Trong khoảng ba tháng Ranabath sống trong một container vận chuyển ở Baghdad với 30 người đàn ông Nepal khác trong khi chờ đợi công việc. Vì anh ở Iraq bất hợp pháp, nên không có khả năng thuê một phòng khách sạn hoặc một căn hộ. Vào ban đêm ở Baghdad, anh cho biết, anh có thể nghe thấy tiếng bom nổ và những âm thanh của tiếng súng từ xa. Ban ngày anh bị cấm cửa thực sự, không thể đi lại tự do do tình trạng nhập cư bất hợp pháp của mình và do những đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.
“Iraq là một nơi rất đáng sợ,” Ranabath, hiện là một quản lý của Silver Oaks Inn ở thị trấn Pokhara của Nepal, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Nhưng tôi đã kiếm được tiền nhiều hơn tôi có thể kiếm ở Nepal.”
Ranabath cuối cùng tìm được việc làm ở Tổng công ty ITT, một nhà thầu quốc phòng dân sự Mỹ, làm công việc bảo trì tại căn cứ không quân của quân đội Mỹ ở Tallil. Ranabath làm việc tại Iraq cho đến khi lực lượng Mỹ rút khỏi đó vào tháng 12 năm 2011 và hợp đồng với ITT kết thúc.
Số lương năm đầu tiên của Ranabath được dành để trả khoản vay 4.000 đôla. Và khi anh trở về Nepal vào năm 2012, Ranabath thú nhận phần lớn số tiền mà anh đã tiết kiệm được từ năm thứ hai đã tiêu vào đám cưới của mình.
“Hoàn toàn xứng đáng,” anh nói với một nụ cười.
Hiện tại, Ranabath có một người vợ và một con trai 2 tuổi sống trong một căn hộ thuê ở Pokhara. Anh làm việc 15-16 giờ một ngày, nhưng vẫn là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu, anh nói. Trong bối cảnh tàn phá của trận động đất hồi tháng 4 năm 2015 và việc Ấn Độ vẫn đang phong tỏa nhiên liệu vào Nepal, nền kinh tế du lịch mà Ranabath dựa vào để hỗ trợ gia đình trẻ của mình đã cạn kiệt.
“Đó là một năm khó khăn đối với chúng tôi,” Ranabath nói. “Đầu tiên là trận động đất, sau đó là tình trạng thiếu nhiên liệu. Bây giờ không có khách du lịch nào. Và nếu không có khách du lịch, thì không có việc kinh doanh nào hết.”
Đi bộ khám phá và leo núi là mạch máu kinh tế của Pokhara. Thông thường, Silver Oaks Inn kín khách đặt phòng trong tháng 10. Bây giờ, Ranabath cho biết, chỉ có khoảng một phần tư các phòng có khách thuê. Anh đã phải sa thải một nửa nhân viên của mình, giảm từ 25 xuống 12 người, để chống đỡ với việc doanh thu sụt giảm. Ngay cả bây giờ, anh cho biết, kinh doanh khách sạn thậm chí hiếm khi hoà vốn. Do đó, Ranabath lại một lần nữa cân nhắc việc đi ra nước ngoài để tìm việc làm.
“Nếu vẫn như thế này, tôi sẽ phải rời đi,” anh nói. “Tôi có thể đi đến Dubai, Qatar, hoặc Afghanistan để làm việc. Ít nhất ở đó tôi có thể có được một công việc tốt trong một vài năm. ”
Cú đấm phối hợp
Trận động đất tháng 4 năm 2015 là một trong những trận động đất tai hại nhất trong lịch sử Nepal. Nó đã giết chết hơn 9.000 người và làm khoảng 450.000 người phải di dời. Những công trình kiến trúc bất hủ lâu đời hàng thế kỷ đã đổ sụp ở Kathmandu, và những trận lở đất và lở tuyết lớn đã quét qua dãy Himalaya, trong đó có một trận tuyết lở tại nơi cắm trại ở đỉnh Everest đã giết chết ít nhất 20 người leo núi và người Sherpa.Sức tàn phá có phạm vị rất rộng, nhưng cơ sở hạ tầng của Nepal đã không bị phá hỏng nghiêm trọng. Sáu tháng sau, các đường phố ở Kathmandu đã sạch các đống đổ nát và người ta đang xây lại các tượng đài. Đường phố bị tắc nghẽn với xe ô tô, xe máy, xe kéo, và bò. Trong nhiều phần của thành phố, bao gồm cả quận du lịch Thamel (một nơi lui tới thường xuyên của dân hippy và các nhà leo núi), tác động của trận động đất là vô hình một cách thực thế. Các chủ cửa hàng chèo kéo bán những sản phẩm của họ và những người điều khiển xe kéo du lịch theo tuyến, luôn hỏi thăm liệu họ có cần một cuốc xe và dường như điếc với từ “không”. Các quán hàng có bán bia Everest mở cửa tới tận đêm muộn trong khi các ban nhạc địa phương chơi những bài hát nổi tiếng của Mỹ như “Hotel California”. Y như Kathmandu thời xưa.
Và bên ngoài thủ đô Nepal, cuộc sống cũng dần trở lại bình thường. Con đường nối từ Kathmandu đến Pokhara khá lớn, sạch sẽ và không có dấu hiệu bị hư hại. Các quán cà phê bên đường là mở cửa kinh doanh, phục vụ những bữa ăn tự chọn có dal Bhat (đậu lăng và gạo) và naan.
Ngành công nghiệp du lịch của Nepal đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, vấn đề là ở những nơi như Pokhara, khi tháng 10 là mùa du lịch cao điểm, lại không có mấy du khách. Và, cộng thêm vào tai họa của Nepal, các cuộc biểu tình gần đây về hiến pháp mới của Nepal – được thông qua ngày 20 tháng 9 – đã kích thích nước láng giềng Ấn Độ chặn các xe chở hàng vào Nepal, tạo ra tình trạng thiếu nhiên liệu trên toàn quốc đang đe dọa làm chệch hướng việc phục hồi sau trận động đất của Nepal.
“Không có bất kỳ du khách nào,” Shiva Shunar, 35 tuổi, một chủ cửa hàng trang sức ở Pokhara nói.
Shunar có một người vợ và một cô con gái 8 tháng tuổi. Tiền thuê hàng tháng cửa hàng đồ trang sức ở Lakeside, trên đường phố chính của Pokhara, là khoảng 150 đôla, và anh đã không có khả năng chi trả đã hàng tháng trời. Anh nói rằng do việc thiếu nhiên liệu mà anh phải nấu tất cả các bữa ăn của mình bằng củi.
“Năm nay có cảm giác như bị Mike Tyson giáng cho một cú đấm,” Shunar nói.
Nepal nhập khẩu tới 60 phần trăm và gần như tất cả lượng dầu là từ Ấn Độ. Ấn Độ cắt giảm lưu lượng các xe tải vận chuyển hàng hoá vào Nepal sau khi các cuộc biểu tình chống lại hiến pháp mới của Nepal nổ ra tại các làng mạc dọc theo biên giới phía nam của Nepal với Ấn Độ vào cuối tháng 9. Hơn 40 người chết trong vụ bạo lực liên quan.
Những người biểu tình tuyên bố hiến pháp mới Nepal đã bỏ rơi vùng lãnh thổ biên giới phía nam của Nepal, nơi có quan hệ gần gũi về sắc tộc với Ấn Độ, không có đại diện trong quốc hội Nepal và thể hiện sự ưu đãi cho các vùng lãnh thổ vùng cao phía Bắc.
Ấn Độ đã phủ nhận việc phong tỏa nguồn cung cấp nhiên liệu vào Nepal, tuyên bố những người biểu tình ở miền nam Nepal đã chặn các tàu hàng. Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một tuyên bố bày tỏ quan ngại về các cuộc biểu tình kèm bạo lực, cũng như về sự an toàn của những người lái xe vận chuyển hàng hóa vào Nepal.
Các quan chức Nepal tuyên bố rằng Ấn Độ đã hạn chế các tàu chở nhiên liệu để trừng phạt Nepal vì bản hiến pháp mới. Kathmandu đã gọi việc phong tỏa nhiên liệu của Ấn Độ là xâm phạm vào công việc nội bộ của Nepal.
Trả đũa
Về một số khía cạnh, hiện tại bằng chứng của sự thiếu hụt nhiên liệu ở Nepal dễ thấy hơn so với thiệt hại của trận động đất.Một số hãng hàng không đã hủy các chuyến bay đến Kathmandu từ khi tình trạng khan hiếm nhiên liệu bắt đầu, trong khi những hãng khác đã phải định tuyến lại các chuyến bay để tiếp nhiên liệu bên ngoài Nepal.
Các điểm đỗ taxi trả trước ở sân bay Kathmandu đã ngừng hoạt động, và những người lái taxi không còn chấp nhận chỉ một người, nhồi nhét càng nhiều khách hàng càng tốt vào xe của mình để giảm thiểu các chuyến đi trở lại và ra sân bay.
Những dòng người xếp hàng chờ mua gas ở Kathmandu kéo dài hàng kilomét và kéo dài nhiều ngày. Một lái xe taxi tuyên bố ông đã phải xếp hàng một tuần để đổ đầy nhiên liệu cho chiếc taxi của mình. Giá taxi đã tăng lên gấp năm lần, và có rất ít xe buýt chạy mỗi ngày giữa Kathmandu và Pokhara.
Ngay cả trước trận động đất hoặc cuộc khủng hoảng nhiên liệu, các nóc xe buýt tại Nepal đã thường xuyên chất đầy hành khách ngồi trên những kệ để hành lý. Chi phí điển hình để ngồi trên nóc xe buýt đi từ Pokhara tới Nepal vào khoảng 500 rupee Nepal. Kể từ khi tình trạng thiếu nhiên liệu xảy ra, giá đó đã nhảy vọt lên hơn 1.000 rupee.
Xe tải chở thức ăn cũng bị mắc kẹt tại biên giới Ấn Độ, tạo ra tình trạng thiếu những sản phẩm chủ yếu như như gạo. Các nhà hàng ở Kathmandu và Pokhara hiện đưa ra các thực đơn hạn chế, và các món còn lại thì đắt hơn so với bình thường.
Nhiều công dân Nepal đã quay sang dùng củi để nấu ăn vì không có đủ nhiên liệu cho bếp gas và lò nướng. “Đó là một vấn đề rất lớn,” Shunar nói. “Bây giờ chúng tôi chỉ có thể ăn những thứ rất đơn giản ở nhà.”
Kathmandu đã thực hiện các biện pháp phân phối nhiên liệu, hạn chế nhiên liệu có thể mua được cho các phương tiện cá nhân. Nhưng nhiều người ở Nepal tuyên bố việc phân phối đã tạo ra một thị trường chợ đen về nhiên liệu. Ở Pokhara, giá xăng đã tăng từ khoảng 100 rupee Nepal một lít (khoảng 1 đôla) lên hơn 500 rupee (khoảng 5 đôla). Do đó, giá cả trên hầu hết mọi mặt hàng, từ bia tới trứng, đã tăng lên.
Trong khi tình trạng thiếu nhiên liệu thường không có gì khác hơn là sự bất tiện cho các du khách nước ngoài, việc phong tỏa đã gây khó khăn cho các công dân của Nepal trong việc kiếm sống và bóp nghẹt ngành công nghiệp du lịch, một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Nepal.
Năm 2014, khoảng 800.000 khách du lịch đã đến Nepal. Theo hội đồng du lịch và du lịch lữ hành, du lịch lữ hành và ngành du lịch chiếm khoảng 8,2 phần trăm GDP của đất nước. Ngành du lịch cung cấp trực tiếp hơn nửa triệu việc làm ở Nepal (nơi có tỷ lệ thất nghiệp khoảng 38 phần trăm), và du lịch lữ hành và ngành du lịch cùng hỗ trợ khoảng 7 phần trăm của tổng số việc làm ở Nepal.
Việc phong toả của Ấn Độ cũng đã nhen nhóm những phản ứng chống Ấn Độ khắp Nepal. Những người biểu tình ở Kathmandu tập hợp chống lại việc phong tỏa hô vang những khẩu hiệu chống Ấn Độ, và các tòa nhà từ Kathmandu đến Pokhara được phun sơn với dòng chữ graffiti: ” # Ấn Độ hãy ngừng lại”
“Chúng tôi đều giận Modi,” Shunar nói, đề cập đến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
“Tôi đã cắt đứt với Ấn Độ,” ông nói thêm. “Nếu tôi là thủ tướng, tôi sẽ xây dựng một trường thành ở biên giới với Ấn Độ.”
Nepal, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, từ lâu đã phải cân bằng quan hệ với các nước láng giềng hùng mạnh hơn. Sự phụ thuộc kinh tế của Nepal vào Ấn Độ tăng lên sau khi trận động đất phá hủy các tuyến vận tải đường bộ với Trung Quốc. Và trong khi Ấn Độ đang là đối tác thương mại số một của Nepal, năm 2014 Trung Quốc đã vượt Ấn Độ thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Nepal. Sự thiếu hụt nhiên liệu và tình cảm chống Ấn Độ bùng cháy đã khiến một số người ở Nepal mong muốn thắt chặt quan hệ với Trung Quốc.
“Có lẽ nếu chúng ta kinh doanh hơn với Trung Quốc sẽ tốt hơn,” Ranabath nói. “Gần gũi hơn với Trung Quốc sẽ rất tốt cho Nepal.”
Ngựa thồ còn non nớt
Sự thiếu hụt nhiên liệu đã cản trở những nỗ lực cứu trợ đang diễn ra với nhiều người ở các làng miền núi xa xôi của Nepal, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi trận động đất.“Việc thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu trầm trọng tiếp tục cản trở việc giao hàng theo kế hoạch cho các thôn và các điểm đầu đường mòn bị ảnh hưởng nơi giao thông đến đó chỉ bằng la và phu khuân vác,” Jamie McGoldrick, điều phối viên nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Nepal, cho biết trong một tuyên bố.
Với mùa đông sắp tới, nhiều con đường mòn được sử dụng để vận chuyển hàng cung cấp cho các làng miền núi xa xôi nơi không thể tiếp cận đến được bằng máy bay hoặc các phương tiện giao thông có bánh xe, sẽ sớm bị bao phủ trong tuyết và không thể đi qua. Vì vậy, khoảng thời gian để chuyên chở nguồn cung cấp sống còn cho nhiều khu vực bị ảnh hưởng nặng nề đang suy giảm. Và việc không có đủ nhiên liệu cho xe tải chở vật tư đến các điểm đầu các tuyến đường mòn, rất nhiều hàng cứu trợ quan trọng, trong đó có hàng trăm tấn lương thực, sẽ phải chất trong các nhà kho trong mùa đông.
“Chỉ còn một khoảng thời gian ít ỏi trước khi các con đường mòn có thể tiếp cận vùng đất bị đóng trong vài tuần tới,” McGoldrick nói. “Do bị giới hạn khả năng trong việc tiến hành chuyên chở hàng bằng đường bộ và đường hàng không trong mùa gió mùa tới đây, còn tồn đọng 1.200 [tấn] lều trú ẩn và các mặt hàng phi thực phẩm đang chờ để chở tới cho những cho người dân bị ảnh hưởng bởi động đất.”
Quỹ phúc lợi Gurkha, một tổ chức phi chính phủ của Anh cung cấp cứu trợ cho các cựu chiến binh Gurkha, đang cung cấp cứu trợ động đất đến các làng miền núi xa xôi. (Lữ đoàn người Gurkhas 200 năm tuổi của quân đội Anh gồm các binh lính Nepal.)
Sự thiếu hụt nhiên liệu đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm, chủ yếu do nhiên liệu bị hạn chế dành cho giao thông và thiếu nguồn cung cấp. “Hiện rất khó có được các vật tư y tế, dù vậy chúng tôi có nguồn cung dự trữ vì vậy với chúng tôi còn chưa phải là một cuộc khủng hoảng,” Alex Pope, nhân viên truyền thông cho quỹ phúc lợi Gurkha, nói với tờ nhật báo Signal.
Những lựa chọn khó khăn
Pokhara nằm bên bờ hồ Phewa, khoảng 124 dặm về phía tây Kathmandu. Tuy có khí hậu nóng và oi bức, và địa hình được bao phủ trong rừng rậm nhiệt đới, các đỉnh núi đá băng của dãy núi Annapurna hiện ra lờ mờ gần đó. Trong lịch sử, Pokhara từng là một điểm dừng quan trọng trên các tuyến đường thương mại vượt dãy Himalaya từ Tây Tạng đến Ấn Độ. Các tuyến đường thương mại cổ đã bị cắt đứt, tuy nhiên, chúng đã lại hồi sinh sau cuộc xâm lược Tây Tạng của Trung Quốc năm 1950 và cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc (cuộc chiến Trung-Ấn) vào năm 1962.Pokhara nổi tiếng trong những người phương Tây từ những năm 1960 và năm 1970 như một điểm dừng chân yêu thích dọc theo “đường mòn lập dị” vắt ngang Nam Á. (Pokhara là một trong vô số địa điểm ở Nepal tự cho là nơi Jimi Hendrix đã viết cuốn “Ẩn đố màu hồng”). Trên một trong các đường phố của Pokhara vẫn còn các dấu vết xăm hình những người phương Tây thọ trên bảy mươi tuổi – với tóc dài, thắt nút, râu xám, và đôi mắt đỏ ngầu – những người chưa từng trở về nhà.
Với dân số khoảng 250.000 người, Pokhara là thành phố lớn thứ hai của Nepal và là một điểm đến du lịch nổi tiếng, nơi từ đó những người bộ hành bắt đầu cho những chuyến đi tới vùng Annapurna và Mustang của Himalaya. Đó cũng là một thánh địa của các môn thể thao mạo hiểm. Bầu trời thành phố được chấm điểm với dù lượn và các tán rừng được trang trí bằng những đường nét đầy sức sống. Máy bay siêu nhẹ cất cánh từ sân bay Pokhara bay tới khu bảo tồn Annapurna – khu lòng chảo ngoạn mục của những đỉnh của dãy Himalaya phủ băng, bao gồm Annapurna, ngọn núi cao thứ 10 trên thế giới.
Pokhara đã không bị sức phá hoại to lớn của trận động đất đụng chạm đến. Nhưng hàng tháng trời suốt trong mùa gió mùa, những vụ lở đất lớn đã cắt đứt những con đường dốc của dãy núi thấp bao quanh hồ Phewa. Hàng chục người đã thiệt mạng khi những sườn núi bị làm cho dễ lở bởi trận động đất cuối cùng đã lở xuống trong mùa mưa.
Điều phản ánh tác động kết hợp của các trận động đất và tình trạng thiếu nhiên liệu đối với nền kinh tế du lịch của Nepal, là các đường phố Pokhara yên tĩnh một cách kỳ quái vào tháng 10 này, một sự tương phản rõ ràng với những đám đông điển hình trong mùa du lịch cao điểm.
Ranabath miễn cưỡng rời vợ con của mình ra làm việc ở nước ngoài, và anh lo lắng về khả năng tới được Afghanistan, một vùng chiến sự khác, nơi mà anh biết có những rủi ro rất lớn. Tuy nhiên, rất khó để cưỡng lại cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn trong hai năm làm việc ở nước ngoài hơn là anh có thể kiếm được trong một thập kỷ ở Nepal.
“Mức lương tôi kiếm được là không đủ,” Ranabath nói. “Nếu khách du lịch đến, thì sẽ đủ. Nhưng bây giờ rất khó. Đó là một năm của những điều rất xấu. Thật khó để tin rằng tình hình sẽ trở nên tốt hơn.”
Nolan Peterson, một cựu phi công thử nghiệm đặc biệt và một cựu chiến binh từng chiến đấu ở Iraq và Afghanistan, là một phóng viên nước ngoài cho tờ nhật báo Signal.
Bài viết này trước đó đã được công bố trên DailySignal.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét