Tết cũng cần được đổi thay ?
TTO - Một số nhà nghiên cứu văn hóa đang đặt ra vấn đề, nên chăng cần cải tiến cách đón tết truyền thống cho phù hợp với đời sống hiện đại, trong tình cảnh giới trẻ nhìn chung đang sao nhãng, lạc lõng.
Dưới đây là góc nhìn của họ về nét sinh hoạt cổ truyền này.
* Nhà nghiên cứu văn hóa TRẦN ĐÌNH SƠN (TP.HCM):
* Nhà nghiên cứu văn hóa TRẦN ĐÌNH SƠN (TP.HCM):
Cải tiến bắt đầu từ mỗi gia đình
Khi
tôi qua chơi ở Mỹ, đến thăm gia đình những người Việt, tôi rất
ngạc nhiên họ ăn lễ Tạ ơn của người bản xứ rất đầm ấm, long
trọng, đủ đầy con cháu; họ làm những món ăn đặc biệt trong
ngày này và quây quần bên nhau, như ngày xưa gia đình tôi ở Huế
ăn tết vậy.
Trong khi đó, ngày tết âm lịch lại trở nên lạc lõng vì con cháu không được nghỉ làm việc, không về được. Vậy thì chỉ có những thế hệ đầu mới qua, khi cha mẹ già, ăn tết với nhau trong sự cô đơn với sự nuối tiếc quá khứ, hoài niệm, chứ không được như ngày Tạ ơn vừa mới tiếp thu.
Nó trái ngược, những giá trị của mình bị mai một mà khi qua tiếp thu cái của người ta thì rất phấn khởi. Vì nó thích hợp với xã hội bên đó.
Ngay cả ở trong nước hiện nay cũng dần không còn thích thú với cái tết cổ truyền nữa vì có những nhà không chịu cải tiến, cũng lại làm rườm rà theo kiểu cúng bái là chính chứ không chú trọng đến sự quây quần sum họp, ăn uống, đem lại niềm vui bên nhau. Những người trẻ bây giờ không thích cúng bái như thế. Nên họ tìm cách đi ra ngoài chơi...
Tôi thấy ngày tết cổ truyền Việt Nam và ngày lễ Tạ ơn ở phương Tây có ý nghĩa gần như nhau. Thế nhưng tết của mình không được làm mới. Với ý nghĩa như vậy, lẽ ra phải được tổ chức hình thức thế nào đó cho mới hơn, làm sao phù hợp với đời sống của ngày nay hơn.
Có như thế mới duy trì được, nếu không những giá trị truyền thống, thờ cúng tổ tiên theo kiểu xưa cũng chỉ còn duy trì trong thế hệ những người lớn tuổi giữ được văn hóa cũ.
Qua đến đời con đời cháu, chúng sẽ cho rằng làm gì có ông bà từ cõi âm về cõi dương mà ăn tết được. Còn mâm cỗ, đến nay đã phần nào đủ đầy, ngày tết cũng không còn sự đặc biệt cho dù đó là món gì đi nữa. Ngày tết vì thế dần dần không còn hấp dẫn đối với người trẻ nữa.
Hoàn cảnh, thời đại đã khác đi nhiều mà mình không kịp làm mới lại những ý nghĩa nhân văn, phát huy những nét đẹp văn hóa trong những lễ nghi sinh hoạt văn hóa của mình, không canh cải thì nó sẽ bị đào thải. Theo tôi, đã đến lúc cần cải tiến, đặc biệt là ngày tết theo kiểu lễ Tạ ơn tiến bộ, thú vị.
Hẳn nhiên, không được bỏ mà là nên làm mới, đơn giản hóa việc thờ cúng tổ tiên; không bỏ hẳn mâm cao cỗ đầy mà nên thành bữa tiệc vui vẻ, sum vầy thay vì trọng lễ cúng bái nặng nề. Đừng có kiêng khem những điều lạc hậu, mê tín rườm rà, vàng mã chất đầy tốn kém...
Những cải tiến đó bắt đầu từ mỗi gia đình. Xã hội thì cần tổ chức bài bản những điểm hội hè, vui chơi sao cho phù hợp thời đại... Có như thế, may ra những giá trị văn hóa lưu truyền ngàn năm không bị mai một, dần đi vào dĩ vãng...
* Nhà nghiên cứu văn hóa NGUYỄN XUÂN HOA (Huế): Chấp nhận xu hướng sinh hoạt đa dạng của giới trẻ
Trong khi đó, ngày tết âm lịch lại trở nên lạc lõng vì con cháu không được nghỉ làm việc, không về được. Vậy thì chỉ có những thế hệ đầu mới qua, khi cha mẹ già, ăn tết với nhau trong sự cô đơn với sự nuối tiếc quá khứ, hoài niệm, chứ không được như ngày Tạ ơn vừa mới tiếp thu.
Nó trái ngược, những giá trị của mình bị mai một mà khi qua tiếp thu cái của người ta thì rất phấn khởi. Vì nó thích hợp với xã hội bên đó.
Ngay cả ở trong nước hiện nay cũng dần không còn thích thú với cái tết cổ truyền nữa vì có những nhà không chịu cải tiến, cũng lại làm rườm rà theo kiểu cúng bái là chính chứ không chú trọng đến sự quây quần sum họp, ăn uống, đem lại niềm vui bên nhau. Những người trẻ bây giờ không thích cúng bái như thế. Nên họ tìm cách đi ra ngoài chơi...
Tôi thấy ngày tết cổ truyền Việt Nam và ngày lễ Tạ ơn ở phương Tây có ý nghĩa gần như nhau. Thế nhưng tết của mình không được làm mới. Với ý nghĩa như vậy, lẽ ra phải được tổ chức hình thức thế nào đó cho mới hơn, làm sao phù hợp với đời sống của ngày nay hơn.
Có như thế mới duy trì được, nếu không những giá trị truyền thống, thờ cúng tổ tiên theo kiểu xưa cũng chỉ còn duy trì trong thế hệ những người lớn tuổi giữ được văn hóa cũ.
Qua đến đời con đời cháu, chúng sẽ cho rằng làm gì có ông bà từ cõi âm về cõi dương mà ăn tết được. Còn mâm cỗ, đến nay đã phần nào đủ đầy, ngày tết cũng không còn sự đặc biệt cho dù đó là món gì đi nữa. Ngày tết vì thế dần dần không còn hấp dẫn đối với người trẻ nữa.
Hoàn cảnh, thời đại đã khác đi nhiều mà mình không kịp làm mới lại những ý nghĩa nhân văn, phát huy những nét đẹp văn hóa trong những lễ nghi sinh hoạt văn hóa của mình, không canh cải thì nó sẽ bị đào thải. Theo tôi, đã đến lúc cần cải tiến, đặc biệt là ngày tết theo kiểu lễ Tạ ơn tiến bộ, thú vị.
Hẳn nhiên, không được bỏ mà là nên làm mới, đơn giản hóa việc thờ cúng tổ tiên; không bỏ hẳn mâm cao cỗ đầy mà nên thành bữa tiệc vui vẻ, sum vầy thay vì trọng lễ cúng bái nặng nề. Đừng có kiêng khem những điều lạc hậu, mê tín rườm rà, vàng mã chất đầy tốn kém...
Những cải tiến đó bắt đầu từ mỗi gia đình. Xã hội thì cần tổ chức bài bản những điểm hội hè, vui chơi sao cho phù hợp thời đại... Có như thế, may ra những giá trị văn hóa lưu truyền ngàn năm không bị mai một, dần đi vào dĩ vãng...
* Nhà nghiên cứu văn hóa NGUYỄN XUÂN HOA (Huế): Chấp nhận xu hướng sinh hoạt đa dạng của giới trẻ
Đã
bắt đầu xuất hiện một số ý kiến đề nghị xóa bỏ, chuyển đổi, hoặc cải
tiến ngày tết cổ truyền hoặc ngày hội truyền thống. Đây là một hiện
tượng xã hội mang tính thực tế mà các cơ quan có trách nhiệm quản lý và
những người quan tâm đến văn hóa phải suy nghĩ để có giải pháp xử lý phù
hợp.
Tôi thấy cần gìn giữ không khí đón tết cổ truyền gắn với các hình thái đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, gặp gỡ bạn bè bằng hữu, chúc nhau những điều tốt lành, xem ngày tết là một dịp đặc biệt nhất trong năm để nhắc nhở người Việt Nam sống trong tình thân ái; nhưng cũng đừng biến những điều này thành những ràng buộc khô cứng, đòi hỏi mọi thành viên của gia đình phải giam mình trong hương khói của bàn thờ tổ tiên suốt những ngày tết.
Đồng thời, cần xem tết là ngày hội để vui chơi đón năm mới, chấp nhận những xu hướng sinh hoạt sôi động đa dạng của giới trẻ, như những ngày hội ngộ gặp lại bạn bè cùng trang lứa, những chuyến trải nghiệm du hành đường dài, những chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo... Cần biến tết thành một cơ hội để thúc đẩy kinh tế, dịch vụ của người dân phát triển sôi động.
Tôi vẫn rất ngạc nhiên vì sao trong những ngày giáp tết cổ truyền, các cơ quan truyền thông của đất nước vẫn nói rất ít đến những giá trị nhân văn của ngày tết, nhưng lại nói quá nhiều về những điều liên quan đến chuyện thả cá chép đưa ông Công ông Táo, những điều không phải là cốt lõi của văn hóa Việt Nam những ngày tết đến.
Và căn cơ hơn, theo tôi, đã đến lúc Bộ GD-ĐT nên nghĩ đến việc xây dựng môn học văn minh Việt Nam để đưa vào chương trình giảng dạy cho thế hệ trẻ của đất nước, để mỗi người Việt Nam đều tự thấm nhuần những giá trị văn hiến của người Việt, đủ sức tự đề kháng với những biến tướng đi ngược với truyền thống của dân tộc, đồng thời có đủ năng lực để vun đắp thêm những giá trị mới cho dân tộc.
Tôi thấy cần gìn giữ không khí đón tết cổ truyền gắn với các hình thái đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, gặp gỡ bạn bè bằng hữu, chúc nhau những điều tốt lành, xem ngày tết là một dịp đặc biệt nhất trong năm để nhắc nhở người Việt Nam sống trong tình thân ái; nhưng cũng đừng biến những điều này thành những ràng buộc khô cứng, đòi hỏi mọi thành viên của gia đình phải giam mình trong hương khói của bàn thờ tổ tiên suốt những ngày tết.
Đồng thời, cần xem tết là ngày hội để vui chơi đón năm mới, chấp nhận những xu hướng sinh hoạt sôi động đa dạng của giới trẻ, như những ngày hội ngộ gặp lại bạn bè cùng trang lứa, những chuyến trải nghiệm du hành đường dài, những chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo... Cần biến tết thành một cơ hội để thúc đẩy kinh tế, dịch vụ của người dân phát triển sôi động.
Tôi vẫn rất ngạc nhiên vì sao trong những ngày giáp tết cổ truyền, các cơ quan truyền thông của đất nước vẫn nói rất ít đến những giá trị nhân văn của ngày tết, nhưng lại nói quá nhiều về những điều liên quan đến chuyện thả cá chép đưa ông Công ông Táo, những điều không phải là cốt lõi của văn hóa Việt Nam những ngày tết đến.
Và căn cơ hơn, theo tôi, đã đến lúc Bộ GD-ĐT nên nghĩ đến việc xây dựng môn học văn minh Việt Nam để đưa vào chương trình giảng dạy cho thế hệ trẻ của đất nước, để mỗi người Việt Nam đều tự thấm nhuần những giá trị văn hiến của người Việt, đủ sức tự đề kháng với những biến tướng đi ngược với truyền thống của dân tộc, đồng thời có đủ năng lực để vun đắp thêm những giá trị mới cho dân tộc.
Ông Phan Cẩm Thượng
Tết Việt vừa hay vừa dở
Trong
bốn nước có truyền thống ăn Tết Nguyên đán: Trung Quốc, Hàn Quốc (Triều
Tiên nói chung), Nhật Bản và Việt Nam, Nhật đã bỏ tết âm lịch mà dùng
tết Tây.
Điều này do xã hội Nhật công nghiệp hóa từ ngay cuối thế kỷ 19, và hiện nay nông nghiệp Nhật Bản cũng không phụ thuộc vào tự nhiên mà được công nghệ từ lâu.
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán hiện tại vừa hay vừa dở, cần phải xét trong cả quá trình sản xuất, nghỉ ngơi, tâm linh và tâm lý dân tộc.
Tết là dịp mà người lao động và học hành được nghỉ thêm ít nhất từ một tuần đến 15 ngày, tài chính Việt Nam cũng quen giải ngân vào cuối năm, và người dân có nhiều tiền vào đầu năm, sự chi tiêu với tết cũng thoáng hơn, dẫn đến các ngành kinh doanh phụ thuộc vào tết.
Cũng là ngày đoàn tụ gia đình, thăm nom họ hàng, chăm sóc biếu xén cha mẹ, thầy cô. Trẻ em cũng được một phần tiền riêng. Đối với sản xuất nông nghiệp, đây chính là thời gian nông nhàn, nhà nông chuẩn bị cho vụ xuân hè tới, và vui chơi với nhiều hội lễ.
Mặt không hay là ăn tết thường lãng phí, tục đốt vàng mã, phóng sinh là sức ép lớn lên môi trường. Riêng ngày 23 tháng chạp, cúng ông Công ông Táo, hiện thanh niên gọi là ngày thả túi nilông xuống sông, tức là rất ô nhiễm.
Tục biếu xén trở nên nặng nề làm mất ý nghĩa của tình cảm thật sự cho làm ăn không chính đáng. Đối với các hội lễ thì đầy những biến tướng thiếu văn hóa và tổn hại môi trường di sản.
Điều này do xã hội Nhật công nghiệp hóa từ ngay cuối thế kỷ 19, và hiện nay nông nghiệp Nhật Bản cũng không phụ thuộc vào tự nhiên mà được công nghệ từ lâu.
Đối với người Việt Nam, Tết Nguyên đán hiện tại vừa hay vừa dở, cần phải xét trong cả quá trình sản xuất, nghỉ ngơi, tâm linh và tâm lý dân tộc.
Tết là dịp mà người lao động và học hành được nghỉ thêm ít nhất từ một tuần đến 15 ngày, tài chính Việt Nam cũng quen giải ngân vào cuối năm, và người dân có nhiều tiền vào đầu năm, sự chi tiêu với tết cũng thoáng hơn, dẫn đến các ngành kinh doanh phụ thuộc vào tết.
Cũng là ngày đoàn tụ gia đình, thăm nom họ hàng, chăm sóc biếu xén cha mẹ, thầy cô. Trẻ em cũng được một phần tiền riêng. Đối với sản xuất nông nghiệp, đây chính là thời gian nông nhàn, nhà nông chuẩn bị cho vụ xuân hè tới, và vui chơi với nhiều hội lễ.
Mặt không hay là ăn tết thường lãng phí, tục đốt vàng mã, phóng sinh là sức ép lớn lên môi trường. Riêng ngày 23 tháng chạp, cúng ông Công ông Táo, hiện thanh niên gọi là ngày thả túi nilông xuống sông, tức là rất ô nhiễm.
Tục biếu xén trở nên nặng nề làm mất ý nghĩa của tình cảm thật sự cho làm ăn không chính đáng. Đối với các hội lễ thì đầy những biến tướng thiếu văn hóa và tổn hại môi trường di sản.
THÁI LỘC ghi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét