21 thg 2, 2016

Đọc Trên Báo : Truyền thông Anh phân tích sự thực phía sau nạn sương mù ở Trung Quốc


Mới đây, ông Tim Harford, chuyên gia kinh tế của Thời báo Tài chính (Anh) đã nhận định, tình trạng sương mù ở Trung Quốc Đại Lục liên quan đến sự phát triển kinh tế của nước này. Đồng thời ông cho rằng đây là vấn đề nhân họa. Cũng có phân tích cho rằng, vấn đề ô nhiễm ở Trung Quốc không phải chuyện kỹ thuật mà là chuyện chính trị.

Sự thật ẩn sau sương mù ở Trung Quốc

Ông chuyên gia kinh tế Tim Harford từng viết cuốn sách “Nhà kinh tế nằm vùng trở lại” (The Undercover Economist Strikes Back), vào ngày 17/2 vừa qua ông có bài viết trên Thời báo Tài chính và cảnh báo tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng, vô cùng đáng lo. “Hình ảnh chụp được ở Bắc Kinh đã nói rõ tất cả: Tình trạng ô nhiễm đã mang tính chất của thảm họa.”
Ông Tim Harford phân tích, có ba nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: thứ nhất là trình độ phát triển kinh tế ở Trung Quốc Đại Lục rất thấp, đồng thời với phát triển kinh tế làm tăng thu nhập bình quân theo đầu người thì môi trường ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng; thứ hai là vì Trung Quốc không phải nước dân chủ, những tiếng nói đấu tranh cho môi trường rất yếu ớt; thứ ba là vì Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sản phẩm đã gia công hoàn chỉnh nên có nhiều công xưởng gây ô nhiễm chuyển vào Trung Quốc hoạt động.
Ông Tim Harford chỉ ra một chương trình nghiên cứu cho thấy, tính cho đến năm 2008, cùng quá trình sản phẩm từ các nước phát triển nhập vào từ Trung Quốc, Trung Quốc đã thải khoảng 16 tấn khí thải carbon dioxide, chiếm 5% toàn cầu. “Dĩ nhiên, nhiều hoạt động công nghiệp cần nhiều năng lượng đã thực hiện ở Trung Quốc; ngoài ra, Trung Quốc cũng phải sản xuất sắt thép, xi măng, nguồn điện đốt than phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.”

Cựu quan chức Trung Quốc nói về số liệu kinh tế giả tạo ở Trung Quốc Đại Lục

Theo số liệu công bố mới nhất của chính quyền Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 là 6,9%, mức thấp nhất trong 25 năm qua.
Ngày 19/1, ông Vương Bảo An, Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2015 là 67.670,8 tỷ Nhân dân tệ, tăng 6,9% so với năm 2014. Ông Vương Bảo An bình luận, “Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng cao, so sánh trên toàn cầu thì tốc độ 6,9% vẫn là hình ảnh lý tưởng.”
Về số liệu này, ông Hồ Tinh Đẩu, Giáo sư Kinh tế thuộc Đại học Công lập Bắc Kinh nói thẳng, con số mà chính quyền Trung Quốc công bố không đáng tin. Ông Hồ Tinh Đẩu cho rằng, tốc độ tăng trưởng thực thấp hơn nhiều. Còn “Tiến sĩ ngày tận thế” Marc Faber cho rằng, tốc độ tăng trưởng thực của Trung Quốc năm 2015 chỉ có 4%.

Thực tế, ông Đổng Đại Thắng, Phó Tổng Kiểm toán của Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc đã thừa nhận trong Hội nghị Lãnh đạo Hội nghị Hiệp thương Chính trị vào tháng 3/2015 rằng, số liệu phát triển kinh tế Trung Quốc Đại Lục trong nhiều năm qua toàn giả tạo. Ông Đổng Đại Thắng chia sẻ lại ý kiến của một quan chức địa phương khi ông này từng nói, trong vài năm qua đẩy số liệu lên quá cao, giờ phải hạ xuống một chút, họ đã phải “tiêu hóa hàng năm” thực trạng này.
Hãng tin BBC dẫn lại một Báo cáo Nghiên cứu của Bảo hiểm An Bang Trung Quốc chỉ ra, số liệu giả của địa phương không chỉ có chuyện nguồn vốn nước ngoài mà còn hiện diện ở nhiều lĩnh vực như số liệu GDP, thuế, đầu tư…

“Quái thai” thời đại Giang Trạch Dân

Như vậy “chứng bệnh kinh niên” của xã hội Trung Quốc hình thành như thế nào?
Giáo sư lịch sử tại Đại học Purdue (Mỹ) là Hồng Triều Huy đã lên tiếng trong tác phẩm “Cái giá của phát triển kinh tế Trung Quốc: Tình trạng bần cùng của quyền lực, tư bản và lợi ích” (The Price of China’s Economic Development: Power, Capital, and the Poverty of Rights), theo đó ông cho rằng nguyên nhân chính là vào thời ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền đã làm suy thoái nghiêm trọng văn hóa chính trị của Trung Quốc Đại Lục.
Ông Hồng Triều Huy nhấn mạnh, vào thời ông Giang Trạch Dân đã hình mô hình tập đoàn quyền lực – tư bản: dựa vào quyền lực chính trị để kiếm tiền; dựa vào tiền để mua quyền; dựa vào quan hệ để kiếm tiền và kiếm quyền lực.
Cũng theo ông Hồng Triều Huy, tập đoàn tư bản quyền lực của Trung Quốc ngày nay có 4 nhóm chính: nhóm quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc; nhóm quản lý doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc; giới trung gian trong giao dịch quyền lực và kim tiền; giới kinh doanh trong tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Giáo sư Tạ Điền thuộc phân hiệu Aiken, Đại học Nam Carolina dự tính, trong thời gian từ 1999 – 2001, tổn hại kinh tế do quan chức hủ bại ở Trung Quốc gây ra chiếm từ 14,5 – 14,9 % GDP. (Ảnh: Internet)
Giáo sư Tạ Điền thuộc phân hiệu Aiken, Đại học Nam Carolina dự tính, trong thời gian từ 1999 – 2001, tổn hại kinh tế do quan chức hủ bại ở Trung Quốc gây ra chiếm từ 14,5 – 14,9 % GDP. (Ảnh: Internet)
Giáo sư Tạ Điền thuộc phân hiệu Aiken, Đại học Nam Carolina cũng chia sẻ, trong thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền, tập đoàn lợi ích phái Giang đã ý thức lợi dụng cớ phát triển kinh tế có thể chiếm đoạt được nguồn lợi khổng lồ. “Cài cắm người phe mình vào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, công ty tài chính và ngân hàng là cách kiếm lợi không gì sánh được.”
Ông Tạ Điền chỉ ra, trong thời gian từ 1999 – 2001, tổn hại kinh tế do quan chức hủ bại ở Trung Quốc gây ra chiếm từ 14,5 – 14,9 % trên tổng số GDP.
Về vấn đề này, ông Hà Thanh Liên, nhà bình luận kinh tế chính trị nổi tiếng nhận xét, thảm cảnh môi trường do kinh tế Trung Quốc gây ra không nằm ở bản thân nền kinh tế mà chủ yếu ở thể chế chính trị.
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét