Một bức tranh được công bố trên một tạp chí tại Đức vào năm 1892 đã trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây.
Bức tranh vẽ một hình ảnh lai giữa vịt
và thỏ, và vào thời điểm đó nó được xem như một bài kiểm tra về tâm lý.
Bức ảnh chỉ thực sự trở nên nổi tiếng bởi một nhà tâm lý học người Mỹ có
tên Joseph Jastrow vào năm 1899.
Tờ Daily Mail đã mô tả lại những điều
tìm hiểu được của Jastrow. Theo đó, ông đã tuyên bố rằng tốc độ mà mỗi
người nhìn ra 1 con vật – thỏ hoặc vịt – trong bức tranh sẽ cho thấy mức
độ sáng tạo của người đó.
Ông đã sử dụng hình ảnh ảo giác để xác
định xem mọi người nhìn một vật bằng bộ não cũng như bằng con mắt của họ
như thế nào. Nghiên cứu của ông đưa ra nhận định rằng những người có
tính sáng tạo tốt có thể thay đổi hình ảnh họ nhìn được giữa vịt và thỏ
trong chớp mắt. Và với những người có thể làm điều này càng nhanh thì
não của họ cũng hoạt động nhanh tương ứng.
Tuy nhiên, giả thuyết liên kết mức độ
sáng tạo của một người và khả năng thay đổi hình ảnh họ nhìn được giữa
vịt và thỏ không hoàn toàn thoả đáng.
Một nghiên cứu được công bố bởi Đại học
London chỉ ra rằng bức hình này “có khuynh hướng thiên về hình ảnh chú
vịt”. Nghiên cứu này nhận thấy các phản hồi về hình ảnh 1 chú vịt nhiều
hơn gấp 2,5 lần số lần phản hồi về 1 chú thỏ.
Nghiên cứu nhận định rằng: “Với các dữ
liệu hiện tại, không dễ dàng để đưa ra nhận định, nhưng có một khả năng
là đa số cá nhân (không liên quan tới vấn đề tay thuận) sẽ có xu hướng
nhìn bức ảnh từ trái qua phải”. Bản báo cáo cũng nêu: “Trong khi hình
ảnh chú vịt có thể được liên tưởng tới rất nhiều loại chim thì hình ảnh
chú thỏ lại bị hạn chế khá lớn”. Nghiên cứu này còn nói rằng việc chọn
góc để quan sát bức tranh cũng sẽ có ảnh hưởng đáng chú ý tới việc nhìn
ra hình ảnh vịt hay thỏ.
Theo một bài báo của Mathworld trước đây
thì: “Đa số trẻ em thực hiện bài kiểm tra này trong thời điểm Lễ Phục
sinh ngày chủ nhật sẽ nhìn ra hình ảnh chú thỏ, trong khi nếu để chúng
thực hiện việc này vào một ngày chủ nhật trong tháng 10 thì lũ trẻ sẽ có
khuynh hướng nhìn ra một chú vịt”.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng anh
Tuấn Anh biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét