25 thg 3, 2022

TRIẾT HỌC LÀ GÌ? - Nguyễn Hửu Đồng (Diển Đàn Khai Phóng -23/3/2022 ) )

Triết học là gì? Đây là khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Triết học biểu hiện thực chất tri thức về mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: sự sống chưa thật ở bên trong thế giới; sức sống không thật ở bên ngoài thế giới; cuộc sống con người chân thật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Từ cách tư duy thật, tác giả bài viết phân tích thực chất, đưa ra định nghĩa, hạn chế nhận thức triết học, làm rõ nguyên nhân hạn chế và khuyến nghị giải pháp khắc phục.

Thực chất, định nghĩa triết học

Triết học được nhiều người quan tâm nghiên cứu phân tích theo các cách tiếp cận khác nhau ở các quốc gia trên thế giới từ cổ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, khi phân tích khái niệm nói chung, triết học nói riêng, hầu hết người nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào mặt tính chất hình thức bên ngoài ngoại diên, bản chất nội dung bên trong nội hàm, chứ không phân tích mặt thực chất nguyên lý toàn diện mọi mặt tồn tại ở giữa của nó; đồng thời không làm sáng tỏ mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan giữa các mặt này với nhau. Tức là, khái niệm triết học chưa được làm rõ về thực chất.

Triết học bao hàm các thuật ngữ “triết” và “học”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2005), triết được hiểu là “Học triết”, tức là, triết nói về sự vật vật thể, vật chất sống (sự sống) chưa thật ở “bên trong thế giới” – tri thức chưa khoa học; học được hiểu là “thu nhận kiến thức”, tức là, học nói về hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống (sức sống) không thật ở “bên ngoài thế giới” – tri thức không khoa học. Triết và học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “triết học” – khái niệm nói về sự vật, hiện tượng thực thể, ý thức sống (cuộc sống) chân thật của con người tồn tại ở giữa “bên ngoài, bên trong thế giới” – tri thức khoa học. Sự sống biểu hiện bản chất quy luật phát triển; sức sống biểu hiện tính chất hiện thực khách quan; còn cuộc sống biểu hiện thực chất quy luật, hiện thực “phát triển khách quan” – khái niệm biểu hiện “sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng” trong quốc gia, xã hội loài người [1]. Quy luật phát triển biểu hiện nội dung triết học chưa khoa học; hiện thực khách quan biểu hiện hình thức triết học không khoa học; còn quy luật, hiện thực phát triển khách quan biểu hiện nguyên lý triết học khoa học. Tức là,triết học biểu hiện thực chất khoa học nghiên cứu quy luật, hiện thực phát triển khách quan về sự sống, sức sống, cuộc sống chân thật của con người tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.

Hạn chế nhận thức triết học trên thế giới và ở Việt Nam

Hạn chế nhận thức triết học trên thế giới

Trên thế giới, nhận thức triết học còn hạn chế. Tức là, nhiều người chưa hiểu biết rõ quy luật, hiện thực phát triển khách quan về sự sống, sức sống, cuộc sống chân thật của con người trong thế giới tự nhiên và xã hội; chưa nhận thức rõ mối liên hệ giữa các mặt tính chất hình thức, bản chất nội dung, thực chất nguyên lý của triết học. Nhận thức không đúng triết học được nhìn nhận là một trong những nguyên nhân dẫn đến các quan niệm, tư tưởng hay học thuyết chưa khoa học, không khoa học trong đời sống xã hội loài người. Chẳng hạn, thời cổ Hy Lạp trước công nguyên, nhiều người nghiên cứu quan niệm không khoa học khi cho rằng, vật chất là vạn vật tồn tại cụ thể, như: nước, lửa, không khí; hay nhiều người nghiên cứu đã đồng nhất vật chất với nguyên tử. Thời kỳ khai sáng, cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 xuất hiện các khuynh hướng chủ nghĩa, tư tưởng, quan điểm, tư duy chưa khoa học, không khoa học về mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng, vật chất và ý thức.  

Nhận thức chưa đúng, không đúng triết học làm cho nhiều người không phân biệt rõ đâu là tính chất “hình thức” (hiện tượng tinh thần) – sai thật sự; đâu là bản chất “nội dung” (sự vật vật chất) – chưa đúng sự thật; đâu là thực chất “nguyên lý” (thực thể ý thức) – đúng thật tồn tại ở giữa. Tức là, nhiều người trên thế giới đã không hiểu rõ sự thật có mô hình cấu trúc như sau: sự thật chưa đúng – thật đúng – thật sự sai; hay nhiều người không nhận thức rõ rằng, triết học là một loại “thực phẩm tinh thần vô bổ, không có giá trị tâm linh”, không “định hướng cho con người sống theo đạo lý” [2]. Đặc biệt, nhận thức chưa đúng triết học làm cho nhiều người không hiểu biết rõ sự thật về thế giới, nguồn gốc thật của sự sống các loài vật, loài người trên trái đất; không hiểu biết rõ thế nào là “phản vật chất”, hay thiếu “hiểu biết của chúng ta về vật chất chứa trong vũ trụ” [3]. Nhận thức chưa đúng khái niệm triết học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quan điểm, tư tưởng chưa khoa học, không khoa học trong đời sống xã hội loài người; dẫn đến “hành vi vi phạm về liêm chính học thuật” [4] của nhiều người nghiên cứu; bạo lực, xung đột, khủng bố giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc trong quốc gia; chiến tranh, chạy đua vũ trang giữa các quốc gia; hay tình trạng huỷ hoại môi trường sống, nguy cơ “tuyệt chủng hàng loạt” [5] sự sống các loài vật nói chung, loài người nói riêng trên trái đất.

Hạn chế nhận thức triết học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nhận thức triết học còn nhiều hạn chế; nhiều công dân, kể cả giới nghiên cứu chưa nhận thức đúng các thuật ngữ, khái niệm, như: triết, học, tư duy, tri thức, khoa học. Trong Từ điển Tiếng Việt, triết học chỉ được nhìn nhận khái quát là khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới, chứ không nhìn nhận cụ thể là khoa học nghiên cứu quy luật, hiện thực phát triển khách quan về sự sống, sức sống, cuộc sống chân thật của con người tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Hiện nay, nội dung chương trình giảng dạy liên quan đến triết học trong các trường phổ thông, đại học được áp dụng dập khuôn, máy móc các tư tưởng chưa khoa học, các học thuyết đang còn nhiều tranh luận trên thế giới. Chẳng hạn, học thuyết tiến hoá của Darwin được giới nghiên cứu chỉ ra còn nhiều cái “sai” [6], nhưng vẫn được giảng dạy, truyền đạt trong các học viện, trường học.

Hạn chế nhận thức triết học được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều người không phân biệt rõ đâu là hình thức triết học (sai), đâu là nội dung triết học (chưa đúng), đâu là nguyên lý triết học (đúng); dẫn đến tình trạng giảng dạy, nghiên cứu triết học thiếu“chất lượng” [7]. Hiện nay, một số người nghiên cứu có nhận xét rằng, nội dung chương trình giảng dạy triết học của các triết gia trong lịch sử tư tưởng trên thế giới đã bộc lộ sự khiếm khuyết, chưa gắn với đời sống xã hội; triết học được nhìn nhận là một môn học “khô khan, giáo điều” [8]; còn thực tế cho thấy rằng, sinh viên rất ngại học môn triết học, thậm chí nó trở thành “nỗi ám ảnh mỗi khi nhắc lại” môn học này [9].

Nguyên nhân hạn chế nhận thức triết học trên thế giới và ở Việt Nam

Từ cách tư duy thật, tác giả bài viết cho rằng, hạn chế nhận thức triết học trên thế giới và ở Việt Nam chủ yếu là do giới nghiên cứu chưa phân tích làm rõ mô hình của khái niệm như sau: bản chất nội dung sự vật vật thể – thực chất nguyên lý sự vật, hiện tượng thực thể – tính chất hình thức hiện tượng phi vật thể. Mô hình này gắn liền với mô hình sự thật về triết học, cuộc sống, phát triển như sau: bản chất sự thật nội dung triết học, sự sống chưa phát triển – thực chất thật nguyên lý triết học, cuộc sống phát triển – tính chất thật sự hình thức triết học, sức sống không phát triển. Tức là, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế nhận thức triết học là do giới nghiên cứu đã chưa chỉ ra mô hình sự thật về khái niệm nói chung, triết học, cuộc sống, phát triển nói riêng.

Khuyến nghị giải pháp khắc phục hạn chế nhận thức triết học

Để khắc phục hạn chế nhận thức triết học, tác giả bài viết cho rằng, công dân nói chung, giới nghiên cứu nói riêng cần phải đổi mới sáng tạo về tư duy chưa thật, không thật đã tồn tại nhiều thế kỷ nay trên thế giới và ở Việt Nam. Tư duy biểu hiện ở ba mặt chủ yếu như sau: tính chất tư duy không thật, không khoa học; bản chất tư duy chưa thật, chưa khoa học; thực chất tư duy thật, khoa học. Tư duy không thật thiên về hình thức bên ngoài (sai); tư duy chưa thật thiên về nội dung bên trong (chưa đúng); còn tư duy thật coi trọng nguyên lý tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong (đúng). Điều đó có nghĩa là, cần phải đổi mới tư duy chưa thật, không thật hiện nay sang tư duy thật để hiểu biết rõ khái niệm nói chung, triết học nói riêng.Dưới đây, tác giả bài viết đưa ra ví dụ tư duy thật một số thuật ngữ, khái niệm gắn liền với triết học như sau.

Tư duy thật về ‘triết’.Triết gắn liền với triết học. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ triết chưa được giới nghiên cứu phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: hình thức triết gắn với triết học; nội dung triết gắn với học triết; nguyên lý triết gắn với học triết học.Tức là, triết chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận về hình thức, chứ chưa nhìn nhận về nội dung, nguyên lý của nó.Do đó, tư duy thật về triết phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất hình thức “triết học” – tri thức không khoa học; bản chất nội dung “học triết” – tri thức chưa khoa học; thực chất nguyên lý “học triết học” – tri thức khoa học.

Tư duy thật về ‘học’.Học gắn liền với triết học. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ học chưa được giới nghiên cứu phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: hình thức học gắn với tính chất không khoa học; nội dung học gắn với bản chất chưa khoa học; nguyên lý học gắn với thực chất khoa học.Tức là, học chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận về hình thức, chứ chưa nhìn nhận về nội dung, nguyên lý của nó.Do đó, tư duy thật về học phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất “hình thức học” – tri thức không khoa học; bản chất “nội dung học” – tri thức chưa khoa học; thực chất “nguyên lý học” – tri thức khoa học.

Tư duy thật về ‘khoa học’.Khoa học gắn liền với triết học, hình thành triết học khoa học. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm khoa học chưa được giới nghiên cứu phân tích, làm rõ mối liên hệ giữa các mặt của nó như sau: thuật ngữ ‘học’ biểu hiện tính chất hiện thực khách quan về sức sống không thật ở bên ngoài thế giới; thuật ngữ ‘khoa’ biểu hiện bản chất quy luật phát triển về sự sống chưa thật ở bên trong thế giới; còn khái niệm khoa học biểu hiện thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan về cuộc sống chân thật của con người tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.Tức là, khoa học chỉ được giới nghiên cứu nhìn nhận về hình thức, chứ chưa nhìn nhận về nội dung, nguyên lý của nó.Do đó, tư duy thật về khoa học phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất hình thức khoa học; bản chất nội dung khoa học; thực chất nguyên lý khoa học.

Kết luận

Triết học biểu hiện thực chất khoa học nghiên cứu sự sống, sức sống, cuộc sống chân thật của cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Quốc gia, xã hội loài người không thể phát triển bền vững khi giới nghiên cứu không đi sâu phân tích làm rõ quy luật, hiện thực phát triển khách quan của thế giới nói chung, cuộc sống chân thật của con người nói riêng. Nhận thức đúng sự thật về triết học là vấn đề cấp thiết trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Đây được coi là cơ sở khoa học để công dân toàn cầu nói chung, giới nghiên cứu, lãnh đạo nói riêng nhận thức rõ mô hình sự thật về khái niệm, cuộc sống, phát triển; từ đó, thực hiện đổi mới sáng tạo tư duy chưa thật, không thật đã tồn tại trong lịch sử nhân loại hàng nghìn năm nay sang tư duy thật. Đổi mới tư duy như vậy sẽ góp phần loại bỏ sự giả dối về khoa học, chế độ độc tài, độc quyền về tư tưởng văn hoá; xoá bỏ nạn khủng bố, xung đột, bạo lực, nội chiến trong quốc gia, chiến tranh, chạy đua vũ trang giữa các quốc gia, gây đau khổ cho con người, tàn phá thiên nhiên, huỷ hoại môi trường sống trên trái đất này.

………………

Tài liệu trích dẫn:

[1] Nguyễn Hữu Đổng. Bàn về khái niệm học thuật.https://diendankhaiphong.org/ban-ve-khai-niem-hoc-thuat/.Truy cập ngày 15/09/2021.

[2] Huỳnh Ngọc Chiến.Đôi điều tản mạn từ tác phẩm bàn về “Phản Triết học”.https://giacngo.vn/doi-dieu-tan-man-tu-tac-pham-ban-ve-phan-triet-hoc-post47873.html. Truy cập ngày 10/7/2019.

[3] Thanh Phương (dịch thuật). Phá vỡ một phần bí ẩn về phản vật chất và vật chất tối.https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Pha-vo-mot-phan-bi-an-ve-phan-vat-chat-va-vat-chat-toi-20712. Truy cập ngày 15/11/2019.

[4] An Nhiên. Điểm tên 7 hành vi gian dối về liêm chính học thuật. https://plo.vn/giao-duc/diem-ten-7-hanh-vi-gian-doi-ve-liem-chinh-hoc-thuat-1002854.html. Truy cập ngày 23/07/2021.

[5] Nguồn: Tiền phong/Daily Mail. 5 sự kiện tuyệt chủng từng huỷ diệt thế giới, sự kiện thứ 6 đang diễn ra? https://vtc.vn/5-su-kien-tuyet-chung-tung-huy-diet-the-gioi-su-kien-thu-6-dang-dien-ra-ar655642.html. Truy cập ngày 05/01/2022.

[6] Theo Trithucvn. 9 lý do chứng minh thuyết tiến hoá của Darwin sai. https://khoahocphattrien.vn/Giai%20ma/9-ly-do-chung-minh-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-sai/20181015075256452p879c938.htm.  Truy cập ngày 15/10/2018.

[7] Thành Nam. Ông Võ Văn Thưởng mong muốn Việt Nam có những triết gia tầm cỡ. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-vo-van-thuong-mong-muon-viet-nam-co-nhung-nha-triet-gia-tam-co-675179.html.Truy cập ngày 20/09/2020.

[8] Lan Anh – Bản tin ĐHQGHN. 2021. Triết học ngôn ngữ Voloshinov và một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại Bakhtin. https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N27679/Triet-hoc-ngon-ngu-Voloshinov-va-mot-so-van-de-hoc-thuat-hau-huyen-thoai-Bakhtin.htm. Truy cập ngày 05/02/2021.

[9] Bản tin nóng. Những môn học đáng sợ nhất thời sinh viên. https://trangtuyensinh.com.vn/nhung-mon-hoc-dang-so-nhat-thoi-sinh-vien.htm. Truy cập ngày 17/02/2022.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét