Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 17/02/2020
Họ là những gì còn sót lại của cái gọi là “vương quốc Hồi giáo ISIS”, đã có một lần là phần lảnh địa dựng lên bởi những tay lính chân trần từ khắp nơi trên thế giới đến rồi nô lệ hóa những ai trong tay họ. Qua những cặp mắt mất thần và thảm nảo nhìn nhau, đám người tù lớn cũng như trẻ dường như không còn gì để mà sống.
Ngày qua ngày bên tường rào kẽm sắt kín giăng của nhà tù Hasakah, người còn chút sức lực cố nói nhau chuyện không ra chuyện hay bước quanh quẩn giờ này qua giờ kia bên chấn song sắt đen một màu u ám. Một số nhiều người tù mất chân tay trong những trận đánh ác liệt, những trận đánh đã đưa họ vào đây, số người khác không còn mắt còn tai mà như lời họ nói là kết quả của các trận mưa bom của quân liên minh Hoa Kỳ. Ở trận đánh tháng Ba năm rồi, là những người còn cố chống giữ mấy trăm thước vuông cuối cùng tại vùng đông Syria, đám lính ISIS và gia đình họ từ hơn 60 quốc gia, thua trận bó tay đầu hàng, vào nhà tù của lực lượng quân đội Dân chủ Syrian, đứng đầu bởi người Kurdish, được sự hổ trợ của Hoa Kỳ.
Tám tháng trôi qua, hơn 10 ngàn người đàn ông và trẻ con vẫn còn nghẹt cứng trong ít nhất 25 nhà tù dã chiến. Quân người Kurdish đang giam giữ họ không có khả năng để điều tra hay xử án và mặt khác, chính quyền quốc gia mà họ là công dân hầu hết đều không muốn nhận cho họ trở về quê hương. Việc Hoa Kỳ rút quân vừa qua và sự tiến quân trám chỗ của Thổ Nhĩ Kỳ và Syrian, sự thay đổi cuộc diện này đã đưa ra một câu hỏi cần hỏi, cái gì sẽ là cái đe dọa đáng sợ xảy ra với thế giới bên ngoài các bức tường nhà tù mà đang bị giam cầm. Một người tù ISIS, người Đức Quốc, râu ria xồm xoàm, Zakaria Mohammed Ismail, 53 tuổi, vừa hỏi người phóng viên vừa đập đầu nhè nhẹ vào chấn song sắt khung cửa sổ xa lim “anh có thể nói cho chúng tôi bất cứ thứ gì không?”. Đằng sau anh ta, những người tù khác trong quần áo màu cam, có đứa trẻ vừa 14 tuổi, ngồi lặng thinh, cố dưa tay quạt qua quạt lại thế cho cái quạt cố tìm một chút gió mát giữa gian phòng giam nóng bức, bên ngoài hành lang hai ba người quân canh Kurdsih đi qua, mang mặt nạ vải xanh che miệng không buồn nhìn vào trong.
Các quốc gia Âu châu hầu hết từ chối không đem công dân của họ về xử trên đất nhà, thay vì muốn chuyển những người tù ISIS này qua bên kia biên giới Iraq, nơi có hơn 17 ngàn người đàn ông và đàn bà đã bị kết tội hoạt động khủng bố. Tuy nhiên có ít nhất 48 người tù ISIS được cho là “nguy hiểm nhất” đã chuyển qua Iraq trong tháng qua theo tin chính thức từ Hoa Kỳ và Iraq. An ninh của khu nhà tù này đã bất ổn trong nhiều tuần kể từ khi quân Thổ tấn chiếm vùng này vào hôm 9 tháng 10, nhằm đuổi quân người Kurdish dọc theo biên giới, cho nên phân nữa quân canh giữ nhà tù đã được điều động ra mặt trận đánh trả, hơn 100 tù nhâncó dính líu tới ISIS đã trốn thoát khỏi nhà tù trong thời gian này. Đám lãnh đạo còn lại của ISIS thúc giục các thành phần còn ủng hộ họ nổi lên tấn công các nơi giam quân ISIS như nhà tù Hasakah giải thoát tù nhân. Chính Abu Bakr al – Baghdadi, lãnh tụ ISIS đã đưa ra lời kêu gọi “anh chị em, hảy làm tất cả gì có thể làm để giải thoát và kéo sập tường giam giữ an hem mình” trước ngày bị quân lực lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ giết tại nơi ông ta ẩn trốn phía tây bắc Syria. Trong một cuộn băng phổ biến thứ năm tháng rồi, phát ngôn nhân của ISIS, Abu Hamza al- Qurashi, một lần nữa, nhắc lại lời kêu gọi của cố thủ lãnh Baghdadi “phải giải thoát những người anh em tù nhân ISIS”.
Chuyện vượt ngục không có gì mới mẻ với nhóm quân ISIS, họ dựng lên cái “vương quốc Hồi giáo” bắt đầu sau cuộc trốn thoát hơn cả hàng trăm quân ISIS khỏi một số nhà tù ở Iraq tháng 7 năm 2012 và rồi 2013, để những người này trở thành những tay súng tiếp họ ngoài mặt trận. Tin thủ lãnh Baghdadi chết không tới tai tù quân ISIS trong nhà tù Hasakah, và họ cũng không biết gì về việc xâm lăng của quân độ Thổ Nhĩ Kỳ, ở cách nhà tù không hơn 60 cây số. Quân canh giữ tù đã làm mọi cách, không cho các tin loại này lọt vào bên trong, sợ rằng nó sẽ quấy động tình trạng an ninh và có thể dẫn đến nổi loạn. Hệ thống truyền hình bị cắt không cho phát hình và việc thân nhân thăm viếng tạm ngưng không tiến hành thêm.
Ngay cả trước khi có vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, quân người Kurdsih cũng buộc phải tìm cách đối diện với gánh nặng tù binh mà họ sẽ nhận lấy, cho nên họ đã chuẩn bị các trường học, khu nhà lớn và bất cứ thứ gì có được để tăng gấp đôi chỗ giam giữ. Ban quản đốc nhà tù nói rằng hiện có khoảng 10 ngàn tù ISIS, bị giam trong hai nhà tù lớn trong khi đó viên chức của liên quân Hoa Kỳ cho biết ở đó có ít nhất là 23 chỗ nữa trên khắp vùng, cho thấy có sự không đồng nhất chính xác về con số tù nhân trong tù. Thêm vào con số tù nhân, hàng ngàn đàn bà và trẻ con sống dưới sự cai trị của quân ISIS trước đây cũng bị tạm giam tại cá trại phía đ6nmg bắc Syria, đáng kể nhất là trại al – Hol, là nơi hiện có độ 700 ngàn người nhỏ lớn.
Một số hình ảnh thu trong máy thu hình CCTV gắn tại một khu nhà giam, cho thấy hàng dài xà lim tới xà lim, tù nhân nằm ngồi chật cứng như cá mòi, không đủ chỗ trống trên sàn nhà để nằm ngủ mà không phải gát chân tay lên người khác, muốn đi đâu phải trườn qua người bạn tù mới qua được. Liên quân cung cấp quần áo tù cùng màu cam cho tù nhân, nhìn cũng na ná những người tù ở trại giam Guantanamo Bay tại Cuba hay các người phóng viên ngoại quốc mặc khi bọn ISIS mang ra xử bắn hay cắt cổ trong những đọan phim của quân ISIS phổ biến, theo lời một người canh giữ tù, người ta có thể nhìn gương mặt sợ hãi của họ khi phải mặc loái quần áo tù màu này vì họ nghĩ là quân canh giữ tù sẽ giết họ như họ đã từng làm. Tố chức Hồng Thập Tự quốc tế đã vào quan sát bên trong nhà tù nhưng các tổ chức quốc tế khác được phép nhưng rất giới hạn việc ra vào.
Phần lớn nhiều tù nhâ này là một phần sức mạnh của đoàn quân thánh chiến ISIS, chiếm ngự cả một vùng rộng giữa nhiều biên giới dựa trên lòng tin vào chủ thuyết của ISIS, việc này bao gồm hành động cố tình diệt chủng sắc tộc người thiểu số Yazidi của Iraq và thi hành một sự trừng phạt năng nề tàn bạo trên vùng gọi là “vương quốc hồi giáo” của họ dựng lên. Nhưng vì không có sự điều tra đầy đủ, chính xác được, chính quyền các nước ngoại quốc nói rằng, rất khó để biết, đám người tù này đã tham gia dự phần gì trong việc này, hầu hết chưa được thẩm vấn, điều tra, người dân Syrian và Iraq đã bị cưỡng bức cầm súng tại các nơi bị quân ISIS cai trị theo luật lệ của họ.
Bên trong một ngôi trường cũ, người ta thấy hàng chục đứa trẻ. Abdullah, một thằng con trai 14 tuổi người Syrian, ló đầu ra khỏi ô cửa sắt cửa sổ phòng giam van nài được được đem đi qua chỗ dành cho trẻ em, nó không muốn ở đây. Cũng trong một xà lim không xa, thằng con trai 14 tuổi khác, người Iraq nói nó đã gởi cho mẹ mình một lá thư qua cơ quan Hồng Thập Tự quốc tế nhưng không nghe trả lời gì cả, nó quá buồn khổ, vừa nói mà vừa khóc ròng, nó chỉ muốn thấy mẹ mình mà thôi. Cảnh vật chung quanh chung quanh nó xem ra rùng rợn, đám tù nhân bệnh hoạn xanh xao, đầu cạo trọc lóc nằm đầy, chật cứng không còn một kẻ hở trên sàn nhà xi măng, mặt, chân, ngực đầy vết thẹo của đạn và trong nhiều trường hợp, xương tay xương chân bị gãy được ghép cứng bằng các thanh sắt. Yasser Abdulazim, một tù nhân đến Syria từ Hòa Lan năm 2015 khi tin tức về sự tàn sát của ISIS được lan truyền trên thế giới, buồn bả nói “anh thấy chưa chúng tôi đang đi vào địa ngục đây”.
Những người lính làm bổn phận canh giữ tù diển tả công việc của họ ở đây là một bổn phận nhưng là một công việc muôn vàn khó khăn, hầu hết đều là lính chiến đấu chống quân ISIS nhiều năm trước, một người khác nói anh đang là sinh viên khi cuộc chiến Syria bùng lên cách đây 8 năm, anh là người trẻ nhất trong số bốn anhem, tất cả đều cầm súng ngoài chiến trường nhưng anh chỉ là người cuối cùng còn sống sót, đây là một công việc khá nặng nề, người lính canh giữ tù 24 tuổi này với giọng nói nhẹ nhàng, vừa nói vừa nhìn xuống mấy cái móng tay mình chốc lát rồi thở dài, “anh muốn tiếp tục học hành, không phải cầm súng, nhưng cuối cùng anh phải bảo vệ gia đình và cộng đồng của mình, hoàn cảnh đã buộc các người như anh phải ở đây mà thôi, chứ không ai muốn.”.
Thuyên Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét