31 thg 10, 2022

Tranh Vui,Biếm 30/10 (Từ Trang HCĐ và ST trên Net )

 
Câu Đố về trò chơi Bầu Cua Cá Cop kỳ trước

Câu hỏi: Tại sao người làm cái luôn luôn là người thắng?

Gợi ý: Thí dụ tay con đặt vào mỗi con $1. Khi lắc thò lò ra ba con “cua cá cọp”, người làm cái thu tiền từ ba cửa thua là “gà tôm bầu” chung cho ba cửa thắng thì huề vốn. Người làm cái không mất đồng nào. Thế nhưng sau một vài giờ đánh như vậy, người làm cái luôn luôn thắng, càng chơi lâu tay con càng thua hết tiền.

Thách đố: Nếu bạn nào chưa nhìn ra được tại sao thì không nên nhào vô chơi “cờ bạc”. Nó cũng tỉ như bó tiển kéo máy ở Las Vegas hay dưới tàu Cruise vậy. Càng chơi lâu càng thua.

Giả câu đố về điện 

1./
 
2./

Mạch điện đơn giản

Điện thế Vm phải  bằng nhau

Đáp số là  400 ohms

Khi dòng điện qua A1 và A2 bằng 0, VA1 = VA2 = VR  = 200 x 6 / 300 = 4 V.

Mạch điện qua 16 V, 1200 Ohm, và R coi như độc lập với cường độ IR = (16 – 4)  / 1200 =  0.01 A.

Do đó: R = VR / IR = 4 / 0.01 = 400 Ohm

3./ 

Trả lời Câu đố 51-60

Câu đố 51: Trước khi núi Everest được khám phá, nơi nào cao nhất thế giới?

Trả lời: Everst

Câu đố 52: Người chị ruột của người cậu ruột của bạn mà bạn lại không thể gọi là cô. thì người đó là gì đối với bạn?

Trả lời : Mẹ

Câu đố 53: Vật gì khi dùng thì ném nó đi, khi không dùng thì lấy nó lên? 

Trả lời: Mỏ neo
Câu đố 54: Bạn ăn mấy trái chuối khi bao tử bạn trống trơn?

Trả lời: Một trái chuối (ăn vào bụng hết trống trơn, ăn trái thứ hai không tính nữa)

Câu đố 55: Nếu con gà nói: “Mọi con gà đều nói dối”, hỏi lời nói của con gà nầy tin được không?
Trả lời: Gà không biết nói

Câu đố 56: Hai em bé có cùng cha, cùng mẹ, sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng nơi, nhưng chúng không phải là anh chị em sanh đôi. Bạn giải thích sao đây?

Trả lời: Sinh khác năm
Câu đố 56bis: Câu hỏi dễ hơn: Hai em bé có cùng cha, cùng mẹ, sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng nơi, nhưng chúng không phải là anh em sanh đôi. Bạn giải thích sao đây?
Trả lời: Chị em sinh đôi

Câu đố 57: Tôi không phải là quần áo nhưng tôi vẫn thường che phủ thân bạn hàng ngày, bạn càng dùng tôi nhiều thì tôi càng ốm đi. Đoán coi tôi là gì?
Trả lời: cục sà phòng

Câu đố 58: Có 5 trái táo trong cái giỏ đựng táo, tôi đưa cho 5 em bé mỗi đứa một trái táo, cuối cùng còn một trái nằm vẫn trong giỏ. Bạn giải thích sao đây?

Trả lời: Đưa nguyên cái giỏ đựng và cả trái táo cho em bé thứ năm

Câu đố 59: Câu hỏi gì mà mọi người có thể hỏi suốt ngày, mỗi lần câu trả lời đều khác nhau, nhưng đều đúng? Đố bạn đó là câu hỏi gì?

Trả lời: Bây giờ là mấy giờ?

Câu đố 60: Vật gì quanh năm chạy khắp thành phố suốt ngày đêm bất kể mưa nắng bảo táp?

Trả lời: Các đường phố hoặc các sợi dây điện.


 

TỪ LỄ HALLOWEEN SUY NGẪM VỀ CÁCH NHÌN NHẬN VÀ ĐỐI ĐÃI VỚI NHỮNG BIẾN DẠNG VĂN HÓA

Halloween là lễ hội hay trò chơi, là văn hóa truyền thống phương Tây hay là sự biến dạng văn hóa, là vui chơi giải trí vui vẻ hay ẩn chứa những nguy hại đối với con người?

Halloween không phải là trò chơi

Nhắc đến lễ hội Halloween, có lẽ nhiều người đã biết. Về thời gian, đó là tối 31/10. Về hoạt động, người ta trang trí không gian và hóa trang mình với những mặt nạ quỷ, trang phục phù thủy, xác sống, thây ma, đầu lâu xương chéo, đầu bí ngô, hình tượng ma sói, ma cà rồng v.v. bất cứ hình tượng nào gây nên cảm giác sợ hãi và thích thú. Trẻ em thì kéo nhau đi gõ cửa để xin kẹo. Những hoạt động này ngày càng rầm rộ ở các thành phố lớn ở Việt Nam, như một biểu hiện của sự “hòa nhập” với “văn minh” phương Tây và tinh thần vui chơi vô lo vô nghĩ.

Có lẽ cũng như nhiều hoạt động văn hóa khác hiện nay, nguồn gốc xuất xứ của lễ hội Halloween không được để tâm lắm. Bởi vì đa phần người tham gia cho rằng chẳng qua nó chỉ là một hoạt động vui chơi vô hại, chơi xong thì thôi, cần gì phải làm quá lên.

Thực tế thì Halloween chưa bao giờ là một hoạt động vui chơi vô tư, lại càng chẳng vô hại.

Nguồn gốc của lễ hội Halloween

Khi đó là khoảng hơn 2,000 năm trước tại khu vực sinh sống của người Celt cổ, ngày nay là Ireland, Anh quốc và miền bắc nước Pháp.

Vào đêm trước năm mới tức là đêm 31/10, diễn ra một lễ hội kỳ lạ của người Celt cổ gọi là lễ hội Samhain. Trong lễ hội này, người ta hóa trang thành những hình thù ma quái, những con quái vật, lũ ác quỷ. Bởi vì người Celt tin rằng vào thời điểm này, cánh cổng kết nối giữa dương gian và thế giới âm hồn mở ra, những linh hồn thiện - ác cũng theo đó mà quay lại nhân gian. Để tránh bị những linh hồn tà ác ăn thịt, người ta bèn hóa trang cho giống với vẻ ngoài của chúng.

Điều này có ý nghĩa tương tự tục xăm mình của người Việt cổ - xăm hình thuồng luồng lên người để khi xuống nước khỏi bị nó làm hại; hoặc mẹo đeo mặt nạ sau gáy của người châu Phi khi đi rừng, để tránh bị thú dữ họ mèo vồ trộm từ phía sau; hay tục lệ đặt tượng thủy quái ở mũi tàu của người Châu Âu để tránh bị thủy quái quấy nhiễu… làm vậy cũng là vạn bất đắc dĩ, chứ chẳng phải vui thú gì.

Đồng thời trong ngày lễ Samhain có những người cải trang thành linh hồn người chết, đi lang thang từ nhà này sang nhà khác để xin thức ăn, đổi lại họ sẽ cầu nguyện cho người thân đã khuất của mỗi gia đình đó. Đó là nguyên gốc của trò chơi khăm “Trick or Treat” sau này.

Người La Mã đã chinh phục người Celt vào thế kỷ thứ 1 sau CN, sau đó các nhà truyền giáo Cơ Đốc đã thay thế Samhain bằng ngày “Lễ các Thánh” ngày 1/11 (All Saints’ Day) và “lễ Các Đẳng linh hồn” ngày 2/11 (All Souls’ Day). Trong khi “Lễ Các Thánh” nêu tấm gương ngoan đạo của các vị Thánh Cơ Đốc giáo, thì “Lễ Các Đẳng linh hồn” cầu xin lòng thương xót của Chúa đối với các linh hồn.

Samhain có nguồn gốc ngoại giáo của người Celt địa phương đã được chủ tâm thay thế bằng những ngày lễ Cơ Đốc như vậy đó.

Các nhà truyền giáo Cơ Đốc đã thay thế Samhain bằng ngày “Lễ các Thánh”. (Ảnh: miền công cộng)

Nhưng không vì thế mà nó biến mất.


Những người Anh đầu tiên mang tín ngưỡng Thanh giáo đặt chân lên vùng đất New England chính là những trụ cột của xã hội Hoa Kỳ sau này, từ trong cộng đồng đó xuất sinh những bậc quốc phụ của nước Mỹ, nhưng họ phản đối mạnh mẽ Samhain. Chỉ đến giữa thế kỷ 19 khi những người Ireland và Scotland nhập cư vào nước Mỹ, thì lễ hội Samhain mới dần dần được coi là một ngày lễ lớn của Hoa Kỳ, lúc đó nó có tên là Halloween, và theo sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, ngày lễ này đã lan rộng khắp thế giới.

Từ trốn tránh ma quỷ đến truy cầu ma quỷ
Như vậy, xuất phát điểm Halloween là một ngày lễ trong đó người Celt tìm cách trốn tránh ma quỷ để khỏi bị làm hại, sau đó nó bị thay thế bởi những nghi lễ thiêng liêng của Cơ Đốc giáo, rồi nó tìm được cơ hội tái sinh ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - một đất nước với lịch sử non trẻ nhưng có ảnh hưởng vô cùng mạnh về truyền thông và văn hóa giải trí. Đến nay thì Halloween dường như đã trở thành một “ngày hội của ma quỷ” trên khắp thế giới.

Đồng thời những hình tượng gây sợ hãi trong Halloween đã cực kỳ phong phú so với khi xưa. Vô số chủng loại ma quỷ quái vật được sản xuất ra từ cái “lò phim ảnh” Hollywood, những hình ảnh biến dạng méo mó trong hội họa hiện đại của các họa sĩ tâm thần, những tên sát nhân biến thái ngoài đời thực v.v. hết thảy những hình tượng miễn là đáng sợ đều được “tổng động viên” vào đội quân ma quỷ hùng hậu trong những ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm.

Chẳng hạn hình tượng tên sát nhân ăn thịt người hàng loạt Jeffrey Dahmer, nhân vật hư cấu Jason Voorhees trong loạt phim “Thứ 6 ngày 13”, tên sát nhân biến thái Joker trong loạt phim siêu anh hùng DC… đều được hâm mộ cuồng nhiệt và được rất nhiều người lựa chọn để hóa trang.

Từ khi nào trong tư tưởng của loài người, sự phóng túng buông thả đã thắng thế để cho những hình tượng tội ác, lũ ma quỷ, loài quái vật nhẽ ra phải bị khinh bỉ và xa lánh, lại được tôn vinh như những anh hùng?

Sự phóng túng buông thả đã thắng thế để cho những hình tượng tội ác, lũ ma quỷ, loài quái vật nhẽ ra phải bị khinh bỉ và xa lánh, lại được tôn vinh. (Ảnh getty)

Có phải mọi chuyện đã đi quá xa và đa phần người ta vốn chỉ muốn “vui thôi” nhưng đã “vui quá”?

Ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Người Việt có câu “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, tương tự người Trung Hoa có câu “vật họp cùng loài, người phân theo nhóm”, hoặc người phương Tây lại nói thẳng rằng: “Hãy cho biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói anh là người thế nào”.

Thời Chiến Quốc, vua Tề Tuyên Vương khát khao người tài để trị quốc. Thuần Vu Khôn là hiền sĩ nổi tiếng của nước Tề, lúc ấy trong một ngày đã tiến cử cho Tề Tuyên Vương không phải một, mà đến bảy nhân tài.

Tề Tuyên Vương mới ngạc nhiên hỏi đại khái rằng: “Nhân tài trong nghìn dặm khó kiếm được một người. Vậy làm sao trong một ngày lại có thể tiến cử được những 7 hiền sĩ như vậy?”.

Thuần Vu Khôn trả lời: “Vật cùng chủng loại mà tập hợp, người cùng chung chí hướng mà hội tụ thành nhóm, Thuần Vu Khôn thần đây là một hiền tài, nay đại vương tìm kiếm hiền tài ở chỗ thần cũng giống như lấy nước ở sông, lấy lửa ở trong đá lửa vậy, những người mà thần muốn tiến cử đâu chỉ có bảy người này thôi!”.

Những người có phẩm chất tương đồng với nhau sẽ tìm đến nhau, những vật có tính chất giống nhau thường đi thành bầy. Một cá nhân cảm thấy thoải mái khi ở trong một đám đông cùng tính chất, thường là vì cá nhân ấy là một trong số họ.

Vậy cớ gì lại chiêu tập ma quỷ đông đảo như vậy? Phải chăng vì bất đắc dĩ nên tính kế trốn tránh ma quỷ như người Celt cổ? Không. Hay vì đó là một tục lệ lâu đời của xứ ta? Cũng không. Hay bị ai đó đè nén ép buộc phải làm? Cũng không nốt, vì người ta vui vẻ tự nguyện tham gia trò chơi này. Dĩ nhiên đó là một tâm thái hoàn toàn khác, là thứ tâm thái thừa nhận ma quỷ, truy cầu ma quỷ, rõ ràng ma quỷ không thể bỏ lỡ cơ hội này.

Như phát ngôn của nhà thờ Satan giáo: “Chúng tôi coi ngày lễ này là đêm mà con người thế gian đang cố gắng vươn tay vào bên trong và chạm vào ‘bóng tối của địa ngục”.
 
Thí nghiệm của các nhà khoa học về hình ảnh tích cực & tiêu cực

Trong tác phẩm: “Thông điệp của nước” & “Bí mật của nước”, tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto đã làm thí nghiệm tạo tinh thể nước khi cho nước tiếp xúc với các tác nhân khác nhau như âm nhạc, hình ảnh, ngôn ngữ.

Kết quả là khi nước tiếp xúc với tác nhân tích cực như hình ảnh mẹ Teresa - một nữ tu Công giáo nổi tiếng thiện hạnh thì cho tinh thể rất đẹp đẽ, cân xứng. Còn khi nước tiếp xúc với hình ảnh của trùm phát xít Adolf Hitler, thì nước không tạo được tinh thể, thay vào đó là một hình ảnh méo mó, tối đen ghê rợn, cũng giống như khi nước tiếp xúc với từ “ma quỷ” vậy.

Tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto đã làm thí nghiệm tạo tinh thể nước.

Với một cách tiếp cận khác dựa trên lý thuyết về về cơ thể động học, các nhà khoa học người Mỹ như tiến sĩ George Goodheart & tiến sĩ David R. Hawkins đã thực hiện hàng triệu thí nghiệm cho thấy cơ bắp thân thể người luôn cho câu trả lời chính xác và nhất quán. Với tác nhân tích cực, lẽ phải, điều tốt… thì cơ bắp mạnh lên; và ngược lại. Một trong số thí nghiệm đó cho thấy phản ứng yếu đi của cơ bắp khi người ta nhìn thấy hoặc chỉ cần tưởng tượng về những hình ảnh của ma quỷ hay kẻ ác như Adolf Hitler, và mạnh lên khi nhìn thấy hoặc tưởng tượng về những hình ảnh tích cực: Thần Phật, người tốt, thiên nhiên tươi đẹp v.v.

Cũng trên cơ sở ấy, một nhà khoa học người Đài Loan là phó giáo sư tiến sĩ Dương Thạc Anh của trường Đại Học Trung Sơn đã cho người được thí nghiệm xem chân dung của thiên tài Einstein hay nữ tu Thánh Teresa, hoặc xem biểu diễn của đoàn múa Vân Môn (Đài Loan), cơ bắp họ mạnh lên; còn nếu xem hình ảnh của Adolf Hitler hoặc bức tranh “Tiếng thét” của danh họa người Na Uy là Edvard Munch thì cơ bắp họ yếu đi rõ rệt. Cho kết quả tương tự là những thí nghiệm của tiến sĩ người Úc John Diamond, đó là khi người ta xem ngắm những tranh ảnh hiện đại trừu tượng ấn tượng thì cơ bắp yếu đi so với khi họ ngắm tranh Phục Hưng.

Gia đình giáo sư Dương Thạc Anh. (Ảnh: qua Epochtimes)

Vậy kết quả ra sao nếu con người bị vây chung quanh bởi những hình ảnh ma quỷ tràn ngập trong ngày lễ Halloween?
 
Tâm lý hâm mộ những thứ đáng ghê sợ và tiếng nói phản đối chính đáng

Khi hình tượng những tên sát nhân ăn thịt người gớm ghiếc như Jeffrey Dahmer làm mưa làm gió ở các rạp chiếu phim, đi vào các bài hát ăn khách (ví như “Dark Horse” năm 2013) của những “siêu sao ca nhạc” như Katy Perry thì công chúng, đặc biệt là giới trẻ cũng hết sức hào hứng để nói về những con quái vật này như thể là “người của công chúng”.

Trên TikTok, clip "Điều gì sẽ xảy ra nếu Jeffrey Dahmer đến từ Argentina?" nhận được 350.000 lượt thích; 2 triệu lượt thích là con số cho một bài đăng trong đó một người đưa ra giả thiết bạn cùng phòng là kẻ giết người hàng loạt.

Một tài khoản có 1,4 triệu người theo dõi là DuB family đã đăng clip "sống như Jeffrey Dahmer trong suốt một ngày".

Và đặc biệt, người ta còn hóa trang thành hình tượng Jeffrey Dahmer trong ngày lễ Halloween

Hỏi rằng bao nhiêu năng lượng tích cực, bao nhiêu chính khí đã bị lấy đi với những sản phẩm nghe nhìn vô trách nhiệm ấy? Và bao nhiêu con quái vật được tạo mới khi người ta tôn vinh những thứ giá trị ghê rợn ấy.

Những gia đình nạn nhân của Jeffrey Dahmer đã lên tiếng phản đối điều này, giống như nỗi đau của họ bị đào bới và bị khai thác, phải chi những người tôn vinh Dahmer có cùng cảnh ngộ với những nạn nhân và gia đình họ, không biết người ta còn tôn vinh hắn nữa không?

Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông Mỹ đang cảnh báo về việc hóa trang thành Jeffrey Dahmer vào ngày lễ Halloween là không phù hợp. Tờ New York Post viết: "Đó không phải là trang phục mà bạn nên mặc trong dịp Halloween này".

Nhiều người dùng Instagram đóng giả Dahmer tại các bữa tiệc Halloween đã gỡ các hình ảnh, bài đăng. Những người khác đã bị xóa ảnh bởi chính nền tảng, sau khi có báo cáo từ người dùng.

Một số tập đoàn lớn như eBay cũng loại bỏ quần áo hoặc phụ kiện được bán dưới dạng trang phục của Jeffrey Dahmer, dẫn ra chính sách của họ là: "Không cho phép các sản phẩm quảng bá hoặc ca ngợi lòng thù hận, bạo lực hoặc phân biệt đối xử".

Vậy với chính ngày lễ Halloween thì nên đối đãi ra sao?

Quên lãng là cách phủ nhận hữu hiệu nhất những điều tiêu cực

Một thí nghiệm của tiến sĩ Emoto đã được người dân khắp nước Nhật bắt chước làm theo. Họ chuẩn bị 3 lọ cơm giống nhau. Hàng ngày một lọ được nghe từ “cảm ơn”, lọ kia bị nghe mắng “đồ ngốc, còn một lọ thì bị lờ đi coi như không tồn tại.

Kết quả sau một tháng, lọ cơm bị mắng bị thiu hỏng, lọ cơm được cảm ơn tỏa hương thơm, nhưng lọ cơm bị bỏ rơi còn hỏng trước cả lọ cơm bị mắng.

Có nghĩa là năng lượng sẽ được cấp nhiều nhất khi được tôn vinh, ít hơn nhiều khi bị bài xích, nhưng là ít nhất khi bị tảng lờ, bỏ rơi, không tôn vinh không bài xích, mà xem như nó không tồn tại. Đây hoàn toàn là vấn đề của lựa chọn tâm thái.

Những điều xấu, tiêu cực, cần phải được nhận diện nhưng không nên thừa nhận, cần coi khinh mà chẳng tôn vinh, cần bị quay lưng chứ chẳng nên hào hứng. Nó sẽ không có năng lượng để tồn tại.

Ngược lại, phải ra sức vun bồi những giá trị tích cực, ca ngợi cái Thiện và vẻ đẹp chân chính, những giá trị văn hóa truyền thống, năng lượng tích cực ấy sẽ được tiếp sức, lan tỏa, tự khắc những sản phẩm tà ác cũng bị đẩy lui.

Ấy cũng là hành động có ý thức để gieo nhân tốt và lựa chọn tương lai tốt đẹp cho mình.

(Bài viết chỉ thể hiện ý kiến cá nhân tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang mạng NTDVN)

Nguyên Phong / NTDTV

 XEM THÊM :

Đêm Halloween ám ảnh ở Itaewon (Hàn Quốc )

30 thg 10, 2022

TRẮC NGHIỆM BỆNH ALZHEIMER

                  (Bạn có thấy 10 mặt người trên cây khô này ?

               (Có một mặt người trong bức tranh này,bạn thấy không ?)

         (Bạn có thấy hình ảnh một đứa bé sơ sinh không?)

                (Có thấy một cặp tình nhân đang “mi” nhau không?)

(Trong bức vẽ nầy có hình ảnh 3 người đàn bà, bạn thấy không?)

 Nếu bạn tìm thấy hết những chi tiết có trong những tấm ảnh nầy thì bạn chưa có dấu hiệu mắc bệnh ALZHEIMER (đi vào quên lãng).
 


Từ Cảnh chuyển
 

GÓC PHỐ - Nguyễn Thị Châu

 
GÓC PHỐ
🌷🌷
Nơi góc phố ly cà phê ngồi đợi
Bóng tình nhân từ phương ấy trở về
Ngọn đèn chiều cũng in bóng say mê
Nghe gió thoảng tưởng như ai đứng đợi.
Góc phố ngày xưa nay còn lại đó
Người tôi yêu đã đi biệt nơi nào?
Giọt cà phê. Ôi! Lặng lẽ làm sao
Rơi từng giọt như máu tim đang chảy
Góc phố cũ là nơi ta hò hẹn
Mà giờ đây hiu quạnh buổi chiều tà
Tách cà phê còn lại chỉ mình ta..
Buồn hiu hắt nhớ ai nơi góc phố…
Góc phố cũ, ly cà phê tẻ nhạt
Ta lang thang , tìm hình bóng ta yêu
Mây vẫn trôi che khuất ánh nắng chiều
Hoàng hôn xuống ,rót vào tim vị đắng ….!
19-10-2022
Nguyễn thị Châu

 

Mời Xem :


TIẾNG SÁO TRÊN SÔNG, VỀ THĂM TRƯƠNG CŨ - Thơ Nguyễn Thị Châu

T.T.Kh – Một huyền thoại văn chương - Tác giả Phương Đình

Kỷ niệm 90 năm Phong trào Thơ mới, 1932-2022)

Vanvn- Hơn tám mươi năm qua, bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” của T.T.Kh vẫn là một hiện tượng văn học độc đáo đã làm tổn hao giấy mực, công sức người cầm bút và mối quan tâm đặc biệt của người yêu thơ. Mãi cho đến hôm nay, dư luận vẫn băn khoăn không biết nhà thơ ẩn danh T.T.Kh là ai và “người ấy” của tác giả cũng chưa ai biết rõ trong khi bốn áng tình thư tha thiết lâm ly vẫn chưa hết làm chạnh lòng bao người yêu thi ca. Tổng cộng có 4 bài thơ của T.T.Kh đăng báo, trong đó bài đầu tiên “Hai sắc hoa ti-gôn”, là nổi tiếng nhất nhiều người thuộc lòng, được các nhạc sĩ Trần Trịnh, Anh Bằng phổ ra ca khúc (1958) cùng tên do các danh ca Hoàng Oanh, Thanh Lan trình bày… hiện nay vẫn còn phổ biến.

Khoảng giữa thập niên 1970, ở Nam bộ có phong trào in lại những tác phẩm văn học nổi tiếng từ trước 1945 hay thơ văn của những tác giả Cách Mạng. Tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, thơ truyện của những tác giả kháng chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Thẩm Thệ Hà, Trần Quang Long… được in lại theo hình thức roneo, và bày bán tại các vỉa hè chợ cũ Sài Gòn. Bên cạnh đó, một số bài thơ hay của thi sĩ nổi tiếng thời tiến chiến như: Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Kiên Giang, T.T.Kh,… được in chính thức theo loại cánh bướm xếp gọn ba tờ giá rẻ, dễ phổ biến, được bày bán tại sạp báo như: Tương tư, Hành phương Nam, Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Hai sắc hoa ti-gôn… Với những bài thơ của T.T.Kh, tiểu biểu là Hai sắc hoa ti-gôn, nhà thơ ẩn danh đã gợi lại cho người yêu thơ một giai thoại thú vị trong văn học nước nhà.

Người ta còn nhớ, vào đầu mùa Trung Thu năm 1937, trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy do Vũ Đình Long làm chủ bút tại Hà Nội, có đăng truyện ngắn “Hoa ti-gôn” của nhà văn Thanh Châu (191- 2007). Hơn một tháng sau, tòa soạn nhận được một phong bì dán kín trong đó chỉ vỏn vẹn có bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” bên dưới ký tên T.T.Kh…, do một thiếu phụ đẹp khoảng 20 tuổi, dáng nhỏ bé, vẻ thùy mỵ, nhưng có nét mặt u buồn, mang đến gửi cho chủ bút tờ báo. Đây là lần duy nhất người thiếu phụ ấy xuất hiện. Sau đó, T.T.Kh gửi tiếp đến tòa soạn báo này một bài thơ nữa có nhan đề: “Bài thơ thứ nhất” và bài thơ “Đan áo” có ghi đề tặng riêng Thâm Tâm gởi đăng tờ Phụ nữ thời đàm (1938). Và vào ngày 30.10.1938, T.T.Kh gửi đăng thêm “Bài thơ cuối cùng” cũng trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Như vậy là có tất cả 4 bài thơ của T.T.Kh.

Thiên tình sử lâm ly ngang trái theo nhiều người nghĩ là được hình thành từ truyện ngắn “Hoa Ti-gôn” của nhà văn Thanh Châu. Đó là chuyện tình buồn của một nghệ sĩ: Họa sĩ Lê Chất mượn cớ đi tìm cảnh đẹp sáng tác để tìm lại một thiếu nữ yêu kiều chàng mới gặp chiều hôm trước. Khi đạp xe ngang qua một biệt thự cũ tường mái rêu phong, tình cờ chàng bắt gặp một cô gái dưới giàn hoa ti-gôn. Thiếu nữ mặc áo cánh lụa, đôi má hồng tươi với vẻ đẹp đài các rất hiếm hoi, khiến ai trông thấy một lần là không sao quên được. Thiếu nữ vô tình, mãi tới khi sắp vào nhà, mới trông thấy có người đứng nhìn lén mình. Từ đó, hôm nào chàng họa sĩ cũng đạp xe vào làng Mọc nhưng thiếu nữ thấy động là lẩn vào nhà ngay. Lê Chất được gặp nàng vài lần nữa rồi thôi, ngôi nhà hình như vắng người, chỉ còn thấy có một bác cao tuổi cuốc cỏ ở trong vườn. Nỗi nhớ nhung cứ ngày ngày triền miên đến với chàng họa sĩ cả trong giấc mơ. Một mùa đông trời se sắt lạnh, họa sĩ Lê Chất mang giá vẽ đi sáng tác ở vùng Vân Nam phủ. Trong một bữa tiệc đông vui tấp nập khách mời, chàng chợt gặp lại người xưa. Đã tám năm qua, chàng quên sao được khuôn mặt người mình thầm thương trộm nhớ. Mai Hạnh là tên người thiếu nữ, nàng đã lấy một người chồng quyền thế giàu sang.

Những ngày sau, cuộc tình lãng mạn nảy nở. Nàng hay đến chỗ trọ thăm chàng. Hai người yêu nhau và như sống trong cơn mê. Mai Hạnh dù cố chống chọi lại với cuộc tình ngang trái nhưng sau cùng nàng cũng nhận lời cùng Lê Chất sắp đặt để cả hai người cùng trốn đi xa. Nhưng cuối cùng sợ người đời khinh bỉ, họ hàng hai bên bị tai tiếng, Mai Hạnh đành nén nỗi đau thương trong lòng từ chối chàng. Cuộc tình chấm dứt. Bốn năm sau, chàng họa sĩ đa tình Lê Chất được báo tin: nàng đã mất.

Từ sau ngày đặt lên nấm mộ người yêu những dây hoa ti-gôn màu máu với hình quả tim vỡ cho đến cuối đời, cứ đến mùa hoa ti-gôn nở, không buổi sáng nào chàng không mua một ôm hoa ti-gôn tươi thắm về để thay cho hoa cũ trong phòng vẽ của chàng…

***

Bài thơ đầu tiên Hai sắc hoa ti-gôn gửi đăng trên báo Tiểu thuyết thứ Bảy (năm 1937) của T.T.Kh đã gây sóng gió ngay trên văn đàn về nội dung trữ tình đặc biệt mà nhất là về tác giả ẩn danh của bài thơ này. Sáng tác theo thể loại thơ mới bảy chữ gồm 11 khổ, mỗi khổ 4 câu, tổng cộng 44 câu theo phong cách thơ tứ tuyệt, giai điệu phảng phất sương khói Đường thi nên đọc dễ cảm. Bài thơ được T.T.Kh sáng tác theo lối thơ tự thuật, nói về tâm sự của mình, một thiếu nữ phải đau đớn trải qua một cuộc tình éo le ngang trái. Bi kịch đầy tính lãng mạn này được đặt trong bối cảnh không gian có giàn hoa ti-gôn được coi là biểu tượng của một cuộc tình tan vỡ. Tưởng cũng nên biết hoa ti-gôn là loại hoa dây, hoa nhỏ bé, xinh xắn với đầu cánh hoa màu hồng nhạt, gần cuống hoa màu trắng. Hoa ti-gôn được du nhập từ phương Tây, tên gọi là antigone (Anh/Pháp) thuộc giống dây leo, thân cành mỏng manh, lá nhỏ mỏng gần giống lá nho (la vigne: cây nho/ tiếng Pháp) nên được nhiều người gọi là hoa nho.

Hoa ti-gôn. Ảnh EyE Tech
Trong truyện ngắn của nhà văn Thanh Châu, nàng là một cô gái ngây thơ, sống hồn nhiên, coi màu trắng của hoa tượng trưng cho tình yêu trong trắng thủy chung: “Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn/ Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn/ Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc/ Tôi chờ người đến với yêu đương/ Cho nên cười đáp màu hoa trắng/ Là chút lòng trong chẳng biến suy”. Trong khi đó, chàng là một tâm hồn lãng mạn đa cảm đa sầu, lại nhìn dáng hoa hình tim vỡ với tâm trạng lo lắng cho mai sau về một tình yêu không trọn: “Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/ Thở dài trong lúc thấy tôi vui/ Bảo rằng: Hoa dáng hình tim vỡ/ Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”. Hai sắc hoa ti-gôn – bài thơ đầu tiên – là sự hoài niệm về một tình yêu đằm thắm, lãng mạn với bao nỗi lo lắng băn khoăn của hai người đang yêu về một tương lai.

Bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn – Khởi đầu nói lên sự lo lắng ở mai sau cho tình yêu giữa hai người cùng nỗi nhớ đến tâm trạng người ấy khi biết mình đã sang sông: “Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ/ Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu/ Gió về lạnh lẽo chân mây vắng/ Người ấy ngang sông đứng ngóng đò/…Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/ Trời ơi! người ấy có buồn không/ Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ/ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng“. Bài thơ thứ nhất – Những ngày sống gượng trong nỗi cô đơn tâm hồn bên người chồng nghiêm ở vườn Thanh: “Ở lại vườn Thanh có một mình/ Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh/ Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo/ Yêu bóng chim sa nắng lướt mành”; “Biết đâu tôi, một tâm hồn héo/ Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”. Bài thơ đan áo – T.T.Kh đã chuyển cung làm thay đổi giai điệu, từ thơ mới 7 chữ sang lục bát truyền thống để chân tình thổ lộ nỗi đau đớn xót xa đầy nước mắt trong cuộc sống gia đình không hạnh phúc: “Ngoài trời mưa gió xôn xao/ Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm/ Ai đem lễ giáo giam em/ Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời”. Bài thơ cuối cùng chứa đựng lời hờn giận trách móc người ấy, thông điệp cuối cùng về sự chia tay: “Là giết đời nhau đấy biết không/ Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung/ Giận anh anh viết dòng dư lệ/ Là chút dư hương điệu cuối cùng”.

Trong thực tế, người ta biết “Con trai chỉ hình thành viên ngọc quý khi phải chịu đau đớn ngậm dị vật trong miệng”. Ta có thể nói đau thương là mảnh đất màu cho kiệt tác của tài hoa. Chỉ trong đau khổ, T.T.Kh mới viết nên được những vần thơ lâm ly đẫm lệ làm người đọc thơ đau đáu cháy lòng.

Được nói nhiều đến bốn bài thơ tình nổi tiếng trên là vấn đề tác giả, tức là lai lịch của T.T.Kh và người ấy được tác giả nhắc đến trong thơ là ai. Trước hết, “người ấy” là một phiếm chỉ đại từ mang ý nghĩa mơ hồ nhưng rất tình tứ, để chỉ “người tình xa vắng” nghe khá não ruột, cũng được nhiều văn nghệ sĩ sử dụng (Nguyễn Trọng Quản, Khái Hưng, Song Hảo…)

Ở trong thơ T.T.Kh, dường như tất cả những điều được nói đến về tác giả từ trước tới nay đều là những giả thiết, chưa có gì chắc chắn. Trước tiên, hai nhân vật chính trong bốn bài thơ tình bi thương là tác giả bài thơ và người ấy, đối tác tình cảm của nhà thơ. Chân dung người thương của T.T.Kh chỉ hình dung ra được là một chàng nghệ sĩ tài hoa, phong thái lãng tử giang hồ, sống cuộc đời xê dịch, không cùng quê quán với tác giả: “Thuở trước, hồn tôi phơi phới quá/ Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương/ Bỗng nhà nghệ sĩ từ đâu lại/ Êm ái trao tôi một vết thương…”/ “Người xa xăm quá, tôi buồn lắm/ Trong một ngày vui pháo nhuộm đường”. Lời thơ tự nhiên, thành thật nghe rất dễ thương, làm theo thể loại thơ mới 7 chữ, nhạc điệu uyển chuyển du dương, mang mang sương khói Đường thi nên dễ len vào hồn người đọc. Ta biết về chàng chỉ bấy nhiêu đó thôi.

Điều làm nhiều người muốn biết chính thức T.T.Kh là ai? Có người bảo đó là tên tắt của Trần Thị Khánh, người yêu của nhà thơ Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình, tác giả bài thơ “Tống biệt hành” được đưa vào chương trình ngữ văn Trung học phổ thông. Người khác (nhà văn Thế Nguyên) cho T.T.Kh là bút danh viết bớt chữ của nhà giáo – nhà thơ yêu nước Thẩm Thệ Hà (1923-2009) có tên thật là Tạ Thành Kỉnh, cũng có người đọc là Thâm Tâm Khánh, kết hợp theo lối giản thể giữa hai tên Thâm Tâm và Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Có người tự nhận T.T.Kh chính là người yêu của mình, sau đó viết tiếp thêm những bài thơ sau bài Hai sắc hoa ti-gôn như Nguyễn Bính (Cô gái vườn Thanh), Thâm Tâm (Màu máu ti-gôn) hoặc khẳng định mình là T.T.Kh tức tác giả những bài thơ trên: Thâm Tâm (1917-1950), Nguyễn Bính (1918-1966)…

Theo Nguyễn Vỹ (1912-1971), nhà thơ – nhà báo nguyên soái của Tao đàn Bạch Nga và chủ bút tạp chí Phổ Thông, với những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc đời hoạt động văn nghệ khi còn ở miền Bắc trước 1945, đã khẳng định T.T.Kh chính là nhà thơ Thâm Tâm, đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu như: Nguyễn Tấn Long… Trong khi đó có người cho T.T.Kh là cô Trần Thị Khánh nào đó hoặc là giai nhân Phạm Thị Sứ của đất Hà thành hay Trần Thị Vân Chung, người yêu của nhà văn Thanh Châu, tác giả tuyện ngắn “Hoa ti-gôn”, nguồn cội của những bài thơ tình ký với bút danh T.T.Kh từng gây sóng gió làng văn một dạo nào. Dù sao, ta cũng có thể nói, mối tình giữa T.T.Kh và người ấy là một trong những mối tình đẹp nhất hiện hữu trong văn chương: “Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở” (Xuân Diệu) .

“Tất cả qua đi, chỉ còn lại văn hóa” (Tout s’oublie, seule la culture reste) là cái vĩnh hằng của con người, trong đó có nghệ thuật văn chương. Cho đến hôm nay, những vần thơ bất hủ của T.T.Kh dù chưa hẳn là kiệt tác, cũng đã đi vào văn học sử và trái tim của công chúng yêu thi ca. Nhà phê bình Hoài Thanh cũng có ý kiến: Có kẻ không ngần ngại cho những bài thơ ấy là áng thơ kiệt tác.

Đốt lò hương cũ, tìm lại dư hương nghệ thuật của một thời vang bóng, thiển nghĩ ta cũng không nhất thiết phải quá thắc mắc về nguồn cội nhân thân của một tác giả mà vì một lý do nào đó rất cần sự yên ổn cho tâm hồn, T.T.Kh đã cố ý ẩn danh khi khai sinh ra đứa con tâm huyết của mình. Có lẽ điều cần có là những phút lắng đọng tâm tư để thưởng thức trọn vẹn giai điệu du dương và hương sắc ngọt ngào những áng tình thư của T.T.Kh. Hôm nay trân trọng ca ngợi kiệt tác và tài hoa của T.T.Kh, có lẽ ta hãy tạm quên đi mọi băn khoăn về lai lịch nhà thơ, để trả lại tất cả về vị trí đặc biệt của một huyền thoại văn chương.

PHƯƠNG ĐÌNH


 Xem Thêm : 

Thi sĩ Thái Can – Người họa thơ bằng nhạc điệu 

 

Đỉnh Dốc Sầu Chờ Mưa - Nguyễn Đạm Luân


 

Chờ mưa trên đỉnh dốc sầu

Từ xa vẳng tiếng vó câu vọng về

Mù mờ sương bóng ai đi

Nắng thôi chùng xuống níu ghì mắt môi

Ngựa run chân mỏi tuổi đời

Bụi bay theo gió cuốn vui xa người

Ăn năn tình lỡ một thời

Tiếng mưa ngày đó như lời thở than

Khẳng khiu cây áo thu vàng

Tình chưa về đã vội tàn kiếp hoa

Dốc sầu mưa vẫn chưa qua

Ngữa tay xin giọt lệ sa tiễn người

Nguyễn Đạm Luân


Mời Xem :

 Nơi Này Anh Đi Vẫn Vậy - Nguyễn Đạm Luân

Cái chết ảo - Trần Mộng Tú

Trong vòng trên dưới hai mươi năm nay chúng ta sống dựa vào điện thoại cầm tay và khung hình điện toán nhiều lắm, nhiều đến nỗi tưởng như nếu bây giờ không có hai thứ đó thì chúng ta sẽ trở về thời tiền sử vì chúng ta mất hết phương hướng. Chúng ta sẽ trở nên mù lòa, tàn tật.



Thế giới tin học này, ngoài việc giúp mở mang trí tuệ còn giúp con người liên lạc xuyên lục địa, giúp mở tung những giấu kín, bưng bít, những bí mật phi pháp, những khám phá mới nhất trước mặt, những khám phá giật lùi từ thượng cổ, tìm lại những liên hệ đã mất tích, giúp xây dựng hay lật đổ, giúp điều thiện, gây điều ác… không kể ra hết được.

Nó giống như một chiếc kính vạn hoa, người ta vào đó để hưởng được tất cả lợi nhuận của nó và đồng thời cũng để thất lạc chính mình trong đó. Đến nỗi có người đã phải thốt lên: There are three kinds of death in this world. There's heart death, there's brain death, and there's being off the network. (Guy Almes)

Một trong những lợi nhuận đầu tiên là thông tin giữa gia đình, bạn hữu thật. Sau đó mở rộng ra đến thông tin giữa những người mình chưa hề là bạn, chưa gặp gỡ bao giờ. Có khi hai người xa lạ, qua những điện thư, cũng tự gửi hình gia đình cho nhau, nói chuyện gia đình, con cái. Rồi tiếp đến một lời mời, một cái hẹn gặp nhau khi có dịp đi xa, đến thành phố đó, mình gặp nhau, để biến ảo thành thực. Lời mời đó đôi khi thực hiện được.

Mình cũng nhận được hình ảnh của hoa tươi, nghe được tiếng chim hót và cả những tiếng dội của bom đạn, hình những đám rác bềnh bồng trôi trên khung mạng. Cả những áng văn hay, những bài viết chỉ mới đọc một dòng đã phải xóa ngay của ai đó gửi đến cho mình.

Trong thế giới ảo này, chúng ta thật sự biết tên một người nào đó kèm theo hình ảnh đã là hiếm, nếu chúng ta gặp được, đặt tay lên vai, nở một nụ cười với người mang cái tên đó, lại càng hiếm nữa. Là một người viết, tôi có những bạn đọc ở xa lắm, xa đến nỗi tôi chẳng thể hình dung ra thành phố, quốc gia nơi người đó cư ngụ, nếu không phải là nơi tôi đã một lần ghé qua trong một chuyến du lịch. Tôi cũng không biết tuổi tác người đó (vì không bao giờ hỏi) không biết mặt (vì không bao giờ gửi, nhận hình). Có những người, sau năm ba lần thư gửi đi, tôi quên mất địa chỉ hộp thư, quên mất tên người đó, nếu người đó không quay lại tìm tôi, tôi không cố nhớ lại được, vì nhiều tên quá, nên tên có trong danh sách lưu trữ mà loay hoay tìm không ra vì trí nhớ thiếu sót.

Nhưng có người tôi nhớ mãi, dù cũng ảo như mọi người khác, nghĩa là chỉ có một cái tên nhưng chưa hề biết mặt, vì hình như có một sợi giây vô hình nào đó giúp chúng tôi hiểu nhau, gần gũi nhau lắm. Cho đến một hôm, cái tên người đó bỗng mất hẳn. Gọi mãi trên thư cũng không nghe thấy trả lời. Mất là mất hút, như gió sa mạc cuốn hạt cát đi, như đại dương xô vỡ một bọt nước, như con lốc cuốn chiếc lá lên trời. Trên cái khung hình trắng toát đó không bao giờ tôi nhận được dấu vết trở về. Tôi mất hẳn người bạn ảo đó. Tôi có ngẩn ngơ một thời gian, vì khi trao đổi thư với nhau, chúng tôi tìm được chút nào là tri kỷ. Đôi khi ngẫm nghĩ không biết mấy cái thư cuối mình có viết điều gì vụng về, để người bạn chưa hề gặp buồn lòng không? Tôi mất hút dấu vết của người bạn đó, tôi tiếc quá, nhưng không biết làm thế nào tìm lại được bây giờ.

Chuyện tiếc một người bạn ảo giống như tiếc một giấc mơ. Trong mơ ta biết rõ là mơ, là không phải thực khi ta tỉnh. Người bạn trên khung mạng ta biết phải là một người bằng xương, bằng thịt ngồi gõ những ô chữ để gửi một cái thư đi, người đó phải có thực, nhưng ta vẫn gọi là ảo, vì ta không bao giờ giáp mặt, không cầm tay, ngay cả vạt áo cũng chẳng chạm vào. Con người ảo đó nếu chỉ một buổi sáng mất cái tên trên khung mạng, không bao giờ thấy xuất hiện nữa, như nó chưa hề hiện diện, chưa hề nhận thư, chưa hề gửi thư thì lúc đó ta phải gọi là ảo chứ không thể nào thay bằng bất cứ một tên gọi nào khác.

Ta lại không biết người đó chỉ bỏ đi vì không muốn liên lạc với ta nữa, hay người đó đã suy yếu sức khỏe không còn khả năng ngồi viết thư, đọc thư nữa, hay người đó đã nằm yên trong đất, đã biến hóa thành phân bón cho cây cỏ, hay thân xác đã được hỏa táng thành tro đang trôi bềnh bồng trên biển cả. Ta tha hồ tưởng tượng về một cái tên bỗng dưng biến mất của người bạn ảo đó và ta nhớ tiếc.

Để cho khỏi đau buồn, ta tự nghĩ ra thế giới trên mạng này là thế giới thứ ba sau hai thế giới bấy lâu nay ta biết: thế giới con người và thế giới thần linh. Thế giới thứ ba này là chỉ xuất hiện trên khung mạng. Ai muốn vẽ rồng ra rồng, vẽ rắn ra rắn, vẽ thiên thần hay vẽ ngạ quỷ, tùy nghi. Ai muốn tin cứ tin, ai muốn xóa bỏ cứ xóa bỏ, không có một nguyên lý nhất định, một kim chỉ nam nào để người ta theo đó mà ung dung tự tại được trong thế giới thứ ba này. Cái đẹp của người này là cái xấu của người khác, cái hay và cái dở chồng chéo lên nhau, tùy theo bản ngã của mỗi người gạn đục, khơi trong.

Nhưng những cái tên quen thuộc bỗng mất đi không để lại vết tích nào quả có mang buồn bã, hụt hẫng cho những người bạn mỗi ngày vào mạng.

Một buổi sáng, tôi mở cái khung hình trắng xóa trước mặt, đọc những bài vở của những người bạn thật, bạn ảo từ xa gửi tới. Tôi nhận được tin báo: Chị Phi Yến, bị tai nạn xe cộ, chết ngày hôm qua.

Cũng như phần đông những người bạn ảo khác, tôi chưa hề gặp mặt chị Phi Yến bao giờ, tôi chỉ biết chị qua cái tên. Cái tên này lại nằm trong một danh sách dài của cậu em tôi ở Hà Nội gửi đến. Con chim Yến đậu lại trên khung hình ảo, con chim Yến bay đi, khoảng trống đó sẽ lại có một con Hồng ảo, con Nhạn ảo khác thế vào.

Trước sau, cái tên đó chỉ là ảo, nếu cậu em tôi ở Hà Nội không phải là bạn thân của chị Phi Yến, không gửi cho tôi mấy tấm hình của chị, sau khi nhận tin chị mất, tôi hỏi thăm về quê quán, tuổi tác chị.

Cái tên của chị không xuất hiện trên khung mạng của tôi nữa thì chẳng khác nào nó bay đi như con chim Yến bay đậu sang một nhánh cây khác.

Thôi, tôi cứ tin như thế, tin như chuyện xe tông vào chị như một chuyện nằm mơ. Nằm mơ, khi tỉnh dậy không tin là thật. Cái tên của chị Phi Yến mất đi trên trang mạng có khi chỉ là một Tên Ảo và cái chết của chị là một cái Chết Ảo.

Tôi muốn tin như vậy.
 
Trần Mộng Tú 
 

 

29 thg 10, 2022

LÁ RƠI - Thơ GIANG HA THU VO THOMSON

 
LÁ RƠI

Lá rơi từng chiếc bên thềm
Tay em thon nhỏ êm đềm vuốt ve
Gió đưa xào xạc ngọn  tre
Suối kêu róc rách sơn khê chập chùng
 Núi cao đồI thấp kiêu hùng
Trăng xuyên kẻ lá mưa từng hạt rơi
Sáo diều vi vút chơi vơi
Thiên nhiên ai vẽ khung trời bình yên
 Mộng mơ mơ mộng triền miên
Em ngồi viết lại một thiên sử tình
Sao băng vượt mấy hành tinh
Để gom góp những hành trình thiên thu 
Lá vàng gói trọn trang thư

GIANG HA THU VO THOMSON 
Florida USA 
October 27 /2022



MỜI XEM :

 SINH NHẬT MÙA THU - Thơ GIANG HA THU VO THOMSON

 

Nobel không vinh danh, văn học trinh thám vẫn có độc giả

Vanvn- Nhà văn Michel Bussi cho rằng Nobel khó lòng tôn vinh tác giả trinh thám, nhưng người viết dòng văn học này vẫn được độc giả ghi nhận.

Michel Bussi là một trong những nhà văn bán chạy nhất tại Pháp hiện nay. Các tác phẩm của ông nổi bật với các nhân vật nữ mạnh mẽ và các cú twist bất ngờ. Văn phong của Bussi từ tốn, xoáy sâu vào tâm lý nhân vật thay vì chỉ tập trung vào phá án như trinh thám cổ điển. Nhà văn trinh thám Việt – Di Li – từng nhận xét: “Michel Bussi viết truyện trinh thám với những áng văn rất đẹp. Nếu chúng ta bỏ qua những chi tiết liên quan đến án mạng hay vụ án, vẫn sẽ có được một cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh”.

Ngày 25.10, nhà văn trinh thám Pháp Michel Bussi đã tới Việt Nam và trực tiếp giao lưu với độc giả tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Trước buổi tọa đàm, Zing trò chuyện và trao đổi riêng với nhà văn. Trong đó, nhà văn chia sẻ thói quen viết của mình và quan điểm của ông về vị trí của văn học trinh thám trên dòng chảy văn học, đồng thời cho biết có thể ông sẽ viết một tác phẩm lấy cảm hứng từ chuyến thăm Việt Nam lần này.

Nhà văn Michel Bussi xuất hiện tại Thư viên Quốc gia Việt Nam25/10//2022. 
Ảnh: Đức Huy.

Cảm hứng từ những câu chuyện phi thường trong đời thật

* Xin ông chia sẻ về nguồn nguồn cảm hứng sáng tác của mình. Ông thường tìm cảm hứng từ đâu?

– Tôi thường xuất phát với những tình huống, những câu chuyện lạ, phi thường và có phần khó tin. Tôi sẽ cố tìm lời giải cho những câu chuyện ấy trong tác phẩm của mình. Tiểu thuyết của tôi không phải tiểu thuyết phiêu lưu viễn tưởng mà là tiểu thuyết có yếu tố điều tra phá án căng thẳng. Tác phẩm sẽ bắt đầu với một bí ẩn chưa có lời giải và độc giả sẽ chỉ tìm ra chân tướng khi đọc đến chương cuối.

* Vậy, ông lấy cảm hứng từ đời thật?

– Phải, nhưng tôi cũng sẽ sáng tạo thêm những nhân vật thú vị, những nhân vật bình thường nhưng phải đối mặt với những sự kiện bất thường, sự kiện khó tin, ví dụ một người về từ cõi chết. Tôi lấy cảm hứng từ những sự kiện có thể gợi mở ra một cuộc phiêu lưu phi thường.

* Điều gì khiến ông muốn trở thành nhà văn, cụ thể là một tác giả viết trinh thám?

– Tôi thích đọc sách từ bé. Từ năm 6 tuổi, trong đầu tôi đã hình thành những cốt truyện mà tôi muốn viết rồi. Đến tuổi thiếu niên, tôi đọc rất nhiều tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết phiêu lưu. Tôi nghĩ tôi được tiếp thêm động lực viết từ những cuốn sách ấy. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp viết và xuất bản cuốn sách đầu tiên thì sách của tôi lại trở thành sách bán chạy, nhu cầu từ độc giả rất lớn nên tôi cũng không dừng viết được. Tôi cứ theo đà ấy mà sáng tác.

* Mong ông chia sẻ thói quen viết của mình, thưa ông?

– Tôi viết mọi lúc mọi nơi. Thực ra, ngày nào tôi cũng viết, không có giờ cố định. Lúc nào rảnh rỗi là tôi lại viết vào máy tính xách tay. Ngay cả trong lần đi thăm Việt Nam đây, giờ tôi không viết được nhưng nếu lúc nào có thời gian rảnh hoặc tối về tôi sẽ lại mở máy ra viết tiếp.

Ai đã giết Hoàng tử bé? là tác phẩm thứ sáu của Michel Bussi được xuất bản ở Việt Nam. Ảnh: Minh Hùng.

Nhân vật nữ thường mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn nam giới

* Sách của ông thường có những cú twist bất ngờ. Khi sáng tác, ông nghĩ twist trước khi viết hay ngược lại?

– Phải, tôi thường lên kịch bản những cú twist bất ngờ, những cú lật màn tình huống nhanh. Tiểu thuyết nào tôi cũng phải lên kế hoạch hết trước khi viết. Nếu độc giả có đọc sách lần thứ hai, họ sẽ thấy các manh mối rải rác khắp nơi và hiểu rằng mọi thứ đều đã được tính toán từ trước.

* Các nhân vật nữ mạnh mẽ trong các tác phẩm của ông cũng là một điều thu hút độc giả, ông có thể chia sẻ cách ông xây dựng những nhân vật nữ anh hùng này không?

– Thông thường, tiểu thuyết của tôi xoay quanh các mối quan hệ tình cảm hoặc mối quan hệ giữa mẹ với con, giữa con với mẹ, đan cài trong cuộc hành trình đi tìm bản dạng. Và tôi thấy với các cốt truyện kiểu này, nhân vật nữ thường mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn nam giới. Bản thân tôi cũng muốn khắc họa các nhân vật nữ mạnh mẽ và ấn tượng như vậy. Trong khi đó, nhân vật nam trong tiểu thuyết của tôi thường được khắc họa bộc trực, bản năng hơn, họ có xu hướng bạo lực và quan tâm đến tiền hơn.

Tôi luôn xây dựng cốt truyện có bóng dáng của phụ nữ xuyên suốt, tôn vinh những phẩm chất tỉ mỉ, cần cù, kiên nhẫn và họ thường đóng vai trò mấu chốt trong mạch truyện.

* Có ý kiến cho rằng giới phê bình khó tính khi đánh giá tiểu thuyết trinh thám, cho rằng đó không phải dòng văn chương đỉnh cao. Ông nghĩ gì về nhận định này?

– Tôi nghĩ cũng tùy quan điểm. Ở Pháp, văn học trinh thám ít khi được tôn vinh tại các giải thưởng văn học lớn. Nhưng việc tôi có mặt ở Việt Nam lúc này, các tác phẩm được độc giả quốc tế quan tâm và cũng đã giành được rất nhiều giải thưởng cho thấy thực tế, truyện trinh thám cũng nhận được sự quan tâm lớn từ độc giả.

Tất nhiên, giải Nobel Văn chương thì tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ tôn vinh các tác giả viết tiểu thuyết trinh thám hay tiểu thuyết phiêu lưu viễn tưởng. Nhưng chuyện ấy cũng chẳng mấy nghiêm trọng, bản thân tôi nhận được rất nhiều giải thưởng khác, thường là các giải thưởng do tác giả bình chọn. Điều này cho thấy sức hút riêng của văn học trinh thám.

“Có thể sắp tới, Việt Nam sẽ xuất hiện trong tác phẩm của tôi”

* Tác phẩm mới của ông lấy cảm hứng từ cuộc đời của Antoine de Saint-Exupéry và tác phẩm “Hoàng tử bé”. Tại sao ông lại chọn hướng tiếp cận này?

– Đó là một tác phẩm đặc biệt. Tác phẩm của tôi là một tiểu thuyết trinh thám lấy ý tưởng từ vụ mất tích của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry và cái chết của Hoàng tử bé trong tác phẩm cùng tên. Nhận thấy giữa tác phẩm và đời thực của nhà văn Antoine de Saint-Exupéry có rất nhiều điểm tương đồng, tôi nảy ra ý tưởng cho cuốn sách.

Như mọi người cũng biết, Antoine de Saint-Exupéry mất tích trong khoảng thời điểm diễn ra Thế chiến thứ II. Vài tháng trước khi ông mất tích, ông đã viết Hoàng tử bé. Cuối truyện thì Hoàng tử bé cũng đã chết. Tôi thấy có một sự trùng hợp, đó là trong truyện, người ta cũng không tìm thấy xác của Hoàng tử bé, ngoài đời thật, người ta cũng chưa bao giờ tìm thấy thi thể của Antoine de Saint-Exupéry.

Phải chăng, nhà văn đã mượn tác phẩm Hoàng tử bé để dẫn đến lời giải, làm một tài liệu báo trước cho sự ra đi của mình vài tháng sau đó. Đây là hướng điều tra mà tôi đã đi theo trong tác phẩm này.

* Ông có điều gì muốn gửi gắm tới độc giả Việt không?

– Tôi rất hào hứng được khám phá đất nước này. Tôi chưa từng có dịp được đến thăm trực tiếp dù ở Pháp, người ta cũng nói về Việt Nam rất nhiều. Việt Nam cũng có một vị trí đặc biệt trong ý niệm của người Pháp. Tôi được biết là có nhiều tác phẩm của mình đã được dịch sang tiếng Việt. Vậy nên lần này sang Việt Nam, tôi rất muốn gặp gỡ và trao đổi với độc giả nơi đây.

Đây cũng là cơ hội để tôi đi thăm thú Việt Nam. Với các tiểu thuyết của mình, tôi hay lấy cảm hứng sáng tác từ những nơi mình đã trực tiếp thăm thú. Tôi sẽ tìm chất liệu xây dựng nhân vật và cốt truyện. Vậy nên trước tiên tôi sẽ đi tham quan, khám phá đất nước này. Có thể sắp tới, Việt Nam sẽ xuất hiện trong tác phẩm của tôi.

***

Nhà văn Michel sinh năm 1965, quê ở Louviers, Eure, Pháp. Ông là nhà văn chuyên sáng tác tiểu thuyết thể loại trinh thám. Bắt đầu sự nghiệp văn chương từ những năm 1990, ông liên tục cho ra đời nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang, giành nhiều giải thưởng uy tín như Giải Michel Lebrun dành cho Tiểu thuyết trinh thám hay nhất năm 2011, Giải Gustave Flaubert dành cho Tiểu thuyết hay nhất năm 2011, giải Maison de la Presse và giải Tiểu thuyết hay năm 2012, giải Tiểu thuyết hay viết về đảo năm 2013…

Theo thống kê của Le Figaro, ông là một trong những nhà văn Pháp bán chạy nhất trong nhiều năm liền.

Nhiều tác phẩm đặc sắc của ông đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, phần lớn được độc giả Việt đánh giá tích cực như Hoa súng đen, Mẹ đã sai rồi, Xin đừng buông tay, Vết khắc hằn trên cát Kho báu bị nguyền rủa. Ai đã giết Hoàng tử bé? là tác phẩm thứ sáu của ông được giới thiệu tới độc giả Việt.

MINH HÙNG/ ZING