văn phòng. 
NGỦ DẬY THẤY CHÓNG MẶT - xin bài edit
Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu nếu phòng có nhiều ánh sáng, độ cao gối không phù hợp. Ảnh: Shutterstock.
Sử dụng điện thoại, máy tính
Thói quen sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều trước giờ ngủ không tốt cho não bộ, thị lực. Sóng và bức xạ điện từ của điện thoại ảnh hưởng đến việc bài tiết melanonin, khiến bạn khó chợp mắt. Do đó, bạn nên hạn chế dùng thiết bị điện tử khi lên giường, tắt nguồn chúng vào ban đêm. 
Thời gian ngủ chưa phù hợp
Ngủ quá ít dưới 8 tiếng mỗi đêm có thể làm bạn mệt mỏi, làm việc không tập trung vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thời gian ngủ chưa phù hợp cũng khiến một số người đau đầu sau buổi trưa. Giấc ngủ trưa thường chỉ nên khoảng 20-30 phút. Nếu kéo dài 80-100 phút, cơ thể chuyển sang trạng thái ngủ sâu, lượng máu lên não giảm xuống, quá trình trao đổi chất chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu khi thức dậy vào lúc này. 
Ngủ ngồi tại chỗ, gục xuống bàn
Một số dân văn phòng tranh thủ chợp mắt buổi trưa bằng cách ngồi tại chỗ, gục xuống bàn. Tư thế này khiến lượng máu lên não giảm gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, mỏi chân... Máu đến các cơ quan cũng giảm xuống do phải tập trung cho dạ dày, ruột để tiêu hóa bữa ăn trưa. Dù thời gian ngủ ngắn, bạn cũng nên nằm xuống nghỉ ngơi.
Kim Uyên

Jakarta ngập lụt, Indonesia có thể phải lập thủ đô mới (Từ ThuyMy Blog )

Hành khách đợi tàu tại nhà ga Pasar Senen ở Jakarta, bị ngập nước sau một trận mưa. Ảnh chup ngày 06/09/2010.

Đặc phái viên Libération tại Indonesia có bài phóng sự mang tên « Nước dâng tại Jakarta : Tôi biết một ngày nào đó, chúng tôi phải xách va-li ra đi ». Bị lụt lội thường xuyên, phía bắc thủ đô Indonesia mỗi năm bị lún xuống 25 cm, và thậm chí có thể sẽ biến mất trong thời gian tới. Nạn bê-tông hóa và ô nhiễm càng làm trầm trọng thêm tình hình, trong khi chính quyền chưa tìm ra được giải pháp bền vững.
Người dân cư ngụ tại khu vực phía bắc Jakarta năm nay phải cám ơn trời đất : nước « chỉ » dâng có 20 cm. Những người khá giả nhất ở khu phố Evi phải cất nhà sàn để ở, và khu vực này còn có nguy cơ biến mất trong tương lai. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới ước tính có đến 40% diện tích của thủ đô Jakarta 10,8 triệu dân đang thấp hơn mặt nước biển, và có thể bị ngập lụt hoàn toàn nếu không hành động gì trong vài năm nữa. 

Libération cho biết, chính quyền Indonenia nhận ra tình hình rất muộn màng. Mãi đến năm 2007, mới có những nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên, khi mưa lớn gây lụt lội đến 60% diện tích Jakarta, làm 55 người chết và nửa triệu người phải sơ tán, dịch bệnh hoành hành vì nước tù đọng. 

Đối với cựu thống đốc Jakarta Basuki Tjahaja Purnama (tức « Ahok »), đó là do người dân quăng rác xuống sông làm tắc đường thoát nước. Ông cho giải tỏa khoảng 4 triệu dân để tái định cư trong các tòa nhà bê-tông, nhưng sau đó Ahok mất chức, một số khu vực vẫn tồn tại đến nay. 

Còn Peter Letitre, nhà thủy văn học Hà Lan làm việc tại Jakarta cùng với nhiều nhà nghiên cứu Indonesia có cùng nhận định, lụt lội chủ yếu do giới trung lưu tăng lên cùng với hoạt động kỹ nghệ. Ông nói : « Trong những năm gần đây, thành phố phát triển nhanh chóng, với những trung tâm thương mại và công sở mới. Vấn đề là để xây dựng, nước ngầm đã bị hút lên ». Tệ hơn nữa, do thành phố ngày càng bê-tông hóa, nước không thể thấm qua mặt đất để chảy đi. « Hậu quả là lượng nước ngầm mất đi không được bù vào, làm cho mặt đất bị lún xuống ».

Dự án Grand Garuda trị giá 40 tỉ đô la nhằm cứu vãn thủ đô Jakarta.
Trước tình hình đáng báo động này, phản ứng của chính quyền lại khó thể tưởng tượng. Họ cho rằng hễ nước dâng lên thì chỉ việc xây tường để chận lại. Ở khu phố Muara Baru, quận trưởng đã cho đắp một con đê cao ba mét sau trận lụt năm 2007. Nay đê bị sóng đập liên tục, đã bị thủng lỗ chỗ với thời gian, và nước càng dâng cao hơn.

Cựu tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng « Grand Garuda » : một con đê hình đại bàng (biểu tượng của Indonesia) dài 35 km ở ngoài khơi Jakarta, và những khu phố nổi trên nước như ở Dubai. Dự án hiện đại này bị chỉ trích vì cần đến 40 tỉ đô la, phải giải tỏa rất nhiều khu dân cư, hàng ngàn ngư dân sẽ mất việc, và nhất là theo nhà đại dương học Alan Koropitan, con đê khổng lồ này không hiệu quả, đồng thời gây thêm ô nhiễm.

Tân chính phủ Joko Widodo đành từ giã giấc mơ siêu đại bàng cùng với thành phố nổi, nhưng vẫn giữ ý định xây con đê. Chuyên gia Letitre đề nghị phải đặt những trạm bơm nước khắp thành phố. Nhưng người dân không hề tin tưởng các dự án của chính quyền, trước tình trạng tham nhũng hiện nay.

Rốt cuộc, giải pháp bền vững nhất để cứu vãn Jakarta có lẽ là…xây dựng một thủ đô mới. Bởi vì cuộc sống ở đại đô thị này đã trở nên khó thở, ngoài ngập lụt và ô nhiễm còn là nạn kẹt xe, người dân có khi phải mất nhiều tiếng đồng hồ để đi được vài cây số. Tháng 4/2017, tổng thống Indonesia cho rằng thành phố Palangka Raya trên đảo Bornéo có thể trở thành thủ đô mới. Dự án này hiện vẫn nằm trên giấy, nhưng có thể sẽ được đề cập trở lại vào tháng 11, khi những trận mưa lớn lại ập xuống Jakarta.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha tại điện Elysée ngày 25/06/2018.
Bị chỉ trích thân Trung Quốc, thủ tướng Thái đi châu Âu đánh bóng hình ảnh 

Cũng liên quan đến Đông Nam Á, nhật báo cộng sản L’Humanité chú ý đến sự kiện thủ tướng Thái Lan, tướng Prayuth Chan-O-Cha được tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón hôm nay, trong chặng cuối của vòng công du châu Âu. Bốn năm sau vụ đảo chánh để lên nắm quyền, nhà độc tài tìm cách tạo tính chính danh, để tăng uy tín trong đối nội.

Tờ báo nhắc nhở, khi ông Prayuth lên nắm quyền năm 2014, Liên Hiệp Châu Âu đã cho đóng băng hiệp định tự do mậu dịch với Thái Lan, ngưng các chuyến công du. Nay thì nhà độc tài từ Bangkok muốn hoàn tất một loạt hợp đồng với châu Âu, trong đó có việc mua một vệ tinh Theos-II của Airbus trị giá 185 triệu euro, nhân tiện đánh bóng hình ảnh của mình. 

Tướng Prayuth đang bị dư luận trong nước chỉ trích dữ dội do dành cho Trung Quốc sức nặng quá lớn. Tham gia « Con đường tơ lụa mới », Thái Lan đã cho dỡ bỏ hàng rào luật pháp đối với tàu cao tốc, đồng thời bật đèn xanh cho dự án phá hủy một số cồn trên sông Mêkông để tàu buôn Trung Quốc có thể lưu thông trên dòng sông này.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vẫy chào người ủng hộ, 25/06/2018.
Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quyền lực cho Tổng thống

Một nhà độc tài khác được các báo Pháp rất quan tâm : đó là ông Recep Tayyip Erdogan, vừa tái đắc cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Le Figaro tóm lược « Mười lăm năm độc đoán và một Hiến pháp được đo ni đóng giày ».

Với Hiến pháp mới, Thổ Nhĩ Kỳ không còn thủ tướng, quyền hành pháp tập trung vào tay tổng thống. Ông Erdogan còn là lãnh đạo đảng cầm quyền, một ông vua Hồi giáo của thời hiện đại, có toàn quyền đàn áp mà không cần phải biện minh. 

Trong những năm gần đây, nhiều nhà báo, luật sư hoặc công dân đã phải ra tòa vì « mạ lị tổng thống », các giảng viên đại học ký kiến nghị cải cách bị cáo buộc « phản quốc ». Quyền miễn trừ tư pháp bị hủy bỏ, giúp dễ dàng bỏ tù các dân biểu đối lập. Từ sau vụ đảo chính bất thành, tình trạng khẩn cấp được thiết lập và liên tục gia hạn.

Các nhà lãnh đạo châu Âu tại thượng đỉnh mini ở Bruxelles, 24/06/2018.
Di dân và thượng đỉnh « mini » châu Âu

Vấn đề nhập cư làm chia rẽ châu Âu, Brexit, bầu cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đó là những vấn đề chính được các báo Pháp đề cập nhiều hôm nay 25/06/2018. Le Figaro chạy tựa « Khủng hoảng di dân : Châu Âu bế tắc ». Libération đăng ảnh chiếc tàu Lifeline với dòng tít « Di dân, cú sốc mãnh liệt cho châu Âu ». « Di dân : Tranh cãi dữ dội giữa Pháp và Ý » - tựa của Le Monde.

La Croix giải thích về « Một thượng đỉnh mini để đoàn kết châu Âu về vấn đề nhập cư ». Mười sáu nước châu Âu họp lại hôm qua ở Bruxelles để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng di dân.

Vì sao phải tổ chức « tiểu thượng đỉnh » này ? Đó là do Ý và Malta từ chối tiếp nhận nhiều con tàu của các tổ chức phi chính phủ cứu vớt di dân trên biển, gây lo ngại những quyết định đơn phương có thể tạo nguy hiểm cho không gian tự do lưu thông của châu Âu. Cuộc họp có ba mục đích : tránh cho chính phủ Đức không bị sụp đổ, tìm lối ra cho tình hình những con tàu nhân đạo không được cập bến, và tránh sự tan rã của không gian Schengen.

Hôm qua tại Bruxelles thủ tướng Hà Lan cho biết « không mấy lạc quan ». Tất cả các thỏa thuận phải được ít nhất 16 nước chiếm 65% dân số EU đồng ý, và mức này rất khó đạt được. Điểm đồng thuận duy nhất có lẽ là tăng cường cho cơ quan Frontex, từ 1.500 lên 10.000 nhân viên, để giám sát biên giới châu Âu ; đồng thời các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và Libya nỗ lực hơn để chặn bớt di dân.

Hệ thống định vị vệ tinh Galileo của EU, chính xác hơn GPS.
Brexit : Vệ tinh định vị Galileo xa dần quỹ đạo Anh

Cũng tại châu Âu, Le Monde nhận xét « Hai năm sau, Anh quốc đang bị Brexit gặm nhấm » : chia rẽ với quyết định ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nước Anh còn bị ngưng trệ vì quan hệ tương lai với châu lục vẫn chưa định rõ. Đặc biệt là « Galileo đang xa dần quỹ đạo Anh ». Việc Luân Đôn bị loại ra khỏi hệ thống vệ tinh định vị của châu Âu là một trong những hậu quả cụ thể nhất của Brexit.

Đã hai năm trôi qua, việc « ly dị » gần như giậm chân tại chỗ, nhưng hậu quả rõ ràng nhất lại đến từ…không gian. Các công ty Anh, do không còn là thành viên EU, không được tham gia dự thầu phần mã hóa của hệ thống vệ tinh Galileo của châu Âu, vốn chính xác hơn hệ thống GPS của Mỹ. Cũng như GPS, phần mã hóa của Galileo chủ yếu là hệ thống hướng dẫn hỏa tiễn. Vì vậy việc kiểm soát mang tính chiến lược về mặt quân sự, chưa kể ngành kỹ nghệ Anh đã đạt được những hợp đồng béo bở trong dự án này.

Từ ba tháng qua, chính phủ Anh không ngừng gây áp lực, vì nếu không Luân Đôn có nguy cơ phải tự lập ra hệ thống định vị riêng như Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc và Glonass của Nga, và sẽ phải chi ra một số tiền rất lớn. Hơn nữa Anh đã tài trợ 12% cho Galileo, và các công ty Anh đã nhận được 15% số hợp đồng, trung tâm kiểm soát do Airbus quản lý hiện đặt tại Portsmouth ở miền nam nước Anh. Về phía châu Âu cũng thiệt hại vì khi loại Anh ra, chi phí vận hành sẽ tăng lên.

Tại hội chợ Cybertech 2018.
Các cơ quan tình báo Israel đầu tư vào công nghệ mới

Cũng liên quan đến công nghệ, Les Echos cho biết « Mossad dựa vào các start-up để sáng tạo ». Cơ quan tình báo Israel đã lập ra một quỹ đầu tư theo mô hình In-Q-Tel của CIA Mỹ, còn cơ quan phản gián thành lập bộ phận hỗ trợ cho các start-up tại trường đại học Tel-Aviv.

Dựa vào các công ty công nghệ tư nhân để giải quyết các vấn đề cụ thể trong công cuộc chống khủng bố, bảo vệ an ninh quốc gia không còn là hiện tượng cá biệt. Mới đây Shabak, cơ quan phản gián Israel đã thiết lập quan hệ đối tác với quỹ TAU Ventures. Chương trình « Xcelerator » kéo dài bốn tháng, trong giai đoạn khởi đầu sẽ trợ cấp cho sáu start-up mỗi nơi 50.000 đô la để phát triển các công nghệ sử dụng trí thông minh nhân tạo.

Cơ quan tình báo nổi tiếng Mossad còn đi trước một bước : từ năm 2017 đã lập ra quỹ Libertad Ventures. Năm start-up được giữ kín tên được quỹ này tài trợ nửa triệu euro cho mỗi đơn vị trong một đến hai năm, để nghiên cứu trong năm lãnh vực : công nghệ robot, năng lượng, mã hóa, web thông minh, xử lý ngôn ngữ và phân tích văn bản.

Tuy không có phương tiện hùng hậu như In-Q-Tel (được lập ra sau các vụ tấn công ngày 11/9 tại Hoa Kỳ, đã từng cho ra ra đời Google Earth), các start-up ở Israel hoạt động rất hiệu quả. Chẳng hạn trong Cyber Week vừa qua, công ty CardioScale với băng đeo điện tử giúp giảm số lượng nạn nhân trong các vụ khủng bố lớn, đã giành được giải thưởng 100.000 đô la.

Fan bóng đá trên đường Nikolskaia ngày 24/06/2018. Ảnh AFP
World Cup 2018 : Con đường Nikolskaia và dấu vết tội ác thời Stalin bị bôi xóa 

Cuối cùng là bóng đá. Le Monde mô tả « Đường Nikolskaia ở Matxcơva, trung tâm Cúp bóng đá thế giới 2018 ». Con đường huyết mạch mang tính lịch sử này được người hâm mộ coi là fan-zone ưa thích nhất, trở thành một không gian tự do hiếm hoi giữa lòng thủ đô nước Nga.

Người dân Matxcơva chưa bao giờ chưa thấy cảnh này : đám đông trang phục sặc sỡ, hát bằng đủ các thứ tiếng, chiếm lĩnh toàn bộ con đường trung tâm cả ngày lẫn đêm. Tại một đất nước mà biểu tình không được phép, nhiều cư dân mạng  Nga tị nạnh « Còn chúng tôi, sao lại không được tụ tập ? »

Trụ sở cũ của KGB trên đường Nikolskaia. Ảnh Eric & Ashley.
Đường (« oulitsta » theo tiếng Nga) Nikolskaia là nơi có tòa nhà đồ sộ của cơ quan tình báo Nga FSB, hậu thân của NKVD và KGB trước đây, và tận cùng ở quảng trường Đỏ. Trước khi World Cup diễn ra, tên con đường này hầu như không được nhắc đến trên báo chí và mạng xã hội, nhưng nay ngược lại. Hôm 17/6 khi các đội Đức-Mêhicô và Brazil-Thụy Sĩ thi đấu, « oulitsta Nikolskaia » được nêu ra trên 22.000 lần. Thu nhập của các quán cà phê và cửa hàng bán đồ kỷ niệm trên con đường này tăng gấp hai đến bốn lần.

Không ai để ý đến tòa nhà số 23. Phía sau những tấm bạt che, các công nhân đang tất bật tiêu hủy các tài liệu của tòa án quân sự Liên Xô cũ. Tại đây từ năm 1936 đến 1938 trong thời kỳ Stalin, đã có 31.456 người bị kết án tử hình, và một số không xác định được đã bị xử bắn ở tầng hầm. Năm 2016, bất chấp lời kêu gọi của các nhà sử học, địa điểm lịch sử này đã bị bán cho một nhà buôn sỉ nước hoa để mở trung tâm thương mại sang trọng, sau khi World Cup kết thúc.

IndonesiaThủ đôLũ lụtThiên taiÔ nhiễmĐiểm báoKiến trúc và quy hoạch đô thịChâu ÁXã hội
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180625-jakarta-ngap-lut-indonesia-co-the-phai-lap-thu-do-mo

26 thg 6, 2018

Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang (Từ vnexpress)

Nước lũ rút đi để lại nhiều ngôi nhà trơ móng tại vùng rốn lũ của tỉnh Hà Giang.

Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Trong đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 22 đến 24/6, huyện Quản Bạ là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất tỉnh Hà Giang với 2 người chết, 9 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, hơn 200 ngôi nhà khác ngập úng, nhiều tuyến đường sạt lở…
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Tỉnh lộ 181 từ trung tâm huyện Quản Bạ dẫn vào xã Lụng Tám có khoảng 20 điểm sạt lở, xe ôtô không thể di chuyển. Hiện hàng trăm người dân địa phương cùng lực lượng quân đội đang chia nhau cào đất, đá bằng các vật dụng thô sơ để tạm thông đường.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Ở vùng rốn lũ này của Hà Giang, hơn 500 ha hoa màu chủ yếu là ngô, lúa chuẩn bị đến kỳ thu hoạch đã bị dòng nước cuốn trôi hoặc gây hư hại.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Thôn Tùng Nùn (xã Lụng Tám) tan hoang sau cơn lũ.
Người đàn ông địa phương chỉ vào vị trí nơi trước đây là một căn nhà, sau lũ quét chỉ còn trơ lại bếp lò.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Thôn Tùng Nùn có 7 ngôi nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, hàng chục ngôi nhà khác hư hại.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Một ngôi nhà bị lũ cuốn sắp sập, người dân phải sơ tán đi chỗ khác vì nguy hiểm.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
“Tối hôm lũ về, nước đổ ào ào từ trong rừng ra, tôi ở trong nhà không chạy kịp nên bị cột gỗ xô vào người”, anh Lò Chìn Sùng kể lại.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Sau khi nước rút, người dân trong thôn Tùng Nùn thu gom gỗ để dựng lại nhà.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Sau khi tổ chức tang lễ cho người thân bị lũ cuốn trôi, những người dân trong một gia đình ở Tùng Nùn mệt mỏi nằm ngủ ngay trên đống ngô.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Một số người dân không còn nhà đã đến ở tạm trong điểm trường mẫu giáo tại thôn Tùng Nùn.
Khung cảnh tan hoang ở vùng rốn lũ Hà Giang
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã yêu cầu Sở Giao thông huy động phương tiện máy móc, nhân lực để khơi thông dòng chảy, đất đá, sớm đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.
Gia Chính

FM974 Úc Châu :Phi Châu: Swaziland – Vương Quốc Bạn Cuối Cùng Của Đài Loan

Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 25.06.2018

Lúc tới chùa lần đầu khi còn là một đứa nhỏ vừa lên ba, Nozipho Mpapane, 15 tuổi nhớ lại, cứ nghĩ hàng trăm bức tượng nhỏ trắng lắp trên tường là những con búp bê mà mình có thể chơi với nó nhưng được người lớn bảo đó là các tượng Phật, người là đấng tối cao niềm tin của mình.

Giờ đã hơn chín năm qua, cô đọc kinh Phật mỗi ngày cùng với hàng trăm đứa trẻ khác tại trung tâm chăm sóc Amitofo ở phía nam Swaziland, tuổi từ 3 tới 19, đám trẻ đến đây là những đứa con mồ côi hay gia đình cha mẹ quá nghèo, ở đây bọn nó được dạy về Phật pháp, tiếng Trung hoa và tập võ thuật Thiếu Lâm Tự. Trung tâm Amitofo do một hòa thượng người Đài Loan lập nên năm 2011, nơi nầy gián tiếp được xem là điểm nối kết, liên hệ bang giao giữa Đài Loan và vương quốc Swaziland, một quốc gia bé tí nằm lọt giữa Mozambique và Nam Phi. Cố dùng tiếng Trung hoa, tuy không trôi chảy nhưng theo lời của cô Mpapane, sau khi Đài Loan và Swaziland trở thành bạn với nhau, chuyện này có lợi rất nhiều cho dân chúng, nhất là hiện nay trẻ em có thể đi học tử tế. Mối bang giao giữa hai bên, vốn đã có từ hơn 50 năm qua, giờ xem ra đang chịu nhiều áp lực trước những sự việc xảy ra ở Phi châu và các nơi khác trên thế giới, một số lớn quốc gia đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan, thiết lập bang giao với đối thủ chính trị của họ là Trung cộng, vương quốc Swaziland hiện là quốc gia cuối cùng mà Trung cộng chưa chiêu dụ được.

Qua nhiều thập niên, cả hai Trung cộng và Đài Loan đều ra sức tranh giành ảnh hưởng của mình trong trận chiến ngoại giao trên khắp thế giới, hể có quốc gia nào có bang giao chính thức với Trung cộng thì coi như Đài Loan mất đi quốc gia đó, sự lựa chọn theo cái mà Bắc Kinh tuyên bố “nguyên tắc một Trung Hoa”, dùng phương thức dụ dỗ, tặng dữ, viện trợ không lời và áp lực ngoại giao, Bắc Kinh đã thành công, như vết tằm ăn dâu, lần lượt từng nước một đã theo phe Trung cộng, và hiện tại xem như Trung cộng thắng cuộc. Hôm 24 tháng 5, Burkina Faso là nước đồng ý thiết lập bang giao chính thức với Trung cộng, như vậy chỉ còn lại vương quốc Swaziland hay còn gọi là “vương quốc của eSwatini” là quốc gia cuối cùng ở châu Phi có bang giao với Đài Loan mà Bắc Kinh chưa dụ về họ được, nhưng chắc họ sẽ làm được và sẽ xảy ra bao lâu nữa chỉ là vấn đề thời gian thôi.

Xem ra nếu chỉ còn có vỏn vẹn một người đại sứ Đài Loan duy nhất ở châu Phi cảm thấy áp lực này thì chắc rằng ông ta sẽ không biểu lộ ra ngoài cho người ta thấy, đại sứ Đài Loan, Thomas Chen, cho biết mỗi đêm ông chỉ ngủ được vài phút, đó là những gì ông có thể nghĩ tới lúc này về tình bang giao của Đài Loan và Swaziland. Chen ngồi lặng yên trong phòng khách của tòa đại sứ cộng hòa Trung hoa hay Đài Loan như thế giới biết tới, ở giữa thành phố Mbabane, chỉ cái tên gọi Đài Loan thôi cũng đủ làm Bắc kinh giận dữ. Chen đã là người trong ngành ngoại giao nhiều năm khi làm việc cho tổ chức chính quyền bán chính thức của Đài Loan ở Hoa kỳ dưới tên “văn phòng quốc tế và văn hóa Taipei”, một văn phòng không phải là tòa đại sứ nhưng đảm trách công việc của một tòa đại sứ, Chen cười nhạt nói rằng, đây là chỗ duy nhất mà ông được người ta gọi hai tiếng “thưa ngài”.

Tháng tư, bà Tsai Ing-wen, tổng thống Đài Loan đã đến thăm chính thức vương quốc bé tí Swaziland, bà than phiền là, Trung cộng đã dùng phương thức “ngoại giao đô la” để dụ dỗ các nước có bang giao với Đài Loan thay đổi lập trường cam kết của họ nhưng ở Sawziland, Đài Loan cũng tung tiền ra theo cách của mình. Một bệnh viện mới đang được xây trên ngọn dồi không xa tòa nhà tòa đại sứ bao nhiêu, dẫn điện đến các vùng nông thôn và cấp học bổng cho sinh viên người Swazi đi học ở Đài Loan, để đổi lại thì người Đài Loan chỉ muốn được nhìn nhận chính thức là “nước cộng hòa Trung Hoa”, theo Chen nếu muốn là một quốc gia có chủ quyền một cách quốc tế thì họ cần điều đó.

Nhưng làm thế nào một quốc gia như vương quốc Swaziland với dân số không quá 1 triệu 500 người vẫn còn “bình chân như vạc” trước sự càn tiến của một anh chàng không lồ 1 tỷ 400 triệu dân Trung cộng, dĩ nhiên ai cũng biết là Bắc Kinh có nhiều tiền và thừa tiền hơn Đài Bắc, câu trả lời cũng không khó lắm, nó nằm trên bức tường sau lưng đại sứ Chen, là tấm hình lộng trong cái khung bạc của vua xứ Swaziland, quốc vương Mswati III, vị vua quyền uy tuyệt đối, Chen gật gù cho biết, ông có thể diện kiến ông vua này bất cứ khi nào ông ta cảm thấy cần gặp, mối bang giao giữa Đài Loan với vương quốc Swaziland, hầu hết và phần lớn với một người, người đó là vua Mswati III (đệ tam).

Tuần rồi, buổi sáng ngày nắng đẹp, vua Mswati Đệ tam đến khánh thành một trung tâm lưu giữ dụng cụ thuốc men được xây lên và tài trợ tài chánh bởi Đài Loan, cũng như hầu hết các buổi lễ khác, ông ta thường đến bằng chiếc xe hơi đen, to lớn dài thậm thượt có tên là chiếc Maybach, tại một quốc gia mà gần hai phần ba dân chúng sống dưới mức nghèo khó, chiếc xa Maybach nửa triệu đô la xem ra cũng làm nhà vua ái ngại nên ra lệnh không cho phép báo chí hay quay phim hình ông ngồi bên trong xe, cho tới hôm nay, vua Mswati Đệ tam đã chính thức đến Đài Loan 16 lần, cũng trong tuần qua thêm chuyến tới Đài Bắc là lần thứ 17. Công ty người Đài Loan đang xây cất bệnh viện mới ở Mbabane cũng là công ty xây cho vương quốc Swaziland một cái phi trường mới mang tên vua Mswati.


Phi trường quốc tế cũng mang tên vua Mswati nằm trên vùng nông thôn ngoại ô đông Swaziland, cách thủ đô chừng hơn một giờ lái xe, phi đạo của nó được Đài Loan làm có chiều dài đủ để một trong những phi cơ dân sự lớn nhất trên thế giới đáp. Vua Mswati mua một chiếc Airbus A 340-400 từ hảng hàng không Đài Loan “China Airlines” hàng trăm triệu và gởi qua Hamburg, Đức quốc trùng tu lại, ông ta đã dùng chiếc này cùng đoàn tùy tùng 80 người bay đến Đài Bắc ngày thứ năm vừa rồi.


Đêm đại sứ Thomas Chen có thể ngủ yên nhưng có thể ông cũng sẽ giữ cho một trong hai con mắt phải mở rộng, chuyện Trung cộng đang tìm cách thiết lập bang giao với Swaziland là chuyện không làm sao ông ăn ngon ngủ yên mỗi khi nghĩ tới. Người xử lý thường vụ thủ tướng Swaziland, ông Paul Dlamini, khi được hỏi, có thể nào ông từ chối nhận cú gọi điện thoại từ bộ ngoại giao Trung cộng không, ông chần chừ pha một chút ngần ngại nói rằng, rất khó mà từ bỏ Đài Loan nhưng vì mục tiêu phát triển quốc gia, nước ông có thể sẽ xét tới, phát triển là một năng động cần thiết và Swaziland không phải là một đất nước sống cô lập.
Trung cộng gần đây đã đưa ra quyết định, hứa hẹn cam kết sẽ việc trợ giúp các nước châu Phi số tiền 60 tỷ đô la, đây là một trò chơi lớn mà Bắc Kinh muốn phải thắng, nhưng thủ tướng Dlamini nhanh chóng làm rõ vấn đề ngay “chuyện này, có hay không là tùy vào quốc vương Mswati Đệ Tam của chúng tôi”.
Thuyên Huy
Monday 25.06.18

MỘT ỨNG XỬ NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA GS TRẦN VĂN KHÊ


Nghệ thuật bắt lỗi và nhận lỗi

Lê Văn Đặng
sưu tầm 
Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt.

Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu: “Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. 

Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được...’". 

Những lời phát biểu này đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. 

Khi đến phần giao lưu, ông xin phép đuợc bày tỏ:

"Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. 

Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách...Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1.300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập...

Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác...

Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu: “Gặp đây mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm.

Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc), gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
 
(Nghĩa là:

Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!
- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”. 

Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. 

Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt, nói: “Tôi chưa biết gì về người vừa nói, chỉ biết ông là một nhà âm nhạc. Nhưng khi ông nói và dẫn chứng, tôi biết mình đã quá sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin lỗi cả dân tộc Việt Nam’".
(Từ Tểu.Blog )
.