10 thg 11, 2015

Vụ giết hại một giáo viên nêu bật tình trạng “trẻ em bị bỏ rơi” tại Trung Quốc

Children in the town of Xianghe, in southern China's Guangxi on June 19, 2015. (JOHANNES EISELE/AFP/Getty Images)
Trẻ em ở thị trấn Xianghe, ở Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, ngày 19 tháng 6, 2015. (Johannes EISELE / AFP / Getty Images)
Tờ tin tức Bắc Kinh của nhà nước đưa tin, một giáo viên 52 tuổi đã bị cướp và bị đánh đập đến chết trong ký túc xá của một trường tiểu học ở miền nam Trung Quốc vào ngày 18 tháng 10 bởi ba đứa trẻ. Những đứa trẻ, 11, 12, và 13 tuổi, đã không đi trốn sau vụ giết người mà trái lại chúng mang số tiền đánh cắp được đến một quán cà phê Internet, nơi sau đó hai em đã bị bắt giữ.
Một thiếu niên khác bị cảnh sát bắt tại trường học, tại địa hạt Shaodong tỉnh Hồ Nam.
Tất cả ba nghi phạm được xếp vào dạng “trẻ em bị bỏ rơi”, chúng là con của những người lao động nông thôn đã di cư chuyển đến các thành phố để tìm việc làm.
Theo số liệu của một nhà xuất bản quốc gia Trung Quốc, hiện có đến 61 triệu trẻ em bị bỏ rơi, sống xa cha mẹ hầu như quanh năm. Một số thậm chí còn không nhận được cuộc gọi từ cha mẹ chúng trong các ngày nghỉ. Ước tính có khoảng hai triệu trẻ em bị mẹ hoàn toàn bỏ mặc.

Những trẻ em này thường ở trong các cộng đồng nông thôn do các chính sách đăng ký hộ khẩu nghiêm ngặt của Trung Quốc, được gọi là hệ thống hộ khẩu thường trú. Không có sự hiện diện của cha mẹ, những người thường có hoàn cảnh quá nghèo để gửi tiền về nhà, nhiều trẻ em bị bỏ rơi phát triển khuynh hướng chống đối xã hội hoặc phạm tội hình sự.
Theo số liệu công bố của Tòa án nhân dân tối cao của Trung Quốc, những trẻ em bị bỏ rơi chiếm tới 70 phần trăm tội phạm vị thành niên trên toàn quốc dù chỉ chiếm 20 phần trăm tổng số trẻ em. Tòa án nói rằng việc xét xử tội phạm thuộc nhóm này đã tăng trung bình 13 phần trăm mỗi năm trong những năm gần đây.
Trẻ em bị bỏ rơi, giống như hàng trăm triệu người lao động nhập cư, đặc biệt dễ bị lạm dụng.
Vào tháng 4 năm 2014, cảnh sát địa phương tại một ngôi làng nằm ở tỉnh Quý Châu đã được báo cáo là một giáo viên 30 tuổi đã cưỡng hiếp mười hai bé gái trong độ tuổi từ 8 đến 9. Mười một em trong đó là trẻ em bị bỏ rơi. Cơ quan ngôn luận của nhà nước Tân Hoa Xã báo cáo năm nay có hơn 2.500 trẻ em gái bị bỏ rơi, hơn một nửa dưới 14 tuổi, là nạn nhân của tấn công tình dục ở tỉnh Quảng Đông trong ba năm qua.
Thời gian gần đây nổi bật lên trường hợp bốn trẻ em bị bỏ rơi, cũng ở tỉnh Quý Châu, đã tự tử bằng thuốc trừ sâu nông nghiệp. Em lớn tuổi nhất, 13 tuổi, đã để lại một dòng tin nhắn cho cha mẹ mình, “Cảm ơn lòng tốt của cha mẹ, con biết cha mẹ đã rất tốt với con, nhưng con phải rời khỏi. Điều này đã được lên kế hoạch trong một thời gian dài và hôm nay là ngày con ra đi. ”
Hoàn cảnh của những người lao động nhập cư Trung Quốc và con cái họ không hoàn toàn do khó khăn về kinh tế, mà trong những hạn chế áp đặt bởi chính sách hộ khẩu của đảng cộng sản.
Hà Thanh Liên (He Qinglian), một nhà kinh tế Trung Quốc lỗi lạc, đang cư trú tại Hoa Kỳ, cho biết trong một bài báo viết cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, một giải pháp lâu dài là phải đoàn tụ những người lao động nhập cư với gia đình của họ.
“Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận thực tế bằng cách cho phép các “làng” đô thị [tồn tại] và phải giảm chi phí sinh hoạt ở đô thị. Trẻ em phải được phép đi đến trường gần nơi cư trú, không phụ thuộc vào việc đăng ký của hộ gia đình,” bà Hà Thanh Liên viết. “Chỉ có điều này mới có thể cắt giảm số lượng trẻ em bị bỏ rơi và mang đến cho chúng một cuộc sống gia đình bình thường.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét