Các nhà sản xuất và kinh doanh
thực phẩm Trung Quốc có thể “hô biến” những thứ hàng hóa phế phẩm (gồm
cả sữa bột trẻ sơ sinh) thành tươi mới (nhất là thịt thối), thậm chí mẫu
mã đẹp mắt (tôm sú tiêm gel tăng trọng).
Hầu hết
các sản phẩm này chỉ được bày bán trong thị trường nội địa Trung Quốc.
Thế nhưng, Việt Nam ở ngay sát Trung Quốc, hai nước có tỉ trọng giao
thương rất lớn nên không thể chắc chắn rằng liệu những thực phẩm này có
trà trộn vào nước ta hay không
Thịt thối
Vào
tháng Sáu, cơ quan địa phương ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã tóm gọn đường
dây buôn lậu thịt lợn, thịt bò, cánh gà đông lạnh từ những năm 1970,
theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm
rằng khối thịt này được lưu trong 40 năm kể từ thời Mao Trạch Đông và
giai đoạn cuối thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.
Các tên
buôn lậu vì món lợi trên 480 triệu USD đã sử dụng những xe tải vận
chuyển thịt thối cả ở trong và ngoài biên giới Trung Quốc. “Thịt thối”
sẽ được tái đông lạnh, làm tươi trước khi bán cho các khách hàng tiềm
năng, theo tờ Nhân dân Nhật báo.
Trà sữa trân châu từ săm lốp xe và đế giày
Chúng ta
có lẽ không xa lạ gì với các cốc trà sữa với hạt trân châu trong trong,
dai dai. Hẳn là một thứ đồ uống được ưa chuộng, đặc biệt vào những ngày
hè oi bức.
Bằng
cách nào đó, các chủ tiệm trà sữa trân châu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
đã âm mưu biến đồ uống phổ biến này thành sản phẩm khó tiêu.
Vào
tháng 10, một phóng viên của đài truyền hình Sơn Đông phát hiện một điều
bất thường. Qua máy quyét CT cho thấy các hạt trân châu trong trà sữa
cô uống ở quán nước địa phương không bị tiêu hóa trong dạ dày. Các
chuyên viên nghiên cứu tại trường đại học địa phương không thể xác định
các hạt “trân châu” ấy làm bằng gì, nhưng họ đồng tình rằng nó “rất
dính”.
Đài
truyền hình Sơn Đông đã tiến hành các cuộc phỏng vấn bí mật và một chủ
tiệm trà sữa và “bí mật” đó là: các hạt trân châu này được sản xuất tại
một nhà máy hóa chất và nguyên liệu là từ lốp xe cũ và đế giày da tồn
kho.
- Tôm sú tiêm gel tăng trọng
Như
chúng ta đã biết, thịt tôm sẽ mềm và dai, nhưng ở thành phố cảng phía
Nam Quảng Châu, phát hiện một số loại tôm lớn có dấu hiệu lạ thường.
Các báo
cáo về tôm được bơm gel đã lan truyền trên Internet Trung Quốc sau khi
giới truyền thông Trung Quốc đại lục đưa tin vào tháng 10. Các nhà cung
cấp thực phẩm Trung Quốc vô nhân tính đã tiêm gel tăng trọng vào tôm.
Không những thế, những con tôm khổng lồ này bày bán ngang nhiên trên thị
trường với giá đắt hơn.
Thịt xông khói nhiễm bệnh
Vào
tháng 1, cảnh sát Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã thu giữ hơn 1.000 tấn
thịt lợn nhiễm bệnh và 48 tấn dầu ăn chế biến từ khối thịt này. Theo đó,
100 người có liên can tới sự vụ này trên toàn quốc.
Các nghi
phạm được cho là đã mua lợn nhiễm dịch với giá rẻ từ nông dân, sau đó
biến chúng thành thịt giăm bông, thịt xông khói và dầu ăn.
Sữa bột độc hại
Các nhà sản xuất sữa bột cho trẻ sơ sinh ở Trung Quốc phải hoạt động trên châm ngôn: ngay cả khi sữa hỏng, cũng không bỏ đi.
Vào
tháng Sáu, cơ quan an toàn thực phẩm Trung Quốc phát hiện một lượng lớn
nitrat – một chất gây ung thư tiềm ẩn nhiều quá mức trong các mẫu thực
phẩm, trong mẫu sữa bột từ ba nhà sản xuất ở các tỉnh Tây Bắc Thiểm Tây.
Sữa bột
trở thành một vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc kể từ năm 2008 khi có khoảng
300.000 trẻ bị ốm sau khi uống sữa bột nhiễm melamine, một chất độc hại.
Ít nhất sáu trẻ em bị thiệt mạng.
Kể từ
đó, người dân Trung Quốc đã mua hoặc nhờ người thân từ nước ngoài gửi
sữa bột, sự việc này khiến ngành công nghiệp nhiều nước như Đức và
Australia hưởng lợi.
Vấn đề
người dân Trung Quốc mua hết sữa bột nhập khẩu gây ra tình trạng đặc
biệt nghiêm trọng ở Hồng Kông. Trong năm 2014, một số nhóm người Hồng
Kông thậm chí còn cuộc biểu tình để phản đối “du khách” đại lục vốn
thường xuyên qua lại các khu vực biên giới ở Hồng Kông để mua sữa bột.
Người Hồng Kông nói rằng khách đại lục đã lấn sân và làm đảo lộn tình
hình kinh doanh của họ.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét