Từ lâu việc người Việt thiếu ý thức đã không còn xa lạ, thậm chí là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Trong tuần qua, chuyện một trung tâm thương mại khai trương đình đám
tại khu vực Long Biên chắc chắn đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm.
Người người nô nức kéo tới để được trải nghiệm dịch vụ ở một trung tâm mang thương hiệu lớn nó khác biệt như nào. Người hiếu kỳ đến giải quyết trí tò mò, người mua sắm, ngắm cảnh... đủ cả.
Nhưng cũng chính vì lý do này mà không ít cảnh tượng không muốn thấy đã xuất hiện ở khu trung tâm này vì sự có quá nhiều người đã tập trung ở đây.
Mới đây, đoạn chia sẻ của một cô gái trẻ đã từng ghé thăm khu trung tâm này đã nêu ra một vài vấn đề về ý thức con người rất đáng được quan tâm.
Trong đó có một điểm đặc biệt đáng chú ý đó chính là hành vi của những đứa trẻ và sự can thiệp của người lớn, đang ở mức báo động.
“Hôm qua đi cái Mall lớn nhất miền Bắc. Không bàn về độ to, không bàn
về độ hoành tráng, không bàn về giá cả, hay bàn về những cái lạ, cái
độc đáo. Tôi muốn nói về những người dân.
Đầu tiên, phải thấy là nó đông. Đông còn khủng khiếp hơn cái lần khai trương khu mua sắm nào đó ở Nguyễn Trãi. Toàn người là người, bê vác đồ đạc.
Đi va vào người khác, mà KHÔNG HỀ có một lời xin lỗi. Chắc họ nghĩ đơn giản thế này, đông như kia chắc va vào không sao đâu nhỉ?
Tôi người bé xíu, có người bế con đẩy vào vai đến quay ngang cả ra, hay cả cái bịch hàng nặng chịch va vào ống đồng, và vẫn không thấy ai ngoái lại nói một lời. Tôi thấy cái văn hóa cảm ơn - xin lỗi của người mình sao nó xa xỉ thế.
Tiếp đến lúc bước chân vào siêu thị. Có quầy kẹo, bò khô... được bày để bán theo cân. Cả quầy nhiều hàng như vậy, nhưng có duy nhất một nhân viên và thấy em làm việc cũng vất vả, chạy đi chạy lại. Mỗi loại có một khay riêng và có nắp đậy.
Điều làm tôi kinh ngạc, đó là có một em bé tầm 5 tuổi, thò tay vào lấy một cái bánh. Em lấy không hề có một chút nao núng. Tôi nghĩ ông bố của em nhìn thấy, sẽ nói rằng: "Con không được làm thế, để lại chỗ cũ đi." Nhưng không, ông bố nhìn em, rồi kéo tay em đi mất.
Tôi chết đứng mất mấy giây và không kịp đuổi theo để bảo em bé trả lại. Có phải người bố ấy đang nghĩ rằng, nhiều bánh kẹo như thế, lấy một cái cũng không chết được đâu, mà nó là trẻ con, thấy bánh kẹo là thích.
Liệu ông bố ấy có nghĩ rằng, dù nó là cái bánh, thì đó cũng là ăn cắp??? Liệu ông bố đó có nghĩ hàng trăm đứa trẻ làm như vậy thì sẽ có ảnh hưởng to lớn thế nào đến em nhân viên làm ở quầy đấy, và cả cái siêu thị đấy???
Tôi từng thấy nhiều bậc phụ huynh vượt đèn đỏ khi đang đèo con cái đằng sau. Tôi thấy nhiều người cha người mẹ bảo con vứt rác "TẠM" ra đấy, tí có người dọn, trong khi không cố cầm thêm một chút để đi đến cái thùng rác cách đấy không xa. Và thấy hàng trăm hành vi xấu xí của họ trước mặt con cái.
Hệ lụy là tôi thấy những đứa trẻ hồn nhiên lấy những gì không phải là của chúng, thấy những đứa trẻ hồn nhiên vứt rác ra đường, những đứa trẻ không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi....
Đừng nghĩ con trẻ không biết gì, những cái bạn làm, bạn dạy, chúng sẽ càng học theo một cách nhanh chóng. Dần dà, hình thành cái VÔ Ý THỨC mà từ lâu chúng ta đã có tiếng.
Chỉ mong các ông bố, bà mẹ, hãy có trách nhiệm với con cái trước, để thế hệ sau là những con người lịch sự, từ những việc nhỏ nhất.”
Chia sẻ nhận được nhiều bình luận phản hồi. Hầu hết đều “ngao ngán”
với sự thiếu của người dân Việt nơi công cộng. Cũng như cảm thấy bất
bình với những bậc phụ huynh khi để con mình có những hành động xấu mà
không hề có sự ngăn cản.
Chuyện cũ vẫn phải nhắc lại, ý thức của người Việt đi đến đâu cũng có cái phàn nàn, cũng có điểm đáng chê trách. Có nhắc nhở, có tuyên truyền, thậm chí là cả phạt nhưng ý thức dường như vẫn chưa đi lên.
Chia sẻ lần này của một cư dân mạng đã đánh vào đối tượng con trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng, nhưng cũng dễ dàng uốn nắn được.
Hi vọng những hành động của người lớn sẽ đẹp hơn, để ý thức được nâng lên từng ngày. Chứ không còn những dòng trạng thái “bức xúc”, những lời chê trách, những “mang tiếng” từ bao lâu nay.
Người người nô nức kéo tới để được trải nghiệm dịch vụ ở một trung tâm mang thương hiệu lớn nó khác biệt như nào. Người hiếu kỳ đến giải quyết trí tò mò, người mua sắm, ngắm cảnh... đủ cả.
Nhưng cũng chính vì lý do này mà không ít cảnh tượng không muốn thấy đã xuất hiện ở khu trung tâm này vì sự có quá nhiều người đã tập trung ở đây.
Mới đây, đoạn chia sẻ của một cô gái trẻ đã từng ghé thăm khu trung tâm này đã nêu ra một vài vấn đề về ý thức con người rất đáng được quan tâm.
Trong đó có một điểm đặc biệt đáng chú ý đó chính là hành vi của những đứa trẻ và sự can thiệp của người lớn, đang ở mức báo động.
Đoạn chia sẻ của H.T.N
Đầu tiên, phải thấy là nó đông. Đông còn khủng khiếp hơn cái lần khai trương khu mua sắm nào đó ở Nguyễn Trãi. Toàn người là người, bê vác đồ đạc.
Đi va vào người khác, mà KHÔNG HỀ có một lời xin lỗi. Chắc họ nghĩ đơn giản thế này, đông như kia chắc va vào không sao đâu nhỉ?
Tôi người bé xíu, có người bế con đẩy vào vai đến quay ngang cả ra, hay cả cái bịch hàng nặng chịch va vào ống đồng, và vẫn không thấy ai ngoái lại nói một lời. Tôi thấy cái văn hóa cảm ơn - xin lỗi của người mình sao nó xa xỉ thế.
Tiếp đến lúc bước chân vào siêu thị. Có quầy kẹo, bò khô... được bày để bán theo cân. Cả quầy nhiều hàng như vậy, nhưng có duy nhất một nhân viên và thấy em làm việc cũng vất vả, chạy đi chạy lại. Mỗi loại có một khay riêng và có nắp đậy.
Điều làm tôi kinh ngạc, đó là có một em bé tầm 5 tuổi, thò tay vào lấy một cái bánh. Em lấy không hề có một chút nao núng. Tôi nghĩ ông bố của em nhìn thấy, sẽ nói rằng: "Con không được làm thế, để lại chỗ cũ đi." Nhưng không, ông bố nhìn em, rồi kéo tay em đi mất.
Tôi chết đứng mất mấy giây và không kịp đuổi theo để bảo em bé trả lại. Có phải người bố ấy đang nghĩ rằng, nhiều bánh kẹo như thế, lấy một cái cũng không chết được đâu, mà nó là trẻ con, thấy bánh kẹo là thích.
Liệu ông bố ấy có nghĩ rằng, dù nó là cái bánh, thì đó cũng là ăn cắp??? Liệu ông bố đó có nghĩ hàng trăm đứa trẻ làm như vậy thì sẽ có ảnh hưởng to lớn thế nào đến em nhân viên làm ở quầy đấy, và cả cái siêu thị đấy???
Tôi từng thấy nhiều bậc phụ huynh vượt đèn đỏ khi đang đèo con cái đằng sau. Tôi thấy nhiều người cha người mẹ bảo con vứt rác "TẠM" ra đấy, tí có người dọn, trong khi không cố cầm thêm một chút để đi đến cái thùng rác cách đấy không xa. Và thấy hàng trăm hành vi xấu xí của họ trước mặt con cái.
Hệ lụy là tôi thấy những đứa trẻ hồn nhiên lấy những gì không phải là của chúng, thấy những đứa trẻ hồn nhiên vứt rác ra đường, những đứa trẻ không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi....
Đừng nghĩ con trẻ không biết gì, những cái bạn làm, bạn dạy, chúng sẽ càng học theo một cách nhanh chóng. Dần dà, hình thành cái VÔ Ý THỨC mà từ lâu chúng ta đã có tiếng.
Chỉ mong các ông bố, bà mẹ, hãy có trách nhiệm với con cái trước, để thế hệ sau là những con người lịch sự, từ những việc nhỏ nhất.”
Ảnh minh họa
(Nguồn: Lê Hồng Tuấn)
Chuyện cũ vẫn phải nhắc lại, ý thức của người Việt đi đến đâu cũng có cái phàn nàn, cũng có điểm đáng chê trách. Có nhắc nhở, có tuyên truyền, thậm chí là cả phạt nhưng ý thức dường như vẫn chưa đi lên.
Chia sẻ lần này của một cư dân mạng đã đánh vào đối tượng con trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng, nhưng cũng dễ dàng uốn nắn được.
Hi vọng những hành động của người lớn sẽ đẹp hơn, để ý thức được nâng lên từng ngày. Chứ không còn những dòng trạng thái “bức xúc”, những lời chê trách, những “mang tiếng” từ bao lâu nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét