31 thg 12, 2019

NGƯỜI TÀI - Chuyện Ngắn Của Vũ Đảm

 Tài tốt nghiệp thủ khoa Cao học, thông thạo tiếng Anh chẳng kém gì tiếng mẹ đẻ. Một công ty nước ngoài đóng tại Hà Nội mời  Tài vào việc với mức lương 1.500 đôla một tháng nhưng nghe theo lời mời chào chiêu hiền đãii sĩ của quê hương, Tài quyết định khăn gói về quê với khát khao phát triển được tài năng và góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
          Tài được nhận biên chế ngay vào Sở Khoa học tỉnh mà không cần qua hợp đồng thử thách; được ở nhà công vụ 60m2, được cấp 20 triệu đồng để mua xe máy. Còn về tiền lương, Tài được đặc cách hưởng chế độ lương theo tiêu chuẩn trọng dụng nhân tài của tỉnh, nghĩa là gấp 4 lần so với mức lương hiện hành của một kỹ sư mới ra trường. Sự kiện này được báo tỉnh đăng tải trên trang nhất, được đài truyền hình tỉnh làm hẳn một phóng sự phát trên chương trình thời sự. Cả làng Tài, từ người già đến trẻ con nhìn thấy Tài trên báo, trên truyền hình thì tự hào lắm. Còn gia đình ông Tần, thân sinh của Tài thì khỏi phải nói, suốt một tuần liền cả nhà tấp nập khách khứa đến hỏi thăm, chức mừng; ra đến đường chưa kịp cất lời chào thì người ta đã:” A, chào bác Tần, thật vinh dự cho làng ta…”.
          Tài được bố trí làm việc ở phòng Nghiên cứu khoa học, thật là một công việc thỏa với chí lớn của Tài, Tài sẽ có  điều kiện nghiên cứu thành công nhiều đề tài khoa học lớn, có ứng dụng thiết thực trong cuộc sống, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn. Hôm đầu tiên đi làm việc, đích thân ông giám đốc Sở dẫn Tài đến các phòng để giới thiệu. Buổi trưa, Sở mở tiệc chiêu đãi  Tài, buổi chiều phòng Nghiên cứu chiêu đãi, cả ngày hôm ấy Tài mệt lử người vì rượu, bia và   những lời chúc tụng.
          Ngày hôm sau, đúng 7 giờ 30- giờ qui định của Nhà nước, Tài đến cơ quan, ông bảo vệ ngạc nhiên hỏi Tài sao đến sớm thế? Tài ngạc nhiên hỏi ông sao giờ này mà cơ quan vẫn chưa có người nào? Hay là mọi người đi họp, đi công tác hết? Ông bảo vệ giải thích rằng nội qui thì qui định giờ giấc thế nhưng cơ quan nghiên cứu khoa học, ai lại quản về giờ giấc, vấn đề là công trình nghiên cứu, là hiệu quả công việc. Tài ngồi uống trà với ông bảo vệ đến gần 9 giờ thì mới thấy cửa phòng Nghiên cứu hé mở. Quên cả cảm ơn ông bảo vệ, Tài rảo bước về phía phòng mình. Trong phòng mới chỉ có phó phòng Quảng, Tài chào anh, anh Quảng ờ ờ đáp lại, rót trà, đẩy chồng báo về phía Tài. Tài cầm một tờ lên xem, một lúc sau cả phòng mới đến đông đủ, quây quần bên bàn trà, đọc báo, uống trà, chuyện trò rôm rả:
- Sáng hôm qua ra ngõ gặp con mẹ bán thịt xui quá, chiều quất 50 ngàn con đề 17, tối ra 71!
- Phải đánh lộn chứ,  ăn dày quá chết là phải!
- Sáng ngày lộn tiết với con vợ, túi còn hai trăm ngàn, nó lột mất nửa.
- Này, con chó nhà ông đẻ chưa, để cho tôi một con nhé!
          Gần 10 giờ, hết hai tuần trà, chuyện vãn, người nào về bàn người nấy. Tài cũng về bàn của mình, một cái bàn mới được kê bên cạnh cửa sổ. Nhìn bàn ghế của mọi người, cái thì bong mặt, cái thì mối xông cụt chân phải kê gạch, Tài hiểu rằng, ngay cả bộ bàn ghế của mình cũng nằm trong tiêu chuẩn của người tài.
          Phó phòng Quảng đem đến cho Tài một tập tài liệu cũ bảo Tài  xem được cái gì thì xem, còn không có thể ngồi đọc báo, vào mạng internet xem tin tức hoặc xem mấy trang Web tươi mát, gần nửa năm nay Sở chưa nhận được đề tài nghiên cứu nào.
Hôm sau, lại uống trà, đọc báo, đọc tài liệu, thấy Tài ngáp ngắn ngáp dài, anh Quảng đến hỏi Tài có biết chơi cờ Vua không? Tài bảo hồi sinh viên cũng thỉnh thoảng chơi vài ván, anh Quảng kéo Tài sang phòng trưởng phòng Mại, vẻ hồ hởi như vừa được tăng lương:
- Báo cáo anh, cậu Tài không chỉ tài về khoa học mà còn tài về cái món cờ Vua mà anh đam mê.
- Thế hả? Tốt lắm, thử  tài người tài một ván xem nào.
Trưởng phòng Mại nói xong, mở tủ lấy ra bộ bàn cờ Vua rất đẹp, bàn làm bằng đá màu đỏ còn quân cờ bằng gỗ. Ông bày cờ, giơ tay mời Tài. Tài miễn cưỡng cầm quân trắng đi trước. Lúc đầu Tài nghĩ cũng chỉ hầu ông một  vài ván chơi chơi nhưng khi vào cuộc lại dồn nhiều tâm sức thành ra làm cho ông Mại thua liên tiếp hai ván liền. Anh Quảng lấy chân giẫm lên chân Tài, đau đến nỗi Tài giãy nảy cả người lên, Tài tưởng anh Quảng sơ ý giẫm vào chân mình nên rụt chân lại, tiếp tục chơi cờ. Xong ván thua thứ ba, ông Mại đỏ mặt, vỗ vai Tài:”Khá!Khá lắm! Đúng là người tài!”. Ra khỏi phòng, anh Quảng hỏi:
-Tớ giẫm chân lên chân cậu mà cậu không biết à?
- Sao thế anh?
- Khổ quá, ông Mại rất đam mê đánh cờ nhưng không cao cờ, ngày nào trong giờ hành chính tớ chả hầu ông ấy mấy ván nhưng đánh ba ván thì tớ chỉ thắng hoặc hoà một còn thua hai mặc dù mình có thể thắng tất. Nhìn lối đi của cậu, tớ biết cậu vào loại siêu cờ đấy nhưng đánh với trưởng phòng mà thắng hết là hỏng ăn đấy.
- Sao thế ạ?- Tài có vẻ ngạc nhiên. Phó phòng Quảng lắc đầu nói với Tài rằng ở đời sống khó lắm.
Suốt mấy tuần liền, Tài đến cơ quan chỉ để uống trà, đọc báo, đọc tài liệu, thỉnh thoảng cũng được cơ quan cử đi dự một vài cuộc họp của Sở này, Ban nọ, lấy tài liệu, lĩnh năm mươi ngàn phong bì rồi về. Đang lúc chán nản thì ông giám đốc Sở gọi Tài lên giao nhiệm vụ:
- Sở ta vừa ký được một hợp đồng nghiên cứu với Sở Công nghiệp về đề tài ”Bụi khói công nghiệp”, tôi giao cho cậu làm chủ đề tài.
- Dạ, cháu sẽ hết sức cố gắng- Tài cảm động đáp. Giám đốc Sở động viên Tài:
- Trong lịch sử 40 năm ra đời và phát triển của Sở ta, đây là lần đầu tiên một cán bộ trẻ, mới về công tác được làm chủ một đề tài nghiên cứu khoa học, đó là nhờ có chính sách chiêu hiền, đãi sĩ của tỉnh ta nên cậu phải hết sức cố gắng hoàn thành trong vòng hai tuần cái đề tài này.
- Hai tuần?- Tài trợn tròn mắt.
- Đúng hai tuần, vì đây là đề tài ngẫu hứng, chả là chỉ còn ba tuần nữa, Sở Công nghiệp sẽ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập, họ muốn có một công trình khoa học để đưa vào bản báo cáo thành tích vì thế họ mới ký hợp đồng với ta.
Tài lắc đầu từ chối, bảo rằng với một đề tài khoa học như thế này, ít nhất cũng phải năm tháng mới có thể hoàn thành. Ông giám đốc lắc đầu bảo thế có mà ăn cám, rồi ông giao đề tài này cho trưởng phòng Mại. Tài tưởng ông Mại, nếu không dám từ chối thì cũng xin kéo dài thời gian nghiên cứu, nhưng không, ông rất hồ hởi, lại còn hứa sẽ chỉ gói gọn trong mươi ngày là có thể nghiệm thu được!
Còn hơn cả sự ngạc nhiên của Tài, chín ngày sau, đề tài nghiên cứu khoa học”Bụi khói công nghiệp” đã được hoàn thành và nghiệm thu với kết quả xuất sắc. Thì ra để có được thành công đến mức chóng mặt này, trưởng phòng Mại  đã truy cập vào internet, lôi ra một đề tài tốt nghiệp ”Bụi khói than tổ ong” của một sinh viên ở Hà Nội rồi đem xào xáo thành đề tài ”Bụi khói công nghiệp”. Sáu tháng sau ngày nghiệm thu, Tài đang loay hoay xu dọn lại căn phòng để chuẩn bị đón cái Tết đầu tiên trong cuộc đời công chức của mình thì nghe thấy tiếng rao của một chị đồng nát, Tài gọi chị vào để bán ít giấy, báo cũ cho đỡ chật nhà. Nhìn thấy chị đồng nát má hóp, tay nổi đầy gân guốc, Tài thấy thương chị quá, bảo cho không chị đống giấy báo này, chị xúc động lắm, cảm ơn Tài rối rít. Trong lúc chị đang xếp đống giấy, báo của Tài thì chợt mắt Tài nhìn thấy một tờ giấy lòi ra trong mớ giấy báo lộn của chị đồng nát, trên tờ giấy có cái chữ ngoằn ngèo dài ngoẵng rất quen mắt. Tài cúi xuống lôi cả tập giấy ra, mới hay đó là đề tài”Bụi khói công nghiệp”; chữ ký quen quen kia  chính là của ông  giám đốc Sở Khoa học kiêm chủ tịch Hội đồng khoa học.
Đầu năm mới, một vận hội mới lại đến với Tài, vẫn theo tư tưởng trọng dụng hiền tài, ông giám đốc Sở cho gọi Tài lên bảo:
- Lần trước, thời gian ngắn quá, cậu không nhận, lần này Sở vừa ký được một hợp đồng nghiên cứu với một huyện, thời gian từ lúc triển khai nghiên cứu đến khi nghiệm thu có thể kéo dài đến hết quí hai, nghĩa là vừa tròn sáu tháng. Lần này thì cậu không từ chối chứ?
- Đề tài gì vậy chú?- Tài có vẻ hồi hộp.
- Đề tài cụ thể thì chưa xác định rõ, nhưng đại khái là chiến lược áp dụng khoa học kỹ thuật để tiến lên công nghiệp hóa  ở một huyện thuần nông.
Sau khi bàn bạc với ông giám đốc Sở, Tài đồng ý nhận tìm kiếm và làm chủ đề tài cùng với năm cộng sự. Sau mười ngày, Tài trình giám đốc Sở bản đề án về đề tài nghiên cứu:” Áp dụng khoa học kỹ thuật để khôi phục và phát triển lại cây lúa tám thơm Hạ”. Sau gần sáu tháng miệt mài điều tra số liệu, phân tích đánh giá tiềm năng của người, của đất trong huyện, Tài đã hoàn thành xuất sắc đề tài. Nộp đề tài  cho giám đốc Sở, Tài tràn ngập niềm tin và hy vọng vào đề tài nghiên cứu  đầu tiên trong cuộc đời khoa học mà Tài nguyện cả đời hiến dâng. Quả là lúc đầu nhận đề tài, Tài lo lắng lắm, vì mình chưa có kinh nghiệm, hàng chục con mắt trong Sở lại đều đổ dồn vào Tài; khâm phục có, ngờ vực có, và ghen ghét cũng có. Nhưng thực tiễn, đúng thực tiễn vô giá mà muôn năm đã giúp Tài mở sáng con mắt, mở sáng tầm nhìn và tư duy. Hoá ra khi còn ngồi trên giảng đường, Tài chỉ được học lý thuyết; ngay cả khi học Cao học, Tài cũng chỉ chủ yếu học thông qua lời giảng của thầy, trên sách vở, nghiên cứu trên tài liệu là chính nên nó quá xa rời với thực tế. ấy là Tài học bằng thực lực chứ không như nhiều người, nhất là các quan chức học Cao học, nghiên cứu sinh, họ học chủ yếu bằng phong bao, ngay cả luận án tốt nghiệp cũng thuê thầy viết với giá hàng chục triệu đồng.
Vừa kết hợp nghiên cứu thực tế trên đồng ruộng vừa điều tra, ghi chép tỷ mỷ kinh nghiệm của gần một trăm nông dân đã từng cấy lúa tám thơm ở ba xã Hạ Trung, Hạ Lưu và Hạ Thượng đã cho thấy cách đây hàng chục năm, huyện đã từng có  loại gạo tám thơm Hạ, cái tên gạo mang chữ đầu tiên của một loạt tên xã có cấy lúa tám thơm. Gạo tám thơm Hạ đã từng  trở thành  loại gạo đặc sản nổi tiếng cả nước vì nhiều tính ưu việt của nó; dẻo, bổ dưỡng và nhất là mùi thơm, chỉ cần nhà ai đó thổi cơm gạo tám thơm Hạ thì đi vào đầu ngõ đã ngửi thấy mùi thơm phưng phức. Gạo tám thơm Hạ từng được coi là món quà quí giá để cấp dưới biếu cấp trên trong dịp ngày Tết, lễ hội; đã từng được người nông dân nấu ăn trong ba ngày Tết hoặc trong những ngày giỗ chạp; thế nhưng vào những năm đói kém, người ta đã đồng loạt thay thế giống lúa tám thơm Hạ bằng một giống lúa lai có năng xuất cao mà cơm ăn như củi mục để giải quyết khâu đói. Dần dần, cây lúa tám thơm bị mai một. Bây giờ nếu có vốn đầu tư, biết áp dụng khoa học kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây lúa tám thơm Hạ trở thành thương hiệu, không những bán trong nước mà còn đem xuất khẩu thì chẳng những xoá được cái đói, giảm được cái nghèo mà còn tiến tới làm giàu được, chính vì vậy mà Tài rất tâm huyết, quyết dồn hết sức lực và trí tuệ vào đề tài này. Ngay như cụ Chiên, một lão nông tri điền đã bước vào cái tuổi bảy lăm  ở xã Hạ Trung, thấy Tài ngày đêm nghiên cứu về vấn đề mà cụ thấy lợi cho dân làng đã mời Tài về nhà mình ở, cơm nước miễn phí, không những thế cụ còn dành một sào ruộng để Tài làm thí nghiệm.
Đề tài nghiên cứu” áp dụng khoa học kỹ thuật để khôi phục và phát triển cây lúa tám thơm Hạ” đã thành công bước đầu, chỉ cần thực nghiệm thêm một thời gian nữa là có thể triển khai trên diện rộng. Tài vui sướng và tràn đầy hy vọng đề tài sẽ được thông qua và triển khai nhưng ông giám đốc Sở đã gọi Tài lên phòng, lắc đầu:
- Có hai vấn đề mà đề tài sẽ khó được huyện chấp nhận.
- Vấn đề gì vậy hả chú?- Tài ngỡ ngàng.
- Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, tôi đã lưu ý với cậu là phải chọn đề tài gì nó gắn với công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nhưng sau đó cậu lại thay đổi, lúc đó tôi bận quá nên cũng ừ hữ cho xong, nhưng cái tay Phó chủ tịch huyện nó cằn nhằn lắm.
- Thì nghiên cứu cây lúa tám thơm cũng là theo hướng xuất khẩu, công nghiệp đó thôi!- Tài thanh minh.
- Mình là nhà khoa học, tư duy có thể hiểu được nhưng họ sẽ không ưng cái bụng đâu, ngàn đời nay nói đến cây lúa là nói  đến nông nghiệp, đến nông dân, mà huyện người ta đang cần một cái gì gắn với công nghiệp hóa to to một tí để chứng minh là họ đang thoát khỏi nông nghiệp, tiến lên công nghiệp. Nhưng thôi, tôi sẽ chịu khó thuyết trình với tay Phó chủ tịch huyện, chắc là được vì đề tài nghiệm thu xong, họ cũng đem cất vào tủ khoá kỹ ấy mà.
- Giống như cái đề tài...Tài vội vã dùng lời, trong đầu hiện lên cái đề tài”Bụi khói công nghiệp” nằm trong đám giấy lộn của chị đồng nát.
- Nhưng còn cái này thì cậu không thể không sửa- ông giám đốc Sở đưa Tài trở lại hiện thực - Trong phần điều tra năng lực con người, cậu đưa ra con số 40% nghèo, 20% đói ăn là đi ngược lại với bản báo cáo thành tích của huyện là 45% số dân trong huyện đủ ăn, 33,8%% khá giả và giàu có.
- Nhưng đó là con số thật, nếu sai cứ kỷ luật cháu- Tài mím môi khẳng định.
- Tôi biết cậu rất trung thực nhưng trong khoa học còn có cả vấn đề chính trị. Con số của cậu dù đúng nhưng họ không chấp nhận và tất nhiên họ sẽ không rót tiền cho ta. Cậu ơi, thời buổi người khôn, của hiếm, cái tay Phó chủ tịch huyện ấy là bạn thân của tôi mà tôi cũng phải hoa hồng lại 50%; 50% còn lại cũng chỉ dám chi 30% cho nghiên cứu còn 20% chui vào phong bao cho Hội đồng nghiệm thu và bữa liên hoan vỗ tay. Cậu nghe tôi sửa lại số liệu kẻo mất miếng cơm manh áo của anh em trong cơ quan. Mỗi năm, ngân sách tỉnh chỉ nhỏ giọt cho Sở ta số tiền đủ cho trả lương cứng, điện nước, điện thoại, xăng xe, còn trăm thứ bà rằn phải chi, cậu hiểu cho tôi. Sau này nếu làm giám đốc Sở rồi cậu cũng phải lao vào vòng xoáy kiếm tiền để tồn tại chứ chả còn thời gian giành cho khoa học đâu!
Tài nói với ông giám đốc Sở, làm khoa học, trước hết phải trung thực, sau đó mới đến tài năng, nếu khoa học mà gian dối thì khi đem áp dụng trong thực tế nó sẽ gây nên hậu quả khôn lường, có thể biến một huyện, một tỉnh giàu có thành nghèo đói. Tài thà bỏ lên Hà Nội đi rửa bát thuê chứ quyết không làm khoa học giả dối. Ông giám đốc Sở chuyển sang giọng thân mật, ông bảo ông rất quí Tài không những về tài năng mà còn cả về tính trung thực, nhưng thời buổi này có tài mà sống thẳng thắn chỉ thiệt cái thân; Tài được tỉnh đãi ngộ, cũng không nên vin vào đó để sống. Tài nói rằng, người tài cần nhất có đất để dụng võ chứ không hẳn là bổng lộc. Hết tranh luận rồi đến thân mật nhưng chẳng bên nào chịu thua bên nào, cuối cùng cái đề tài nghiên cứu khoa học mà Tài tâm huyết được ông giám đốc Sở cất vào tủ. Tài buồn lắm, làm đơn xin thôi việc, trả lại nhà công vụ, trả lại xe máy, khăn gói ngược lên Hà Nội để tìm kiếm thời cơ phát triển tài năng.
          Cuối năm, ông giám đốc Sở Khoa học đi Hà Nội để ôn thi nghiên cứu sinh, tuy ông đã có cửa đi hết ba mươi triệu nhưng môn tiếng Anh vẫn làm ông lo ngay ngáy. Ông nhờ  người em họ kiếm cho một gia sư tiếng Anh cấp tốc, với điều kiện phải giỏi và biết cách  dạy dễ hiểu, tiền nong không thành vấn đề. Người em bảo yên tâm sẽ giới thiệu cho ông một trí thức thất nghiệp, đang đi dậy tiếng Anh để kiếm sống, đáp ứng được yêu cầu của ông.
          Buổi học đầu tiên, để lấy được cảm tình của thầy, ông giám đốc Sở pha hai ly cà phê để thầy trò nhâm nhi, trò chuyện, cà phê vừa pha xong thì có tiếng gõ cửa. Ông vội vã đi ra mở cửa, vừa trông thấy thầy gia sư, ông thốt lên: Cậu Tài                                      
 Vũ .Đảm
(vanvn.net)

Quỉ khóa 2 tính đến 31/12/2019

Tồn quỉ trước : ......................................................... 15.007,000 đ

Thăm anh N.M.Sao  nằm viện phẩu thuật ...................1.018.000 đ

(Gửi qua TTDTDD,cước phí 18.000 đ ngày 30/12/19 )

Tồn Cuối :   
(Mười ba triệu chín trăm tám mươi chín ngàn đồng chẳn )

30 thg 12, 2019

Triết lý Kintsugi của Nhật Bản

Kỹ thuật Kintsugi có thể đã được phát minh vào khoảng thế kỷ mười lăm, khi Ashikaga Yoshimasa, vị tướng quân thứ tám của Mạc phủ Ashikaga (shogun) sau khi tách trà yêu thích của mình bỉ bể ra. Ông gửi nó đến Trung Hoa để sửa chữa. Thật không may, tại thời điểm đó các vật thể đã được sửa chữa với chằng chịt dây kim loại khó coi và không thực tế. Hình như chiếc cốc không thể sửa chữa được nhưng chủ nhân của nó đã quyết định thử để một số thợ thủ công Nhật Bản sửa chữa. Họ đã rất ngạc nhiên trước sự kiên định của mạc phủ, vì vậy họ quyết định biến chiếc cốc thành một viên ngọc bằng cách lấp đầy các vết nứt của nó bằng nhựa sơn mài và vàng bột. Truyền thuyết có vẻ hợp lý bởi vì phát minh ra Kintsugi được đặt trong một kỷ nguyên rất hiệu quả cho nghệ thuật ở Nhật Bản. Kintsugi
Dưới sự cai trị của Yoshimasa, thành phố đã chứng kiến ​​sự phát triển của phong trào văn hóa Higashiyama, chịu ảnh hưởng nặng nề của Thiền tông và bắt đầu buổi trà đạo (còn gọi là Sado hay Con đường Trà) và truyền thống Ikebana (cũng là hoa của Kado). 
Kintsugi (金継ぎ, "golden joinery"), hay Kintsukuroi (金繕い, "golden repair"),https://cdn.shopify.com/s/files/1/0718/3585/articles/kintsugi.jpg?v=1528971602
Nếu bạn nghe nói về Wabi-sabi, triết lý Nhật Bản tôn vinh sự vô thường (impermanence) và sự không hoàn hảo (imcompleteness), bạn cũng có thể bắt gặp Kintsugi, nghệ thuật sửa chữa đồ gốm bể bằng hợp kim vàng của Nhật Bản. (xin xem bài viết “Wabi-Sabi – Triết Lý Của Sự Bất Toàn” trong sách TÔI, xuất bản năm 2019),


Wabi-sabi là nói về sự không hoàn hảo và sống đơn giản. Tất cả mọi người đều trải qua thời kỳ khó khăn và một khi có được cuộc sống hoàn hảo không nhất thiết phải thấy vấn đề như là một thực tế hằng hữu. Trong tiếng Nhật, wabi có nghĩa là một mìnhsabi thời gian trôi qua. Cần suy nghiệm hai yếu tố trên và xem như đó là một “công án” nhằm truy tìm ra …giải đáp cho mỗi cá nhân.
Khi kết hợp lại, wabi-sabi chỉ chúng ta cách nắm lấy những phần tốt và xấu của bản thân và sự bất cân xứng của cuộc sống. Tiến sĩ Rachel O’Neill nói:” Nắm bắt những phương tiện không hoàn hảo có nghĩa là chúng ta tôn vinh những thế mạnh của chính mình (“Embracing the imperfect means that we celebrate our strengths). https://www.lifegate.com/app/uploads/showzi-tsukamoto-live-kintsugi1-150x150.jpg
Nơi đây được xem như là một biểu hiện nghệ thuật của triết lý wabi-sabi, nguồn gốc của Kintsugi có từ thế kỷ 15 của Nhật Bản, khi các thợ thủ công Nhật Bản đang tìm kiếm các phương tiện thẩm mỹ hơn để sửa chữa đồ gốm sành sứ bể. Ảnh hưởng của nó đối với nghệ thuật hiện đại quốc tế là rất lớn, nó đã được trưng bày trong các triển lãm bảo tàng như tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, và thậm chí là tiêu đề album của một ban nhạc nổi tiếng của Mỹ, Death Cab.
  1. Điều tuyệt vời trong nghệ thuật Kintsugi
Sự phổ biến của mô hình nghệ thuật này không đáng ngạc nhiên qua ý nghĩa sâu sắc của nó. Kintsugi được xây dựng trên nến tảng ý tưởng về sức mạnh và vẻ đẹp không hoàn hảo. Khi một vật thể bằng sánh bể ra, kỹ thuật Kintsugi kết nối đến việc sử dụng bụi vàng và nhựa dính (resin), hay một loại sơn mài Nhật Bản gọi là urushi, được làm từ nhựa cây để hàn gắn lại các mảnh vỡ. Do đó, kết quả là một thành tựu kết hợp các vết nứt độc đáo vào mô hình sẳn có, và các đường kết nối bằng vàng sẽ làm tăng thêm vẻ đẹp của vật thể bằng sành sứ cần được ráp nối lại. Kintsugi  Collection JACARANDA image 0
Loại keo truyền thống được xử dụng để mang các mảnh lại với nhau là sơn mài urushi, được lấy từ hàng ngàn năm trước từ nhà máy Rhus verniciflua. Người Trung Hoa đã sử dụng nó hàng ngàn năm trong khi ở Nhật Bản, trong lăng mộ Shimahama ở tỉnh Fukui, các nhà khảo cổ tìm thấy các vật thể bao gồm lược và khay sơn mài được xử dụng trong thời kỳ Jomon khoảng 5.000 năm trước. Ban đầu, nhựa dính này được sử dụng làm cho phẩm chất dính chặt nhằm tạo ra vũ khí chiến tranh và săn bắn.https://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi-teiera1-150x150.jpg

Thậm chí ngày nay, có thể mất đến một tháng để sửa chữa những mảnh gốm lớn nhất và tinh xảo nhất bằng kỹ thuật Kintsugi với các bước khác nhau và thời gian sấy cần thiết.
  1. Ý nghĩa của Kintsugi
Việc sửa chữa đồ gốm bể có thể tạo ra một hợp đồng “thuê mướn” đời sống mới (new lease of life) cho đồ gốm trở nên tinh tế (refined) hơn nhờ vào những vết sẹo (scars) của nó. Nghệ thuật Kintsugi của Nhật Bản dạy rằng những đồ vật vỡ không phải là thứ để che giấu mà là để thể hiện với niềm tự hào. 
Những vết sẹo trở thành một trang trí mới để trưng bày. Kỹ thuật Kintsugi có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thực sự và luôn khác nhau, mỗi tác phẩm đều có câu chuyện và vẻ đẹp riêng, nhờ những vết nứt độc nhất hình thành khi vật thể vỡ ra, như thể chúng là những vết thương để lại dấu ấn khác nhau trên mỗi chúng ta.
Khi một cái chén, ấm trà hoặc bình hoa quý rơi xuống và vỡ thành một ngàn mảnh, chúng ta vứt chúng đi một cách giận dữ và tiếc nuối. Tuy nhiên, có một suy diễn và diễn giảng khác qua suy nghĩ thực tiễn của Nhật Bản là làm nổi bật và tăng cường sự phá vỡ bằng cách tăng thêm giá trị cho vật thể bị hỏng. Sự kiện nầy gọi là Kintsugi ( ), hay Kintsukuroi (繕), nghĩa đen là vàng (kin) và sửa chữa (tsugi).
Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản này xử dụng một kim loại quý - vàng lỏng, bạc lỏng hoặc sơn mài được phủ bột vàng - để tập hợp lại các mảnh của một vật phẩm sành sứ và đồng thời tăng cường sự phá vỡ bằng sự kết dính. Kỹ thuật này bao gồm việc nối các mảnh vỡ và mang lại cho chúng một khía cạnh mới, linh hoạt hơn. https://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugigrigia1-150x150.jpghttps://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi_tavolo-legno1-150x150.jpghttps://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi51-150x150.jpghttps://www.lifegate.com/app/uploads/kintsugi-vaso1-150x150.jpg
Mỗi mảnh đã được sửa chữa có tính cách độc đáo và duy nhất, bởi vì qua sự ngẫu nhiên một khi đồ sành sứ vỡ ra và các mảnh vỡ không giống nhau được kết nối thành một sản phẩm hoàn toàn mới.


  1. Tại sao Kintsugi được phổ quát trong xạ hội Nhựt?
Sự phổ quát của loại hình nghệ thuật này không đáng ngạc nhiên vì ý nghĩa sâu sắc của nó. Kintsugi được xây dựng trên ý tưởng về sức mạnh và vẻ đẹp không hoàn hảo. Khi một vật thể sành sứ vỡ ra, kỹ thuật Kintsugi mang việc xử dụng bụi vàng và nhựa (hoặc sơn mài) để hàn gắn lại các mảnh vỡ. Do đó, kết quả đạt được là biểu tượng việc kết hợp các vết nứt độc đáo vào thiết kế nguyên thủy của nó, và các đường kết nối vàng làm tăng thêm vẻ đẹp của vật thể sành sứ trong hành động…hàn gắn lại. 
Hình thức nghệ thuật này được nhiều người coi là một phép ẩn dụ của sự tan vỡ và sự hàn gắn vết thương quyện chặt lấy một vết vỡ và sự không hoàn hảo trong sản phẩm có thể tạo ra một cái gì đó độc đáo, vững chãi và đẹp đẽ.
  1. Kintsugi trong cuộc sống hàng ngày
Làm thế nào hình thức nghệ thuật hoặc kỹ thuật sửa chữa Nhật Bản này có thể truyền cảm hứng và khuyến khích chúng ta trong cuộc sống hàng ngày?
1. Nó nhắc nhở chúng ta nắm bắt lấy sự bất cân xứng của cuộc sống (asymmetry of life)
Khi một vật thể vỡ ra, rất hiếm khi sự việc xảy ra làm những mảnh vỡ đều đặn hay cân xứng. Cuộc sống cũng khó lường và lộn xộn (messy) cũng không kém. Đôi khi cái xấu vượt trội hơn cái tốt, và lần khác thì ngược lại. Trong Kintsugi, các vết nứt trên chiếc bình đã bị che dấu đi và thay vào đó, các đường hàn gắn bằng vàng được xử dụng như một phần của thiết kế nguyên thủy. Từ đó có một lời nhắc nhở rằng “cái xấu” sẽ luôn luôn tồn tại, vì nó là một phần của cuộc sống. Nhưng, nếu chúng ta có đủ năng lực, chúng ta vẫn có thể kiến tạo một cái gì đó đẹp hơn là nhìn một vật sành sứ vô tri bị bể ra.
2. Nó nhắc nhở chúng ta phải có khả năng phục hồi hơn là định hướng mục tiêu.
Kintsugi làm cho các vật thể vỡ mạnh hơn trước. Nó tập trung lại sự chú ý của chúng ta từ những đối tượng mà “vốn dĩ đã có” trước kia, trước khi bị đổ vỡ… thành những vật dụng đẹp hơn những gì chúng ta có. Như tác giả J. K. Rowling đã từng nói:”Kiến thức mà bạn đã “rút tỉa” được, sẽ khôn ngoan và mạnh mẽ hơn từ những thất bại có nghĩa là bạn, mãi mãi, sẽ an toàn trong khả năng sống sót của mình”. (The knowledge that you have emerged wiser and stronger from setbacks means that you are, ever after, secure in your ability to survive”.
3. Và, đó là một lời nhắc nhở quan trọng rằng nếu bạn phá vỡ một cái gì đó, thì nó không phải là ngày tận thế.
   5- Có bao nhiêu thông điệp đẹp mà Kintsugi truyền tải
Kỹ thuật Kintsugi cho thấy nhiều điều. Chúng ta không nên vứt bỏ những đồ vật bị hỏng. Khi một vật thể bị phá vỡ. Điều đó không có nghĩa là nó không hữu ích hơn. Sự (bị) phá vỡ đó có thể trở nên có giá trị hơn. Chúng ta nên cố gắng sửa chữa mọi thứ khi bị đánh vỡ, bởi vì đôi khi làm như vậy chúng ta có được các vật thể khác có giá trị hơn mà chúng ta chưa nhận thức được. 
Đây là cốt lõi của khả năng phục hồi (the essence of resilience). 
Mỗi chúng ta nên tìm cách đối phó với các sự kiện đau thương theo cung cách tích cực, học hỏi từ những trải nghiệm tiêu cực, tận dụng tốt nhất từ chúng và tự thuyết phục bản thân rằng chính những trải nghiệm này làm cho mỗi người trở nên độc đáo, quý giá hơn.
  1. Thay lời kết
Kintsugi đối với người Nhựt mang một ý nghĩa nếu không là một triết lý rất tích cực là nhìn sự việc dù tiêu cực đến đâu, dù bi thảm đến đâu, nhưng với sự quyết tâm của chính mỗi cá nhân con người, mọi sự rồi vẫn qua đi, ánh sáng rực rỡ vẫn thể hiện  ở cuối đường hầm chứ không …le lói như thường tình..
Chính vì nhờ những nguồn tích cực như triết lý của sự bất toàn – Wasi-Sabi, triết lý Kintsugi - vươn lên từ sự đổ nát, mà Nhựt Bản mới vực dậy một cách thần kỳ sau Đại chiến thế giới lần II chỉ trong vòng hơn 20 sau đó và trở thành một cường quốc.
Còn Việt Nam, thống nhứt dưới lá cờ vinh quang của đảng suốt gần 45 năm mà đất nước vẫn còn ì ạch …con trâu với cái cày.  
Nguyên do vì đâu?
Phải chăng chính vì cái cơ chế chuyên chính vô sản của CSBV đã làm sức cản chận đứng mọi bước tiến của dân tộc?
Biết được nguyên nhân rồi. Tuổi Trẻ Việt Nam chỉ cần đập bể cái “bình chuyên chính vô sản” đi, và sau đó vá lại bức dư đồ rách của Tản Đà thành một chiếc bình mới với những đường kết dính bằng vàng, hình ảnh của một Đại Việt Minh Châu Trời Đông tương lai…
Mai Thanh Truyết
Suy nghĩ cuối năm Kỷ Hợi

(H.Phi chuyển)

Cách dán Urgo đúng là đây mà trước giờ chúng ta đều dán sai cách

Hầu hết mọi người khi bị đứt tay, hay bị thương thì sẽ lao đi tìm ngay chiếc Urgo để băng tạm vết thương lại, nhưng trước giờ chúng ta đều dán Urgo sai cách, cho nên đảm bảo chúng sẽ không dán sai cách, thì hãy học ngay cách dán Urgo tối ưu dưới đây nhé, để Urgo không bị tuột ra khỏi vết thương.

Khi bị đứt tay, hay bị thương ở đầu ngón tay - hẳn bạn sẽ lao đi tìm ngay chiếc Urgo để băng tạm vết thương lại.

Và rồi, bạn sẽ thường quấn Urgo quanh vết thương như thế này rồi dán lại, phải không?

Tuy nhiên, việc dán như vậy sẽ khiến chiếc băng Urgo dễ tuột ra. Vậy cách đúng ra sao?

Đơn giản thôi...

Bạn cắt đôi ở 2 đầu miếng Urgo như thế này nhé!
Bạn đặt phần bông thấm vào đúng vết thương theo cách thông thường rồi dán chéo 2 bên lại như trong hình.
Ngay cả khi bị thương ở phần khớp ngón tay, bạn dán chéo về 2 phía sẽ giúp cử động ngón tay một cách dễ dàng hơn.
(H.Phi chuyển )

29 thg 12, 2019

Gốc Tùng - Chuyện Ngắn Của Tuệ Sỷ


Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại, không trao đổi nhau đến cả một chiếc lá đã qua mùa. Vào năm mưa bão nhiều, đôi khi nước dâng cao, từ xa vọng lại như một bãi tuyết trắng ngập nửa thân hình. Thỉnh thoảng vài cánh bướm ghé xuống, không hương sắc của phấn nhụy để bày tỏ một chút tình nồng nhiệt. Cánh bướm lại bay đi, vẫn không một cử chỉ xao động hứa hẹn nào. Chúng bình thản và trầm mặc, cố lớn lên cho kịp tấm lòng bao dung của trời đất. Bây giờ thì cả hai đã sừng sững ra đấy, như hai con rồng xanh không thiết đến chuyện làm mưa làm gió. Chẳng biết vô tình hay cố ý, một đôi người cũng thấy chủ nhân như đã muốn ký thác cái bản tính lưu linh hơn một nửa đời sôi nổi của mình ở đó. Mỗi năm một mùa nước lũ, cuốn đi một ít cái cao cách điệu của những trận cười. Từ mấy năm nay, những tiếng cười ấy không gượng đủ sức để chống chế lòng thác đổ ầm. Từng đêm, từng cơn ho dồn dập phủ xuống trên ngọn cây tùng. Và từng buổi sáng, ông chống gậy ra sân, thọc từng chiếc lá một của cây ngô đồng. Có vẻ như ông không cam tâm nhìn những chiếc lá đã đến mùa báo hiệu, mà vẫn cố lây lất mãi trên cành.
Buổi sáng như thế. Buổi tối như thế. Còn buổi trưa ông làm gì nhỉ?
Tháng bảy, tháng tám, xứ Huế thường có mưa dầm. Dù vậy vào trưa trời cũng còn hơi lạnh. Nhưng ông chỉ bận một chiếc quần cụt, không ngớt nằm xuống, rồi lại ngồi dậy. Nóng từ bên trong. Sức nóng tàn bạo của hơi rượu chất chứa trên mấy mươi năm trời. Thân ông, bên ngoài như đống tro tàn đã nguội lạnh; bên trong lửa vẫn còn cháy âm ỉ. Gan ruột bị thiêu đốt. Một cái gì đó không ngớt hối thúc. Những sợi tóc bạc và lòng đất mát lạnh. Khí sắc của một thời chỉ còn phảng phất trong phong độ của hai gốc tùng.
- Cháu đi chiều hay khuya?
Cậu cháu của ông đang ngồi quay lưng lại, tựa ở án sách đặt sát khung cửa sổ; chậm chạp gấp sách lại và nhóng chân đứng dậy, ghé mắt nhìn ra trước sân. Trời đục như màu sữa. Mặt đất vẫn còn ướt.
- Hồi về, cháu cứ định là ở luôn đây. Mấy tháng này, cháu chỉ tập viết, cả ngày. Chữ có hơi tiến bộ. Nhưng còn rất nét móc câu thì không cách gì cháu viết coi cho được.
Ngay giữa nhà, một cái sập với bộ đồ trà màu đất nung. Giường của ông lão kê sát góc tường phía trái. Kế cận đó là án sách và cửa sổ. Bên trên vách tường mé phải, trong cái không khí lờ mờ, đẫm ướt, sau cơn mưa dai dẳng hơn hai ngày, người ta nhìn thấy những hàng chữ thảo, gầy và cứng, giống như những que củi khô ngang dọc. Nét chấm phá của mực tàu chồng lên vách tường vôi, vàng và cũ. Một mùa Xuân nào đó; nước đẫm ướt đầu mấy con vịt, như nhuộm trắng; một cụ già chống gậy tiếp khách. Khách mang theo cả một thời quá khứ của cụ, trong từng bước. Khách hẹn sẽ có ngày ghé thăm lại. Hòn núi trơ trọi trong buổi chiều, y ước đứng mãi đấy để đếm từng buổi nắng quái đi qua:
Ngang đầu vấn khác kỷ thời qui
Khách ngôn thu phong lạc điệp thì
Hệ mã lạc dương khai khẩu tiến
Bàng sơn y ước kiến tà huy
Những ánh nắng của buổi chiều lây lất và một mái tóc bạc đứng đợi cái gì đã đi qua và đi mất.
- Cháu rót cho ông chén nước.
Cụ ngồi dậy, hai tay tì lên mép giường, bỏ thõng chân xuống đất. Chỉ trong chốc lát, cụ lại nằm xuống, nghiên đầu nhìn cậu cháu út, rồi trở mặt vào vách, đưa quạt lên phẩy.
Cậu út bưng chén nước đặt lên chiếc ghế nhỏ ở đầu giường.
- Dạ, thưa ông, nước.
Cậu trở lại án sách, xếp lại chồng sách ngay ngắn, cắm những cây viết vào ống.
- Chiều chút nữa, cháu sang bên phố. Sáng mai lên tàu.
Ông cụ lại trở mình, cất đầu cao lên một chút; với tay bưng chén nước trà, nhấp một hớp nhỏ; rồi lại nằm xuống, buông quạt và nhắm mắt như muốn ngủ. Cậu út khoanh tay, tựa cằm lên án sách.
Như vậy, thoáng một cái đã mười một năm rồi; kể từ ngày cậu bỏ trốn ông nội ra đi, nay là lần đầu tiên về lại. Cậu mang về cho ông một ít khôn lớn và trầm tĩnh. Những năm trước đó nữa, qua cặp kính tuổi, ông vẫn còn có thể nhìn thấy đôi mắt của đứa cháu này một chân trời biền biệt; cái thứ biền biệt ấy đã lôi cuốn dây dưa quá nửa đời người. Bởi vì mỗi năm có một mùa nước lũ, bỗng không ông trở thành cột trụ của một gia đình, do chính mình tự dựng. Nước từ Trường Sơn đổ xuống ào ạt, cái hương sắc của rừng rú trải bao nhiêu lần gạn lọc, khi băng qua các làng mạc, phố phường. Một lần đã thấm cái hương vị mặn nồng và xanh ngát của biển thì không còn trông mong cơ hội chảy ngược về nguồn. Người con trai độc nhất của ông, sinh ra và lớn lên trong cao vọng của những con sóng bạc đầu. Cho đến cả thằng cháu lớn, cái địa vị ấy vẫn còn nồng đượm. Những dòng máu đỏ tươi đã đổ xuống theo dòng nước, cứ mải miết chảy dài ra cửa biển.
Nhưng, ở cậu út này, ông đã hy vọng biết bao; một đám mây trời nào đó trong tuổi thanh xuân của mình. Con trai của ông không giữ nổi ông nghỉ yên với tuổi già, với những trầm lặng của một ngày đã xế. Tâm hồn ông còn quá nhiều sôi nổi. Hằng đêm, ông cất giọng đọc sách sang sảng. Cả nhà không ai ngủ được. Quanh phố cũng không ai ngủ được. Ðành phải kiếm cho ông một căn nhà xa phố. Lúc đó, cậu út vừa hơn mười một tuổi. Cậu nhất định theo ở với ông nội. Buổi sáng cậu vẫn phải sang phố học. Buổi chiều, ông dạy cháu học chữ Hán. Hơn nửa năm, cậu học xong Tam tự kinh, bộ Minh Tâm bửu giám và một nửa quyển Hán Cao tổ. Cha cậu không nói gì hết; nhưng ông hơi e ngại. Mai sau, thằng nhỏ sẽ làm được gì cho cuộc đời của nó? Bà mẹ có những lo sợ khác. Lối học chữ Hán của con bà như vậy, biết đây lớn lên nó chẳng cuồng chữ và loạn óc? Bà muốn nó uống mực Tàu cho thật nhiều để đầu óc nó hơi tối lại. Nhưng ông nội gạt đi.
Hai ông cháu ở với nhau gần được một năm, bỗng nhiên cậu út bỏ trốn ông nội, lẩn tránh cả cha mẹ, bỏ đi mất biệt. Bà mẹ âm thầm oán trách. Bằng chừng ấy tuổi, ngày ngày chỉ ôm những chuyện nào Lưu Bang, Hạng Vũ, nào Hàn Tín, Trương Lương; lại được ông nội tiêm nhiễm cho nào núi cao, nào biển rộng, nào sông dài, nhất đán không bỏ đi sao được? Quả thực là “cướp công cha mẹ thiệt hại đời thông minh”.
Chẳng mấy chốc cũng đã mười một năm rồi đấy.
- Ông trồng hai gốc tùng bao lâu rồi, coi lớn dữ hỉ?
Trời càng về chiều, ông cụ càng mát và càng khỏe dần. Ông ngủ thiếp đi được một lúc.
Ngôi nhà của ông ở trên một cái cồn nhỏ giữa sông Hương. Người ta gọi nó là Cồn Hến. Mỗi lần qua phố, phải đi bằng đò. Năm kia, tỉnh cho bắc cầu từ Cồn sang Vĩ Dạ. Sẵn dịp, người ta cất một cái quán nhỏ. Buổi sáng nấu cơm tấm, buổi chiều người ta bán chè. Vào mùa bắp, chè bắp rất được hâm mộ. Bắp cồn này nổi tiếng là thứ ngon nhất của thành phố Huế. Từ khi có cầu bằng buổi chiều, khách từ bên phố lái xe vòng ngả Trường Tiền sang Vĩ Dạ, đến đây như để hóng mát. Cảnh chiều có hơi rộn rã. Tuy vậy, buổi tối vẫn còn giữ được cái không khí tịch mịch của một cồn nhỏ biệt lập giữa dòng sông. Ðêm đêm, cậu út bắc ghế gằm ở hiên nhà. Bên trong, chỉ một ngọn đèn dầu ở giữa sập. Chốc chốc, tiếng ho của cụ già khi lơi khi dồn dập. Trước sân, hai gốc tùng lặng lẽ rủ nhánh theo cơn gió đong đưa. Ông lão không còn nhìn thấy được gì trên thân hình của cháu nửa. Ðôi lần tỉnh táo, ông còn nghe ra những bước vừa chậm vừa gần. Ông chỉ thấy mơ hồ bóng dáng của cậu đi qua đi lại một mình. Cái giọng nói của nó trầm trầm như một người khách dây dưa trong cái cảnh nửa chiều nửa sáng.
Cậu về với ông nội ít lâu, vài ba năm gì đó. Một già một trẻ với một chút hy vọng ở bên kia bờ. Trời đất đâu đâu cũng đối đãi với người rất nồng hậu. Nhưng lòng người lại hay quyến luyến; tâm trạng của một cảnh hai quê. Người không trải rộng được lòng mình như tấm lòng bao dung của trời đất. Cái chí tình của người, một mai kia đổ lại, không lớn và không trong hơn một giọt sướng sớm trên chiếc lá. Chân trời biền biệt trong đôi mắt ấy chỉ được về bằng nước lã trên trang giấy trắng. Bầu trời càng cao thì càng trong, nhưng không sao rung động lòng người cho bằng khi có những đám mây rất thấp hay cuồn cuộn.
- Thưa ông, cháu sửa soạn đi bây giờ.
Ông cụ đã thức dậy nãy giờ. Hai tay khoanh lại làm gối, ngửa mặt trông lên trần nhà. Cậu út bước ra nhà sau. Ông cụ rút cánh tay mặt, gác lên trán. Khi cậu trở lên:
- Nì!
- Dạ!
Cụ quay mặt vào vách, rồi quay trở ra, nheo mắt nhìn về phía cửa sổ.
- Coi trời đã chiều hung chưa?
- Dạ, chiều lắm rồi.
Cậu bước ra sân, đưa mắt nhìn về phía mặt trời lặn. Ráng chiều, mây trắng và mây đen lẫn lộn. Cậu trở vào, vừa đi vừa nói vọng:
- Dạ, hơi có nắng. Phía tây bắc có ráng đỏ. Mai chắc mưa gió chi đây.
Khi đến gần ông cụ, cậu đứng thẳng người, khẽ cúi đầu.
- Dạ, thưa ông, cháu đi.
Lại một lần nữa. Ngày mai, trời sẽ có mưa hay gió gì đây. Vào mùa này, Huế thường có sương mù mỗi sáng. Lúc xe ngang qua cầu Trường Tiền, phía dưới kia dòng nước cồn nhỏ thấp thoáng như một hải đảo xa xôi nào đó. 
Tuệ Sỹ

( Chuyện Từ Sưu Tầm của Ngộ Không Phi Ngọc Hùng ,Ảnh MH.từ Google ) )

Mời Xem Thêm :Piano Sonata 14 - Tuệ Sỷ