Nhiều khu vực rộng lớn của Tokyo, Osaka, Shanghai, New York sẽ bị ngập dưới nước dù cho một hội nghị cấp cao về khí hậu có giới hạn sự tăng nhiệt của địa cầu ở mức 2 độ C.
Đó là tuyên bố của nhiều nhà khoa học hôm qua tiếp theo sau một cuộc khảo sát do AFP tường thuật hôm nay.
Nhiệt độ trái đất tăng lên 2 độ C, tức 3,6 độ Fahrenheit, sẽ khiến cho những vùng đất rộng lớn nơi sinh cư của 280 triệu người, bị ngập dưới nước.
Nhiệt độ địa cầu tăng lên 4 độ C, là xu hướng hiện nay nếu không có biện pháp ngăn chận, thì diện tích đất bị ngập dưới nước sẽ tác động tới hơn 600 triệu người.
Riêng tại thủ đô Nhật Bản, 7,5 triệu người, tức 30% cư dân Tokyo, sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng cao trong tình huống nhiệt độ địa cầu tăng 4 độ C.
Theo cuộc nghiên cứu này thì nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc. Hiện nay khoảng 145 triệu người sinh sống tại các thành phố Trung Quốc và các vùng duyên hải có nguy cơ bị chìm trong đại dương nếu nhiệt độ quả địa cầu tăng lên 4 độ C.
4 trong số 10 thành phố lớn bị tác động nghiêm trọng nhất là của Trung Quốc: Thượng Hải, Thiên Tân, Hong Kong, và Đài Châu sẽ bị ngập dưới nước.
Bản tin của AFP nói rằng Ấn Độ, Việt Nam và Bangladesh cũng không khá hơn. Theo trang mạng Rediff.com, Hà Nội sẽ nằm trong số các thành phố bị ngập dưới nước cùng với các thành phố Calcutta và Mumbai của Ấn Độ, và Khulna của Bangladesh.
Châu Á là quê hương của 75% dân cư mà ngày nay đang sinh sống tại các khu vực sẽ không còn được coi là đất liền trong tương lai với tác động của biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của một hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra ở Paris từ ngày 30/11 tới ngày 11/12 là giới hạn mức tăng của nhiệt độ quả địa cầu ở mức 2 độ C trên các mức của thời kỳ tiền công nghiệp, hội nghị này sẽ quy tụ 195 quốc gia.
Nguồn Japantimes, Rediff.
Ngân hàng Thế giới: Người nghèo sẽ gia tăng vì biến đổi khí hậu
Các
nước đang phát triển đang kêu gọi có thêm cam kết trong bất kỳ thỏa
thuận nào đạt được tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sắp tới ở Paris.
09.11.2015
Ngân hàng Thế giới cảnh báo sự tăng nhiệt toàn cầu sẽ đẩy thêm 100
triệu người vào cảnh nghèo trên toàn thế giới trong 15 năm tới, nếu
không có thêm hành động của những quốc gia phát triển để ngăn nhiệt độ
gia tăng.
Trong một báo cáo công bố hôm Chủ nhật, Ngân hàng kêu gọi "sự phát triển nhanh chóng, toàn diện và ít gây hại cho khí hậu, cùng với việc giảm thiểu phát thải" nhắm mục tiêu bảo vệ những cư dân dễ bị tổn thương nhất của thế giới.
Bản báo cáo có tựa đề "Chấn động: Quản lý những Tác động của Biến đổi Khí hậu đối với Nghèo túng," được công bố trước hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu khai mạc vào ngày 30 tháng 11 ở Paris.
Bản báo cáo cũng được đưa ra sau khi Liên Hiệp Quốc tuần rồi cảnh báo rằng những cam kết tự nguyện cắt giảm phát thải carbon của các quốc gia công nghiệp hóa còn quá ít so với mức cần thiết để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đang dần lộ diện.
Những khuyến nghị hiện nay kêu gọi có những biện pháp toàn cầu nhắm mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2 độ C trong thế kỷ này.
Nhưng báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu cho biết những cam kết hiện tại - nếu được tuân thủ - sẽ chỉ đạt tới một phần ba mức giảm cần có đến trước năm 2030 để duy trì mục tiêu lâu dài.
Những yếu tố chính trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới bao gồm những cảnh báo rằng thêm 150 triệu người nghèo có thể có nguy cơ bị sốt rét, tiêu chảy và phát triển kém.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục thúc đẩy người nghèo di cư hàng loạt ở những khu vực bị ảnh hưởng, đòi hỏi thêm những dịch vụ xã hội ở nơi khác để giải quyết khủng hoảng.
Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo rằng nhiệt độ tăng lên có thể làm đẩy giá lương thực ở nhiều nơi của châu Phi lên tới 12 phần trăm trước năm 2030.
Các quốc gia phương Tây đã cùng cam kết tăng ngân quỹ liên quan đến khí hậu lên 100 tỉ đôla đến trước năm 2020. Nhưng các nước đang phát triển đang kêu gọi có thêm cam kết sau năm 2020 trong bất kỳ thỏa thuận nào đạt được tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
(Từ VOA)
Trong một báo cáo công bố hôm Chủ nhật, Ngân hàng kêu gọi "sự phát triển nhanh chóng, toàn diện và ít gây hại cho khí hậu, cùng với việc giảm thiểu phát thải" nhắm mục tiêu bảo vệ những cư dân dễ bị tổn thương nhất của thế giới.
Bản báo cáo có tựa đề "Chấn động: Quản lý những Tác động của Biến đổi Khí hậu đối với Nghèo túng," được công bố trước hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về biến đổi khí hậu khai mạc vào ngày 30 tháng 11 ở Paris.
Bản báo cáo cũng được đưa ra sau khi Liên Hiệp Quốc tuần rồi cảnh báo rằng những cam kết tự nguyện cắt giảm phát thải carbon của các quốc gia công nghiệp hóa còn quá ít so với mức cần thiết để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng đang dần lộ diện.
Những khuyến nghị hiện nay kêu gọi có những biện pháp toàn cầu nhắm mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức 2 độ C trong thế kỷ này.
Nhưng báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu cho biết những cam kết hiện tại - nếu được tuân thủ - sẽ chỉ đạt tới một phần ba mức giảm cần có đến trước năm 2030 để duy trì mục tiêu lâu dài.
Những yếu tố chính trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới bao gồm những cảnh báo rằng thêm 150 triệu người nghèo có thể có nguy cơ bị sốt rét, tiêu chảy và phát triển kém.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục thúc đẩy người nghèo di cư hàng loạt ở những khu vực bị ảnh hưởng, đòi hỏi thêm những dịch vụ xã hội ở nơi khác để giải quyết khủng hoảng.
Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo rằng nhiệt độ tăng lên có thể làm đẩy giá lương thực ở nhiều nơi của châu Phi lên tới 12 phần trăm trước năm 2030.
Các quốc gia phương Tây đã cùng cam kết tăng ngân quỹ liên quan đến khí hậu lên 100 tỉ đôla đến trước năm 2020. Nhưng các nước đang phát triển đang kêu gọi có thêm cam kết sau năm 2020 trong bất kỳ thỏa thuận nào đạt được tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
(Từ VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét