9 thg 2, 2018

7 hành vi "như người" nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt

Bill Cipher |


7 hành vi "như người" nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt

Hình minh họa

Buôn chuyện, thù dai - những hành vi, tập tính tưởng như chỉ có ở con người, nhưng hóa ra chúng vẫn tồn tại ở động vật nữa. Và bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sự "giống người" của chúng đấy!



Cùng với sự phát triển của loài người, hành vi cũng như các tập tính của chúng ta cũng ngày một trở nên đa dạng, phức tạp hơn hẳn khi so sánh với những động vật khác. Con người tự hào về điều đó và cho rằng có những thứ chỉ xuất hiện trong xã hội của chúng ta mà thôi.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tập tính của động vật lại phát hiện ra rằng có không ít hành động ta cho là rất "người", đặc trưng của loài mình hóa ra có ở cả những động vật khác.

1. Quạ rất biết "thù dai"

Người ta thực hiện một thí nghiệm để hiểu thêm về khả năng này của quạ - một trong những loài chim được đánh giá là rất thông minh và kết quả nhận được hết sức bất ngờ. Thí nghiệm được thực hiện tại địa điểm khác nhau để có tính khách quan nhất.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 1.
5 người tại 5 khu vực sẽ đeo 5 chiếc mặt nạ tương ứng và khác nhau. Mỗi người sẽ bắt từ 7 -15 chú quạ, sau đó đeo thẻ đánh dấu vào chân chúng rồi thả đi.
Kết quả cho thấy, quạ sẽ coi đây như một hành động tấn công rồi từ đó bắt đầu "ôm hận", và mối hận ấy có thể lên tới hàng năm trời.
Mỗi khi nhìn thấy ai đó đeo mặt nạ giống thế, chúng lập tức liên tưởng đến sự kiện đã xảy ra trong quá khứ và bắt đầu phát ra những tiếng kêu giận dữ, thậm chí có thể còn lao tới tấn công người đó.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là gần như toàn bộ quạ sống tại khu vực đó, kể cả những con chưa bị bắt bao giờ cũng có những phản ứng tương tự. Điều này có nghĩa là những con quạ bị tấn công không chỉ ghi nhớ, mà còn lan truyền mối thù này cho đồng loại của mình.
Theo kết quả nghiên cứu, chỉ cần tấn công một con quạ thì chúc mừng, bạn đã gây thù thành công với tất thảy loài quạ trong bán kính 1km quanh đó trong 5 năm!

2. Bò cũng cần có "hội"

Tất cả các nghiên cứu về con người trước nay đều chỉ ra một chân lí: con người khó mà sống tốt được trong điều kiện bị cô lập. Sự cô đơn gây ra nhiều tác động xấu lên cả tâm lí lẫn cơ thể chúng ta.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 2.
Hóa ra, không chỉ con người mới cảm thấy như vậy, mà còn loài bò nữa. Loài bò được cho là cũng có nhu cầu được kết giao với đồng loại y hệt như chúng ta.
Ở các trại nuôi bò, bê non thường được tách khỏi đàn và nuôi riêng cho đến khi lớn lên, đủ khỏe mạnh để chống lại các bệnh lây truyền.
Thế nhưng sau đó khi được thả trở lại bầy của mình, chúng tỏ ra khá… căng thẳng và bối rối khi cố gắng hòa nhập.
Những con được nuôi với một vài con bò khác trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với môi trường hơn hẳn những con bị cô lập.
Qua đó, các hộ chăn nuôi cần có giải pháp khác, thay vì tách đàn như bình thường.

3. Chó hoang châu Phi có hẳn một cơ chế bầu cử hoành tráng

Thông thường, một đàn chó được dẫn đầu bởi hai con đầu đàn - một đực một cái, có khả năng sinh sản tốt nhất. Chúng nắm giữ nhiều quyền hành với đàn của mình, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc có thể quyết định mọi thứ.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 3.
Điều này giống với xã hội loài người đến mức khó tin
Trước những hoạt động quan trọng của tập thể - chẳng hạn như đi săn, chó hoang châu Phi thực hiện một quy tắc tương tự như bỏ phiếu của chúng ta.
Mỗi cái "hắt xì" của một cá thể là một phiếu tán thành, ngược lại sự im lặng là phản đối. Nếu số đông đồng ý, chúng sẽ tiến hành đi săn.
Nhưng cũng cần biết rằng dù ý kiến của tập thể rất được tôn trọng, nhưng quan điểm của những con đầu đàn cũng được đánh giá rất cao.
Chẳng hạn trong trường hợp một con đầu đàn quyết định khởi xướng cuộc săn mồi, thì điều đó tương đương với sự ủng hộ của khoảng 10 cá thể khác trong đàn.
4. Cá heo cũng biết buôn chuyện
Đúng thế, các nhà khoa học cũng vô cùng bất ngờ về khám phá này. Họ phát hiện rằng khi giao tiếp, chúng phát ra những tiếng huýt đặc trưng khi gọi hoặc nhắc tới một con cá heo khác.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 4.
Những tiếng huýt này được dùng để đặc chỉ và phân biệt các cá thể - nghĩa là có chức năng giống như những cái tên vậy.
Mỗi con cá heo có một cái tên riêng, được hình thành trong quá trình lớn lên (chứ không phải được bố mẹ đặt cho).
Họ cũng nhận ra rằng những cái tên này không đơn thuần chỉ để gọi, chúng còn "tám chuyện" sau lưng nhau khi một con không có mặt ở đó. Các nhà khoa học chưa rõ mục đích của hành động này là gì, tính chất của nó có giống với thói quen "buôn dưa lê" của chúng ta hay không.
Chỉ có thể biết rõ một điều rằng, thói quen buôn chuyện đã không còn của riêng loài người.

5. Vẹt đặt tên cho con

Sau khi quan sát loài vật này, các nhà nghiên cứu đúc kết được một điều: mỗi chú chim non sẽ phản ứng trước một chuỗi âm thanh nhất định mà bố mẹ chúng phát ra.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 5.
Việc này được lập tức liên hệ với sự đặt tên của thế giới loài người: Chúng ta phản ứng lại khi ai đó gọi tên mình.

6. Chim cánh cụt cũng đi... bán thân

Nhiều loại chim cánh cụt có tập tính xây tổ bằng đá, tạo ra một nơi an toàn để giữ trứng khỏi nước lũ vào mùa xuân. Và vì càng có nhiều đá, nghĩa là càng có khả năng sở hữu một cái tổ tốt, những viên đá trở nên rất giá trị và biến thành một vật phẩm tương tự như vàng của con người.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 6.
Chim cánh cụt có thể tranh đấu, cướp giật hoặc trộm… nói chung làm mọi cách để kiếm được nhiều đá. Và nếu việc đánh đập nhau vì đá chỉ là việc của những người đàn ông thì cánh nữ giới của loài chim dễ thương này có một cách kiếm đá "hay ho" gấp vạn.
Chúng sẽ lang thang khắp nơi, tìm kiếm những anh chàng có "nhu cầu" cần giải quyết, đáp ứng và tất nhiên nhận được thù lao cho việc đó.
Thậm chí, một số con cái sẽ giả vờ tìm hiểu, tán tỉnh một con đực cô đơn, cuỗm đá của anh chàng rồi… chạy biến..

7. Kiến có thể trồng trọt và có cả… thú nuôi

Đúng vậy, bạn không nhìn nhầm đâu. Kiến biết canh tác và trồng nấm y như con người vậy. Thỉnh thoảng chúng cũng "tậu" thêm cho tổ mình vài con rệp vừng làm vật nuôi nữa.
7 hành vi như người nhưng động vật vẫn làm khiến tất cả phải sửng sốt - Ảnh 7.
Những chú kiến đang "chăn" bầy rệp vừng
Rệp vừng có khả năng tạo ra một chất có vị ngọt mà kiến rất thích nên chúng sẽ được đem về nuôi dưỡng luôn.
Nguồn: SciShow, The Dodo

theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét