13 thg 10, 2022

Ý nghĩa tên các Tòa nhà và Giảng đường của Viện Đại Học Đà Lạt ngày xưa

 Nguồn gốc các tên gọi Hán Việt kia đều hàm chứa ý nghĩa giáo dục thâm thúy. Dưới đây là một số ý nghĩa cơ bản của một số tòa nhà và giảng đường:
Thụ Nhân (Giảng Đường) được coi là danh hiệu lý tưởng soi đường cho tôn chỉ Đại Học Đà Lạt. 
 
tưởng Thụ Nhân,bắt nguồn từ các nỗ lực sự nghiệp và kế hoạch trồng người ở trong câu nói của cổ thư phương Đông “Kế Hoạch Một Năm, Không Gì Bằng Trồng Lúa, Kế Hoạch Mười Năm, Không Gì Bằng Trồng Cây, Kế Hoạch Trăm Năm, Không Gì Bằng Trồng Người” (Nhất Niên Chi Kế, Mạc Nhi Thụ Cốc, Thập Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Mộc, Bách Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Nhân.)
Năng Tĩnh (Nhà nguyện) là con đường trọng đại, để tìm thấy chính mình trong cõi thiêng liêng sau những giờ phút miệt mài học tập mệt mỏi căng thẳng.
Đôn Hóa (Văn phòng). Đôn đốc, phổ cập sinh hoá theo chiếu hướng tốt đẹp. Đạo Trời Đất là con đường vạn vật sinh sống hài hòa mà không hại lẫn nhau.
Hòa Lạc (Toà Viện trưởng) lấy ý từ câu: “Huynh đệ ký hấp, Hoà Lạc Thả Thầm” (Anh em xum họp, Hòa Vui biết mấy).
Hội Hữu (Giảng đường) gợi lên ý tưởng đi tìm một phương cách học tập hữu hiệu nhất. Nếu chọn bạn mà chơi, thì cũng phải biết chọn bạn mà học.
Minh Thành (Giảng đường, Phòng Thí Nghiệm) bộc lộ một ý chí chân thành trong sáng. Đạt được một nhân cách minh thành, đấy là mục tiêu của giáo dục vậy .
Spellman (Đại giảng đường ): Tên của Hồng Y Francis Joseph Spellman, (4/5/1889– 2/12/1967) là vị giám mục thứ chín và Tổng GM thứ sáu của Giáo Phận Công Giáo Nữu Ước.
Thượng Chí (Giảng đường): Nêu cao chí hướng sống theo nhân nghĩa.
Thượng Hiền (Giảng đường): Quan niệm chính trị của người xưa là biết quí trọng người hiền đức.
 
Tri Nhất (Giảng đường): biểu lộ cảm nghĩ bể học của thánh hiền thì vô tận và con người phải toàn tâm toàn ý mới tới gần vị tri thức độc nhất vô cùng phong phú đó.
 
Sưu tầm

(Từ FB PhungHo )

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét