Higher levels of EI have been linked with ethical behaviour - but it also takes some degree of interpersonal skill to manipulate others. (Halfpoint/iStock)
Các cấp độ cao hơn của EI (trí tuệ cảm xúc) có liên quan đến hành vi đạo đức – nhưng cũng cần kỹ năng giao tiếp ở một trình độ nào đó để có thể kiểm soát người khác. (Halfpoint / iStock)
Chỉ số thông minh hay IQ là một cách đo lường mức độ năng lực tiềm tàng của con người, chính vì vậy nó liên quan đến học vấn và hiệu suất làm việc, cũng như thành công hay thất bại của một cá nhân.
Hầu hết mọi người có chỉ số IQ ở mức trung bình, (theo định nghĩa, “trung bình” là 100). Nếu hầu hết mọi người cũng có trí tuệ cảm xúc (gọi là EI hay EQ) ở mức trung bình, thì  khi nào việc sở hữu các mức độ cao hơn của một trong những tập hợp kỹ năng này sẽ trở nên quan trọng?
Những người có chỉ số IQ cao có khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề và khi đối mặt với những tình huống phát sinh họ thường có đủ thông minh để tìm ra giải pháp tốt nhất. Khi một người sở hữu chỉ số IQ cao cũng có thêm trình độ kiến ​​thức cao được đúc kết từ kinh nghiệm cũng như nền tảng giáo dục chính quy, thì họ có khả năng có được hàng loạt các kỹ năng. Vì vậy, những người sở hữu chỉ số IQ cao, có trình độ và kinh nghiệm thường được đánh giá là phù hợp nhất với cương vị lãnh đạo đội nhóm, tổ chức, và là những người tốt nhất được lựa chọn để tuyển dụng, khen thưởng và giữ lại.

Trí tuệ cảm xúc (EI) là gì?

Nhưng trong những năm gần đây, chúng ta đã được nghe nhiều về tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EI), bổ sung cho chỉ số IQ. EI bao gồm khả năng quan tâm đến người khác và cảm nhận một cách chính xác, thấu hiểu và điều tiết cảm xúc.
Có một số công cụ tìm kiếm để “đo lường” trí tuệ cảm xúc, bao gồm cả Mayer, Salovey, Trắc nghiệm EI Caruso hoặc MSCEIT.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một yếu tố quan trọng của EI là khả năng nhận biết cảm xúc (ERA),  khả năng này có liên hệ chặt chẽ đến việc sử dụng các kỹ năng trong lĩnh vực “chính trị”.
Một nghiên cứu khảo sát 322 nhân viên tại Đức ở hàng loạt các vị trí công việc khác nhau đã nhận định ERA gắn liền với thành công tài chính và thu nhập hàng năm. Họ lập luận rằng những khả năng nhận biết và điều tiết cảm xúc của những người có năng lực trong lĩnh vực chính trị cho phép họ xuất hiện 1 cách chân thành và đáng tin cậy, dù rằng điều đó có xác thực hay không.

Mặt trái của Trí tuệ cảm xúc (EQ)

Trong khi những người sở hữu cấp độ cao về ERA có thể vận dụng những kỹ năng này lâu dài hơn, họ cũng có thể sử dụng chúng để đạt lợi ích cá nhân, kể cả làm tổn hại người khác.
Các cấp độ cao hơn của EI (trí tuệ cảm xúc) có liên quan đến hành vi đạo đức – nhưng cũng ảnh hưởng đến mức độ kỹ năng giao tiếp giữa con người nhằm tác động đến người khác. Những người vị kỷ có thể rất dễ mến, nhưng chỉ cho đến khi những người xung quanh họ chịu hậu quả của sự phản bội.
Vì vậy, trong khi EI và kỹ năng giao tiếp có khả năng nâng cao hiệu suất, nó cũng có “mặt trái”. Bản chất của mối quan hệ giữa EI và hành vi đạo đức trong công việc cần được nghiên cứu thêm.
Trong nghiên cứu của tôi, tôi phân loại năm cách tiếp cận để đưa ra quyết định quản trị các vấn đề đạo đức: “Yêu bản thân”, “Rập khuôn”, “Lo lắng”, “Mạo hiểm”, hoặc “Hoạch định”, với khả năng lựa chọn “Hoạch định” được xem là tối ưu. Việc sử dụng từng phương pháp tiếp cận có liên quan đến sở thích cá nhân và mức độ khác nhau của bốn bộ kỹ năng: suy xét, ngay thẳng, lòng can đảm, và lòng nhân đạo.
Lòng nhân đạo liên quan đến năng lực thấu hiểu, tha thứ, và sự cảm thông vì chúng ta không thể kiểm soát tất cả mọi thứ, mà những điều kỳ quặc, vô lý và không lường trước có thể xảy ra, bởi vậy điều quan trọng là cần có khiếu hài hước. Trong khi có óc suy xét, tính ngay thẳng và sự can đảm để xử lý những điều trên là tốt, thêm vào đó tính hài hước cũng sẽ nâng cao những hoạt động phù hợp với hành vi đạo đức.
David Coghlan đề xuất một cách tiếp cận chung hữu ích để quyết định làm phải gì bao gồm bốn bước: chu đáo, thông minh, hợp lý, và trách nhiệm.
Nhiều người trong chúng ta sẽ nhận ra những mẫu người có thể “giỏi giang trong công việc” hay rất thông thạo về mặt kỹ thuật, nhưng không phải là “người thông minh” vì họ thiếu kỹ năng giao tiếp và là những người kém trong ngoại giao.
Trong khi các kỹ năng nhận thức là quan trọng, trí tuệ cảm xúc (EI) cũng cần thiết để xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt trong công việc và đặc biệt quan trọng đối với làm việc theo nhóm và các vai trò liên quan đến mức độ cao của “lao động cảm xúc” bao gồm những nghề trong ngành công nghiệp dịch vụ, ngành nghề chăm sóc, và giữ gìn hòa bình hay kiểm soát xã hội.
Để có thể thực hiện tốt, mọi người cần nhờ đến các kỹ năng nhận thức và cảm xúc vào đúng thời điểm để có thể tồn tại, nhưng hơn hết là để phát triển tốt. Nói chung, những người có chỉ số IQ cao có khả năng học tốt các kỹ năng mới liên quan đến EI. Các nhà quản lý có thể học cách làm thế nào để chú ý đến những dấu hiệu cảm xúc, sau đó là có thể hiểu và cư xử sao cho có thể giúp chính họ, giúp các nhóm và tổ chức hoạt động tốt hơn.

Sự kết hợp “tốt nhất” của IQ và EI

Vì vậy, cuối cùng, không có định nghĩa “sự kết hợp hoàn hảo”: nó phụ thuộc vào bạn là ai, vào lúc đó bạn đang làm việc với ai, và bạn muốn đạt được điều gì.
Những người khác cảm nhận về bạn như thế nào là dựa trên đánh giá của họ về chỉ số IQ và EI của bạn, và những nhận thức này tác động đến cách họ đối xử với bạn – và cách họ mô tả với người khác về ấn tượng của họ khi làm việc với bạn. Liệu những người xung quanh có nhìn bạn khác với cách bạn nhìn bản thân mình hoặc cách bạn muốn thể hiện ra ngoài hay không – biết được điều này có thể giúp bạn học cách thay đổi hành vi của mình.
Rosalie Holian là Phó Giáo sư, Khoa Kinh doanh của Đại học RMIT.
Bài viết này được đăng lần  đầu trên The Conversation.