26 thg 11, 2015

Nhân Ngày Quốc Tế"Chống Bạo Hành Phụ Nữ 25/11của LHQ....

25/11/1999: Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ

Print Friendly
Logo-Stop-Violence-Against-Women
Nguồn:International day to eliminate violence against women,” History.com (truy cập ngày 24/11/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1999, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 25 tháng 11 hàng năm làm Ngày Quốc tế về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ. Nghị quyết này, được đưa lên bởi Cộng hòa Dominica, nhằm kỷ niệm ngày ba chị em Maria, Teresa, và Minerva Mirabel bị sát hại dã man (theo lệnh của Tổng thống độc tài Dominica Rafael Trujillo) năm 1960. Trong khi phụ nữ ở các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đã kỷ niệm ngày này kể từ năm 1981, đến năm 1999 nó mới được tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận.
Đã có nhiều tổ chức, trong đó có Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM), đã thúc đẩy sự công nhận quốc tế đối với ngày này. Trước đó một năm, giám đốc UNIFEM Noeleen Heyzer đã có bài phát biểu trong một buổi gây quỹ tại Toronto, Canada, nhằm khuyến khích nam giới và phụ nữ tham gia các hoạt động chống bạo lực giới kéo dài 16 ngày. Nỗ lực tình nguyện này bắt đầu từ ngày 25 tháng 11 và kéo dài đến ngày mùng 10 tháng 12, ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948 như một phản ứng đối với cuộc khủng bố diệt chủng của chế độ Đức Quốc xã.
Các hoạt động kéo dài 16 ngày này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Canada, do một trong những bi kịch khủng khiếp nhất của quốc gia này diễn ra vào ngày mùng 6 tháng 12 năm 1989, khi Marc Lepine xả súng tại trường École Polytechnique ở Montréal. Lepine đã tiến vào trường với một khẩu súng bắn đạn ghém và sát hại 14 nữ sinh viên kỹ thuật trước khi quay súng tự sát – sự kiện này sau này được gọi là “Thảm sát Montréal.” Trong thư tuyệt mệnh, Lepine tuyên bố vụ xả súng là một cuộc tấn công chống chủ nghĩa nữ quyền.
Các tổ chức của phụ nữ trên toàn thế giới đã thành công trong việc chung tay tăng cường nhận thức và sự ủng hộ dành cho lý tưởng của họ. Cho dù đây là một dấu hiệu của sự thay đổi tích cực trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, thống kê cho thấy vẫn còn nhiều điều cần thực hiện. Một báo cáo năm 1994 của Ngân hàng Thế giới, “Bạo lực đối với phụ nữ: Gánh nặng y tế tiềm ẩn,” ước tính rằng cứ bốn phụ nữ trên toàn thế giới thì có một người đã, hoặc sẽ, bị hãm hiếp. Báo cáo này cũng cho rằng bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân gây ra cái chết và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghiêm trọng ngang bằng ung thư, và là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe nhiều hơn tai nạn giao thông và sốt rét cộng lại.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/11/25/ngay-quoc-te-xoa-bo-bao-luc-doi-voi-phu-nu/#sthash.JMl3ZnZr.dpufChủ nghĩa phong kiến đã cáo chung từ lâu nhưng những tàn dư sai lầm, bất công của nó đối với người phụ nữ vẫn còn âm ỉ tồn tại trong tư duy, hành động của một số người đàn ông và gia đình họ. Điều nguy hiểm là ảnh hưởng tai hại của nó ít xảy ra tại thành phố và những khu đô thị mà tập trung nhiều ở nông thôn, vùng sâu vùng xa - nơi tinh thần pháp luật và những thông tin tích cực về vai trò người phụ nữ trong cuộc sống mới khó có thể phủ sóng đầy đủ.

Phong kiến VN “học” những bài học để ứng xử với phụ nữ từ tư duy của phong kiến Trung Quốc. Phong kiến Trung Quốc lại từng “học” những bài học ấy từ tư tưởng của Nho giáo. Thí dụ như quan điểm trọng nam khinh nữ - “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một nam đã là có; mười nữ cũng coi như không có). Thí dụ như chủ nghĩa đa thê cho phép đàn ông có thể có nhiều vợ, ngược lại vẫn ràng buộc phụ nữ phải “Tòng nhất nhi chung” - ăn ở với một người cho đến trọn đời. Không một nhà nho nào nói đến tiết hạnh của đàn ông mà chỉ nói đến tiết hạnh của phụ nữ. Người phụ nữ có chồng chết mà ở vậy nuôi con được xem là “Tiết hạnh khả phong” - đáng được khen là tiết hạnh. Những tấm “bằng khen” đại loại như vậy ràng buộc người phụ nữ trong mớ bòng bong được gọi là lễ giáo, tiêu diệt hạnh phúc làm người của người phụ nữ và đẩy xã hội phong kiến tới chỗ trọng nam khinh nữ sai lầm, thậm chí nhiều khi là độc ác.
Đại để, chủ nghĩa phong kiến Trung Quốc xưa đối xử với người phụ nữ mà họ coi là phạm tội trong phạm vi gia đình rất tàn nhẫn. Pháp luật của nhà nước phong kiến chưa kết tội người phụ nữ thì gia pháp của gia đình đã xử lý những người phụ nữ ấy trước rồi. Một người phụ nữ có dấu hiệu (dấu hiệu thôi nhé) ngoại tình thì tự trong gia đình sẽ có những người đàn ông thực hiện gia pháp bằng cách liệng xuống giếng sâu rồi lấp lại hay trói thả trôi sông. Hình phạt ấy cũng tương đương với hình phạt còn tồn tại hôm nay trong một số xã hội cực đoan là ném đá vào người phụ nữ cho đến chết.
Chủ nghĩa phong kiến VN chưa đến nỗi ứng xử tàn độc với phụ nữ như xã hội phong kiến Trung Quốc ngày xưa hay xã hội cực đoan ngày nay nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ thì có thừa trong một bộ phận đàn ông và gia đình ở nông thôn xa xôi. Ảnh hưởng của nó kéo dài cho đến bây giờ. Thực tế này đi ngược lại với chủ trương bình đẳng giới tính, bảo vệ nữ quyền và chống bạo hành đối với phụ nữ mà pháp luật và xã hội chúng ta đang thực hiện.
Về thể chất, người phụ nữ thường yếu hơn đàn ông. Về vai trò xã hội và gia đình, người phụ nữ ít được học hành hơn nên khó phát triển các tương quan xã hội, thiếu việc làm nên chỉ làm công việc nội trợ, sản xuất trong gia đình. Trong nông thôn ngày nay, không thiếu những gia đình vẫn giữ các suy nghĩ cưới một con dâu về là để sinh con đẻ cái, làm công việc trong nhà - một thứ lao động không công. Chính vì vậy, người phụ nữ bị gia đình và người chồng coi nhẹ, dễ trở thành nạn nhân của những hành vi thô bạo trong gia đình.
Khái niệm bạo hành giới tính khá rộng. Dễ nhận ra nhất là những hành vi dùng bạo lực thô bạo như bắt trói, bỏ đói, đánh đập, tra tấn, gọt đầu bôi vôi, hành động tình dục khi không có sự đồng thuận của người phụ nữ hoặc dẫn đi bêu cho thôn xóm biết và chê cười. Bạo hành giới tính còn là những câu mắng chửi thô bạo, tục tĩu, những lời đe dọa nặng nề nhằm khủng bố tinh thần người phụ nữ, những lời vu cáo phụ nữ làm điều xấu xa. Đôi khi, kiểu bạo hành lý thuyết này còn nguy hiểm hơn kiểu bạo hành hành động, dễ dẫn người phụ nữ nạn nhân tìm đến cái chết bằng cách tự tử.
Không ít trường hợp bạo hành giới tính diễn ra dai dẳng, nạn nhân cam chịu lâu ngày vì chính quyền, cơ quan pháp luật và đoàn thể cấp xã không chịu can thiệp. Cho đến hôm nay, vẫn còn nhiều địa phương cấp xã nhận thức sai lệch rằng chuyện bạo hành giới tính là chuyện riêng của gia đình người ta, cứ để gia đình tự phân xử. Nhận thức sai lệch ấy dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là nạn nhân bị bạo hành chết hay bị thương, trở thành một vụ án hình sự nghiêm trọng. Lúc ấy, địa phương mới “vào cuộc”, khuynh hướng chung là phủ nhận trách nhiệm của mình rồi chỉ tham gia giải quyết phần ngọn là... hỗ trợ cơ quan pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử.
Sổ tay công tác của tôi ghi nhận năm 1998, xã Phú Trung (Phước Long, Bình Phước) xảy ra vụ việc một người vợ trẻ bị mẹ chồng, cha chồng và người chồng cùng hành hạ, cởi trần truồng, gọt đầu bôi vôi rồi dẫn đi bêu khắp thôn xóm để làm nhục nạn nhân. Tất cả hành động tàn ác ấy chỉ là do nạn nhân bị sẩy thai, phải về bên nhà cha mẹ ruột nghỉ dưỡng một thời gian khiến nhà chồng nghi ngờ chị... ngoại tình. Tòa án nhân dân huyện Phước Long phạt bị cáo chính là người mẹ chồng 20 tháng tù về tội làm nhục người khác. Vụ án có thể coi là một điển hình của việc ảnh hưởng tư duy phong kiến lỗi thời, cho phép gọt đầu bôi vôi phụ nữ và dẫn đi trần truồng để làng xóm chê bai. Điều hay nhất là nhân dân xã Phú Trung và anh chị em công nhân Công ty cao su Phú Riềng đến xem xử án đã lên tiếng phản đối hành vi bạo hành đối với nạn nhân và hoan hô bản án nghiêm minh của tòa dành cho người mẹ chồng. Nghĩa là họ chọn thái độ bảo vệ phẩm giá người phụ nữ bị hại.
Đất nước chúng ta hôm nay xem chống bạo hành giới tính là một cam kết đối với quốc tế và là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ để xác lập quyền bình đẳng giới tính và nữ quyền của người phụ nữ. Đối với nạn bạo hành giới tính chống phụ nữ, ngành xã hội sẽ tổ chức những nhà tạm lánh (nạn) để chị em có thể rời gia đình đến đó tạm trú và được tư vấn, bảo vệ; ngành y tế gồm các trạm xá (hay bệnh viện cấp huyện) chăm sóc thuốc men; ngành công an làm việc với kẻ bạo hành; hội phụ nữ tham gia giúp đỡ tinh thần và vật chất. Nếu được cả bốn bên cùng giúp như vậy, phẩm giá của người phụ nữ chắc chắn sẽ được kịp thời bảo vệ.
Thế nhưng, cần phải phát huy tinh thần dám tự bảo vệ nữ quyền, tự bảo vệ mình của những người phụ nữ bị bạo hành. Cái mà người phụ nữ nạn nhân cần có là một thái độ dứt khoát đối với kẻ bạo hành mình, bất cứ kẻ đó là ai (chồng, cha chồng, mẹ chồng...). Trước nay, các nạn nhân thường cam chịu, thường tự khuất phục - thí dụ như bị chồng đánh đòi tiền đi nhậu thì phải đưa tiền hoặc chạy đi vay tiền hàng xóm. Hành động mà các nạn nhân cần làm ngay khi bị bạo hành là lên tiếng nhờ hàng xóm can thiệp, thoát ra khỏi nơi ấy để chạy đến công an xã (phường) hay hội phụ nữ, ủy ban xã (phường) để được bảo vệ. Quan điểm thực tế nhất là không cam chịu, không thỏa hiệp, cầu cứu với cơ quan gần nhất, tự bảo vệ mình trước khi được pháp luật bảo vệ.
Chống bạo hành đối với phụ nữ là một nghĩa vụ mang tính luật pháp nên các cơ quan hữu quan cấp phường xã cần nhanh chóng, tích cực tham gia ngay từ khi mới phát hiện để giúp đỡ những nạn nhân bị bạo hành. Đừng bao giờ coi bạo hành đối với phụ nữ là việc nội bộ của gia đình người ta mà phải coi đó là hành vi vi phạm pháp luật. Một vài biên bản xử phạt hành chính dành cho người bạo hành lần đầu hay lần thứ hai là cần thiết bởi đã bị xử phạt hành chính mà không sửa đổi, tiếp tục vi phạm là có cơ sở để có thể bị xử lý hình sự. Hãy cứu giúp những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình rồi mới nói chuyện bình đẳng giới tính, bình quyền nam nữ.
Vũ Đức Sao Biển
    Báo Thanh Niên.
      ảnh minh họa: DAD

25/11/1999: Ngày Quốc tế Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ

Print Friendly
Logo-Stop-Violence-Against-Women
Nguồn:International day to eliminate violence against women,” History.com (truy cập ngày 24/11/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Vào ngày này năm 1999, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lấy ngày 25 tháng 11 hàng năm làm Ngày Quốc tế về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ. Nghị quyết này, được đưa lên bởi Cộng hòa Dominica, nhằm kỷ niệm ngày ba chị em Maria, Teresa, và Minerva Mirabel bị sát hại dã man (theo lệnh của Tổng thống độc tài Dominica Rafael Trujillo) năm 1960. Trong khi phụ nữ ở các nước châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đã kỷ niệm ngày này kể từ năm 1981, đến năm 1999 nó mới được tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận.
Đã có nhiều tổ chức, trong đó có Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM), đã thúc đẩy sự công nhận quốc tế đối với ngày này. Trước đó một năm, giám đốc UNIFEM Noeleen Heyzer đã có bài phát biểu trong một buổi gây quỹ tại Toronto, Canada, nhằm khuyến khích nam giới và phụ nữ tham gia các hoạt động chống bạo lực giới kéo dài 16 ngày. Nỗ lực tình nguyện này bắt đầu từ ngày 25 tháng 11 và kéo dài đến ngày mùng 10 tháng 12, ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1948 như một phản ứng đối với cuộc khủng bố diệt chủng của chế độ Đức Quốc xã.
Các hoạt động kéo dài 16 ngày này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân Canada, do một trong những bi kịch khủng khiếp nhất của quốc gia này diễn ra vào ngày mùng 6 tháng 12 năm 1989, khi Marc Lepine xả súng tại trường École Polytechnique ở Montréal. Lepine đã tiến vào trường với một khẩu súng bắn đạn ghém và sát hại 14 nữ sinh viên kỹ thuật trước khi quay súng tự sát – sự kiện này sau này được gọi là “Thảm sát Montréal.” Trong thư tuyệt mệnh, Lepine tuyên bố vụ xả súng là một cuộc tấn công chống chủ nghĩa nữ quyền.
Các tổ chức của phụ nữ trên toàn thế giới đã thành công trong việc chung tay tăng cường nhận thức và sự ủng hộ dành cho lý tưởng của họ. Cho dù đây là một dấu hiệu của sự thay đổi tích cực trong cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ, thống kê cho thấy vẫn còn nhiều điều cần thực hiện. Một báo cáo năm 1994 của Ngân hàng Thế giới, “Bạo lực đối với phụ nữ: Gánh nặng y tế tiềm ẩn,” ước tính rằng cứ bốn phụ nữ trên toàn thế giới thì có một người đã, hoặc sẽ, bị hãm hiếp. Báo cáo này cũng cho rằng bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân gây ra cái chết và tàn tật ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nghiêm trọng ngang bằng ung thư, và là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe nhiều hơn tai nạn giao thông và sốt rét cộng lại.
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/11/25/ngay-quoc-te-xoa-bo-bao-luc-doi-voi-phu-nu/#sthash.JMl3ZnZr.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét