Vào
lễ Phật trong những ngày Sóc Vọng
Ngồi
tĩnh tâm thảm bồ đoàn hồi mộng
Cõi
vô hư dậy sóng tự trong lòng
Trăng
Sóc chìm vào thế giới mênh mông
Cùng
đường thẳng với mặt trời soi sáng
Ngày
đầu tháng gió thì thào bảng lảng
Tình
dâng cao theo nỗi nhớ tìm về
Trăng
Vọng tròn soi dáng vẻ đê mê
Mặt
trời ngủ tiếng hẹn thề réo gọi
Những
thanh âm dỗi hờn hay giọng nói
Đã
thân quen từ thuở ngọt môi mềm
Ngày
qua ngày thương nhớ kéo dài thêm
Đâu
chỉ đến trong những ngày Sóc Vọng
Khi
ánh mắt làm buồng tim rung động
Buộc
đời nhau khắng khít phút giao hòa
Giữa
đất trời sắc thắm một nhành hoa
Tay ôm
ấp nâng niu cành xanh biếc
Lửa
rực hồng soi nỗi lòng tha thiết
Tình
luyến lưu suốt kiếp chẳng phôi pha
ST
09-2015
Ghi chú :
Ngày
Sóc và ngày Vọng
Ngày
sóc là ngày mồng một, đầu tháng âm lịch (sóc là mở đầu); ngày vọng là ngày rằm
âm lịch (vọng là trông), ngày ấy mọi người thường ra sân ngắm trăng.
Phật
giáo thường lấy ngày sóc và ngày vọng để lễ Phật. Lý do tại sao lại lấy hai
ngày ấy? Đem thắc mắc này hỏi một vị hòa thượng, tôi được giải thích theo quan
điểm khoa học và thấy rất thú vị.
Vậy
xin ghi ra đây:
“Ngày
sóc và ngày vọng, Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng đứng ở vị trí thẳng hàng. Con
người, nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể nên những ngày ấy bị sức hút nhiều
hơn (sức hút của cả Mặt trời và Mặt trăng cộng lại).
Các
ngày 7, 8 và 22, 23 Mặt trời, Mặt trăng đứng theo góc vuông so với Trái
đất. Những ngày ấy tư tưởng dễ phân tán vì các lực hút không cộng hưởng”. Áp
dụng lời khuyên trên , tôi đã thử nghiệm và thấy kết quả tốt. Vậy xin ghi ra
đây để mách các bạn đọc.
(Theo
Tiếng Việt lý thú, T2, NXB Giáo dục, năm 2004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét