13 thg 11, 2015

Radio FM974 : Phật Giáo ghét Hồi giáo



Radio FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 09/11/15

Miến Điện: Phật Giáo Ghét Hồi Giáo – Khi Nhà Sư Dạy Căm Thù Thay Cho Từ Bi Hỉ Xả

    Đã hơn hai năm qua, từ ngày làng Meiktila, bị nổi lửa cháy rụi, nếu nhìn kỹ, người ta vẫn còn thấy những dấu vết thù hằn tang thương, trên mỗi một con đường, góc chợ. Chính quyền địa phương từ đó, đã cố giữ và sửa sang các nhà thờ Hồi giáo khác, vốn không bị hư hại nặng lắm trong lần bạo động chết người do nhóm người theo đạo Phật quá khích, chiếm đa số, của làng Meiktila, gây ra, chống lại số thiểu số tín đồ đạo Hồi nhưng không chịu trả lời những câu hỏi tại sao, sự việc này xãy ra của báo chí.
    

    
  Có ít nhất 44 người tín đồ đạo Hồi chết trong tháng tư năm 2013, được hỏi, liệu rồi vụ bạo động giống như vậy, có thể bùng nổ nữa hay không, một nhà sư tại làng này, tên U Wie Douktah cười nửa miệng trả lời “năm mươi phần trăm có thể và năm mươi phần trăm không có thể”. Tại một quốc gia, nơi đa số là tín đồ theo đạo Phật, bày tỏ thái độ thù ghét người Hồi giáo một cách công khai trong đời sống hàng ngày, thì nhà sư U Wie Douktah là một biểu tượng của lòng khoan nhượng hiếm hoi khó thấy. Trong giờ phút căng thẳng, bạo động nhất của hơn hai năm trước đây, nhà sư 57 tuổi này và những tín đồ đạo Phật theo ông, đã che chỡ, bảo vệ cho hơn 900 người đạo Hồi trong sân chùa của mình, khi nhóm thanh niên hò hét, dùng mã tấu gậy gộc, tiến đến cổng chùa vào lúc giữa đêm khuya, hùng hỗ đòi trong chùa phải giao nộp các gia đình này cho họ, nhà sư U Wei Douktah mạnh dạn từ chối, ông và tín đồ của chùa, đã thay phiên nhau đứng canh gát, giữ cổng không cho bọn người xông vào tới sáng ngày hôm sau.
    U Aung Thein, một luật sư đạo Hồi, ngồi nép dưới chân nhà sư đã thổn thức nói với nhóm phóng viên, sau khi buổi họp giữa nhà sư U Wei Douktah và các người đứng đầu cộng đồng đạo Hồi tại chùa trong tháng mười mới đây “sư đã cứu mạng nhiều người, đó là một việc làm quan trọng và đáng tôn kính nhất”. Sự U Wei Douktah, bác bỏ việc người ta cho rằng, những vụ bạo động tôn giáo vừa qua chỉ là một vài sự việc do hiềm khích dân chúng bình thường trong đời sống thôi, ông quả quyết, tất cả đều từ dộng cơ chính trị, thự sự, không có bất cứ trở ngại hay vấn đề gì giữa các cộng đồng tôn giáo với nhau, đó chỉ vì mục đích của các nhóm chính trị nhằm tranh giành thế lực cho họ.
   Miến Điện là một quốc gia có hơn 90 % dân số theo đạo Phật, sự sùng đạo này có thể được thấy qua ngày lễ hội ở thành phố Mandalay, lớn hàng thứ nhì, vào tháng 10, khi hàng trăm ngàn tín đồ, chen lấn nhau tại các đền chùa, miếu thờ, thắp nhang, treo đèn kết hoa, mừng ngày lể tết Trung thu, một ngày lễ đặc biệt của đạo Phật ở đây, được biết đến tên gọi là lễ Thadingyut. Bên cạnh đó, chưa kể tới những tiếng nói đáng lưu ý có tính cách tôn giáo, đề cao lý thuyết Phật giáo một cách cực đoan, dễ đưa đến nguy hiểm cho đất nước này.
    Một nhà sư tên U wirathu, không ngần ngại chần chừ, cho báo chí biết, khi họ phỏng vấn ông ta, “mối đe dọa lớn nhất cho lòng tin của ông ta là Hồi giáo”. Luật lệ của họ, đòi hỏi khi đàn bà con gái đạo Phật lấy người đạo Hồi, họ phải chuyển sang đạo này, như vậy, theo ông, họ có nhiều vợ và sinh nhiều con cái, dân số họ ngày càng đông lên, đó là mối đe dọa mà ông ta muốn nói tới, ông kết luận người hồi giáo là những người bạo động. Sư U Wirathu, sáng lập viên của phong trào quốc gia Phật giáo cực tả, có tên, Ủy Ban bảo vệ giòng giống và tôn giáo, mà người dân Miến Điện gọi là Ma Ba Tha. Phong trào này đã phổ biến, phân phát truyền đơn cũng như trong các buổi giảng đạo, sư U Wirathu kêu gọi tẩy chay buôn bán giao dịch với người đạo Hồi mặc dù họ chỉ chiếm khoảng 4% của tổng dân số quốc gia. Ý tưởng này bị chỉ trích khá nhiều, nhiều quan sát viên thời cuộc cho rằng, tư thế cực đoan của nhà sư U Wirathu và đồng nghiệp của ông đã gây ra bất lợi cho xã hội hiện tại, sự bất lợi này đã lan rộng hơn nữa, khi hai đảng chính trị lớn nhất tại Miến Điện quyết định, không đưa ứng cử viên đạo hồi ra tranh cử quốc hội torng mùa bầu cử tới đây.
    Trong buổi phỏng vấn của đài truyền hình CNN, nhà sư U Wirathu nói rằng, ông không ủng hộ hay thiên về bất cứ đảng phái nào trong kỳ bầu cử này, nhưng ông lên tiếng chỉ trích đảng đối lập lớn nhất của bà Aung San Suu Kyi. Được hỏi về vụ một số người đàn ông dùng dao mã tấu tân công, gây thương tích cho một ứng cử viên của đảng này tại Yangon, ông nói vì mấy người này không hài lòng về thế đứng của đảng phái đó, đảng này quá yếu, họ không thể mang đến cho dân chúng những gì mà họ mong muốn.  Giới bình luận chính trị cáo buộc nhà sư U Wirathu có khuynh hướng cổ võ cho bạo động, đồng thời nhà sư này cũng hoan nghênh quyết định của đảng do quân đội hậu thuẩn trong tháng 7 vừa qua, chấp thuận một số luật mới về việc giới hạn sự kết hôn giữa những người khác tôn giáo. Theo luật này, phụ nử đạo Phật phải xin phép chính quyền trước khi muốn lập gia đình với người đàn ông theo đạo khác, vi phạm sẽ bị tù giam.
    Tinh thần đạo luật này và lập trường chống đạo hồi của nhà sư U Wirathu đã bị công đồng thế giới chỉ trích nặng nề, trong tháng 9, các tòa đại sứ: Hoa kỳ, Anh quốc, Thụy điển, Nhật, Na Uy, Pháp, Đan Mạch, Gai Nã Đại và Úc đã cùng ký chung một văn bản, biểu lộ sự lo ngại về việc tôn giáo đang được dùng như là một khí cụ gây chia rẽ và kình chống giữa dân chúng với nhau trong kỳ bầu cử tới này. Những người đứng đầu cộng đồng đạo Hồi tại làng Meiktila than phiền rằng, một số điền chủ đạo Phật đã từ chối không cho người đạo Hồi trở lại nhà cũ, nơi họ buộc phải chạy lánh nạn vụ bạo động năm 2013. Một trong số nhà thờ Hồi giáo còn hoạt động nhưng không chứa nổi số lượng người đi lễ quá đông, và đau buồn hơn là, họ phải chuyển ngày cầu nguyện chính, không còn là ngày thứ sáu, ngày được xem là ngày thần thánh nhất trong tuần lễ, hiện tại bên ngoài nhà thờ hồi giáo đều có hàng rào kẻm gai rào chung quanh, ngăn chận bị đập phá như trước.
    Chan Nyiein Kyi, một nha sĩ đạo Hồi, có phòng nha khoa trị răng cho bệnh nhân đạo Phật cũng đạo
Hồi trong vùng, cho biết là, ở đây vẫn chưa có gì yên ổn, bớt lo vì bạo động còn nghe nói tới đâu đó, một người thương gia đạo Hồi, U Minn Aung nói thêm, mọi người sống ở đây đang bỏ đi, chính gia đình ông cũng phải dọn lên thành phố Yangon ở, sau ngày xãy ra vụ bạo động năm 2013. Ông U Minn Aung phải vào bênh viện mấy ngày, vì bị đánh đập nặng nề, khách sạn của ông bị đám người đạo Phật đốt tiêu tan, giờ ông đang khốn đốn trong việc tìm tiền trả tiền mướn nhà cho vợ con, trong khi ông ráng buôn bán tại một cửa tiệm nhỏ ở Meiktila. Có thể nói bạo động đã qua rồi nhưng sự sợ hãi trong cộng đồng người theo đạo Hồi vẫn còn ầm ỉ theo họ trong đời sống hàng ngày .
   Trở lại với nhà sư cực đoan U Wirathu, hiện nay, tại chùa ông trụ trì, cho treo trưng bày khá nhiều hình ảnh, biểu ngữ cho là những gì xấu xa của đạo Hồi, nhắm vào tuổi trẻ. Trong một ngày mưa phùn, đứa học trò 13 tuổi, đứng nhìn soi mói tấm hình, trong đó vẽ các vụ người đạo Hồi tấn công sư sãi đạo Phật, nên cạnh nó, một anh học sinh lớn hơn, On Joe Thee, nói rằng, anh và đám bạn mình, có nhiều người theo đạo Hồi học cùng lớp tại trường nhưng hầu hết họ đều họp nhóm chung với nhau mà không chơi với người khác.

    Đưa tay chỉ lên những tấm hình to lớn, gắn trên mấy bức tường quanh chùa, On Joe Thee xoa tay, “mấy cái này ghê sợ thật, Hồi giáo có nghĩa là bạo động”. Điều này, cho thấy nhà sư U Wiratha ít nhiều cũng đã thành công trong việc dạy căm thù thay cho từ bi hỉ xả.
   

    (Bagan,cố đô của Miến Điện)
Thuyên Huy
FM974 - Melbourne

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét