Tư Mã Thiên (司馬遷) sinh vào khoảng năm 145 trước Công nguyên vào thời nhà Hán (漢朝) (206 TCN–220 SCN). Ông được xem là sử gia đầu tiên và vĩ đại nhất của Trung Hoa với tác phẩm đồ sộ Sử Ký (史記), hay còn gọi là Thái Sử Công Thư (Sách của quan Thái Sử).
Tư
Mã Thiên lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm sử quan lâu
đời. Cha của ông là Tư Mã Đàm, từng giữ chức Thái sử lệnh dưới thời vua
Hán Vũ Đế.
Tư
Mã Đàm chịu trách nhiệm theo dõi thiên văn và lịch pháp cho các buổi
lễ, cũng như ghi chép thường nhật về các sự kiện trong triều. Từ nhỏ, Tư
Mã Thiên chăm chỉ nghiên cứu lịch sử và các tác phẩm kinh điển dưới sự
hướng dẫn của cha ông.
Vào
năm 126 TCN, Tư Mã Đàm đã sắp xếp một chuyến ngao du khắp Trung Hoa cho
người con trai Tư Mã Thiên, khi ấy mới 20 tuổi. Trong chuyến đi, Tư Mã
Thiên đã đến thăm những di tích cổ và lăng mộ của các bậc quân vương vĩ
đại trong lịch sử. Ông đã nghiên cứu chuyên sâu một bộ sưu tập với rất
nhiều ghi chép lịch sử, bao gồm cả những ghi chép của Khổng Tử, và thu
được rất nhiều lợi ích từ chuyến đi này.
Một sử gia độc lập
Khi
trở về kinh đô, Tư Mã Thiên được bổ nhiệm giữ chức Lang trung* và cùng
Hán Vũ Đế tuần du đến các vùng khác nhau trên cả nước. Bất cứ nơi nào đi
qua, sử gia Tư Mã Thiên đều thu thập và biên soạn các ghi chép lịch sử
địa phương.
* Lang trung:(郎中) Một chức quan hầu cận vua, (từ thời Tần-Hán) chưởng quản thị vệ trong cung 职官名。秦、汉时,掌宫廷侍卫 (汉典)
Khoảng
năm 110 TCN, Tư Mã Đàm lâm bệnh. Trước đó, ông đã khởi xướng một dự án
đầy tham vọng là viết lại bộ lịch sử hoàn chỉnh đầu tiên của Trung Hoa,
trải dài hơn 2,000 năm từ triều đại của Hiên Viên Hoàng đế đến triều đại
của Hán Vũ Đế.
Nhẫn nhục để hoàn thành tâm nguyện
Vào
năm 99 TCN, tướng Lý Lăng đầu hàng Hung Nô, đối thủ quân sự ở phía Bắc
của nhà Hán, sau khi bị bắt trong một trận chiến oanh liệt dù thua thiệt
về lực lượng. Có kẻ dèm pha rằng ông đã bắt đầu huấn luyện người Hung
Nô. Điều này khiến Hán Vũ Đế vô cùng phẫn nộ, và xem Lý Lăng là kẻ phản
bội.
Trước
triều đình, Tư Mã Thiên là vị quan duy nhất đứng ra bênh vực Lý tướng
quân. Vô cùng tức giận, Hán Vũ Đế hạ lệnh tống giam Tư Mã Thiên chờ xử
tử vì tội phạm thượng.
Hình
phạt sau đó đã được giảm nhẹ, Tư Mã Thiên bị giam vào ngục và phải chịu
cung hình*. Mặc dù có vẻ nhẹ hơn, nhưng phạm nhân chịu hình phạt này
thường tự vẫn để giữ danh dự.
*cung hình (宫刑)còn gọi là hủ hình (腐刑): hình phạt cắt bỏ bộ phận sinh dục.
Cung
hình là một hình phạt cực kỳ nhục nhã, vì bổn phận của người con trai
theo quan niệm Nho gia là giữ gìn sự toàn vẹn của cơ thể mà cha mẹ đã
trao cho mình, nên hầu hết đàn ông sẽ tự sát chứ không chấp nhận nhục
hình.
Dẫu
vậy, để hoàn thành bộ Sử Ký vĩ đại và thực hiện lời hứa với cha, Tư Mã
Thiên đã chấp nhận chịu đựng sự sỉ nhục thay vì tự kết liễu cuộc đời
mình.
Một tác phẩm đồ sộ phi thường
Năm 91 TCN, ở tuổi 55, Tư Mã Thiên cuối cùng đã hoàn thành bộ Sử Ký. Đó là thành quả của hơn 10 năm miệt mài làm việc.
Sử
Ký là một kiệt tác lịch sử phi thường, bộ lịch sử hoàn chỉnh đầu tiên
của Trung Hoa, trải dài từ thời đại sơ khai của Ngũ Đế, qua các triều
đại Hạ, Thương, Chu, và Tần, qua nhiều thế kỷ cho đến thời của Tư Mã
Thiên.
Tác
giả biên soạn, sắp xếp các nguồn sử liệu phức tạp và đôi khi mâu thuẫn
thành một bộ sách hoàn chỉnh, dựa trên nhiều nguồn khác nhau. Với hơn
520,000 từ, nó chứa đựng trong đó hơn 2,000 năm lịch sử.
Sử
Ký độc đáo ở chỗ, thay vì ghi lại lịch sử theo thứ tự thời gian dựa
trên các sự kiện, nó lại kết nối lịch sử dựa trên những nhân vật trọng
yếu có liên quan.
Qua
130 thiên sách, tác phẩm trình bày các sự kiện lịch sử chia theo 5 phần
gồm Bản Kỷ (tiểu sử của các triều đại và các quân vương); Biểu (mốc
thời gian của các sự kiện); Thư (lễ, nhạc, lịch pháp, thiên văn…); Thế
Gia (gia phả của các gia tộc nổi tiếng); Liệt Truyện (tiểu sử của các
nhân vật lịch sử nổi bật), và kết thúc bằng một tự truyện của chính Tư
Mã Thiên.
Ngoài
ra, không giống như các bộ sử trước đây, vốn được viết thành biên niên
sử chính thức của triều đình dưới sự giám sát của hoàng gia, Sử Ký được
viết một cách độc lập.
Ghi
chép trong Sử Ký còn bao gồm các bậc hoàng đế, thành viên hoàng tộc,
quan lại quý tộc, gia đình phong kiến, và thậm chí cả những thường dân
nổi tiếng với những nguyên tắc đạo đức cao thượng và những câu chuyện
nổi bật.
Tác
phẩm cũng bao hàm các luận thuyết có giá trị về các chủ đề khác nhau
của thời đó, bao gồm lễ, nhạc, lịch pháp, thiên văn, văn học và kinh tế.
Những
câu nói nổi tiếng của Tư Mã Thiên trong Sử Ký như “không ghi chép gì
khác ngoài sự thật”; “không khoe khoang và không che đậy” đã được các
nhà sử học Trung Hoa đánh giá cao.
Dù
trải qua nhiều khó khăn và phải chịu đựng bao thử thách khắc nghiệt, Tư
Mã Thiên vẫn luôn chính trực và kiên định theo đuổi những chuẩn mực đạo
đức trong cả công việc và cuộc sống.
Với
việc tạm gác tự trọng cá nhân sang một bên, Tư Mã Thiên đã để lại cho
hậu thế một bản ghi chép lịch sử xuất sắc, đầy đủ của Trung Hoa giai
đoạn sơ kỳ.
Tanya Harrison
Hải Long biên dịch
Link tiếng Anh:https://www.theepochtimes.com/historical-figures-sima-qian-father-of-the-first-full-history-of-china_1058164.html
copy từ trang https://tneu.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét