18 thg 2, 2018

Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm


Những hồ nước bí ẩn này xuất hiện giữa sa mạc, ẩn mình trong những cồn cát cao ngất. Khám phá bí ẩn của hồ nước này, các nhà nghiên cứu nhận được nhiều thông tin thú vị.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 1
Sa mạc Badain Jaran có diện tích 49.000 km2, nằm ở một phần của Trung Quốc và một phần của Mông Cổ. Đây là sa mạc lớn thứ ba ở Trung Quốc. Nơi đây tồn tại những cồn cát cao nhất thế giới và hồ nước bí ẩnnhất.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 2
hồ nước kỳ bí
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 3
Những hồ nước bí ẩn này được cho là được cung cấp nước bởi các nguồn nước ngầm dưới lớp trầm tích sỏi. Sở dĩ chúng xuất hiện là do dòng chảy của nước bị chặn lại.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 4
Bên cạnh đó, nguồn nước cũng được cho là đến từ lượng mưa và tuyết tan ở vùng núi xung quanh sa mạc cách đó hàng trăm cây số.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 5
Dòng chảy hình thành từ những ngọn núi này qua ngọn núi khác, chảy qua những tảng đá bị rạn nứt và băng qua vùng trũng cát bên dưới sa mạc, cuối cùng dẫn đến các hồ.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 6
Mặc dù có tồn tại các hồ nước ngọt, thế nhưng hầu hết các hồ đều là hồ nước muối, do tỷ lệ bay hơi cao.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 7
Một số hồ nước cũng thay đổi màu do sự hiện diện của một lượng lớn tảo, khoáng chất và các loài thủy sinh. Đồng thời, sự bốc hơi cũng dẫn tới việc một số hồ hình thành lớp vỏ muối xung quanh bờ hồ.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 8
Những hồ nước ngọt lại khác, nó cung cấp sự sống cho sa mạc, hỗ trợ và giải khát cho những người du cư, lạc đà, dê, ngựa…
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 9
Hiện vẫn chưa tìm ra chính xác cách thức mà những hồ nước bí ẩn này xuất hiện và tồn tại.
Bí ẩn hồ nước như trong truyện cổ nghìn lẻ một đêm - Ảnh 10
Những thập niên gần đây, một số hồ bị thu hẹp hoặc biến mất, do lượng nước ngầm giảm vì quá trình đô thị hóa, làm thủy lợi, phân tán nước và gia tăng dân số.

Kiều Dụ (Theo AP)
Nguồn: Kiến Thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét