30 thg 11, 2021

BÂNG KHUÂNG - Thơ Nguyên Trần và Bài Họa Của Các Thi Hửu

BÂNG KHUÂNG

SÔNG xuôi dòng nước chảy êm trôi,
THU tím nhà ai trổi nhạc đời.
NỮ kiệt phất cờ gìn đất nước,
SĨ phu gióng trống giữ cơ ngơi.
TÀI vương mở rộng bao vùng đất,
HOA thắm rộn ràng khắp mọi nơi.
THINH lặng để nghe lòng khắc khoải,
SẮC hương muôn thuở chẳng hề vơi./.

Toronto 13/11/2021


 

HỌA: VẪN HÌNH BÓNG ẤY

SÔNG nước êm đềm mãi chảy trôi,
THU sang lá thả bỏ xa đời.
NỮ tình một thuở nay còn nhớ,
SĨ tử năm nào đã nghỉ ngơi.i
TÀI trí vẫn tung tăng bay nhảy,
HOA xinh bóng trãi ngất vây nơi.
THINH thinh diện mạo lung linh nhớ,
SẮC thắm giờ in bóng khó vơi.

HỒ NGUYỄN 16-11-2021)

 

LUÔN THẾ
Họa:Bâng Khuâng

SÔNG nước về đâu giữa nổi trôi?
THU đang tạo dáng đẹp cho đời
NỮ hàng danh phận say bươm chải
SĨ bậc kiẹu sa oải nghỉ ngơi
TÀI đã rộ lên trong khắp cõi
HOA càng rực rỡ ở muôn nơi
THINH nghe trầm bổng bay theo gío
SẮC vẫn còn kia thật tuyệt với.

Thái Huy 11/16/21
 

Kính Họa vận : Hương Hoa Đào Lý
(Sông Thu Nữ Sĩ Tài Hoa Thinh Să

SÔNG rộng, lục bình lặng lẽ trôi
THU vàng áo lụa trẻ yêu đời
NỮ lưu, nhà giáo bơi chăm chỉ
SĨ tử y khoa học chẳng ngơi
TÀI đức phương danh ngời khắp chốn
HOA hương đào lý tỏa muôn nơi
THINH không vằng vặc gương Nga sáng
SẮC tướng lung linh rạng chẳng vơi...

Mai Xuân Thanh
November 17, 2021

 

Mời Xem :THIÊN NGA TRÊN HỒ :Tranh Sông Thu và Các Bài Cảm Tác


Tranh của Sông Thu : Bức Họa Mùa Đông

Mời Xem :BIẾM HỌA Và 1 Câu Chuyện Nhỏ

 
 Một câu chuyện nhỏ
 
Tại bệnh viện ung thư, tôi tâm sự với hai người bị ung thư đầu trọc, da xanh như lá rừng...
 
Một anh khoe, anh trồng chè, bao giờ cũng dành riêng một luống chè không phun thuốc trừ sâu để cho gia đình mình uống, số độc hại anh bán cho “chúng nó” xơi.
 
Một anh trồng rau ở Hà Nội bảo, rau của tớ không phun thuốc sâu thì sâu nó ăn hết, không kích thích nó lớn nhanh thì mình rã họng vì đói, thế là anh phun tất. Riêng rau để nhà anh ăn thì trồng riêng ra một luống rau sạch, ăn sống ngon ơ, sướng lắm.
 
Tôi nghe mà đau lòng, giờ kể ra càng đau lòng, vì 2 anh ấy đều đã chết.
Anh trồng chè dành riêng đồi chè sạch cho mình uống lại mua rau của anh bán rau bẩn về ăn; còn anh trồng rau dành riêng cho mình một luống rau sạch để ăn cho sướng mồm, thì lại nhâm nhi uống chè chứa thuốc trừ sâu của anh chè bẩn.
 
Nguồn..chép từ internet

Mời Xem Và Cẩn Họa Thơ HÀN MẶC TỬ : ĐÊM TRĂNG Ở NHÀ QUÊ: Hồ Nguyễn,Nguyễn Huy Khôi,Đăng Xuân Linh,Liêu Xuyên,Văn Thiện Tùng

 

ĐÊM KHUYA Ở NHÀ QUÊ *


Lều tranh lạnh lẽo mấy canh thâu,
Lạnh cỏ cây trời lạnh đến đâu...
Hé cửa nhìn trăng, trăng tái mặt,
Gài then thắp nến, nến rơi châu.
Chiêm bao bóng lẩn Dao Trì động,
Mường tượng hồn chơi thệ thủy cầm.
Năm ngón đường tơ ngồi dậy bấm,
Gió quên than thở dế quên sầu.

HÀN MẶC TỬ


 

 CÁC BÀI CẨN HỌA :

1 : ĐÊM SẦU

Thức trắng đêm dài buốt giấc thâu,
Hồn lâng lâng thoát khuất về đâu.
Trăng buồn tia chiếu xa mờ nhạt,
Gió lạnh giọng luồn cạnh bóng châu.
Đêm vắng một mình thân độc mộng,
Phòng hiu đơn chiếc dạ hồ cầm.
Đưa tay mấy ngón tìm cung bấm,
Trổi khúc âu lo thúc giọng sầu.

HỒ NGUYỄN (26-11-2021)

 2/ :SẦU ĐÊM

Côn trùng rả rích rạc đêm thâu
Day trở riêng lòng, ai thấu đâu?
Nhòa nhoạt hương mơ lòa ánh mắt
Đầm đìa gối mộng sũng dòng châu!
Hắt hiu sáu khắc rầu cô phận
Lay lắt năm canh nẫu độc cầm!
Leo lét đèn chong ,hao bấc lụn
Ngoài song lạnh lẽo bóng trăng sầu!
26-11-2021
Nguyễn Huy Khôi

 

 3/ :TRĂNG SẦU

Năm canh thao thức trọn canh thâu
Tâm sự tim thầm chuyển đến đâu
Tình cảm trao ai còn ký ức
Trăng khuya gởi khắp với đôi châu
Để thương để nhớ tương tư vấn
Cứ tưởng rồi mơ giấc mộng sâu
Lạc nhạn cung đàn đi lạc lối
Đường trần nghiệt ngã thắm tình sâu
 Trần Đông Thành

 

4/ :Sầu Đêm Trăng 

Trăng đơn lặng lẽ giữa đêm thâu
Gió lạnh mây về tận hướng đâu?
Bên cửa nhìn xuyên gương nguyệt tái
Lời thơ bày tỏ mắt mày châu
Một mình mái vắng buồn vương phận
Cô độc thềm êm tưởng gõ cầm
Trầm bổng dây tơ khơi vận khúc
Gió xoa lắng dịu nỗi thương sầu.
Đặng Xuân Linh
27-11-2021

5 / :ĐÊM TÀN ĐẤT KHÁCH

 

Cô đơn giấc ngủ giữa đêm thâu,

Chợt tỉnh nghe buồn đến tận đâu !

Lạnh cắt thịt da thêm thảm mắt,

Rầu đau gan ruột muốn nhoà châu !

Hương quê cảm nhớ mùi hoa bưởi,

Đất khách ngùi gieo tiếng dạ cầm.

Khúc nhạc nỉ non tay nhẹ bấm…

Mà thương trời cũ… ngẩn ngơ sầu !

     Liêu Xuyên
 


 6/ CÔ PHÒNG QUẠNH QUẺ

Cô phòng quạnh quẻ - quạnh đêm thâu
Quạnh vắng buồn dâng - quạnh hóa sầu
Xót phận nào suôn dầm giọt đắng
Thương đời nỏ thuận nén dòng châu
Vần thơ níu vướng duyên tri kỷ*
Nghiệp dĩ đà vương nợ Mộng Cầm
Mệnh đoản trời ban đâu cưỡng số
Khi lìa cõi tạm chả còn đâu!?
Quảng Trị, 01/12/21.
Văn Thiên Tùng.
 
 







  7/ MƯỢN TRĂNG TƯƠNG TƯ
Năm canh thao thức trọn canh thâu
Tâm sự tim yêu nặng đến đâu
Tình cảm trao ai còn ký ức
Trăng khuya thức giấc ướt đôi châu
Để thương để nhớ lòng vương vấn
Cứ tưởng rồi mơ tiếng nguyệt cầm
Lạc nhạn cung đàn đi lạc lối
Đường trần nghiệt ngã thắm tình sâu
Trần Đông Thành




*Nguồn: Báo Công luận, số 2599, ngày 12 và 13-3-1933.

Hàn Mặc Tử

Bộ Máy Hô Hấp Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.

 

1- Thở là gì?

Mỗi ngày ta hít thở khoảng 18,925 lít không khí.

Thở có hai nhiệm vụ:
Thứ nhất là nó cung cấp cho cơ thể dưỡng khí cần để đốt thực phẩm và cho dưỡng khí.
Thứ hai là nó thải ra thán khí là chất không cần của đời sống.

Dưỡng khí là chất hơi chiếm khoảng 20 phần trăm không khí mà ta hít vào phổi. Không khí thở ra chứa nhiều thán khí.
Mặc dù thở là không tự chủ, tuy nhiên ta có thể du di nó một phần nào.
Thí dụ ta có thể lấy hơi thật lớn trước khi lặn ở dưới nước. Ta cũng
có thể ngưng thở nhưng đừng ngưng lâu quá; phản ứng không tự chủ bắt con người thở quá mạnh khiến ta không thể tự tử bằng cách ngưng thở.

2- Khi ta “hết hơi” thì chuyện gì xẩy ra?

Trong khi vận động mạnh, bắp thịt của ta có thể đã dùng hết dưỡng khí mau hơn là tim cung cấp và phổi có thể thay thế. Tạo hóa đã cung gắn sự cấp cứu này bằng cách cho phép các cơ bắp mắc nợ dưỡng khí một thời gian ngắn. Khi món nợ này đã được trả, ta có thể ở trạng thái “hết hơi” và chúng ta sẽ tiếp tục thở hổn hển.

3- Tại sao ta ngáy và có cách điều trị không?

Ngáy là hơi thở mạnh và khó khăn trong khi ngủ. Người lớn đôi khi ngáy khoảng 45 lần nhưng trung bình là 25 lần.
Nguyên nhân là do nghẹt mũi, lớn lên của lưỡi hoặc cục thịt dư, lệch
vách ngăn của mũi, nằm ngửa và lưỡi cản trở hơi thở.
Ngáy có thể nguy hiểm và gây ra nghẹt thở tạm thời. Nếu có khoảng sáu hoặc bẩy cơn như vậy trong vòng một giây đồng hồ sẽ gây ra nghẹt thở và cần đi thăm bác sĩ. Thiếu dưỡng khí có thể đưa tới cao huyết áp và mất ngủ kinh niên.
Ngáy vừa phải có thể được chữa bằng vận động và giảm cân hoặc không uống rượu, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần trước khi ngủ.

4- Tại sao ta ngáp?

Nếu chúng ta thấy một người ngáp khi bước ra khỏi rạp chiếu bóng, đừng cho là tại phim dở. Trái với ý kiến chung, ngáp không phải là dấu hiệu của sự buồn chán. Nếu ta ngáp, giản dị là chúng ta cần dưỡng khí và khi ngáp, dưỡng khí sẽ vào phổi nhiều hơn.

Dưỡng khí của cơ thể sẽ thiếu sau một thời gian dài thở nhẹ, bị căng
thẳng hoặc ngồi bất động một thời gian lâu. Ngáp không phải là dấu
hiệu của một bất thường nào. Điểm đặc biệt là ngáp không xẩy ra khi
con người bị bệnh về thể chất hoặc tâm thần.

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.

🍀🍀🍀🌿🌿🌿🌿

Xem Thêm :Chứng ù tai- BS Nguyễn Ý Đức 

                     www.bsnguyenyduc.com  

29 thg 11, 2021

TÔI MUỐN - Thơ Trần Phong Vũ


 
 
TÔI MUỐN
 
Muốn trở lại ngày xưa
Quỳ trước sân trường để nghe thầy răn dạy
Muốn giả vờ tin
Là đời mình trẻ lại
Ấp úng dạ thưa "Con xin lỗi..."
Thưa thầy
Ôi cái thời học trò nhớ lại vẫn đẹp thay
Áo trắng quần xanh
Mơ tóc dài trường nữ
Mấy cô bạn nhỏ mà lanh
Gấu như là quỷ dữ
Và chanh chua như me, cóc, ổi xoài
Cái thời nhát như thỏ
Lại mắc tội thày lay
Nên bị phạt
Cứ cúi đầu nhận tội
Thằng đứng ngoài hiên ngang
Giơ tay
Cãi chày cãi cối
Rốt cuộc vẫn bị đòn
Nào dám trách ai đâu
Muốn...
Tấm ảnh này gửi lại ngày sau
Bao lứa học sinh
Sẽ bước vào đời
Với tâm hồn trẻ dại
Cứ yên lòng
Đời đánh mới đau hơn
 
TRẦN PHONG VŨ

 
Tặng Tran Van... Một người bạn vừa nhìn thấy trên ảnh
 
 

 

Tình Già -Ngô Tằng Giao

 


Bài thơ “Tình Già” của nhà văn nhà thơ Phan Khôi là một bài thơ nổi tiếng được công bố lần đầu năm 1932. Tác phẩm này được xem như là bài thơ tự do đầu tiên mở đường cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Bài thơ nói về một chuyện tình đôi lứa, yêu nhau tha thiết, cùng thề non hẹn biển. Nhưng sự đời khiến cho họ phải xa nhau. 24 năm sau, họ tình cờ gặp mặt nhau và chỉ biết liếc nhìn nhau:

“Hai mươi bốn năm sau.
Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.”

Ngày nay khi nhớ tới bài thơ “Tình Già” nói trên khiến nhiều người lại ngậm ngùi vì chuyện vợ chồng trẻ chia tay nhau được coi là… chuyện dài “nhân dân tự vệ.” Nhiều trai trẻ than rằng mối tình đẹp với “con nai vàng ngơ ngác” buổi ban đầu tan mất rồi? Chẳng còn bóng dáng nai vàng ngơ ngác đâu cả. Sau khi cưới nàng về được một thời gian chỉ thấy… sư tử Hà Đông xuất hiện mà thôi!

Người ta còn nhắc chuyện ở nước Cu Ba rằng ông chồng thú nhận: “Hôn nhân là một điếu xì gà. Càng ngon ta càng hút nhiều, càng hút nhiều càng ngắn đi!”. Thời vợ ông ấy nói: “Hôn nhân đúng là một điều xì gà, và tất cả có thể đốt cháy chỉ bằng một que diêm thôi!”.

Đấy là chuyện thường tình của bọn trẻ! Nhưng chuyện vợ chồng già mà còn bỏ nhau khiến nhiều người lấy làm lạ. Người ta vẫn cứ nghĩ rằng sau hôn nhân, nhất là khi về già, dù hai vợ chồng có trở nên hai mặt của một đồng tiền, tuy không nhìn nhau nữa nhưng cũng vẫn kề lưng nhau chứ? Lời cựu Phó Tổng Thống Al Gore của nước Mỹ đấy! (After marriage, husband and wife become two sides of a coin; they just can’t face each other, but still they stay together). Nhưng hiện nay điều đó không còn là… chân lý nữa rồi vì tại Hoa Kỳ, có tin chính vợ chồng cựu Phó Tổng Thống Al Gore & Tipper chia tay sau 40 năm mặn nồng chăn gối cũng đã làm nhiều người thắc mắc (“40 more years? Not for Al and Tipper Gore, who’ve announced their separation”) Rồi sau đó lại có tin ông Tổng Thống Putin của nước Nga cũng vừa ly dị vợ sau đúng… 30 năm thành hôn. Lấy nhau tháng 7-1983, tan hàng tháng 6-2013 (Putin announced that their marriage was over).

Nhân đó có người còn kể chuyện nằm mơ thấy người bạn thân qua đời hiện về khoe rằng: “Tớ được đưa ra trước tòa phán xét của Thượng Đế. Có tiếng loa: ‘Ai có vợ, và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên, hãy đứng sang bên phải!’ Tớ theo tiếng loa, chạy vội đứng sang bên phải. Đông người lắm! Ai trông cũng thiểu não quá sức.

Chừng mấy phút sau, bỗng lại nghe có tiếng vọng từ trên trời cao: ‘Các con yêu quý, lúc còn sống, các con có vợ và đã ở với vợ được trên 30 năm, như thế các con được coi như đã ở luyện ngục cả mấy trăm năm rồi, các con coi như đã gột được sạch mọi tội lỗi và đáng được lên Thiên Đàng ngay lập tức để hưởng Thiên Nhan Chúa!’. Tớ mừng quá xá!”.

Ngày nay tại các xã hội Tây phương, vụ vợ chồng già bỏ nhau sau ba, bốn chục năm sống chung trong hòa bình chen lẫn với chiến tranh lạnh cũng đã trở nên khá quen thuộc. Đối với các cặp vợ chồng già Việt Nam thì không rõ lắm, nhưng có nhiều người “báo cáo” rằng cảnh khá phổ biến là khi ông leo lên tầng trên thì bà xuống tầng dưới; ông chuồn vào trong phòng ngồi gõ computer check “meo” thì bà né ra ngoài phòng khách một mình ngồi xem TV, Asia hay Paris By Night hoặc phim bộ… Hàn Quốc; bà cất giọng lải nhải thì ông làm thinh như đang tập trung tâm trí vào cõi… thiền.

Theo Giáo sư Pepper Schwartz của đại học Sociology Univ of Washington, các cặp vợ chồng già tưởng họ hiểu rõ nhau hơn theo năm tháng, xích lại gần nhau hơn theo thời gian nhưng thật sự ra không phải như vậy đâu. Không ai hiểu ai hết. Giáo sư Schwattz cho rằng ngày nay tiến bộ khoa học và ngành y khoa đã giúp con người sống thọ hơn xưa rất nhiều. Những năm bonus dư thừa đã tạo điều kiện cho quý cụ ông và cụ bà có cơ hội để hưởng thụ cuộc sống cho đúng nghĩa của nó.

Theo US Census thì lối 50 phần trăm các cặp vợ chồng già đã quyết định chọn giải pháp rã đám. Tây họ gọi những chuyện bực dọc qua lại giữa ông và bà là những “irritants” (nhức nhối) làm hại thần kinh. Ngày nay ly dị không còn được xem như vấn đề “taboo” (cấm kỵ) nữa. Các cặp vợ chồng già có khuynh hướng bắt chước bọn trẻ, ở không được thì “Bye! Bye!” bỏ nhau. Như câu thơ: “Anh đi đường anh, tôi đường tôi / Tình nghĩa đôi ta có thế thôi!”. Hay như lời bài hát của Lam Phương: “Thôi là hết anh đi đường anh / Tình duyên mình chỉ bấy nhiêu thôi…”

Xưa các cụ phải chịu đựng để tránh rắc rối cũng như để giữ thể diện gia đình và muốn được bình an cho đến lúc qua đời. Ngày nay họ nghĩ rằng mình chỉ có một đời sống mà thôi, tội gì không sống cho đáng sống.

Cần kể thêm ở đây về trường hợp của cụ ông Lawrence John Ripple 71 tuổi. Một ngày đẹp trời vào tháng 9 năm 2016 cụ bước chân vào một nhà băng ở Kansas City và đưa cho người thâu ngân một mảnh giấy trong đó có ghi rõ: “Tôi có súng đấy hãy đưa ngay tiền mặt cho tôi!”. Nhân viên ngân hàng vội gom tiền đưa cho cụ tổng cộng là 2,924 đồng.

Lấy được tiền rồi thay vì bỏ chạy thì cụ lại ra ngồi ngoài hành lang vẫn còn ở trong nhà băng (to a lobby area still inside the bank) và chờ nhân viên cộng lực tới bắt mình. Cụ cho biết lý do cướp ngân hàng là để muốn được vào tù và thoát ly khỏi bà vợ. Cụ khai là cuộc sống chung của cụ gay cấn quá. Hôm đó sau khi cãi cọ với bà vợ ở nhà cụ bèn lấy một mảnh giấy và viết những hàng chữ cướp nhà băng như kể trên ngay trước mặt bà vợ và nói cụ thà vào ở trong tù còn sướng hơn ở chung nhà với bà vợ. Cụ sau đó thực hiện vụ cướp này. Cụ bị tòa tuyên phạt sáu tháng bị giam giữ trong nhà và 50 giờ làm việc công ích (Man Gets Home Confinement After Robbing Bank to Get Away from Wife.)

🌷🌷🌷

Oscar Wilde từng nói: “Ðàn ông lập gia đình vì mỏi mệt, đàn bà vì tò mò, cả hai đều thất vọng.” Nhưng tuy nói thế chứ thời nay người ta vẫn thấy còn có những cảnh “chồng già vợ trẻ là tiên”. Chắc quý vị này phần nào bị ảnh hưởng của lời văn hào William Shakespeare hăm he: “Giống như sóng tiến về bờ đá sỏi, giây phút của chúng ta cũng vậy, lao nhanh tới điểm cuối cùng.” Và lời của Xuân Diệu dụ dỗ: “Ðời không ái ân, đời vô vị / Kiếp sống không yêu, kiếp sống thừa”

Điển hình là cụ ông triệu phú Hugh Hefner trùm tạp chí Playboy đón năm mới 2013 bằng lễ cưới với người tình trẻ kém cụ chỉ có… 60 tuổi thôi. Cụ 86 trong khi Crystal Harris mới 26. Không lâu sau đám cưới, có nguồn tin cho biết, cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác nhất làng giải trí thế giới này lại còn mong muốn sớm có con chung. Cụ này khoe đã từng ăn nằm với cả hơn ngàn phụ nữ. Buồn thay cụ đã qua đời ở tuổi 91 tại biệt thự Playboy trị giá 200 triệu USD ở Los Angeles.

Vào năm 2014 người mẫu Cathy Schmitz, 24 tuổi, của Playboy kết hôn với tỷ phú người Áo Richard Lugner 81 tuổi. Nàng từng tuyên bố là tình yêu bất phân tuổi tác “Love knows no age.” Lại nữa, nào là cuộc hôn nhân của nữ danh ca Celine Dion, 44 tuổi và Rene Angelil, 70 tuổi đã kéo dài tới 19 năm. Rene Angelil là người quản lý của Celine Dion từ khi nàng mới 12 tuổi. Nào là đạo diễn Clint Eastwood, 82 tuổi có vợ là phóng viên người Mỹ Dina Ruiz Eastwood, 47 tuổi. Họ kết hôn năm 1996. Cũng phải kể tới chuyện diễn viên Dick Van Dyke, 86 tuổi, kết hôn với chuyên gia trang điểm Arlene Silver, 40 tuổi, vào tháng 3-2012 v.v…

Một trường hợp hy hữu nữa, mới thực sự đúng là… tình già! Ðó là trường hợp của cụ ông Paul Walker, 88 tuổi, quyết định làm đám cưới với cụ bà Ann Thayer, 87 tuổi, tại một trung tâm phục hồi sức khỏe ở Lewiston, tiểu bang Main. Hai người gặp nhau lần đầu tiên ở một nhà thờ cách đây 17 năm và bắt đầu hẹn hò từ đó. Cả hai quyết định làm đám cưới sau khi bị một số nhân viên bệnh viện chọc ghẹo ít tuần trước đó.

Mỗi ngày, cụ bà Thayer đều ghé thăm cụ ông Walker tại bệnh viện nơi cụ ông đang tập phục hồi sức khỏe. Cụ bà nói cụ có “những năm tháng rất đẹp” với cụ ông. Cụ ông và cụ bà từng lập gia đình trước đây. Giám đốc bệnh viện nói với báo Sun Journal rằng đây là lần đầu tiên cơ sở y tế này có đám cưới. Cụ bà Thayer nói khi cụ ông khỏe mạnh trở lại thì hai cụ sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Không biết có còn chút mật nào không, hồi hộp quá? Có người lên tiếng biện hộ: “Dê càng già sừng nó càng cứng và gừng và quế càng già thì càng cay!” Họ còn viện dẫn câu nói của đại sư Pablo Picasso: “Sự trẻ trung không có tuổi!”. Nghe cũng… chí lý!

Sau đây là một câu chuyện “Tái hồi Kim Trọng” cũng rất hiếm có! Ở nước Anh vào năm 2013 có một cặp vợ chồng cưới nhau lại sau gần 50 năm ly dị nhau. Bà Ingram ly dị ông chồng Holmes vào năm 1965. Sau đó cả hai người đều đã lập gia đình với người khác. Rồi người chồng mới của bà qua đời và bà vợ thứ ba của ông cũng qua đời. Một ngày đẹp trời, bà Ingram, tuổi 76 cùng ông Holmes, tuổi 79 cùng đoàn tụ trong một buổi họp gia đình nhân dịp lễ Giáng Sinh do cô con gái của hai người tổ chức. Ai ngờ hai ông bà chợt muốn nối lại “tình xưa nghĩa cũ”. Ông vội cầu hôn và đưa ngay cái nhẫn xưa mà ông đã mua cho bà khi bà mới 17 cái xuân xanh! Bà thổ lộ: “Tại sao lần kết hôn trước không được lâu dài nhỉ? Chúng tôi lấy nhau được 10 năm và có với nhau 2 mặt con nhưng hồi đó chúng tôi còn trẻ người non dạ quá nên hôn nhân tan vỡ.” Còn ông tuyên bố: “Kỳ này chúng tôi sẽ duy trì cuộc sống vợ chồng thật là tốt đẹp mãi mãi!”

Mới đây một cặp vợ chồng người Ecuador đã được sách kỷ lục Guinness thế giới vinh danh là cặp vợ chồng già nhất thế giới. Hai cụ Mora và Quintera có tổng số tuổi cộng lại là 214 tuổi. Cụ ông 110 tuổi và cụ bà 104. Hai cụ kết hôn vào năm 1941 và đến nay (2020) đã trải qua 79 năm hôn nhân. Hai cụ tin rằng “công thức bí mật” cho một cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc là “tình yêu, sự trưởng thành và tôn trọng lẫn nhau.”

🌻🌻🌻

Câu chuyện của cụ ông George Sanders, một cựu quân nhân, 86 tuổi, bị can tội giết vợ tại Arizona là một câu chuyện tình già thật đặc biệt. Cụ bà Ginger bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) từ năm 1969 và sau một thời gian ngắn bà phải đi xe lăn. Ông là người săn sóc cho bà: nấu ăn, dọn nhà, giặt đồ và giúp bà trang điểm.

Thời gian trôi qua, cụ ông cũng già đi. Tim ông bị yếu và phải dùng máy trợ tim (pacemaker). Tình trạng sức khoẻ của cụ bà cũng tệ đi. Bà bị thêm chứng bệnh gọi là gangrene (bệnh hoại thư), một chứng bệnh lở loét da rất trầm trọng. Bác sĩ muốn bà nhập bệnh viện để cắt đi những ngón chân bị gangrene hủy hoại, và sau đó đưa bà vào viện dưỡng lão (nursing home) để bà có thể được nhân viên chăm sóc cho đến khi chết.

Tuyệt vọng, bà không muốn vào bệnh viện. Bà muốn được chết bên người chồng yêu quý. Bà năn nỉ cụ ông làm cho bà chết nhưng ông nói là ông không thể giết bà được. Bà nói… ông có thể làm được. Sau đó cụ ông lấy khẩu súng lục, quấn khăn tắm chung quanh để không bị lạc đạn. Bà hỏi ông: “Cái nầy có đau lắm không?” Ông trả lời: “Không đau đâu. Bà sẽ không có cảm giác gì hết.” Thế là bà nói: “Vậy ông làm đi, làm đi, làm đi”… và như thế… cụ ông đã bóp cò và cụ bà đã ra đi. Sau đó cụ George đã bị bắt và bị truy tố về tội giết người có chủ ý. Một tội danh có thể bị kết án tử hình hay chung thân.

Khi ra toà, người con của cụ ông nói với Toà là gia đình không muốn cụ ông bị truy tố. Con trai cụ nói với Toà: “Cha mẹ tôi sống với nhau hơn 62 năm, và cha tôi phải nuôi dưỡng, săn sóc mẹ tôi ngày này qua ngày khác. Tôi tin là cha mẹ tôi làm một quyết định chung… Tôi không quy lỗi ở cha tôi…

Ai cũng có hình ảnh một anh hùng trong cuộc đời, người anh hùng trong cuộc đời tôi là cha tôi.” Cụ ông George có khoảng một phút để nói về tình yêu của cụ dành cho người vợ: “…Tôi gặp Ginger khi nàng 15 tuổi và tôi yêu nàng kể từ ngày ấy. Tôi yêu nàng tới khi nàng 81 tuổi… Đó là nguồn ân phước và tôi rất sung sướng được săn sóc cho nàng… Tôi rất lấy làm tiếc và buồn vì tôi đã gây ra cái đau thương này…”

Công tố viên đã yêu cầu Toà đừng phạt cụ vào tù và đề nghị tù treo vì đây là một trường hợp rất đặc biệt. Khi Toà đọc bản án, cả gia đình cụ ông ngồi yên lặng để nghe. Còn cụ ông đứng bất động, run rẩy trước vành móng ngựa. Quan Toà nhìn thẳng vào mắt của bị cáo, tuyên bố với giọng nhẹ nhàng, tuyên phạt bị cáo 2 năm tù treo không có giám sát. Quan Toà nói: “Quyết định của ông đã vi phạm công lý với lòng thương xót (tampers justice with mercy).”

🌼🌼🌼🌼

Tuổi tuy già nhưng máu ghen đôi khi thời vẫn còn nguyên như hồi trẻ. Báo The Telegraph tại nước Anh đưa tin một cụ ông nộp đơn ly dị sau khi khám phá những lá thư trong cuộc tư tình của bà vợ mình hơn 60 năm trước. Cụ ông 99 tuổi và cụ bà 96 tuổi. Hai người chung sống với nhau từ 77 năm trước. Cụ bà thú nhận chuyện ngoại tình nhưng không thể thuyết phục cụ ông ở lại. Đây là trường hợp ly dị cao tuổi nhất thế giới – kỷ lục trước, năm 2009, là giữa một đôi vợ chồng người Anh 98 tuổi.

Thêm một nguồn tin từ Kanagawa cho biết một bà cụ sống tại Nhật đã bị bắt sau khi dùng một cây gậy dài để đánh chồng mình đến chết. Cụ bà Yoshiko Suzuki, 79 tuổi, cụ ông Masaharu, 79 tuổi. Nguyên nhân được cho là vì cụ bà tức giận khi tranh cãi với chồng về việc cụ ông đã ngoại tình với một phụ nữ khác từ cách đây 40 năm và vì thế ông đã bị mất việc.

Nhân nói chuyện “tình già” cũng không nên chỉ đề cập tới trường hợp các cụ ông tóc bạc lấy vợ “nhí” mà cần kể thêm ở đây một chuyện yêu đương tại Pháp, chàng thời còn trẻ và nàng lại già hơn chàng. Xin nhìn vào cuộc đời tổng thống nước Pháp thời nay là Emmanuel Macron, được đắc cử vào năm 2017 và là vị tổng thống trẻ nhất nước Pháp, vì chỉ mới 39 tuổi đầu. Chàng kết hôn với bà Brigitte Trogneux, lớn hơn chàng những… 24 tuổi.

Bà là cô giáo cũ của chàng tại trường trung học. Hai người gặp nhau lần đầu khi chàng còn là một học sinh 15 tuổi trong lớp học của bà. Bà là cô giáo, nhưng họ chỉ chính thức hẹn hò khi chàng được 18 tuổi (lại thêm chuyện thuộc loại “Vòng tay học trò” đây mà!) Cả hai ở với nhau rồi kết hôn vào năm 2007 nhưng cả chục năm nay mà chưa có con chung. Còn bà vợ chàng thời đã có sẵn ba người con riêng từ cuộc hôn nhân trước trong đó người con trai lớn tuổi nhất, lại lớn hơn Macron tới 3 tuổi.

Không biết có phải những “tư tưởng nhớn” thường gặp nhau không mà các nhà thơ của nước ta cũng đã từng thổ lộ bằng thơ. Như Xuân Diệu: “Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng”. Như Vũ Hoàng Chương: “Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc / Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ”.

Và cũng xin đừng quên một ngạn ngữ của người Mỹ: “Người khéo ngoại giao là người đàn ông luôn nhớ ngày sinh nhật của đàn bà, nhưng đừng bao giờ nhớ tuổi của người đó.” Và Goethe, được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới, cũng khuyên mấy ông bạn già là: “Đừng nên để tuổi tác làm mình buồn. Tóc bạc trắng hay không ta vẫn là một tình nhân” (Don’t let age get you down. White hair or not. You can still be a lover).

Có lẽ vì thế mà tại nước Mỹ ông John Penzera, tuy đã 72 tuổi vẫn đang mong ngóng được tổ chức hôn lễ với cô Rachael Chenault, mới có 27 tuổi. Chính cô gái trẻ đã có màn cầu hôn táo bạo người đàn ông hơn mình 45 tuổi tại một câu lạc bộ thoát y vào tháng 5 năm 2018.

Và cuối năm 2017 ở Thái Lan, một bà 65 tuổi gây chú ý khắp mạng xã hội nước này khi treo tấm biển tuyển bạn trai trước cổng nhà. Bà viết trên bảng: “Nữ 65 tuổi cần một bạn trai 60-70 tuổi, đã về hưu và có lương, tốt bụng, chân thành và khỏe mạnh. Ai quan tâm xin liên hệ tại đây”.

Cuối cùng xin kể chuyện về hai tù nhân, một già 90 tuổi, một trẻ khoảng hai mươi mấy, ngồi hàn huyên tâm sự. Cụ tù già hỏi: “Mày làm gì mà bị ở tù như thế này?” Anh tù trẻ đáp lời: “Thưa tại con bỏ dzợ…” Cụ tù già ngắt lời: “Tao chưa nghe luật pháp nào lạ kỳ vậy, bỏ dzợ mà cũng đi tù à?” Anh tù trẻ: “Con chưa nói dứt mà cụ đã hớt lời con rồi!. Con bỏ mụ dzợ con… từ trên lầu ba xuống đất, cụ nội à! Còn cụ sao đi tù dzậy?” Cụ tù già: “Tao bị con nhỏ trong xóm, đáng tuổi cháu nội, thưa tội hiếp dâm nó.” Anh tù trẻ: “Chời! Cụ còn xí quách đâu nữa mà hiếp dâm!” Cụ tù già: “Thế mới có chiệng! Bị bà con lối xóm chê tao già, cho nên lúc con nhỏ hàng xóm vu khống, tao mừng quá nhận tội luôn cho con đào tao nó tởn… hì hì hì!”

--

TRANH BIẾM HỌA (ST Trên Mạng )

Bìa Báo Tuổi Trẻ Cười


THƠ CẢNH-BÁO VUI CUỐI TUẦN: OMICRON - Lê Xuân Cảnh : NHỨC ĐẦU

Biến thể Covid  mới, được Tổ chức Y tế Thế giới coi là "biến thể đáng quan ngại" Omicron hiện đang được các nhà nghiên cứu theo dõi rất chặt chẽ vì lo ngại rằng nó có thể lây lan nhanh hơn Delta, thậm chí có thể trong số những người đã được tiêm chủng.

 


NHỨC ĐẦU
Loài người yêu Lễ Tạ Ơn,
Covid thích Lễ còn hơn loài người, 
Mask bị đi chỗ khác chơi,
Khoảng cách sáu feet xa vời dẹp luôn,
Covid nhởn nhơ, sướng rơn,
Biến-thể mới Omicron ra đời,
Sẽ ghé Christmas‘ Eve chơi,
New Year’s Eve cũng không rời, chơi luôn,
Oh My God ! Omicron, 
Khẩu-trang, khoảng cách không còn, đáng lo,
Nhà quàn lại trúng mối to,
Dân-số thế-giới sẽ co lại nhiều,
Lễ-lạc thời này quá phiêu !
Chúng ta chắc phải có điều nghĩ suy,
Nên, hay không nên, làm gì ?
Parties nên bỏ, hay đi như thường,
Đi thì sợ nhập-viện luôn,
Không đi sợ miss những chương-trình ngầu,
Chích ba mũi xong từ lâu,
Mà nay bị chứng nhức đầu vì lo,
Không biết Omicron đã vô !
Hay vẫn còn ở Congo chờ thời,
Ông CDC cũng đoán thôi 🙄

Lê Xuân Cảnh 


NẾU CÓ KIẾP SAU - Nguyễn Thị Hồng (Khóa 2 Sư Pham Qui Nhơn )

 Mời đoc bài viết sau đây của 1 bạn khóa 2 trường Sư Phạm Qui Nhơn (1963-1965 ) mà HP đã đọc được trên mạng

Tháng 8 năm 1963, tôi xách chiếc va-li nhỏ vào trường Sư phạm Quy Nhơn trước sự ngạc nhiên của bạn bè cùng lứa: “Con Hồng mà học Sư phạm Quy Nhơn ni à?…”.


Vâng, các bạn tôi không ngạc nhiên sao được, khi con bé Hồng tuy nhà quê, nhưng khi vào trường nữ trung học Đồng Khánh, từ Đệ thất đến Đệ nhị luôn giành ngôi vị đứng nhất lớp; chỉ khi qua Đệ nhất Quốc học mới chịu đứng thứ hai, (nên dỗi không đi lãnh phần thưởng — thật là trẻ con!). Thành tích học ấy là niềm mơ ước của các phụ huynh khá giả hồi đó để mong đưa con vào trường Dược, trường Y. Và chính tôi cũng từng ôm mộng như thế, nên khi vào lớp Đệ tam tôi đã không chọn ban Văn chương (ban C) dù tôi rất thích và khá giỏi hai môn Anh và Pháp ngữ, mà ghi vào ban Vạn vật (ban A), vì ông anh Cả ở Sài Gòn ra thăm bố mẹ tôi, biết thành tích học của tôi, nên hứa sẽ “nuôi” cho tôi học Dược ở Sài Gòn. Thế là tôi chúi đầu vào “gạo” Vạn vật và Lý Hóa để chuẩn bị được cầm cái bằng Tú tài II, hầu bước vào Đại học. Tôi vui mừng bay ngay vào Sài Gòn (với tấm vé mà cha tôi phải mượn tiền để mua). Nhưng oái ăm thay, ông anh Cả tôi đã quên lời hứa, kèm lời phán của bà chị Dâu: “O Hồng con gái học chi cho lắm, chỉ ích lợi mai sau chồng nhờ, thôi để tiền nuôi chú T (em trai tôi) …” Và khi tôi trở lại Huế thì đã quá muộn để ghi tên vào phân khoa Đại học, chỉ còn Sư phạm Quy Nhơn nhận đơn, tôi ghi danh thi và đậu ngay.

Các bạn ơi! Giờ đây tôi kể dông dài như trên không phải là nhằm mục đích khoe mẻ thành tích của người về già còn tiếc nuối cái quá khứ học giỏi của mình (để làm gì cơ chứ?!), mà chỉ để các bạn biết cho lòng tôi miễn cưỡng thế nào khi vào Sư phạm Quy Nhơn — buồn tủi vì cha mẹ nghèo không đủ tiền cho con học cao, lại tự ái và sỉ diện hão với bạn bè cùng lớp — tôi đã từng ray rứt với ý muốn bỏ trường bỏ bạn, rời xứ dừa sau mỗi biến cố của đời tôi. Nhưng ân tình sâu đậm của Thầy, của bạn mà tôi sắp kể dưới đây đã gắn số phận tôi với trường Sư phạm, với nghề giáo thân thương mà đến nay tôi rất đỗi tự hào.

Hai năm học ở trường Sư phạm Quy Nhơn tôi đã phải gánh chịu hai cái đại tang — hai cái tang quá lớn trên đôi vai gầy của một cô gái ngây thơ bé bỏng. Có lẽ linh cảm điều đó không vui cho tương lai của tôi, nên chuyến tàu lửa mang tôi vào xứ dừa thật ảm đạm, tiếng bánh xe sắt của con tàu đều đặn lăn trên đường rầy hòa với tiếng chong chóng quay ầm ào của hai chiếc trực thăng hộ tống vần vũ trên đầu toa xe (đề phòng VC tấn công).
Nhập học tháng 9 thì một chiều tháng 12, tôi được điện tín báo tin cha tôi qua đời vì đột biến. Sóng biển, hàng dương bên trường than khóc cùng tôi suốt đêm. Các bạn nội trú xúm xít an ủi vỗ về tôi. Trong đầu tôi lởn vởn ý tưởng về Huế rồi sẽ không quay trở lại vì mục đích học Sư phạm của tôi là vừa có học bổng, vừa chóng ra trường có tiền để giúp cha già không còn nữa. Nay cha mất rồi thì tôi học tiếp ở đây làm gì? Về Huế sang năm thi vào Đại học Sư phạm hoặc học SPCN để chuẩn bị vào trường Y khoa.

Sáng hôm sau, bạn bè cùng phòng nội trú, cùng lớp và cảm động nhất là thầy Lương, Hiệu trưởng, cùng tiễn tôi tận chân cầu thang lên máy bay. Thầy xoa đầu tôi an ủi thật trìu mến như cha tôi thường làm với tôi. Thầy còn cử anh Võ trị Hà, người trưởng tràng, lại là hàng xóm của tôi tháp tùng theo tôi để đại diện trường phúng điếu cha tôi và giúp đỡ tôi trở về trường. Anh Hà cũng thích vì được dịp về thăm Mạ. Nhìn xuống sân bay tôi thấy mái tóc thầy như bạc thêm, cùng những cánh tay vẩy vẩy của bạn bè mờ đi sau làn nước mắt. Trước ân tình ấy, ý nghĩ sẽ bỏ trường bỏ lớp bỗng tan biến trong đầu. Tôi trở lại trường tìm vui trong tình thương của thầy, của bạn. Tôi lại vô tư gây cười cho các bạn, thường tự xưng mình là Hồng Thất Công (trong Thần Điêu Đại Hiệp) khi ngồi trên lầu hai, lầu ba mà dùng tài đánh hơi của lão “Cái Bang” đoán trúng phóc trưa nay Mệ Huế cho ăn món gì, khiến các bạn phục lăn và cười như “nắc nẻ” khi xuống tới phòng ăn. Tại đây, cả nhóm ăn lại nhỏng nhẻo với Mệ Huế là không ăn được cá ngừ, cà nướng … v…v.. Tội nghiệp Mệ Huế lại trìu mến sai đổi cho thành món chả trứng, cá thu chiên … Thế là các nàng dù là Hoàng Dung xinh đẹp, dù là “Phật tổ” Như Lai, dù là nàng Tôn Nữ Âu Dương Phong e lệ … (biệt hiệu của các bạn cùng phòng nằm cạnh giường tôi) đều ăn ào ào như tằm ăn rỗi, đem soong vào xin thêm cơm. Các chị bếp vui vẻ xới thêm rất tự nhiên để các cô khỏi thẹn, chỉ một nhát xúc của chiếc đũa bếp to như cái “xẻng xúc đất” là đủ đầy soong cơm. “Kílô” của các nàng tăng vùn vụt, vì sáng nào cũng “nhón” sạch hai thúng khoai lang luộc, bánh ú của hai nhóc con bác cai đội lên bán. Khỏi rao, khỏi mời, hai chú đã được các nàng ngóng từ thật xa, rồi đón ở cầu thang và thoáng một chốc chỉ còn hai cái thúng không. Các chú chỉ việc ngồi chờ, một lát sau các nàng đem tiền ra trả đủ. “Này chị hai xâu (khoai)…, này chị hai cặp (bánh ú) …”. Các nhóc chỉ việc đếm tiền, xong đội thúng ra về. Hỉ hả!!! Giành nhau mua vậy, nhưng ai chậm chân không mua được đều có phần chia cho. Vui như hội! Ăn, ngủ, cười và … chờ thư. Chỉ khi nào đọc thư người yêu thì mỗi nàng lui về một thế giới xa xôi với khóc, cười, trăn trở…

Nhưng số phận lại không mỉm cười với tôi vào năm sau, tôi lại chịu cái đại tang thứ hai. Lần này không phải là vành khăn trắng lên mái tóc, mà là mảnh khăn đen vắt qua “con tim vừa vui trở lại” của tôi: Người yêu của tôi, mối tình đầu trong sáng của tôi, vị hôn phu của tôi đã phụ tình tôi. Đời phi công hào hoa, đời lính cận kề bên cái chết, cùng với thái độ tránh né giữ gìn thái quá của người con gái Huế như tôi, cộng thêm không gian xa cách, khiến chàng sa ngã vào ánh sáng phù hoa, vào niềm đam mê vội vã mà nói lời bội ước với tình xưa. Trước lời thú nhận đã lỡ lầm của vị hôn phu, dưới sự chứng kiến của gia đình hai bên, dù mẹ chàng cố nói ra lời hàn gắn, nhưng tôi đã bình tĩnh chúc chàng hạnh phúc (không một giọt nước mắt van vỉ, không một lời oán trách hờn ghen), vì tôi nghĩ rằng bất cứ thái độ nào khác cũng sẽ đánh đổ thần tượng của chàng trong tôi. Và tôi cũng không cần một chút nào lòng thương hại của kẻ khác. “Người ta phụ mình, nhưng làm sao cho người ta vẫn tôn trọng mình”, tôi nghĩ thế.

Từ Sài Gòn trở lại Quy nhơn với con tim băng giá, với đôi mắt ráo hoảnh, tôi lại có ý nghĩ bỏ Sư phạm, rồi về Huế ghi danh học Đại Học để trở thành một bác sĩ, hơn hẳn người ta” cho bõ tức. Nhưng anh lớp trưởng nhận ra nỗi buồn vời vợi trong tôi. Chờ lớp về hết, anh ở lại hỏi tôi “Sao em có vẻ buồn thế?”. Anh lớp trưởng đã có vị hôn thê ở Quảng trị và xem tôi như người em gái nhỏ. Tôi cũng xem anh như anh mình, nên khi anh hỏi chạm đến vết thương lòng, tôi đã òa lên khóc nức nở và kể cho anh nghe về mối tình tan vỡ của mình. Anh để yên cho tôi khóc, rồi dùng lời an ủi động viên tôi. Sau đó anh cùng các bạn trong lớp tổ chức nhiều chuyến du ngoạn ngoại thành: thăm Tháp Chàm ở Quy nhơn, trại cùi Quy hòa, viếng mộ Hàn Mặc Tử… , để tôi thấy nhiều cảnh khổ gấp bội mình. Rồi chuyến đi về Tuy Phước, thăm sâu vào làng quê Bình Định với những phong cảnh thật nên thơ, nhưng thấp thoáng những bộ quần áo đen lầm lũi (VC đó). Thấy thật rùng mình, may mà có anh trong đoàn, sinh trưởng ở vùng đó nên không việc gì. Rồi những phút cùng các bạn nội trú lầu ba ôm nhau lăn xuống gầm giường khi VC tấn công nổ bom tự sát làm sập lầu Việt Cường dưới phố (nơi có binh lính Mỹ đến đó ăn uống sau mỗi cuộc hành quân). Khi lầu hết rung chuyển, chúng tôi cùng chui ra một cách khó khăn gấp bội so với khi chui vào. Thầy Giám học lên bảo: “sao lại chui xuống gầm giường, sao không chạy xuống núp trong các hố cát ngoài sân, nhỡ lầu sập thì sao?” Thì ra khi hoảng hốt, chúng tôi đã hành động giống như những con đà điểu rúc đầu vào cát lúc gặp hiểm nguy. Nhưng nằm trong hố cát ở sân nhìn lên trời càng đáng sợ hơn: những lằn đạn xanh đỏ bay vèo vèo trên bầu trời do VC tấn công vào thành phố, bên ta chiến đấu đẩy lui. Thế là cái khổ, cái chết lại giúp tôi gắn bó với trường với bạn, chúi mũi tìm quên trong việc học, uống từng lời dạy dỗ của thầy cô để ra trường với hạng thủ khoa (mà các bạn cứ trêu là “thủ khôi” khiến tôi hờn giận mãi — thật là trẻ con!). Tôi được chọn giữ ở lại trường làm giáo sư hướng dẫn các khóa sau, nhưng tôi chỉ muốn về Huế để được sống bên mẹ già.

Rồi chính nhờ được làm một cô giáo hiền hòa, mẫu mực mà tôi đã vượt qua những nghiệt ngã của số phận do sự đối xử hà khắc của gia đình chồng và những tai ương của đất nước tạo nên. Môn tâm lý giáo dục của thầy Mẫn dạy tôi biết nói những lời ái ngữ với học trò trước khi phê bình cái sai của chúng. Nhớ lời thầy, tôi không bao giờ phê “chữ cẩu thả” mà “em cần viết cẩn thận hơn”, hoặc không phê “vở nhớp quá” mà là “vở sạch mới đẹp”…

Những năm dạy tiểu học, trong cặp tôi lúc nào cũng có hộp kim chỉ để khâu áo cho những em nào nhỡ rách, có cả lượt dày để chải chí cho mấy em gái nghèo thiếu bàn tay mẹ chăm sóc, có cả kéo để cắt tóc cho các em khỏi bị tóc che mắt…


Khi được chuyển về trường cấp II Thuận An thì nơi đây là quê hương thứ hai che chở giúp tôi vượt qua những khổ ải do gia đình chồng đọa đày. Lúc phải rời bỏ gia đình chồng do bị đàn áp quá đáng, các phụ huynh ở Thuận An đã đùm bọc, an ủi xoa dịu cho tôi những vết thương từ thể xác đến tâm hồn. Thậm chí có người mở lời cho tôi và hai con vượt biên cùng con của họ mà không phải đóng một cắc bạc, nhưng tôi không thể bỏ mẹ già và cậu em bị tâm bệnh để ra đi. Các học sinh của tôi đều mê môn Văn tôi dạy, phải chăng do tôi đã trao truyền cho các em tất cả tình cảm thương yêu và trải nghiệm của bản thân vào trong mỗi bài giảng? Thời bao cấp, nhà giáo đều thiếu thốn, nhưng tôi biết tranh thủ thời gian để chạy chợ nuôi mẹ, em và các con no đủ. Thấy các cô giáo mà phải vất vả ngược xuôi, các cô dì chủ hàng cũng thương, dành cho sự nhẹ nhàng, ưu ái. Một số bạn tôi bỏ nghề, vì nghề giáo cơ cực quá, nhưng tôi thì không. Tôi nghĩ rằng nhờ giữ nghề dạy học mà một người mẹ đơn thân như tôi mới có thể giáo dục các con chăm ngoan, thành đạt và có cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn bố mẹ chúng. Tôi cảm thấy lời Phật dạy “sống từ bi, hỉ xả” như thấm từ lúc nào vào cuộc đời làm cô giáo của tôi, tự nhiên như cây cỏ hấp thụ khí trời. Tôi không hề oán hận ai, thậm chí cả với người đã hành hạ mình.
Có lẽ cuộc đời nhà giáo của tôi chỉ biết gieo nhân lành nên cuối đời gặp quả ngọt: người yêu đầu đời của tôi đã trở về quỳ xuống xin tạ tội vì đã để đời tôi bấy lâu chịu khổ đau. Anh đã đón tôi sang đất nước Hoa Kỳ để tôi được sống sung sướng quãng đời còn lại. Tôi được học sinh cũ của trường Trung học Thuận An từ nhiều tiểu bang về chào mừng hoặc gọi điện thăm hỏi, dẫn cô đi thăm thú cảnh đẹp nhiều nơi . Ôi, còn gì sung sướng hơn khi thấy những học sinh bé bỏng ngày xưa của mình, giờ đây đã trở thành những trung niên khôi ngô, thành đạt, những thiếu phụ xinh đẹp, lịch lãm nơi xứ người. Vậy mà đối với cô giáo cũ, các em vẫn một tiếng “thưa” hai tiếng “dạ” rất đỗi lễ phép, khiến lòng tôi cảm thấy xúc động nao nao, tự hào về mình và về các học sinh thân yêu. Tôi còn được gặp lại các bạn nội trú trường Sư phạm Qui nhơn ngày xưa, nay các nàng đều xấp xỉ ở ngưỡng “thất thập cổ lai hi”, nhưng vẫn xinh đẹp, vẫn yêu đời và nhất là tình bạn vẫn nồng nàn, thắm thiết như xưa. Phải chăng, nhờ ngành Sư phạm mà vẻ đẹp truyền thống của nền văn hóa Việt nam vẫn nở hoa trên xứ người!


Chính vì thế, như đầu bài viết, tôi có kể lể là tôi miễn cưỡng thi vào trường Sư phạm, thì nay tôi xin sửa sai để khẳng định: Nếu có kiếp sau, tôi lại cố gắng học để được thi vào ngành Sư phạm, được làm một cô giáo mẫu mực, dịu hiền, để trao hết tri thức và tình cảm yêu thương của mình cho thế hệ mai sau: gieo những nhân lành nhằm tạo quả ngọt cho đời.


Nguyễn thị Hồng, Khóa 2 SPQN

Vài ảnh của SP.Qui Nhơn trước 1975

Trước sân Trường Sư Phạm QN (nk.1967- 1968)

Ảnh từ Đặc San Sư Phạm Qui Nhơn, 2009.

:Lớp 6, khóa 3, năm thứ nhất (nk.1964- 1965)

Trong giờ dạy của Thầy Dương Minh Ninh [9].
Ảnh từ Cuongde.org


28 thg 11, 2021

THƠ XƯỚNG HỌA KỲ 87- VƯỜN THƠ MỚI: CƠN MƯA HẠ


  Bài Xướng

CƠN MƯA HẠ

Mỗi lần hạ về buồn len lén

Xa rời đàn chim én gọi nhau

Những gì muốn nói ngày nào

Đâu còn lưu luyến xuyến xao đợi chờ

 

Trong phút chốc thẫn thờ nhớ lại

Những tháng ngày thơ dại đi qua

Hoa cau hương bưởi đậm đà

Tình quê chân chất mặn mà đáng yêu

 

Thế rồi một buổi chiều hiu hắt

Tiễn người đi nắng tắt lưng đồi

Bâng khuâng nhìn áng mây trôi

Mà nghe như đã xa rời tuổi thơ

 

Cơn mưa hạ hững hờ quên lãng

Gió mây về tản mạn đâu đây

Buồn vương thương nhớ đong đầy

Bao nhiêu kỷ niệm hao gầy trong tim .

Hương Lệ Oanh VA

Nov, 15/ 21

 

Họa 1:

TÌNH THƠ

 Mỗi khi cảm thấy buồn ngó lén

Xa xăm nhìn đôi én kề nhau

Những điều háo hức hôm nào

Đâu còn nôn nóng xôn xao mong chờ

 

Trong giây phút ơ thờ nghĩ lại

Những chuỗi ngày khờ dại trôi qua

Hoa tươi cành trúc la đà

Tình thơ khó tả nhưng mà dễ yêu

 

Thế sao nắng nhạt chiều héo hắt

Tiễn ai qua ngõ tắt sau đồi

Bâng quơ nhìn cảnh nước trôi

buồn nhớ lại rụng rời ngày thơ

 

Cơn mê cũ khép hờ xao lãng

Gió đông về trăng mạn nơi đây

Buồn mong nổi nhớ vơi đầy

Bao năm héo úa thân gầy quặng tim

 PTL

Nov.15, 2021

Chú thích:

Trăng mạn: mượn ý từ câu 831/1826 trong Hoa Tiên Truyện của Nguyễn  Huy Tự:

"Pha phôi trăng mạn gió lèo

Rộng ngâm vân thủy bơi chèo yên ba".


Họa 2: 

 BẾN ĐỢI.

 Làn gió lọt qua mành vào lén,

Trời xanh cao đôi én sóng nhau.

Đò ngang lạc lõng nơi nào,

Để bao khách đợi xôn xao ngóng chờ.

 

Người trên bến bơ thờ đi lại,

Gió mùa đông tê dại thổi qua.

Cánh cò đơn lẻ la đà,

Tiếng hò cô lái mượt mà dễ yêu.

 

Mặt trời xuống sông chiều nắng hắt,

Bóng hoàng hôn đang tắt sau đồi.

Triều lên sóng nước chảy trôi,

Khói sương lãng đãng chân trời trăng thơ.

 

Chèo gác mái ơ hờ phiêu lãng,

Sóng lăn tăn vỗ mạn thuyền đây.

Người đi nhung nhớ vơi đầy,

Quên ngày trở lại siết gầy con tim.

 Mỹ Ngọc.

Nov. 18/2021.

 

Họa 3:

 MƯA TRONG ĐỜI

 

Chiều cuối hạ buồn dâng thầm lén

Trời mịt mù đàn én sánh nhau

Mênh mông bay tận phương nào

Đâu còn bè bạn lao xao ngóng chờ

 

Sao nhớ quá bơ thờ gợi lại

Kỷ niệm xưa khờ dại đã qua

Ven sông cành liễu la đà

Chân quê em gái sao mà dễ yêu

 

Hoàng hôn xuống  rừng chiều héo hắt

Người bỏ đi lửa tắt chân đồi

Một mình lặng ngắm nước trôi

Cuộc đời dâu bể xa rời thơ

 

Trời tháng Chín hững hờ phiêu lãng

Người xưa  đâu lãng mạn còn đây

Dòng sông khi cạn khi đầy

Nửa thương nửa nhớ héo gầy mạch tim.

Nguyễn Cang ( Nov. 15, 2021)



Họa 4:

VÀO HẠ

Đường ẩm ướt, chào cơn mưa lén,

Nắng ửng hồng đàn én kề nhau.
Lá xanh có mát chưa nào?
Đượm nồng hơi đất, hạ lao xao chờ…

Dòng ký ức thẩn thờ khơi lại,
Thuở ngây thơ vụng dại trôi qua…
Trường xưa nắng có đậm đà,
Thắm hồng cánh phượng mượt mà quý yêu? 

Đồng mông quạnh, sương chiều lạnh hắt,
Trời  nghiêng nghiêng chợt tắt sau đồi,
Sông đời bèo dạt hoa trôi,
Thuyền xuôi con nước bồi hồi ý thơ. 

Xuân chuyển hạ gió hờ xao lãng,
Giọng ve sầu tản mạn quanh đây,
Niềm thương nỗi nhớ dâng đầy
Hồn lan man mộng héo gầy buồng tim.

Minh Tâm

Họa 5:
 

 MÙA HẠ NHỚ

 Vương vấn mãi nỗi niềm thầm lén

 Mùa hạ về nhạn én kề nhau

 Hương xưa phảng phất hôm nào

Phút giây hồi tưởng lòng xao xuyến chờ

 

Dáng ai đứng ơ thờ nhìn lại

Thưở cài trâm ngây dại trôi qua

Gió reo bóng ngã la đà

Giao tình cam- mận mượt mà sắc yêu

 

Như linh cảm- đường chiều nắng hắt

Xám tầng mây- vội tắt nẻo đồi

Giã từ lệ chảy bèo trôi

Nhen lên ý nhạc chẳng rời hồn thơ

 

Đêm thương nhớ trăng hờ xao lãng

Âm điệu buồn tản mạn quanh đây

Tiếng ve rỉ rả vơi đầy

Phương xa tình lạc úa gầy con tim.

KimTrân kính bút

🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁 

Mời Xem : THƠ XƯỚNG HỌA KỲ 86-VƯỜN THƠ MỚI : Thu Về