11 thg 2, 2018

Nơi tiếng Anh không dành cho người nói tiếng Anh

Denby Weller
Trạm dừng chân Lữ hành (Traveller’s Rest), một trang trại đầy bụi nơi tôi leo núi ở đây một tháng, nằm 260km về phía bắc Cape Town, trong lòng rặng núi Cederberg gồ ghề.
Các tháp núi nhô lên cao vút trên những trang trại cam quýt màu mỡ, tạo thành bức tường giữ chân những trận mưa và cả du khách – ở lại miền nam.
Phía sau đỉnh núi là cảnh quan gần giống như trên Sao Hỏa trải dài với những khối đá màu cam được gió tạc thành nhiều hình thù, với loài báo và khỉ đầu chó đi dạo xung quanh. Người ta gọi nơi này là Rocklands (vùng đất của đá).
Tôi và người yêu từ Úc tìm đến đây vì đá. Chúng tôi dành cả ngày để leo núi, nhưng vào một buổi sáng bầu trời trông như một vệt màu tím khổng lồ, ném những hạt mưa to kỳ dị xuống mặt đất đỏ khô rốc.
Xem lại bản đồ về tuyến đường Sevilla Trail trên kệ ở Traveller’s Rest, một nhà hàng và quán ăn ven đường có phục vụ du khách – chúng tôi men theo con đường giữa những rặng đá màu sắc, suýt soa thán phục nghệ thuật đá San (của người hang động) đã tồn tại 8.000 năm về trước.
Ngày nay, nơi đây là quê hương thủy tổ của người Châu Phi ở Nam Phi (người Afrikaner).
Rất nhiều trang trại trong khu vực lần đầu tiên được dựng lên từ thập niên 1740 bởi Trekboers, những “nông dân lữ hành” người Hà Lan theo thuyết Calvin, sau này được gọi đơn giản là người Boers.
Con cháu của họ được gọi là người Afrikaners, và ngôn ngữ của họ được gọi là tiếng Afrikaans.
Ann & Steve Toon/Getty Images
Sau khi đi dạo, chúng tôi trở về quầy hàng nông trại để ăn trưa.
“Các người thế nào? Frida, cô bồi bàn hỏi khi chúng tôi ghé vào. “You people” ( các người) là cách diễn đạt phổ biến ở Nam Phi, nhưng mãi cho đến khi tôi được biết đó là từ phiên dịch trực tiếp từ tiếng Afrikaans, từ “julle mense”, cách diễn đạt này ban đầu khiến tôi có cảm giác như mình là cô học trò sắp gặp rắc rối tới nơi rồi.
Lịch sử của tiếng Anh Nam Phi gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ Afrikaans, thứ tiếng nói nổi tiếng ở Nam Phi, như phiên bản thời hiện đại của tiếng Hà Lan thế kỷ 17.Khi tôi bắt đầu kể chuyện về ngôn ngữ này, thì ngôn ngữ kia liên tục xuất hiện, đòi hỏi được chú ý, và cung cấp thêm ngữ cảnh. Nhưng ở đây, tiếng Anh và tiếng Afrikaans là không thể tách rời. Như thể ngôn ngữ này tạo thành từ ngữ từ ngôn ngữ kia, và từ người di cư và nô lệ do các đế quốc đem đến, ngôn ngữ cũng thể hiện nhiều phần tính chất trong những con người đã từng tới đây đầu tiên.
Theo cách đó, ngôn ngữ cũng giống như văn hóa ở quốc gia miền cực nam Châu Phi: phong phú hơn cả sự hiểu biết, một sự đan cài của nhiều thế giới.
Thảo luận về sự tiến hóa của các ngôn ngữ thuộc địa ở Nam Phi thường gây tranh cãi, không phải chỉ vì chúng là hai ngôn ngữ trong 11 thứ tiếng chính thức được sử dụng ngày nay, và cả hai đều không phải là tiếng mẹ đẻ với đa số người Nam Phi.
Trong một khảo sát năm 2011, IsiZulu là ngôn ngữ được mọi người sử dụng nhiều nhất trong gia đình, kế tiếp là tiếng IsiXhosa. Afrikaans là tiếng mẹ đẻ của 13,5% dân Nam Phi, trong khi tiếng Anh chỉ được 9% dân cư nói ở nhà.
Nhưng tiếng Anh lại trở thành ngôn ngữ cầu nối, loại ngôn ngữ bản địa được bồi đắp bởi rất nhiều tiếng nói khác ở vùng đất này.

Denby Weller
Dưới thời người Hà Lan áp chế độ thuộc địa lên Cape Colony (Mũi Hảo Vọng) vào thế kỷ 17-18, các nhà truyền giáo từ Anh Quốc, Châu Âu, và Hoa Kỳ đã đem tiếng Anh đến cộng đồng cư dân Châu Phi.
Người Anh chiếm Mũi Hảo Vọng vào đầu thế kỷ 19, theo sau đó là tiếng Anh được coi là ngôn ngữ duy nhất trong chính phủ và thương mại, đẩy người nói tiếng Hà Lan ở mũi Cape ra bên lề và “gây ra sự oán giận sâu sắc vẫn còn thấy rõ trong vài nhóm cư dân Afrikaner đến tận ngày nay,” theo lời Penny Silva, một chuyên gia ngôn ngữ Nam Phi từng xuất bản quyển Từ Điển tiếng Anh Nam Phi theo bối cảnh lịch sử (A Dictionary of South African English on Historical Principles).
Vào thời Chiến tranh Boer (1899 – 1902), sự hồ nghi sâu sắc giữa người nói tiếng Anh và nói tiếng Afrikaans đã lan rộng sâu sắc.Khi Nam Phi giành được độc lập năm 1909, giai đoạn này thể hiện sự trỗi dậy của văn hóa và ngôn ngữ Afrikaner. Năm 1925, tiếng Afrikaans được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.
Trong suốt chế độ phân biệt chủng tộc apartheid (1948 – 1994, từ này có nghĩa là “sự chia rẽ” trong tiếng Afrikanns), tiếng Anh được Đảng Quốc Đại Phi Châu chọn làm ngôn ngữ chính và được coi như là ngôn ngữ của tự do cho rất nhiều người Nam Phi bị áp bức.
Trong khi đó, ở những thị trấn trong chế độ phân biệt chủng tộc, giáo dục phát triển không đồng đều và thường chỉ dạy một trong chín ngôn ngữ của người Châu Phi cùng với tiếng Afrikaans và tiếng Anh, mà giờ đây trở thành các ngôn ngữ chính thức của Nam Phi.
Năm 1996, Silva xuất bản quyển từ điển quan trọng đầu tiên của bà, nhằm xác định tiếng Anh của người Nam Phi dựa trên bối cảnh lịch sử và chính trị ở quốc gia này. Nhưng nhiều từ đã từng là công cụ đàn áp ở Nam Phi, và quyển Từ Điển tiếng Anh Nam Phi theo bối cảnh lịch sử của bà gây nhiều tranh cãi.

Denby Weller
Ngày nay, tiếng Afrikaans vẫn được người dân vùng Cederberg nói phổ biến, và rất nhiều người già trong các gia đình bản địa hoàn toàn không nói tiếng Anh.
Họ tụ họp tại quầy hàng trang trại vào những ngày đầy nắng và trò chuyện bằng tiếng Afrikaans khi uống trà rooibos.
Nhưng thế hệ tiếp theo, muốn kiếm được tiền nhờ du lịch và đón nhận toàn cầu hóa, đều đã thông thạo tiếng Anh. Khu vực này “được phát hiện” vì những địa điểm leo núi quốc tế vài năm trước, và làn sóng du khách đổ tới nơi này đã được mọi người chào đón.
“Tôi phải thừa nhận,” chủ Traveller’s Rest Charité van Rijswijk nói, “nếu không có dân leo núi tới đây, giờ sẽ là khoảng thời gian khốn khó cho nông dân tại trang trại. Chúng tôi đang ở giữa mùa hạn hán tồi tệ nhất 103 năm qua.”
Khi trò chuyện với van Rijswijk, tôi bị quyến rũ bởi cấu trúc tiếng Anh nghiêm cẩn của người Nam Phi, và nhận thấy người ta ít nói tắt hơn so với tiếng Anh kiểu Úc.
Silva nhận định rằng có lẽ đó là vì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tại đây, dù sao đi nữa, nó cũng sẽ thể hiện sự trang nghiêm trong đối thoại, được tô đậm bởi những cụm từ như “robot” (“đèn giao thông”), hoặc “shame” khi muốn thể hiện sự đồng cảm.
AFP / Getty Images
Ngôn ngữ này có chêm vào từ ngữ bắt nguồn từ tiếng Afrikaans, cùng với tiếng Bồ Đào Nha, Hindi, Malay và di sản của người thổ dân Châu Phi di cư, nô lệ và rất nhiều nét văn hóa bản địa tồn tại trước thời thuộc địa của người da trắng. Dù có đi đến đâu, các đoạn hội thoại vẫn xuất hiện các từ và cụm từ ngoại lai chen vào.
“Lekker,” van Rijswijk nói khi tôi trả tiền ăn trưa một ngày nọ. Khi thấy tôi có vẻ khó hiểu, cô giải thích từ đó nghĩa là “tốt”.
Nó là từ dịch từ tiếng Afrikaans có nghĩa là “ngon”, nhưng người ta đã sử dụng nó rất nhiều bên ngoài bối cảnh ăn uống đến nỗi sẽ “lekker” (tốt) hơn nếu bạn biết cụm từ này trước khi đến Nam Phi.
Tất cả người địa phương tôi gặp đều chêm vào ngôn ngữ của họ những từ khác thường: họ sẽ đi và chỉnh nước nóng bằng bakkie (xe tải chuyên đi sửa chữa), hoặc mời chúng tôi đến ăn braai (thịt nướng barbecue), món này sẽ có vẻ lank (rất) ngon – tất cả các từ lạ đó đều vay mượn từ tiếng Afrikaans.
Khi ráng chiều tà chậm chạp chuyển sang sắc hồng, chúng tôi đi bộ đến quán bar tại khu cắm trại the Pakhuys. Khu lưu trú mở làm từ làm từ kim loại gợn sóng và gỗ gồ ghề là trung tâm của khu cắm trại và là nguồn cơn của rất nhiều cơn babalaas (say bí tỉ).
Tôi gọi một dumpie (chai bia) và thấy mình ngồi cạnh một lò đốt khổng lồ giữa không gian. Dân cắm trại đã làm một hành trình vào ban đêm, nấu ăn bên đống lửa, nướng rau củ gói trong giấy bạc và nướng thịt bò trên lưới braai và lửa than hồng trong khi chờ điện thoại sạc tại nơi sạc trung tâm.
“Này bồ tèo [bru]! Howzit [anh ổn chứ]?” Doug, một người dân địa phương, gọi lớn qua phòng. “Tôi tới ngay đây, dành chỗ cho tôi!” Anh chộp lấy một két bia và ngồi với chúng tôi với một vài chàng trai sinh ra từ thời tự do, là những người trẻ Nam Phi sinh ra sau thời chế độ apartheid sụp đổ năm 1994.
David Pickford/robertharding/Getty ImagesBản quyền hình ảnhDAVID PICKFORD/ROBERTHARDING/GETTY IMAGES
Cuốn từ điển của Penny Silva được xuất bản hai năm sau khi Nelson Mandela trở thành tổng thống.
Phần nhiều trong công việc tập hợp nội dung từ điển được bà thực hiện trong bí mật từ thập niên 1970 đến 1980, Silva và nhóm của bà thu thập hàng chục quyển sách cấm để ghi chép lại nguyên mẫu tiếng Anh Nam Phi.
“Khi chúng tôi xuất bản vào năm 1996,” Silva nói, “đó là lúc Mandela đang nắm quyền, vì thế tất cả sách cấm mà chúng tôi đã thu thập làm tư liệu đều được sử dụng trong từ điển. Chúng tôi có thể giữ lại các trích dẫn an toàn với hy vọng có thể xuất bản chúng.”
Khi tôi lắng nghe thế hệ tiếp theo ở Quốc gia Cầu Vồng này đùa giỡn lúc nấu ăn, tôi tưởng tượng về một Nam Phi rất khác, nơi một thứ vô hại như quyển từ điển có thể là công cụ thay đổi chính trị.
“Tránh xa ra, cái con người gian trá này [kẻ trộm]!” Doug kêu lên khi anh và những người tự do khác bắt đầu nấu bữa tối. “Để nó yên đó, các cậu!” Anh sử dụng cây kìm để cời khoai lang vào giữa đám than.
Có một chút so bì vui vẻ để có được chỗ tốt nhất, nhưng giấy bạc gói thì mỏng manh, và chỉ rách một chút có thể hỏng cả bữa tối. Sự hỗn loạn ở bên kia đống lửa khi hai gói bị lẫn. “Đó là phần ăn tối của tôi, đồ skollie!” Bằng cách nào đó từ Skolios (tội phạm) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp đã xuất hiện trong thuật ngữ bản địa nơi đây.
Một người bạn của chúng tôi tì vào và lẩm bẩm một cách đầy mưu mẹo với tôi, “Ag, shame [dễ thương]. Họ giành nhau cứ như hai con khỉ đầu chó. Bạn phải kệ họ đi và uống thêm một dop [ly].”
Lịch sử có thể đã đặt tiếng Afrikaans và tiếng Anh vào vị trí là đối thủ của nhau, nhưng với một người du lịch thời hiện đại đến Nam Phi sẽ thấy hai ngôn ngữ gắn chặt với nhau, ảnh hưởng và và uốn nắn lẫn nhau thành sự độc đáo trong không gian và thời đại này, một Nam Phi độc đáo.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.


Posted by

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét