20 thg 11, 2015

Giải mã Hạc đỉnh hồng và những độc dược ghê rợn nhất của người Trung Quốc

Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc, những loại độc dược kỳ bí, khan hiếm là thứ không thể thiếu. Dưới đây là 5 loại thường xuyên được nhắc tới.

1. Hạc đỉnh hồng
Mặc dù xuất hiện rất nhiều trong các tiểu thuyết kiếm hiệp, các thước phim cổ trang song khi kiểm tra trên các tài liệu ghi chép, đều khó có thể tìm thấy một danh mục nào nói về loại độc dược mang tên Hạc đỉnh hồng.
Các bộ phận trên cơ thể chim hạc như thịt chim, xương chim đều có thể tẩm ướp với thuốc nhưng tuyệt đối không có độc, mà ngược lại, đây còn là loại thuốc bổ, tăng cường thể lực cho con người.
Phần não của chim Hạc thậm chí còn có tác dụng tăng cường thị lực, giúp con người có thể nhìn rõ trong đêm tối.
Tranh vẽ minh họa độc dược Hạc đỉnh hồng.
Tranh vẽ minh họa độc dược Hạc đỉnh hồng.
Vậy thì, Hạc đỉnh hồng suy cho cùng là gì? Nếu tìm kiếm trong các ghi chép không chính thức, độc dược này thực ra là Hồng tín thạch (Thạch tín). Đây chính là khoáng vật tự nhiên của Asen (III) Oxit.
Độc tố này sau khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho protein trong cơ thể biến chất, mất đi hoạt tính, gây tắc nghẽn đường cung cấp dưỡng khí cho các tế bào, khiến người nhiễm độc mau chóng rơi vào trạng thái tử vong.
Chất độc này có cơ chế hoạt động và cách phát huy tác dụng khá giống với chất độc Hidro Xyanua.
2. Chậm tửu chậm
Chậm là một loại mãnh cầm lớn hơn chim ưng, tiếng kêu lớn và thê lương. Lông vũ của loài chim này có chứa chất cực độc, chỉ cần dùng lông vũ nhúng vào rượu một lúc, rượu sẽ bị biến thành chậm tửu, độc tính cực lớn và không thể tìm thấy thuốc giải.
Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ điều kiện thực tế, dường như loại độc tố này chỉ là truyền thuyết, được truyền miệng qua thời gian mà được gọi chung là rượu độc.
Hình ảnh minh họa rượu độc Chậm Tửu.
Hình ảnh minh họa rượu độc Chậm Tửu.
Liên quan đến loài vật lạ này, đã từng có cách nói: Chậm không phải là là một mãnh cầm trong tiểu thuyết mà là một loài có thật. Thức ăn của loài này là rắn, chim ưng.
Những con mãnh cầm này khi nhỏ không to hơn chim thường là bao nhiêu, thường phân bố rộng ở khu vực phía Nam Trung Quốc, ví dụ như khu vực núi Võ Đang. Do Chậm ăn cả rắn nên nó bị hiểu nhầm là trong cơ thể có độc.
Ngoài ra, cũng có một cách giải thích khác, Chậm là một loại chim hiếm ít người biết đến, từ rất lâu đã bị giết sạch.
3. Cây sui
Đây là một loại thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và là một trong những thực vật độc nhất thế giới. Phần độc tố nằm ở lá cây. Chỉ cần chất dịch tiết ra từ lá ngấm vào máu qua vết thương ngoài da, nó đã có thể khiến nạn nhân mất mạng.
Cây sui.
Cây sui.
Người xưa thường dùng độc tố từ lá cây sui tẩm vào đầu mũi tên, sau đó dùng mũi tên đó để trừ khử địch thủ. Loài cây này vốn bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á và hiện có thể tìm thấy tại vườn thực vật tỉnh Hải Nam, Tây Song Bản Nạp (Quảng Tây), Trung Quốc.
Theo ước tính, về mặt lý luận, lá của loài cây này có thể hạ gục toàn bộ dân số của tỉnh Hải Nam.
4. Cây lá ngón
Cây lá ngón được người dân Trung Quốc gọi là cây đứt ruột. Theo các ghi chép, sau khi ăn phải lá ngón, toàn bộ bộ phận ruột sẽ bị biến thành màu đen và dính lại với nhau, khiến cho người trúng độc đau đớn quằn quại trước khi tử vong.
Cây lá ngón.
Cây lá ngón.
Thông thường, biện pháp giải độc đối với loại độc tố từ lá ngón là rửa dạ dày, sau đó dùng đậu xanh, hoa kim ngân, cam thảo xao nhanh, hãm nước để thải độc.
5. Asen (III) Oxit
Asen (III) Oxit (Tỳ thạch) có công thức hóa học là As2O3. Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước và rất độc.
Asen (III) Oxit.
Asen (III) Oxit.
Độc tố này có thể xâm nhập cơ thể theo 3 đường hô hấp, da và chủ yếu là tiêu hóa. Sau khi bị trúng độc, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh của nạn nhân sẽ bị tác động tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc tố nhiều hay ít.
Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc.
Theo Diệp Anh (Soha.vn/Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét