Gần đây, 2 hài cốt tí hon đã được phát hiện ở dãy núi Whitmore, Nam Cực, một vùng đất xa xôi, lạnh giá không có con người cư trú trong khoảng thời gian rất lâu. Điều đáng ngạc nhiên là theo các nhà nghiên cứu, chúng có niên đại lên đến 600 triệu năm tuổi.
Xương người tí hon đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Và giờ đây, phát hiện mới nhất bổ sung thêm vào kho bằng chứng hé mở sự tồn tại của loài sinh vật trước đây chỉ nằm trong những câu chuyện thần thoại.
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
Hài cốt tí hon tại núi Whitmore, Nam Cực (ảnh: Đất Việt).
Cụ thể, những bộ xương nhỏ này được phát hiện ở dãy núi Whitmore, Nam Cực, nơi được cho là không có khả năng sinh sống do nhiệt độ quá thấp, theo báo Đất Việt.
Tuy nhiên, điều khó hiểu nhất về các hóa thạch này là chúng tồn tại trước cả khủng long, cách đây hàng trăm triệu năm, trước khi bất cứ thứ gì giống với con người xuất hiện trên Trái đất.
Hai bộ xương được bảo tồn hoàn hảo được cho là có niên đại 600 triệu năm tuổi, cổ hơn bất kỳ động vật có xương sống nào đã phát hiện trước đây. Hình dạng của xương cũng chỉ ra chúng là người chứ không phải linh trưởng và tính đầy đủ của hài cốt cũng cho thấy chúng là người lớn hơn là trẻ sơ sinh.
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
(Ảnh: Đất Việt)
Khám phá trong lỗ sâu nhất thế giới trong khi bộ xương được phát hiện cũng cho thấy chúng không phải có nguồn gốc ngoài Trái đất. Có lẽ đã từng có nền văn minh tiên tiến tồn tại cách đây rất lâu, từ trước thời kỳ của khủng long.
Bảo tàng cổ sinh vật học California từng mô tả về giai đoạn này: 
“Lịch sử các hóa thạch của sự sống trên Trái đất đã bị đẩy lùi về 3,5 tỷ năm trước. Hầu hết các hóa thạch khi đó là vi khuẩn và tảo vi lượng.
Tuy nhiên, trong cuối thời kỳ đại Nguyên Sinh, cách đây khoảng 635 đến 542 triệu năm trước, theo thuyết Darwin thì chỉ có thể tồn tại một số động vật thân mềm ở một vài địa phương trên thế giới”.
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
Nơi phát hiện ra bộ xương hóa thạch tí hon ở Nam Cực (ảnh: Đất Việt).
Có nhiều thứ đã được giữ kín theo thời gian vì lý do nào đó. Tuy nhiên, giờ đây mọi thứ đang dần được đưa ra ánh sáng để chúng ta hiểu thế giới bí ẩn này theo một cách mới. Nhiều nghiên cứu sẽ sớm được tiến hành tại Washington D.C (Mỹ).
Nếu dựa trên thuyết tiến hóa của Darwin, người tí hon kia hẳn phải là những sinh vật siêu nhiên chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng thực tế cho thấy chúng đã từng tồn tại.

Kho bằng chứng đồ sộ

Như đã nói ở trên, đây không phải là trường hợp duy nhất. Những di thể và di tích phong phú liên quan đến chủng người tí hon đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 2003, tại một thành phố bỏ hoang trên sa mạc Atacama ở Chile, một người đàn ông tên Oscar Munoz đã phát hiện được một bộ xương (xác ướp) tí hon có hình dáng rất kỳ dị, dài vỏn vẹn 13 cm, theo một bài đăng khác trên Đại Kỷ Nguyên. 
Bộ xương này sau đó đã được đưa đến xét nghiệm tại ĐH Stanford. Kết quả cho thấy xác ướp tí hon này không phải là đồ giả, không phải của một bào thai trẻ em, và có một số đặc điểm khá kỳ dị. Nó thuộc về một chủng người tí hơn nào đó chưa được xác định. 
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
(Ảnh: siriusdisclosure.com)
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
(Ảnh: siol.net)
Cũng theo một bài đăng khác trên Đại Kỷ Nguyên, vào năm 1932, khi đang đào vàng ở dãy núi San Pedro, bang Wyoming, Mỹ, Cecil Main và Frank Carr đã có một phát hiện chấn động: xác ướp một người lùn.
Dựa trên kích thước và đặc điểm của xác ướp này, đây có thể là thành viên tộc người lùn từng cư ngụ ở Mỹ.
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
Ảnh chụp tại tiệm ảnh Sturm, thành phố Cody, bang Wyoming, Mỹ. Hiện nằm trong Bộ sưu tập Lịch sử Miền Tây, tại Trung tâm Lịch sử Miền Tây trực thuộc Cao đẳng Casper. Xác ướp tí hon này chỉ cao khoảng 16,5 cm trong tư thế ngồi, và 35,5 cm trong tư thế đứng. Nó có gương mặt lớn tuổi, thuộc giống đực, với phần đầu phẳng bẹt, đôi mắt to cùng cái miệng rất rộng. Da nhăn nheo, có màu nâu (ảnh: atlasobscura.com).
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
(Ảnh: atlasobscura.com).
Năm 2005, có người đã phát hiện được một xác ướp người lùn với chiều cao 25 cm gần Makhunik – một thành phố cổ nằm bên trong thành phố Shahdad, tỉnh Kerman, Iran. Dân buôn lậu muốn bán nó với mức giá 80 tỷ Rial Iran (tương đương khoảng 2,5 triệu USD) ở Đức.
Thông tin về vụ bắt giữ hai tay buôn lậu và việc tìm thấy một xác ướp kỳ lạ đã lan truyền nhanh chóng khắp tỉnh Kerman. Sau đó, Ban Di sản Văn hóa tỉnh Kerman và cảnh sát đã phối hợp để nghiên cứu xác ướp, và xác định nó thuộc về một người trưởng thành 17 tuổi.
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
Xác ướp người lùn tìm được. Qua khám nghiệm, người này 17 tuổi, nhưng chỉ cao 25 cm (ảnh: blogfa.com).
Makhunik, còn được gọi là Shahr-e Kotouleha (Thành phố của Người lùn), từng tồn tại trong khu vực cách đây 5000 năm trước Sau đó thành phố này đã bị lãng quên theo dòng lịch sử, và chỉ mới được tái khám phá vào năm 1946.
Phát hiện 2 bộ xương người tí hon 600 triệu năm tuổi ở Nam Cực
Toàn cảnh Thành phố của Người lùn Makhunik ở Iran (ảnh: ISNA).
Những khám phá này đặt một dấu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa của Darwin, và hé mở sự tồn tại chân thực của những sinh vật siêu nhiên khác mà chúng ta từng nghĩ chỉ có trong trí tưởng tượng hoặc trong truyện nghìn lẻ một đêm.