22 thg 2, 2016

NGA SÔ: GIẾT TÙ NHÂN ĐƯỢC CHÁNH QUYỀN KHEN THƯỞNG THĂNG CHỨC



                                                                           FM974
Chuyện Thế Giới Trong Tuần


    Năm 1996, một nhóm luật sư từ Luân Đôn đến Nga sô, thành lập quỹ đầu tư của tư nhân đầu tiên tại Đông âu, có tên là Hermitage Capital, và quỹ đầu tư này, không bao lâu sau đã nhanh chóng trở thành một công ty lớn nhất về tài chánh tại đây, với số vốn lên tới hơn bốn tỷ Mỹ kim.
   
    Nhưng cũng ngay trong lúc đó, những người cộng tác từ Anh quốc và một số cổ đông viên, phát giác ra đã có thất thoát và mất mác vì chuyện biển lận, gian dối, đánh cắp tiền bạc do phía nhà cầm quyền Nga sô gây ra. Những người này quyết định mở cuộc điều ra cho chính họ với sự cộng tác của vài tờ báo chuyên về tài chánh như Finance Times, The Wall Street, The Econimist ..., thoạt đầu nghe có tin về việc tư nhân điều tra, chuyện gian lận xem ra có vẻ ngưng lại, nhưng bên trong thì tình hình nội bộ rất căng thẳng. Ngày 13 tháng 11 năm 2005, một trong những người đứng đầu của nhóm điều tra, bị nhân viên an ninh Nga sô tạm giữ hơn 15 tiếng đồng hồ, sau khi từ Luân Đôn trở lại Mạc Tư Khoa và rồi bị trục xuất ngược về Anh quốc, sau đó chính quyền Nga sô loan báo, người này đã có hành động đe dọa an ninh quốc gia và cấm không được nhập cảnh vào đất Nga sô nữa.
    Mười tám tháng sau ngày có vụ này xãy ra, tình trạng tài chánh của quỹ Hermitage Capital trở nên tồi tệ hơn, ngày 4 tháng 6 năm 2007, năm mươi nhân viên an ninh từ bộ Nội vụ Nga sô tràn đến khám xét văn phòng của các người Anh và của nhóm luật sư Hoa kỳ tại Mạc Tư Khoa, bộ nội vụ Nga tịch thu mọi thứ tài liệu mà họ cho là gây nguy hiểm đến an ninh của nước này. Theo lập luận của nhóm người Anh điều hành quỹ đầu tư thì, thông qua một số phương cách phức tạp, cảnh sát Nga cấu kết với đám nhân viên thuế vụ tham nhủng và một số băng đảng hình sự, đánh cắp số tiền thuế hơn 230 triệu Mỹ kim mà quỹ Hermitage Capital đã đóng cho chánh phủ Nga sô trong năm trước đó, số tiền thuế trả cho các nhóm tội phạm này, theo họ biết, có sự đồng ý và chấp thuận của những người có thẩm quyền của cơ quan thuế vụ Nga một ngày, trước Giáng sinh năm 2007 mà không thắc mắc gì hết. Đây là một vụ biển lận thuế má lớn nhất trong lịch sử hoàn trả thuế của Nga sô.
    Sau khi gởi thư khiếu nại lên tất cả các bộ, sở có quyền hạn liên quan tới sự việc, những người điều hành quỹ Hermitage Capital yên lòng, chờ cái gọi là “nhóm hành động đặc biệt” của bộ nội vụ Nga sô tiến hành việc bắt giữ các nhóm tội phạm nhưng, thay vì vậy, bộ nội vụ Nga sô lại cho lệnh mở vụ án, buộc tội 7 người trong số những luật sư của quỹ đầu tư, của 4 công ty khác nhau, là nhóm người đã làm công việc điều tra tư riêng và gởi thư khiếu nại. Từ Luân Đôn, văn phòng chánh của quỹ Hermitage Capital đoán được sự việc sẽ không ổn, cho nên họ liền bảo nhóm luật sư này phải rời khỏi Nga lập tức, trở về Anh quốc, sáu trong số bảy người đồng ý nhưng có một người không chịu rời Nga, là luật sư người Nga, tên Sergei Magnitsky, người tài giỏi nhất trong công ty và cũng là người góp phần rất lớn, trong việc khám phá đường dây gian lận số tiền thuế đã kể. Sergei, 36 tuổi, làm việc với công ty luật pháp Hoa kỳ, Firestone Duncan, người dáng vóc cao lớn, tóc đen, có thể làm mười việc cùng một lần trong khi người khác chỉ làm được có một, Sergei là người trực tính và thanh liêm, anh nói anh ta hiểu biết luật lệ ở đây, cho nên đã không làm điều gì sai trái cả. Hơn nữa, bọn cảnh sát hủ hóa này đã đánh cắp một số tiền lớn lao của đất nước anh, cho nên, anh muốn cầm chắc là, họ phải bị bắt đưa ra tòa án xét xử, đó là lý do tại sao Sergei quyết định ở lại Mạc Tư Khoa.
    Trong niềm tin mạnh mẽ vào công lý, Sergei đã vui vẻ chấp nhận ra trước tòa án, chống lại nhóm sĩ quan cảnh sát Nga cũng như các băng đảng có dính líu tới việc biển thủ số tiền thuế 230 triệu Mỷ kim. Một tháng sau ngày ra tòa, ngày 24 tháng 11 năm 2008, chánh quyền Nga có phản ứng, hai sĩ quan cảnh sát đã đến bắt Sergei ngay trước mặt vợ và hai đứa con nhỏ của anh ta. Trong nhà tù, Sergei bị tra tấn, buộc phải rút lại tờ tường trình do anh viết cho tòa án, Sergei bị nhốt trong một phòng giam có 14 tù nhân với tám cái giường nằm, đèn điện để sáng 24 giờ mỗi ngày làm cho không ai có thể ngủ được, không có lò sưỡi nhưng song cửa sổ bỏ trống nên có lúc anh gần chết vì lạnh cóng vì cái giá rét tháng 12 của trời Mạc Tư khoa. Trong phòng giam chi có một cái lổ nhỏ trên nền gạch, là chỗ dùng làm nơi tiểu tiện, cơ quan an ninh Nga sô muốn Sergei rút lại lời khai, chống những tên cảnh sát tham nhũng và ký tên vào tờ nhận tội, chính anh đã đánh cắp số tiền 230 triệu Mỹ kim kia.
    Công ty của Sergei biết việc này nhờ vào quyển nhật ký nhỏ mà anh viết trong suốt thời gian 358 ngày bị giam cầm, anh lòn quyển nhật ký này cho người luật sư của mình, được vào thăm mỗi tháng một lần và nộp 450 tờ khiếu nại, chi tiết hóa  việc anh bị đối xử tồi tệ, tàn bạo trong tù, kết quả, anh đã trở thành một nhân chứng sống, có đầy đủ dữ kiện của sự chà đạp nhân quyền trắng trợn, được tiết lộ ra thế giới bên ngoài Nga sô trong 25 năm qua. Đại diện quỹ đầu tư Hermitage Capital đã tiếp xúc với một số lớn chánh phủ các nước tây phương và thành lập nhóm vận động tự do cho Sergei, họ viết thư cho tổng thống Nga sô, lúc bấy giờ, Dmitry Medvedev và các nhân viên cao cấp của chánh phủ Nga sô nhưng không nhận được trả lời và Nga sô không chịu nhìn nhận là họ đang giam giữ luật sư Sergei.
    Sau sáu tháng trong nhà tù, sức khỏe Sergei bắt đầu suy giảm, anh bị đau bao tử dữ dội và có triệu chứng viêm lá lách, cần phải giải phẩu, được bác sĩ sắp, sẽ tiến hành phẩu thuật vào ngày 1 tháng 8 năm 2009, một tuần lễ trước ngày này, Sergei bị chuyển giải đến Butyrka, một nhà tù nổi tiếng khiếp đảm nhất trên đất Nga sô. Tại đây, vì không đủ thuốc men và dụng cụ chữa trị, bệnh tình Sergei nguy kịch và khốn nạn hơn là anh không được ai săn sóc, ngó ngàng gì cả. Đám bạn tù, đập cửa thét la kêu cứu hàng giờ nhưng cuối cùng, khi có một bác sĩ tới, thì ông này lại từ chối làm bất cứ điều gì. Sergei biết 20 lá đơn xin điều trị và tất cả đã, hoặc là làm lơ hay bác bỏ, nhóm nhân viên an ninh Nga, đến gặp anh nhiều lần, không nói gì tới bệnh tình, bảo anh muốn chấm dứt tình trạng này thì hãy ký vào tờ tự thú tội, nhận đã đánh cắp tiền thuế. Để tăng áp lực với Sergei, cảnh sát Nga quay qua áp chế, đe dọa gia đình anh ta, họ không cho phép vợ và bà mẹ được vào thăm cũng như cho anh nói chuyện với con mình qua điện thoại. Ngày 13 tháng 11, Sergei yêu cầu ban quản đốc nhà tù cho nhân viên y tế đến, vì mấy cơn đau hành hạ anh quá mức, ba ngày sau mới có bác sĩ xem xét bệnh tình của Sergei, trong đêm 16 tháng 11, họ chuyển Sergei tới một nhà tù khác, có bệnh viện ở đó, nhưng khi đến nơi, thay vì lo chữa trị cho anh thì họ lại còng tay anh, nhốt vào phòng giam riêng biệt, và trong tình huống này, ban quản đốc nhà tù mới, làm ngơ để cho 8 nhân viên “an ninh chống bạo động”, đánh đập Sergei bằng dùi cui cao su cho đến khi anh chết.
    Cho đến một thời gian sau đó tạm khá lâu, khi sự việc xãy ra không còn có thể bưng bít được nữa cộng thêm sự phản đối dữ dội và bền bĩ, rộng rãi từ phía gia đình Sergei cũng như quỹ đầu tư Hermitage Capital, người ta nghĩ, chánh quyền Mạc Tư Khoa sẽ phải, trừng trị thủ phạm và những người liên can, nhưng Nga sô đã không làm như vậy, con tàu tham nhũng đã chạy vòng lại trở lại từ đầu, thủ phạm đóng vai chính yếu trong vụ biển lận tiền thuế đã được thăng chức và vài người khác trong bọn, được ban thưởng huy chương danh dự của quốc gia Nga sô.
   
    Nói một cách không sai cho lắm, nhân ngày giỗ đầu của Sergei, vụ biển lận đánh cắp số tiền thuế 230 triệu Mỹ kim, cũng như cái chết oan nghiệt của Sergei, cả hai đã được bao che, tiếp tay của đám nhân viên cao cấp trong hệ thống chánh quyền từ lúc khởi đầu, điều này, là một thí dụ điển hình, cho người ta nhận ra, cái gì đã và đang thật sự diễn ra bên trong cái gọi là dân chủ, theo ngôn từ của nhà cầm quyền Nga sô ngày nay, nơi mà mạng sống con người xem ra không bằng thế lực đồng tiền.


Thuyên Huy
Thứ hai 15/02/2016  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét