Ông Robert Farley, giảng viên cao cấp về
ngoại giao thuộc Đại học Kentucky – một trong những ngôi trường danh tiếng hàng
đầu của Mỹ, trong bài viết mới đây đăng trên tờ The National Interest đã chỉ ra
5 cuộc xung đột có nguy cơ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ III.
Do vậy lãnh đạo tất cả các quốc
gia trên thế giới cần nhận thức rõ các nguy hiểm tiềm tàng và làm bất cứ điều
gì để ngăn chặn gia tăng các cuộc xung đột nguy hiểm nhất hiện nay trên thế
giới, theo học giả Farley. Ông Farley chỉ rõ 5 cuộc xung đột hiện nay có
thể dẫn tới Thế chiến thứ III như sau:
Thứ nhất, cuộc
chiến tại Syria. Theo ông Farley, việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS
đang mở rộng hoạt động là quan ngại lớn đối với các cường quốc trên thế giới,
trong đó có Nga, Pháp và Mỹ. Nhưng nếu các cường quốc Nga, Pháp và Mỹ lập ra
liên minh chống IS, thì căng thẳng nội bộ giữa các nước này có thể gia tăng do
mỗi nước có những kế hoạch riêng cho tương lai của Syria.
“Mâu thuẫn giữa các lực lượng
trên lãnh thổ Syria có thể kéo các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ảrập Xêút vào
cuộc xung đột trên cũng như các quốc gia khác trên thế giới”, ông Farley nhấn
mạnh.
Thứ hai, mối
quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa Ấn Độ và Pakistan có thể xấu đi
bất cứ lúc nào và có thể trở thành “mồi lửa” nguy hiểm. “Nếu các nhóm cực đoan
do Islamabad tài trợ tiến hành các cuộc tấn công khủng bố tại Ấn Độ như những
gì xảy ra tại Mumbai năm 2008, thì New Delhi sẽ hết kiên nhẫn. Trong kịch bản
này, nếu Pakistan thất bại nặng nề trước Ấn Độ, Islamabad có thể xem việc sử
dụng các vũ khí hạt nhân chiến lược là cách duy nhất để giải quyết tình hình”,
ông Farley nói.
Hơn nữa, theo học giả Farley, Mỹ,
vốn tăng cường quan hệ với Ấn Độ trong những năm gần đây, có thể bị kéo vào
cuộc chiến, trong khi đó Trung Quốc có thể đứng về phía Pakistan.
Thứ ba, xung
đột có thể xảy ra trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Quan hệ giữa
Tokyo và Bắc Kinh đã liên tục căng thẳng trong suốt 2 năm qua xoay quanh vấn đề
tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cả Tokyo và Bắc Kinh
đều triển khai quân đội đến sát khu vực gần quần đảo trên. Nếu như xung đột xảy
ra, Mỹ có thể vướng vào xung đột do Mỹ có thể đứng về đồng minh châu Á lâu năm
là Nhật Bản bởi Washington và Tokyo đã ràng buộc với nhau bởi một hiệp định về
hợp tác và an ninh.
Trong trường hợp này, Trung Quốc
có thể ra tay trước bằng việc tấn công vào cơ sở quân đội của Mỹ trong khu vực,
học giả Farley phân tích.
Thứ tư, đó là
tình hình Biển Đông vốn tiếp tục gây nhiều quan ngại cho cộng đồng quốc tế do
hải quân và không quân Mỹ và Trung Quốc có thể đối đầu nhau. Chỉ một sự mất
kiểm soát giữa hai bên có thể kéo theo những hậu quả khủng khiếp. Chiến tranh
giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ là một thảm họa. Vấn đề cần nói ở đây, theo học
giả Farley, đó là Nhật Bản và Ấn Độ có thể sẽ can dự vào cuộc chiến.
Thứ năm, đó là
tình hình Ukraine. Tình hình Ukraine phụ thuộc phần lớn vào quy mô mà NATO sẵn
sằng can thiệp vào tình hình nội bộ của nước Đông Âu này. “Nếu như NATO can
thiệp vào tình hình Ukraine, Nga có thể sẽ buộc phải áp dụng các đòn phản công.
Thêm vào đó, bất kỳ các cuộc tấn công nào vào bất kỳ một nước thành viên NATO
nào thì NATO sẽ đáp trả”, học giả Farley lý giải.
Học giả Đại học Kentucky khuyến
cáo lãnh đạo các cường quốc lớn trên thế giới cần tỉnh táo để ngăn chặn các
nguy cơ khủng khoảng trên toàn cầu hơn là đổ thêm dầu vào lửa các cuộc xung đột
trên để ngăn chặn thảm họa Thế chiến thứ III.
Theo Dân Trí- Sputnik,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét