Để hiểu bài viết này, bạn cần làm quen với những từ sau đây:
1-Số lượng máu tim bơm ra trong một phút. CO= Cardiac output. Trung bình CO=5.6 lít.
2-Số nhịp tim đập trong một phút. HR= Heart rate. Trung bình HR= 70 nhịp.
3-Lượng máu tim bơm ra mỗi nhịp. SV= Stroke Volume. Trung bình SV=80 mL.
Số lượng máu tim bơm ra trong một phút (CO) được tính bằng công thức CO=HRxSV.
Tim bắt đầu bị suy khi SV bắt đầu giảm. Để giữ CO không thay đổi khi SV
giảm, HR cần phải tăng. Thí dụ khi SV giảm còn 60 mL thì nhịp tim HR
phải tăng từ 70 lên 94 để giữ CO= 5.6L. Nhưng khi tim đập nhanh quá,
thời gian để máu từ trong phổi chảy về tim ngắn lại, kết quả là một phần
máu sẽ còn đọng lại trong phổi. Trường hợp này cũng giống như phổi có
nước. Người bịnh sẽ thở hào hển (shortness of breath) khi bắt đầu vận
động (tim đập nhanh). Do đó, thở hào hển là dấu hiệu dùng để biết tim
bạn bị suy.
Tiến trình tim bị suy đi qua 4 giai đoạn:
-giai đoạn 1: người bịnh không có bất kỳ dấu hiệu gì khi vận động .
-giai đoạn 2: người bịnh bắt đầu thở hào hển nếu vận động nhanh như chạy bộ, nhưng thở bình thường nếu đi bộ chậm.
-giai đoạn 3: người bịnh thở bình thường nếu nằm nghĩ, nhưng bắt đầu thở hào hển khi đi chừng 5 thước.
-giai đoạn 4: người bịnh thở hào hển dù nằm nghĩ trên giường.
Ngoài việc thở hào hển ra, những dấu hiệu sau đây cho biết tim đã bị suy:
- Chân bị phù ở mắc cá và bàn chân (do máu không trở về tim hết)
- Ho khan không có đàm, ho kinh niên (do máu đọng lại trong phổi)
- Khó ngũ, tim đập nhanh, bỏ nhịp hoặc đập loạn.
- Người lúc nào cũng uể oải, dễ bị xây xẩm (số lượng máu bơm lên đầu giảm)
Khi nền Y học còn thô sơ, muốn biết tim người bịnh bị suy hay không, ta
dắt họ leo cầu thang. Nếu họ leo 60 bậc (khoảng 4 tầng lầu) trong 1 phút
rưởi (90 giây) thì tim họ còn tốt. Trên 1 phút rưởi mà thở hào hển là
tim có vấn đề.
Bây giờ thì người ta dùng Cardiac Stress Test. Trong test này, bạn sẽ đi
bộ trên máy treadmill với vận tốc tăng từ từ để đo điện tâm đồ EKG, áp
suất máu và nhịp đập của tim. Nếu trong lúc Test, bạn bị nhói ngực
(angina), nhịp tim bị bỏ nhịp hoặc đập loạn, áp suất máu của bạn tăng
quá cao, mạch máu nuôi tim của bạn có thể đã bị nghẹt. Muốn biết nghẹt
bao nhiêu thì người ta sẽ làm CT scan của tim. Ngoài ra, người ta có thể
làm Echo heart scan để đo SV hoặc đo hiệu quả của tim.
Muốn ngừa suy tim, ta nên:
-tập thể dục mỗi ngày, ít nhất 15-30 phút
-nếu bạn hút thuốc, uống bia rượu, bạn nên cố bỏ ngay, càng sớm càng
tốt. Khói thuốc có chất làm mạch máu bị bóp nhỏ lại, áp suất máu tăng
cao. Ai không tin, hảy đo áp suất máu trước và sau khi hút một điếu
thuốc sẽ thấy chênh lệch có thể từ 10-20 mmHg tuỳ mạch máu của bạn đã bị
nghẹt nhiều hay ít.
-ăn ít chất béo, thịt mỡ. Đặc biệt ăn phở. Tôi đã làm thí nghiệm với khá
nhiều người. Tôi biểu họ đi ăn một tô phở, một tiếng đồng hồ sau, đến
phòng mạch tôi lấy máu thử coi lượng Triglycerides (chất béo)(TGL) được
bao nhiêu. Kết quả là lượng này thay đổi từ 900 đến 1000. TGL thường
dưới 150.
-nếu trọng lượng của bạn trên mức lý tưởng (1) bạn nên cố gắng xuống ký.
Vòng bụng càng to, xác suất chết bất đắc kỳ tử càng cao.
-chửa trị ngay từ lúc đầu những bịnh sau đây:
1-Áp huyết cao. Cố giữ SBP (2) áp suất dưới 140. Nếu bạn đang uống thuốc
hạ áp suất, bạn phải uống suốt đời chứ không phải uống 3-4 ngày rồi
ngưng. Càng lớn tuổi, áp suất càng cao, bạn phải đo áp suất của mình
thường. Nếu lên cao quá, đặc biệt vào buổi chiều, bạn phải đi Bác Sĩ để
người ta điều chỉnh độ thuốc.
2-Tiểu đường. Nên giữ độ đường trung bình HgbA1c dưới 6.5. Bớt ăn đồ
ngọt. Có những thứ bạn nghĩ nó không ngọt nhưng đường rất cao, đó là cơm
nếp, bia, rượu và mì gói. Nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên tránh mấy thứ
này.
3-Mở cao. Cố giữ Cholesterol dưới 200. Nếu bạn phải uống thuốc để giữ mức Cholesterol dưới 200, bạn phải uống suốt đời.
Khi tập thể dục, bạn nên mang đồng hồ có thể đo được nhịp đập của tim,
hoặc mang pulse oxymeter tức là máy đo độ dưỡng khí trong máu. Máy này
thường cũng đo luôn nhịp đập của tim. Hiện nay, loại máy này có bán trên
Amazon khoảng từ 10-20 đô. Khi tim đập trên 150, nên tập chậm lại, cố
gửi nhịp đập của tim ở mức mà tuổi mình cho phép. Dùng công thức này để
tinh nhịp đập của tim: lấy 220-tuổi của mình. Thí dụ: 55 tuổi thì giử
nhịp tim dưới 165, người 70 tuổi thì nên giữ nhịp tim dưới 145 (tốt nhất
120-135). Công thức này chỉ trúng nếu bạn không bị bịnh tim. Những
người bị bịnh tim, đặc biệt bịnh Atrial Fibrillation AF, phải uống thuốc
cho tim đập chậm, không nên để tìm đập trên 110, dù bất cứ tuổi nào.
Có rất nhiều ngườ xỉu hoặc chết vì tập thể dục quá sức. Khi tim đập trên
160-170, mà nếu có những bịnh “nền”, thì rất dể dẫn đến nhồi máu cơ tim
(Heart Attack). Ngoài ra, lúc ta vận động, áp suất máu sẽ tăng, thường
từ 160-200, nhưng nếu tăng trên 200, rất dể bị đột quỵ. Tóm lại, ta
không nên chơi những môn thể thao đòi vận động cao như đánh tennis, chạy
bộ nếu có bịnh tim hoặc áp suất cao. Rất nhiều người chết vì quên uống
thuốc trước khi đi đánh tennis. Tôi có một bịnh nhân bị đột quỵ chỉ đi
bộ. Hỏi kỷ lại thì hôm đó anh quên uống thuốc áp suất cao, hạ mở, tiểu
đường. Cứ tưởng đi một chút về uống không sao. Kết cuộc anh bị đột quỵ,
ngồi xe lăn 3 năm thì mất. Điều quan trọng cần nhớ ở đây là nên uống
thuốc áp suất cao trước khi vận động.
Bác Sĩ ĐẶNG QUANG TÂM, MD
(1) CÁCH TÍNH TRỌNG LƯỢNG LÝ TƯỞNG
Có nhiều cách để tính trọng lượng lý tưởng. Cách đơn giản nhứt là 100
lbs + 5.5x số inches nhiều hơn 5 ft. Thí dụ, nếu cao 5 ft 3, thì trọng
lượng lý tưởng sẽ là: 100+5.5x3=116-117lbs. Công thức sau đây của J.
Hamwi tính ra kg.
Male: 48.0 kg + 2.7 kg per inch over 5 feet
Female: 45.5 kg + 2.2 kg per inch over 5 feet
Thí dụ: trường hợp phụ nữ cao 5ft3, thì trọng lượng lý tưởng sẽ là 45.5+2.2x3=52 kg.
(2) Ý NGHĨA CỦA ÁP SUẤT MÁU (BP Blood Pressure)
BP=SBP/DBP
-SBP (Systolic Blood Pressure) là tử số hoặc số đầu của máy đo áp huyết.
Đây là áp suất trong động mạch máu lúc tìm bơm máu ra để nuôi cơ thể.
SBP dưới 140 là tốt.
-DBP (Diastolic Blood Pressure) là mẩu số hoặc số thứ hai trên máy đo áp
huyết. Đây là áp suất trong động mạch máu lúc tìm ngừng bơm để nhận máu
từ phổi chảy về. DBP từ 80-90 là tốt.
-P (Pulse)là nhịp tim thường khoảng 69-73.
Những Người Bạn Sư Phạm Saigon
17 thg 3, 2022
LÀM SAO ĐỂ BIẾT MÌNH BỊ SUY TIM - BS.Đặng Quang Tâm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét